Vận Dụng Sơ đồ Tư Duy Trong Dạy Học Luyện Từ Và Câu Lớp 4 - 123doc
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Thạc sĩ - Cao học >>
- Sư phạm
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 76 trang )
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC======LÊ THỊ THU HOÀIVẬN DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONGDẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌCChuyên ngành: Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu họcNgười hướng dẫn khoa họcPGS. TS. ĐỖ THỊ THU HƯƠNGHÀ NỘI - 2018LỜI CẢM ƠNLời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo – PGS. TS Đỗ ThịThu Hương, người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu vàthực hiện đề tài.Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, thầy cô giáo khoa Giáo dụcTiểu học và Quý thầy cô giáo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình giảngdạy và truyền thụ kiến thức cho tôi trong quá trình học tập giảng dạy tại trường.Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các cô giáo chủnhiệm và các em học sinh Trường Tiểu học Phú Cường - Sóc Sơn - Hà Nội đã tạođiều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân - những người đãđộng viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.Hà Nội, tháng 5 năm 2018Sinh viênLê Thị Thu HoàiLỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kếtquả trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố ở bất kì công khoa học nàokhác. Nếu sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệmHà Nội, tháng 5 năm 2018Sinh viênLê Thị Thu HoàiMỤC LỤCMỞ ĐẦU........................................................................................................... 11. Lí do chọn đề tài............................................................................................ 12. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 32.1. Lịch sử nghiên cứu về sơ đồ tư duy ........................................................... 32.2. Lịch sử nghiên cứu việc dạy học Luyện từ và câu lớp 4 ........................... 42.3. Lịch sử nghiên cứu về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy- hoc Luyện từvà câu lớp 4 ....................................................................................................... 43. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 54. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 55. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 56. Phạm vi nghiên cứu....................................................................................... 67. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 68. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 6PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 7Chương 1 ........................................................................................................... 7CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................. 71.1. Cơ sở lí luận ............................................................................................... 71.1.1. Giới thiệu về sơ đồ tư duy....................................................................... 71.1.1.1. Khái niệm sơ đồ tư duy ........................................................................ 71.1.1.2. Vai trò của sơ đồ tư duy ....................................................................... 81.1.1.3. Các bước tạo lập sơ đồ tư duy.............................................................. 91.1.2. Một số ứng dụng của bản đồ tư duy...................................................... 111.1.2.1. Trong cuộc sống................................................................................. 111.1.2.2. Trong giáo dục ................................................................................... 121.1.3. Một số phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy ............................................. 141.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 151.2.1. Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học ................ 151.2.1.1. Vị trí của phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học .............................. 151.2.1.2. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học. ..................... 151.2.2. Nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học và phânmôn Luyện từ và câu lớp 4.............................................................................. 161.2.3. Thực trạng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 ở Tiểu học ........ 18Chương 2 ......................................................................................................... 20DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4 VỚI SỰ HỖ TRỢCỦA SƠ ĐỒ TƯ DUY ................................................................................... 202.1. Vận dụng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy - học nhóm bài về tiếng, cấu tạo từ.. 202.1.1. Vận dụng sơ đồ tư duy để dạy các bài về tiếng. ................................... 202.1.2. Vận dụng sơ đồ tư duy để dạy học từ và cấu tạo từ.............................. 222.2. Vận dụng sơ đồ tư duy dạy - học nhóm bài Mở rộng vốn từ, phát triểnvốn từ............................................................................................................... 252.3. Vận dụng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy - học nhóm bài về từ loại .................. 292.4. Vận dụng sơ đồ tư duy hỗ trợ dạy - học nhóm bài về câu. ...................... 342.4.1. Vận dụng sơ đồ tư duy để dạy - học về các kiểu câu phân theo mục đíchnói.................................................................................................................... 342.4.2. Vận dụng sơ đồ tư duy để dạy học các bài về thành phần trạng ngữtrong câu .......................................................................................................... 392.5. Hiệu quả của việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phân môn Luyệntừ và câu lớp 4 ................................................................................................. 41Tiểu kết 2......................................................................................................... 43Chương 3 ......................................................................................................... 44THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.......................................................................... 443.1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 443.2. Nhiệm vụ thực nghiệm............................................................................. 443.3. Nội dung thực nghiệm.............................................................................. 443.4. Đối tượng thực nghiệm ............................................................................ 443.5. Tiến trình thực nghiệm............................................................................. 453.5.1. Chuẩn bị thực nghiệm ........................................................................... 453.5.2. Tiến hành dạy thực nghiệm và dạy đối chứng ...................................... 453.5.2. Đánh giá kết quả thực nghiệm .............................................................. 453.6. Giáo án thực nghiệm ................................................................................ 453.7. Kết quả thực nghiệm ................................................................................ 56Tiểu kết 3......................................................................................................... 58KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 61PHỤ LỤCDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTGV:Giáo viênHS:Học sinhMRVT:Mở rộng vốn từSĐTS:Sơ đồ tư duyTHCS:Trung học cơ sởMỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiBậc Tiểu học là bậc học phổ cập, bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục phổthông, có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển toàn diện trí tuệvà nhân cách cho học sinh Tiểu học. Bậc tiểu học không chỉ là cái nôi cung cấp chohọc sinh những tri thức khoa học mà còn bồi dưỡng cho các em những phẩm chấtđạo đức, những kĩ năng cần thiết để phát triển toàn diện. Từ đó góp phần thực hiệnchiến lược đào tạo con người đủ đức - đủ tài để làm chủ tương lai.Môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học bao gồm nhiều phân môn khácnhau như: Tập đọc, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Kể chuyện…Mỗi phânmôn có một nhiệm vụ riêng song đều nhằm mục đích rèn luyện cho học sinh các kĩnăng nghe, nói, đọc, viết. Trong đó, phân môn Luyện từ và câu có vị trí đặc biệtquan trọng, góp phần trang bị cho học sinh các kiến thức sơ giản về cách dùng từ,đặt câu, phát triển vốn từ cho học sinh, từ đó bồi dưỡng ở các em tình yêu cái đẹp,giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.Tuy nhiên, việc dạy Luyện từ và câu ở Tiều học nói chung và Luyện từ và câuở lớp 4 nói riêng còn gặp nhiều khó khăn. Lượng kiến thức của một tiết học Luyệntừ và câu lớp 4 tương đối nhiều, đòi hỏi giáo viên và học sinh phải có sự chuẩn bịchu đáo, tập trung.Đánh giá về việc đổi mới phương pháp dạy học, Nghị quyết Đại hôi X củaĐảng đã nêu nhận định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, pháthuy tính tích cực,sáng tạo của người học, khắc phục lối truyền thụ một chiều”.Đồng thời với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các giáo viên đã chuyển dần từdạy học truyền thụ kiến thức sang dạy học tiếp cận, phát huy tính tích cực của ngườihọc, từ đó học sinh biết vận dụng các kiến thức vào thực tế xung quanh. Và mộttrong những phương pháp dạy học tích cực có hiệu quả nhất đó là sơ đồ tư duy.Sơ đồ tư duy hay còn gọi là lược đồ tư duy, sơ đồ cây…là hình thức ghi chépnhằm tìm tòi, đào sau, mở rộng một ý tưởng, hệ thống hóa chủ đề hay một mạchkiến thức,…bắng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, màu sắc, đường1nét, chữ viết với sự tư duy tích cực. Hiện nay sơ đồ tư duy đang được áp dụng trongnhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, đặc biệt là trong việc dạy- học trong nhàtrường. Sơ đồ tư duy giúp cho giáo viên và học sinh trình bày ý tưởng, nội dung củamột bài học, một chương hay một cuốn sách thành một sơ đồ mang tính hệ thống,phát huy tư duy logic, mạch lạc của học sinh.Năm 2011, ứng dụng sơ đồ tư duy trong dạy và học đã được triển khai thíđiểm tại 355 trường trên toàn quốc và được tiếp nhận một cách tích cực. Nhiều sở,phòng Giáo dục và Đào tạo sau khi được tập huấn cho cán bộ, giáo viên cấp THCSđã chủ động phổ biến đến cả cấp tiểu học và trung học phổ thông. Nhiều trường đạihọc, cao đẳng cũng áp dụng sơ đồ tư duy ở các mức độ khác nhau. Kết quả ghi nhậnban đầu cho thấy: Việc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học sẽ dần hình thành choHS tư duy mạch lạc, hiểu biết vấn đề một cách sâu sắc, “định vị trong đầu” đượccác kiến thức, sự kiện cơ bản, có cách nhìn vấn đề một cách hệ thống, khoa học, họctốt không chỉ kiến thức trong sách vở mà còn cả từ thực tiễn cuộc sống.Trước kết quả khả quan này, năm 2011, Bộ GD - ĐT đã quyết định đưachuyên đề phương pháp dạy học bằng sơ đồ tư duy thành 1 trong 5 chuyên đề tậphuấn cho giáo viên THCS trên toàn quốc.Sơ đồ tư duy đã được áp dụng trong nhiều môn học khác nhau với từng bàihọc cụ thể, đã cho thấy hiệu quả tích cực mà công cụ này đem lại. Sử dụng sơ đồ tưduy tương đối đơn giản và có tính khả thi cao. Chỉ với các dụng cụ như bút màu,giấy, bìa, bảng….chúng ta đã có thể xây dụng nên các sơ đồ tư duy hoặc cũng cóthể sử dụng các phần mềm thiết kế sơ đồ tư duy.Hơn thế, phương pháp sơ đồ tư duycó nhiều ưu điểm phù hợp với điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất của nền giáo dụcViệt Nam.Lớp 4 của bậc Tiểu học,tư duy của các em đã có những bước phát triển nhấtđịnh. Tư duy của các em chuyển dần từ tư duy hình ảnh sang tư duy trừu tượng,khái quát. Đến lớp 4, các em đã có khả năng sáng tạo để xây dựng nên nên nhữngsơ đồ tư duy ngộ nghĩnh nhưng vẫn đảm bảo nội dung bài học. Vì vậy việc sử dụngsơ đồ tư trong việc hình thành cho học sinh lớp 4 cách ghi chép thông minh, ngắngọn, đầy đủ, tiết kiệm thời gian,dễ nhớ, đễ hiểu để các em học tập tốt hơn.Xuất phát từ những lí do trên cũng như thực tiễn yêu cầu đổi mới phương phápdạy học, tôi lựa chọn đề tài “Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học Luyện từ vàcâu lớp 4”2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề2.1. Lịch sử nghiên cứu về sơ đồ tư duyCha đẻ của sơ đồ tư duy là Tonny Buzzan - một giáo sư người Anh, ông đãđưa ra thuật ngữ SĐTD lần đầu tiên vào những năm 60 của thế kỉ XX. Trong cuốnsách “Sơ đồ tư duy” (The mind map book) ông đã đem đến cho người đọc sự bấtngờ về sức mạnh của bộ não cùng với chức năng của nó, cung cấp cho bạn đọcnhững khái niệm về tư duy mở rộng và trải nghiệm tư duy mở rộng. Với cuốn sáchnày Tonny Buzzan đã sử dụng chính sơ đồ tư duy để viết. Những kiến thức màToonny Buzzan mang đến về sơ đồ tư duy đã được đông đảo người đọc trên thế giớiđón nhận.Lí thuyết về sơ đồ tư duy được du nhập vào Việt Nam khá muộn, mãi đếnnăm 2011 trong hội thảo về “Dự án phát triển giáo dục THCS” do Bộ giáo dục vàĐào tạo tổ chức các chuyên gia giáo dục, các thầy cô giáo mới được làm quen vớisơ đồ tư duy và kĩ thuật tạo ra sơ đồ tư duy. Đến nay, có rất nhiều tài liệu, bài viếtnghiên cứu của các tác giả về sơ đồ tư duy và ứng dụng của sơ đồ tư duy, trong đócó nhiều bài viết liên quan đến sơ đồ tư duy trong dạy- học.TS.Trần Đình Châu và Đặng Thị Thu Thủy với các cuốn sách: Dạy tốt, học tốtbằng bản đồ tư duy (Nhà xuất bản Giáo dục,2011); Dạy tốt,học tốt ở Tiểu học bằngbản đồ tư duy (Nhà xuất bản Giáo dục,2011) viết về sơ đồ tư duy trong dạy và học.Tác giả Adam Khoo với cuốn “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” đã đưa ra nhưngphương pháp học tập tích cực, trong đó sơ đồ tư duy được coi là một trong nhữngphương pháp học tập hiệu quả, huy động tư duy ở cả hai bán cầu não.Ngoài ra, còn có nhiều bài viết trên các báo và tạp chí như: Tổ chức hoạt độngdạy-học với bản đồ tư duy (Giáo dục và thời đại số 184, 185 ngày 18, 19/11/2010);Vận dụng sơ đồ tư duy trong học tập (Báo Thanh Niên, 26/11/2011); Bản đồ tư duyphương pháp dạy và học hiệu quả (Đại học Đại Nam, 26/2/2016);… Những bài viếtnay dã góp phần đem lại cái nhìn mới trong việc lựa chọn phương pháp dạy học gópphần nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường hiện nay2.2. Lịch sử nghiên cứu việc dạy học Luyện từ và câu lớp 4Trong cuốn sách “Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học” tác giả LêPhương Nga - Đặng Kim Nga đã chỉ rõ vị trí,vai trò, cơ sở khoa học và nguyên tắcdạy học phân môn Luyện từ và câu. Từ đó giúp cho sinh viên nắm được nội dung,chương trình, phương pháp tổ chức dạy học cũng như trang bị cho sinh viên các kĩnăng cần thiết để tổ chức quá trình dạy học phân môn này một cách khoa học.Để nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học phân môn Luyện từ và câu chohọc sinh lớp 4 rất nhiều cuốn sách đã ra đời như: Vở thực hành Luyện Từ và câulớp 4 tập 1, 2 của Trần Mạnh Hưởng chủ biên, Trần Hoàng Túy; Phát triển và nângcao Tiếng Việt 4 của tác giả Phạm Thành Công; …Cho đến nay, đã có nhiều luận văn thạc sĩ, đề tài khóa luận tốt nghiệp,sáng kiến kinh nghiệm nghiên cứu về phương pháp dạy học hiệu quả phân mônLuyện từ và câu lớp 4 như: Thiết kế trò chơi học tập trong phân môn Luyện từ vàcâu lớp 4 (Khóa luận tốt nghiệp Đại học của Bùi Thị Phương), Tổ chức dạy học câucho học sinh lớp 4 trong phân môn Luyện từ và câu theo quan điểm giao tiếp (Luậnvăn Thạc sĩ của Tô Hữu Cường, Trường Đại học Vinh), Dạy so sánh cho học sinhlớp 4,5 (Luận văn Thạc sĩ của Trương Thị Huệ)…2.3. Lịch sử nghiên cứu về việc sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy- hoc Luyện từ vàcâu lớp 4Trong cuốn sách “Dạy học phát huy tính tích cực cho học sinh trong Toánvà Tiếng Việt ở Tiểu học” theo Dự án hỗ trợ GV Tiểu học của tổ chức Cứu trợ nhiđồng Úc và Thụy Điển đã đưa ra một số phương pháp dạy học đã được giáo viêntiểu học vận dụng một cách có hiệu quả và phát huy được tính tích cực của học sinhtrong học tập trong môn Toán và Tiếng Việt, trong đó có đề cập đến phương phápsơ đồ tư duy.Năm 2010, Dự án Việt - Bỉ đã tổ chức chuyên đề “Nâng cao chất lượng đàotạo và bồi dưỡng giáo viên Tiểu học” đã giới thiệu tài liệu “Dạy học tích cực - Mộtsố phương pháp và kĩ thuật dạy học”. Cuốn tài liệu này đã giới thiệu một số phươngpháp và kĩ thuật dạy học tích cực đã và đang được áp dụng tại nhiều quốc gia trênthế giới nhằm giúp giáo viên tiếp cận với những phương pháp và kĩ thuật dạy họcphát huy tính tích cực của học sinh như: Phương pháp dạy học theo dự án, dạy họchợp tác; kĩ thuật dạy học mảnh ghép, kĩ thuật khăn trải bàn và đặc biệt là phươngpháp sơ đồ tư duy.TS.Trần Đình Châu và Đặng Thị Thu Thủy đã đưa ra một số ứng dụng của sơđồ tư duy trong dạy học phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học trong cuốn sách “Dạytốt-học tốt ở Tiểu học bằng bản đồ tư duy”. Và đề tài mà chúng tôi lựa chọn nghiêncứu là một số ít trong những nghiên cứu ứng dụng về sơ đồ tư duy trong phân mônLuyện từ và câu lớp 4.3. Mục đích nghiên cứuVận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Luyện từ và câu lớp 4 nhằm giúp họcsinh nắm vững, ghi nhớ một cách hiệu quả các kiến thức về Tiếng Việt, như kiếnthức về cấu tạo từ, nghĩa của từ, đặc điểm từ loại của từ, các kiểu câu,...4. Nhiệm vụ nghiên cứu- Nghiên cứu chung về sơ đồ tư duy bao gồm: khái niệm, đặc diểm của sơ đồtư duy, ưu- nhựơc điểm của sơ đồ tư duy trong dạy học Luyện từ và câu lớp 4- Khảo sát nội dung chương trình sách giáo khoa, sách giáo viên và thực trạngdạy- học Luyện từ và câu lớp 4.- Đề xuất quy trình vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Luyện từ và câu lớp4.- Tổ chức dạy- học thực nghiệm một số bài Luyện từ và câu lớp 4 với sự hỗtrợ của sơ đồ tư duy.5. Đối tượng nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu của khóa luận là: sơ đồ tư duy và vận dụng sơ đồ tư duytrong dạy- học phân môn Luyện từ và câu lớp 46. Phạm vi nghiên cứu.Trong khóa luận này, chúng tôi giới hạn vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy - họcphân môn Luyện Từ và câu cho học sinh lớp 4. Để minh chứng cho hiệu quả củaviệc vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy - học phân môn Luyện Từ và câu lớp 4, khóaluận cũng giới hạn thiết kế giáo án cho một số bài học cụ thể trong phân môn LTVClớp 4.- Thực nghiệm: Lớp 4 tại trường Tiểu học Phú Cường, huyện Sóc Sơn, thànhphố Hà Nội.7. Phương pháp nghiên cứu- Phương pháp điều tra- Phương pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn- Phương pháp phân tích, so sánh.- Phương pháp thực nghiệm8. Bố cục khóa luậnNgoài phần mở đầu, phụ lục và tài liệu tham khảo khóa luận gồm ba chương.Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tàiChương 2: Một số biện pháp sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học phân mônLuyện từ và câu lớp 4.Chương 3: Thực nghiệm sư phạmPHẦN NỘI DUNGChương 1CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI1.1. Cơ sở lí luận1.1.1. Giới thiệu về sơ đồ tư duy1.1.1.1. Khái niệm sơ đồ tư duySơ đồ tư duy (Mind map), còn gọi là bản đồ tư duy, lược đồ tư duy, sơ đồcây,…. Là hình thức ghi chép nhằm tìm tòi, đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắtnhững ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề hay một mạch kiến thứcbằng cách kết hợp việc sử dụng đồng thời hình ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viếtvới sự tư duy tích cực. Đây là một sơ đồ mở, nó phát huy được tối đa khả năng sángtạo của mỗi người.Kĩ thuật tạo ra sơ đồ tư duy được phát triển bởi Tonny Buzan vào những năm1960 và cho đến nay nó đã và đang được sử dụng ở rất nhiều nước trên thế giới,trong đó có Việt Nam. Theo Tonny Buzan “Bộ não sinh ra là để ghi nhớ thì mìnhcần phải luyện tập nó, giống như tay chân lâu ngày không luyện tập sẽ bị teo vậy”.Với nhận định trên cùng với các kiến thức tâm lí học hiện đại, ông đã nghiên cứuchuyên sâu về bộ não, trí nhớ và tìm ra quy luật xây dựng sơ đồ nhiều nhánh giúpbộ não ghi chép hệ thống kiến thức cần ghi nhớ một cách hệ thống và truyền tải sẽđược sâu chuỗi.Sơ đồ tư duy chú trọng tới hình ảnh, màu sắc với các mạng lưới liên tưởng(các nhánh nhỏ). Bản chất của các sơ đồ tư duy chính là sự sơ đồ hóa mạch tư duylogic. Chính điều này đã tạo nên sự khác biệt giữa sơ đồ tư duy với các loại sơ đồkhác. Sơ đồ tư duy không yêu cầu về tỉ lệ, không gò bó về cách thức xây dựng sơđồ, người sử dụng có thể linh hoạt trong việc sử dụng màu sắc, đường nét, kích cỡ,kí hiệu, sự sắp xếp ý tưởng,… sao cho phù hợp. Do đó, sử dụng sơ đồ tư duy sẽphát huy được tối đa khả năng sáng tạo của con người.Sơ đồ 1.11.1.1.2. Vai trò của sơ đồ tư duyBản đồ tư duy là phương tiện tư duy của bộ não, nó giúp cho bộ não hoạt độngtốt hơn với sự phối hợp hoạt động của hai bán cầu não (Bán cầu não trái và bán cầunão phải).Bản đồ tư duy được hình thành trên cơ sở các nhánh, các ý trung tâm sẽ đượcsắp xếp theo trật tự để làm nổi bật vấn đề và liên kết giữa các nhánh. Vì vậy, bản đồtư duy cho ta cái nhìn tổng quan về một vấn đề hay một lĩnh vực rộng lớn.Hơn thế, bản đồ tư duy cho ta cách học nhanh hơn, hiệu quả hơn để có thểvượt qua các kì thi với điểm số tốt. Với bản đồ tư duy hợp lí bạn chỉ cần nửa giờ đểtrình bày những kiến thức trọng tâm cần ôn tập một cách hiệu quả, khoa học. Đồngthời, sơ đồ tư duy cũng giúp ta ghi nhớ lâu và hiểu sâu kiến thức hơn.Bản đồ tư duy giúp ta tổ chức tốt và phân loại các luồng suy nghĩ của chúngta. Với bản đồ tư duy, chúng ta có thể vẽ bản đồ các tuyến đường, hay đưa ra cáclựa chọn về nơi ta sẽ tới hoặc nơi ta sẽ đi qua. Đồng thời, bản đồ tư duy cũng chophép tập hợp số lượng lớn dữ liệu vào một chỗ.Bản đồ tư duy giúp giải quyết các vấn đề bằng cách chỉ ra cho ta những conđường sáng tạo mới mẻ với phương thức tiến dần tư trung tâm ra xung quanh. Bảnđồ tư duy khiến tư duy của chúng ta hoạt động tương tự. Từ đó các ý tưởng của bạnsẽ phát triển và chúng ta có thể nhớ lại thông tin sau này dễ dàng, đáng tin cậy hơnso với sử dụng kĩ thuật ghi chép truyền thống.1.1.1.3. Các bước tạo lập sơ đồ tư duy1.1.1.3.1. Bốn bước tạo lập sơ đồ tư duyCó rất nhiều tài liệu hướng dẫn chúng ta vẽ sơ đồ tư duy nhưng dường như nóquá phức tạp đối với người đọc. Hãy làm theo bốn bước dưới đây và bạn sẽ nhận rarằng sơ đồ tư duy cũng không có gì to tát và khó khăn cả.• Bước 1. Chuẩn bị+Tối thiểu 03 cây bút màu khác nhau+Xây dựng ý tưởng, chủ đề làm trung tâm+Sự sáng tạo• Bước 2. Vẽ chủ đề trung tâmChủ đề trung tâm là vấn đề chính bạn đang quan tâm tới. Hãy vẽ một hình ảnh liênquan tới chủ đề. Nếu được, hãy cho thêm chữ trong hình ảnh đó.Quy tắc vẽ chủ đề trung tâm là:+ Cần vẽ chủ đề ở trung tâm để từ đó phát triển ra các nhánh khác+ Có thể tự do sử dụng hình ảnh, màu sắc+ Không nên đóng khung hoặc che chắn mất hình vì chủ đề trung tâm cầnđược làm nổi bật, dễ nhớ+ Có thể bổ sung từ ngữ vào hình vẽ nếu chủ đề không rõ ràng.• Bước 3: Các nhánh chính (Tiêu đề phụ)Các nhánh chính là các ý tưởng dựa trên chủ đề trung tâm. Nó có thể là luậnđiểm hoặc các chủ đề con liên quan tới chủ đề chính. Vẽ theo cách nào đó bạn ưngý nhất, đừng nghĩ tới nguyên tắc gì cả.Trên các nhánh chính này là từ khóa ngắn gọn mang tính chất gợi ý. Hãy vẽthêm hình ảnh gì đó mang tính minh họa.Quy tắc vẽ tiêu đề phụ+ Tiêu đề phụ nên viết bằng chữ in hoa nằm trên nét vẽ dày để làm nổi bật+ Tiêu đề phụ nên được vẽ gắn liền với trung tâm+ Tiêu đề phụ nên được vẽ theo hướng chéo góc, để nhiều nhánh phụ khác cóthể được vẽ tỏa ra một cách dễ dàng.• Bước 4. Vẽ các nhánh thứ cấpĐây là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính. Nó bổ sung ý cho nhánh chính.Bạn có thể vẽ thêm bao nhiêu nhánh thứ cấp đều được, miễn không gian trên giấyvẽ của bạn cho phépTương tự như nhánh chính các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là các từ khóa mangtính gợi nhớ. Và hãy cho thêm hình ảnh vào đề thêm phần sinh động.Quy tắc vẽ các nhánh thứ cấp.+ Chỉ nên tận dụng từ khóa và hình ảnh+ Hãy dùng biểu tượng và cách vẽ tắt để tiết kiệm không gian và thời gian.+ Mỗi từ khóa/ hình ảnh nên được vẽ trên một đoạn gấp khúc riêng tên nhánh.Trên mỗi khúc chỉ nên có tối đa một từ hoặc cụm từ khóa.+ Tất cả các nhánh của một ý nên tỏa ra từ một điểm+ Tất các nhánh tỏa ra từ một điểm (thuộc cùng một ý) nên có cùng mộtmàu.1.1.1.3.2. Những lưu ý khi thiết kế sơ đồ tư duy- Khi thiết kế sơ đồ tư duy hãy để trí tưởng tượng bay bổng, bạn có thể thêmnhiều hình ảnh nhằm giúp các ý quan trọng thêm nổi bật, cũng như giúp ghi nhớ lâuhơn.- Dùng tối thiểu ba màu để vẽ- Mỗi nhánh chính là một màu riêng biệt và các nhánh con, hình ảnh, chữ đitheo cũng nên cùng màu với nhánh chính- Luôn dùng hình ảnh trung tâm- Dùng hình ảnh ở mọi nơi trong bản đồ- Có thể dùng mũi tên để chỉ các mối liên hệ cùng nhánh hoặc khác nhánh- Vạch liên kết và các từ luôn cùng độ dài- Vạch liên kết trung tâm nên dùng đậm nét, các vạch liên kết với các ý connên dùng mảnh hơn.- Khi vẽ SĐTD đừng suy nghĩ quá lâu mà hãy viết và vẽ liên tục, việc dừng lạiđể suy nghĩ một vấn đề nào đó quá lâu sẽ khiến cho những suy nghĩ tiếp theo bịngăn lại, mải lo cho vấn đề đó mà quên đi vấn đề tiếp theo.- Không cần tẩy xóa, sửa chữa. Đừng ngại vẽ xấu. Viết tất cả những gì mìnhnghĩ cho dù nó có ngớ ngẩn, ngu ngốc, đừng bỏ lỡ những ý tưởng. Đôi khi những ýtưởng điên rồ lại là những ý tưởng sáng tạo, độc đáo không ngờ.1.1.2. Một số ứng dụng của bản đồ tư duy.1.1.2.1. Trong cuộc sốngSơ đồ tư duy có nhiều ứng dụng trong cuộc sống con người. Từ khi ra đời chođến nay, sơ đồ tư duy đã được ứng dụng trong nhiều mặt, nhiều lĩnh vực khác nhaucủa đời sống. Mind map là sự sáng tạo tuyệt vời cho cuộc sống con người. Dưới đâylà một số ứng dụng của sơ đồ tư duy trong cuộc sống:• Ghi chú trong cuộc họp:Cách tuyệt vời đề ghi chú (take note) trong các cuộc họp là sử dụng mindmap.Bởi lẽ hiếm có môt cuộc họp nào sẽ bám sát 100% lịch trình đã thiết lập, thay vàođó thường xuất hiện các ý tưởng, phản hồi và quan điểm “bất ngờ” mà bạn có thểbắt lấy và ghi chép lại.Sơ đồ tư duy có nhiều điểm vượt trội hơn so với cách ghi chép thông thường.Khi nhìn vào SĐTD chúng ta dễ nắm bắt vấn đề hơn vì nó được thể hiện dưới dạngý tưởng trung tâm và bao quanh có các thông tin bổ trợ có liên quan tới ý tưởng.Nếu viết liền mạch từ tên xuống dưới của trang giấy thì thật khó có thể hiểu đượcvấn đề vì chúng chẳng khác gì một “ma trận”.• Tóm tắt nội dung sách, bài giảng, phóng sự, tin tức....Khi đọc một cuốn sách, một tin tức hay khi xem một cuốn sách chúng ta hoàntoàn có thế sử dụng sơ đồ tư duy để tóm tắt lại nội dung của cuốn sách, tin tức hayphóng sự ấy. Việc tốm tắt bằng sơ đồ tư duy sẽ giúp chúng ta ghi nhớ nội dungcuốn sách, tin tức đó lâu hơn• Thiết lập mục tiêuGhi ra giấy là cách truyền thống để xác định mục tiêu được sử dụng phổ biếnqua nhiều thế kỉ. Tuy nhiên việc ghi chép thông thường thật nhàm chán và khôngkích thích được tinh thần cố gắng. Vi vậy sử dụng sơ đồ tư duy để xác định mụctiêu sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực, bởi lúc này các nôi dung đã được hình ảnhhóa nên kích thích bộ não cố gắng thực hiện mục tiêu.• Quản lí dự ánCó hàng loạt các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ quản lí dự án. Tuy nhiên thay vìsử dụng những công cụ này bạn có thể khai thác sơ đồ tư duy để lập kế hoạch hiệuquả hơn và dễ dàng nắm được tổng thể dự án.Có rất nhiều yếu tố cơ bản của từng dự án bạn có thể bổ sung vào sơ đồ tư duynhư ngân sách, tài nguyên, con người, quy mô và hạn chót (deadline).Tất cả nhữnggì bạn cần làm là tạo ta các nhánh và thường xuyên xem lại chúng dể cập nhật tiếnđộ.Ngoài những ứng dụng trên sơ dồ tư duy còn nhiều ứng dụng khác trong đờisống như ứng dụng đối với nhóm nghiên cứu, trong diễn thuyết, quản lí số liệu,...Sơ đồ tư duy là một công cụ tuyệt vợi của cuộc sống.1.1.2.2. Trong giáo dụcTrong giảng dạySơ đồ tư duy là công cụ lý tưởng cho việc giảng dạy và trình bày các kháiniệm trong lớp học. SĐTD giúp giáo viên tập trung vào vấn đề cần trao đổi với họcsinh, cung cấp một cái nhìn tổng quan về chủ đề mà không có thông tin thừa. Họcsinh sẽ không phải tập trung vào việc đọc nội dung trên Slide, thay vào đó sẽ lắngnghe những gì giáo viên diễn đạt. Hiệu quả giảng bài sẽ được tăng lên. Có một điềuthú vị, trong quá trình giảng dạy giáo viên có thể thêm ngay vào SĐTD những ýtưởng hay, đột phá mà giáo viên chợt nghĩ ra hay từ sự đóng góp của học sinh. Giáoviên làm việc này bằng cách thêm từ khoá vào nhánh tương ứng hoặc thêm 1 nhánhmới.• Chuẩn bị tài liệu, bài tập phát trên lớp họcSơ đồ tư duy là công cụ giảng dạy lý tưởng, giúp ta phân phát tài liệu bài tậptrong lớp học, vì trong sơ đồ tư duy sẽ chứa thông tin ngắn gọn, màu sắc, hình ảnhcùng với cách bố trí trực quan hấp dẫn sẽ cuốn hút học sinh ngay lập tức. Mindmapcung cấp cái nhìn tổng quan, ngắn gọn về một chủ đề, làm cho ngay cả những vấnđề phức tạp nhất cũng trở nên dễ hiểu và thú vị.• Khuyến khích thảo luận và suy nghĩ độc lậpTheo nghiên cứu của trường tiểu học Cambridge gần đây, đánh giá rằng việctương tác trong lớp học và lắng nghe học sinh là yếu tố quan trọng để giúp học sinhsuy nghĩ độc lập. MindMap là công cụ lí tưởng hỗ trợ cho các cuộc thảoluận trong lớp, vì bản chất bản đồ tư duy khuyến khích các học sinh tậptrung liên kết giữa các chủ đề cũng như hình thành lan tỏa ý tưởng và ý kiến củahọ.• Đánh giá học sinhMindMap là một công cụ quan trọng, giúp ta đánh giá kiến thức của học sinhtrước và sau bài giảng về một chủ đề cụ thể. Qua đó, người giáo viên có thể theo dõisự hiểu biết của học sinh. Sơ đồ tư duy khuyến khích học sinh thể hiện ý tưởng theosự hiểu biết của cá nhân và tự đánh giá bản thân sau buổi học.Trong học tậpSơ đồ tư duy còn là công cụ hữu ích đê giúp cho học sinh đạt kết quả học tậptốt hơn, cải thiện khả năng nhớ. Quan trọng hơn là công việc ghi chép của học sinhsẽ đột phá đáng kể giúp tiết kiệm thời gian của mình.• Ghi chép và ghi chúĐầu tiên, MindMap là công cụ ghi chép thông tin vô cùng hiệu quả. Chúng tađã từng trải qua cảm giác bị quá tải vì số lượng bài học cần ghi chép ngày càngnhiều và gặp khó khăn để ghi nhớ chúng. Sơ đồ tư duy đề xuất cách ghi thông tinchỉ bằng TỪ KHOÁ, sau đó liên kết các kiến thức, ý tưởng một cách trực quan. Mọithông tin chỉ thể hiện trên một trang giấy sẽ cho ta BỨC TRANH TOÀN CẢNHlượng kiến thức của môn học. Sau buổi học, học sinh nhìn qua là có thể ôn lại.• Lên kế hoạch làm bài tập lớnSử dụng SĐTD để lên kế hoạch cho bài tập lớn, bài kiểm tra, phát triển ýtưởng nhanh chóng và hầu như là vô tận. Cấu trúc lan toả của SĐTD cho phép ýtưởng tuôn trào, học sinh chỉ việc viết ra, sắp xếp theo ý chính. Điều đặc biệt là vớiSĐTD não ta sẽ tập trung hoàn toàn vào chủ đề viết mà không bị xao lãng.• Học bài thiThi cử là nỗi ám ảnh của học sinh. Trước ngày thi thường phải “tiêu thụ” mộtlượng lớn kiến thức và bài tập.Giải pháp là hãy đã hướng dẫn học sinh lập SĐTDcho từng môn học ngay từ đầu năm, thêm vào những ý chính, quan trọng. Dành rakhoảng 5 phút mỗi ngày để xem lại bổ sung, cập nhật những kiến thức mới. Thôngtin từ các nhánh trong SĐTD sẽ liên kết với nhau, khiến chúng ta học nhanh và ghinhớ. Việc thi cử giờ đã trở nên dễ dàng.• Kích thích sự sáng tạo và giải quyết vấn đềKhi gặp phải vấn đề khó, theo bản năng ta sẽ trở nên hốt hoảng và lo lắng.Thay vì “ép” não mình tìm ngay giải pháp, ta hãy dùng MindMap để vẽ ra nhiềukhả năng và lựa chọn cho vấn đề. Học sinh có thể thông qua mindmap tìm được giảipháp nhanh nhất, dễ nhất và tốt nhất dành cho mình.Tony Buzan - cha đẻ của Bản đồ tư duy khuyên rằng ta nên ghi ra tất cả ýtưởng dù là ngẫu nhiên, điên rồ hay ngớ ngẩn. Chính những ý tưởng này sẽ kíchhoạt TIỀM NĂNG SÁNG TẠO vô tận bên trong mỗi chúng ta.• Thuyết trìnhKhi chọn MindMap làm giải pháp thuyết trình, ta không phải mất thờigian đọc từng Slide nhàm chán. Thay vào đó, dùng MindMap để ghi lại TỪ KHOÁvà HÌNH ẢNH. Việc này kích hoạt kỹ năng diễn đạt và khả năng nhớ của ta. Côngviệc thuyết trình sẽ trở nên tự nhiên hơn và ta sẽ có nhiều thời gian để giao tiếp vớimọi người hơn.1.1.3. Một số phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duyHiện nay có rất nhiều những phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy trên máy tínhvà những phần mềm này có thể dễ dàng tải về từ các trang web với cách sử dụngtương đối dễ và hiệu quả. Dưới đây là một số phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duythông dụng:• Edraw Mind Map: là một ứng ụng vẽ sơ đồ tư duy miễn phí với những mẫucó sẵn và có các ví dụ giúp cho người dùng dễ dàng sử dụng. Nó đi kèm với cáctính năng khác như hướng dẫn vẽ thông minh, hỗ trợ kích thước lớn, chủ đề sẵn có,hiệu ứng, liên kết tự động,…làm cho việc vẽ SĐTD đơn giản hơn.• Blumind: là một phần mềm vẽ sơ đồ tư duy nhẹ và hoàn toàn miễn phí. Nócó thể tùy chỉnh theo nhu cầu của người sử dụng và có tất cả những tính năng canwbản của một phần mềm vẽ sơ đồ tư duy.• Imindmap: được biết đến là phần mềm tạo sơ đồ tư duy giúp hỗ trợ học tậpcho các bé, phát huy trí tưởng tượng và tính sáng tạo của trẻ, đồng thời giúp trẻ đưara các ý tưởng và sắp xếp chúng dưới dạng sơ đồ tư duy.• Coggle: là ứng dụng vẽ sơ đồ tư duy chạy trên nền trang web. Với phiên bảnmiễn phí Coggle giúp ngưới dung tạo ra những sơ đồ tư duy đầy màu sắc.• Ngoài ra hiện nay còn rất nhiều các phần mềm hỗ trợ vẽ sơ đồ tư duy khácnhư: Xmind, Novamind, MindAchitect, Minomo,… Các phần mềm trên đểu dễ sựdụng và ứng dụng trong công việc và trong giáo dục.1.2. Cơ sở thực tiễn1.2.1. Vị trí, nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học1.2.1.1. Vị trí của phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu họcTheo Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga trong cuốn sách “Phương pháp dạy họcTiếng Việt ở Tiểu học”, từ và câu có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống ngônngữ. Trong đó, từ là đơn vị trung tâm của ngôn ngữ, còn câu là đơn vị nhỏ nhất cóthể thực hiện chức năng giao tiếp.Vì vậy, việc dạy Luyện từ và câu ở Tiểu học rấtquan trọng nhằm mở rộng, hệ thống hóa và làm phong phú vốn từ của học sinh.Cung cấp cho học sinh những hiểu biết sơ giản về từ, câu, rèn cho học sinh kĩ năngdùng từ, đặt câu. Đồng thời, còn giúp cho học sinh có khả năng nghe, nói, đọc, viết,phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của các em.1.2.1.2. Nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học.Phân môn Luyện từ và câu ở tiểu học có một số nhiệm vụ như sau:Làm giàu vốn từ cho học sinh và phát triển năng lực dùng từ đặt câu của cácem. Nhiệm vụ này bao gồm ba nhiệm vụ nhỏ, cụ thể:Dạy nghĩa từ: Đây là nhiệm vụ nhằm làm cho học sinh nắm được nghĩa của từvà phát hiện ra các nét nghĩa mới của từ đã biết, làm cho các em thấy được tínhnhiều nghĩa và sự chuyển nghĩa của từ.Hệ thống hóa vốn từ: Nhiệm vụ này nhằm dạy học sinh biết cách sắp xếp cáctừ một cách có hệ thống trong trí nhớ của mình để từ được tích lũy nhanh chóng vàcó tính thường trực, giúp các từ đi vào hoạt động lời nói được thuận lợi và dễ dànghơn.Tích cực hóa vốn từ: Góp phần giúp học sinh sử dụng từ và phát triển kĩ năngsử dụng từ trong lời nói và viết. Tích cực hóa vốn từ là dạy học sinh dùng từ ngữtrong hoạt động nói năng của mình,Cung cấp kiến thức về từ và câu.Trên cơ sở vốn ngôn ngữ có được của học sinh trước khi đến trường, phânmôn Luyện từ và câu cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản, cần thiết vàvừa sức với các em về từ và câu. Cụ thể, phân môn Luyện từ và câu trang bị chohọc sinh những kiến thức về cấu tạo từ, các lớp từ, từ loại: các kiến thức về câu nhưkiểu câu, dấu câu, quy tắc dùng từ đặt câu và tạo văn bản để sử dụng trong giao tiếp.Ngoài các nhiệm vụ trên, phân môn Luyện từ và câu còn có nhiệm vụ rènluyện tư duy và giáo dục thẩm mĩ cho học sinh.1.2.2. Nội dung chương trình phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học và phânmôn Luyện từ và câu lớp 4Phân môn Luyện từ và câu ở lớp 1 chưa có tiết, ở lớp 2 và lớp 3 mỗi tuần cómột tiết, ở lớp 4 và lớp 5 mỗi tuần có hai tiết (chưa kể các tuần ôn tập).Phân môn Luyện từ và câu ở lớp 2, lớp 3 chỉ trình bày các kiến thức học sinhcần làm quen và nhận biết chúng thông qua các bài tập thực hành. Lên lớp 4, lớp 5các kiến thức lí thuyết được học thành những tiết riêng. Đó là các nội dung như từvà cấu tạo từ, các lớp từ (đồng nghĩa, trái nghĩa, đồng âm, nhiều nghĩa), từ loại, câu,các kiểu câu, thành phần câu, dấu câu, biện pháp lien kết câu. Ngoài ra, chươngtrình còn cung cấp cho học sinh một số kiến thức ngữ âm- chính tả như tiếng, cấutạo tiếng.• Nội dung chương trình Luyện từ và câu lớp 4.Phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 được dạy trong 62 tiết: 32 tiết ở học kì 1 và32 tiết ở học kì 2. Bao gồm các nội dung như sau:*Mở rộng và hệ thống hóa vốn từCác từ ngữ được mở rộng và hệ thống hóa theo trường nghĩa tương đương vớicác chủ điểm học tập.+ Học kì 1: 5 chủ điểm (9 tiết)- Nhân hậu - Đoàn kết (tuần 2, 3)- Trung Thực - Tự trọng (tuần 5, 6)- Ước mơ (tuần 9)- Đồ chơi - Trò chơi (Tuần 15, 16)+ Học kì 2: 5 chủ điểm (10 tiết)- Tài năng (tuần 19)- Sức khỏe (tuần 20)- Cái đẹp (tuần 22, 23)- Dũng cảm (tuần 29, 30)- Du lịch - thám hiểm (tuần 29, 30)- Lạc quan - Yêu đời (tuần 33, 34)*Tiếng, cấu tạo từCung cấp một số kiến thức sơ giản về tiếng, cấu tạo từ.+ Cấu tạo của tiếng tuần 1: 2 tiết+ Từ đơn, từ phức tuần 3: 1 tiết+ Từ ghép và từ láy tuần 4: 2 tiết*Từ loạiCung cấp một số kiến thức sơ giản về từ loại của tiếng Việt+ Danh từ (tuần 5, 6, 7, 8: 5 tiết gồm cả cách viết danh từ riêng)+ Động từ (tuần 9 và tuần 11: 2 tiết)+ Tính từ (tuần 11, 12: 2 tiết).*CâuCung cấp các kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng và cách sử dụng cáckiểu câu.+ Câu hỏi: tuần 13, 14, 15 - 4 tiết+ Câu kể: tuần 16, 17, 19, 20, 21, 22, 24, 25, 26 - 12 tiết bao gồm các kiểucâu: Ai làm gì, ai thế nào, ai là gì?+ Câu khiến: tuần 27, 29 - 3 tiết+ Câu cảm: tuần 30 - 1 tiết+ Thêm trạng ngữ cho câu: tuần 31, 32, 33, 34 - 6 tiết*Dấu câuCung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu.+ Dấu hai chấm (tuần 2: 1 tiết)+ Dấu ngoặc kép (tuần 8: 1 tiết)+ Dấu gạch ngang (tuần 13: 1 tiết)+ Dấu chấm hỏi (Tuần 13 học cùng câu hỏi)1.2.3. Thực trạng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4 ở Tiểu họcPhân môn Luyện từ và câu là một môn học khô khan, khó truyền đạt được hếtý trong bài học, do đặc thù của môn học nhất là trong cách tìm từ, giải nghĩa từ haydung từ đặt câu,…khiến cho học sinh cũng phải tiếp thu bài một cách thụ động.Giáo viên ở các trường Tiểu học khi giảng dạy phân môn Luyện từ và câu đôikhi còn sử dụng các phương pháp cũ, việc phân chia thời lượng trên lớp ở môn dạyđôi khi còn dàn trải, hoạt động của giáo viên và học sinh vì thế có lúc còn thiếu nhịpnhàng, mang nặng tính hình thức.Bên cạnh đó, có nhiều học sinh chưa thực sự chú trọng môn Tiếng Việt nóichung, phân môn Luyện từ và câu nói riêng. Trong suy nghĩ của các em và một sốphụ huynh đều hướng cho các em học môn Toán nhiều hơn mà chưa thực sự chútrọng môn Tiếng Việt. Chính vì vậy học sinh không hứng thú với môn học, thờ ơhoặc lệ thuộc và các loại sách tham khảo, sách hướng dẫn có sẵn đáp án. Do đó hiệuquả của môn học chưa cao.
Tài liệu liên quan
- VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN TRONG DẠY HỌC PHẦN I MÔN GDCD LỚP 10 TRƯỜNG THPT HƯƠNG SƠN, HUYỆN HƯƠNG SƠN, TỈNH HÀ TĨNH - KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
- 77
- 2
- 19
- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC: SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN LỊCH SỬ LỚP 4
- 74
- 1
- 5
- sử dụng sơ đồ hóa (GRAPH ) trong dạy học địa lí lớp 10 theo hướng tích cực
- 85
- 2
- 5
- khóa luận tốt nghiệp xây dựng và sử dụng sơ đồ hóa (graph) trong dạy học địa lí lớp 10 theo hướng tích cực
- 86
- 694
- 0
- skkn sử DỤNG sơ đồ tƣ DUY TRONG dạy học TIN học 11
- 43
- 973
- 2
- Vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học phần i môn GDCD lớp 10 trường THPT hương sơn, huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh
- 77
- 660
- 1
- skkn sử DỤNG sơ đồ, BẢNG BIỂU TRONG dạy học NGỮ văn ở TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG
- 41
- 1
- 9
- Sử dụng phương pháp bản đồ tư duy trong dạy học phân môn kể chuyện lớp 4
- 89
- 2
- 10
- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC : SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƢ DUY TRONG DẠY HỌC PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU ĐỂ MỞ RỘNG VỐN TỪ CHO HỌC SINH TỰ KỈ NHẸ LỚP 2 HÕA NHẬP
- 23
- 507
- 0
- Vận dụng phương pháp khám phá trong dạy học chủ đề lượng giác lớp 11 ở trường trung học phổ thông
- 103
- 379
- 3
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(2.87 MB - 76 trang) - Vận dụng sơ đồ tư duy trong dạy học luyện từ và câu lớp 4 Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Sơ đồ Tư Duy Về Danh Từ Lớp 4
-
Sơ đồ Tư Duy Danh Từ đầy đủ Nhất - TopLoigiai
-
Vẽ Bản đồ Tư Duy Phân Loại Về Danh Từ - Tiếng Việt Lớp 6
-
Top 9 Sơ đồ Tư Duy Về Từ Loại Lớp 4 2022 - LuTrader
-
Sơ Đồ Tư Duy Môn Tiếng Việt Lớp 4, Sơ Đồ Tư Duy Về Từ Loại Lớp 4
-
Vẽ Bản đồ Tư Duy Phân Loại Về Danh Từ - Giải Bài Tập Tiếng Việt Lớp 6
-
Vẽ Sơ đồ Các Loại Danh Từ - Hoc24
-
Top 9 Sơ đồ Tư Duy Về Danh Từ Trong Tiếng Anh
-
SƠ ĐỒ TƯ DUY TIẾNG ANH-LỚP 4 - Ngoại Ngữ – Xklđ Nobita
-
Sơ Đồ Tư Duy Môn Toán Lớp 4 - Clevai Math
-
Sơ Đồ Tư Duy Là Gì? Cách Vẽ Sơ Đồ Tư Duy Hiệu Quả - Clevai
-
Bản đồ Tư Duy Trong Việc Giảng Dạy Phân Môn Tiếng Việt - SO GIAO ...