Văn Hiến Là Gì? Ví Dụ Về Văn Hiến - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Văn hiến là gì?
  • Ví dụ về văn hiến
  • Phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc

Trong cuộc sống chúng ta thường xuyên sử dụng các khái niệm văn hóa, văn minh, văn hiến, văn vật … Tuy nhiên để hiểu chính xác nghĩa của chúng không phải ai cũng giải đáp được. Đặc biệt văn hiến là gì là một vấn đề mà nhiều bạn đọc quan tâm. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Văn hiến là gì? Ví dụ về văn hiến.

Văn hiến là gì?

Văn hiến là từ vựng gốc Hán được viết bằng tự dạng 文獻. Tuy nhiên từ sau khi Nho học bị bãi bỏ ở Việt Nam năm 1919 và nhất là kể từ sau khi chữ Hán chữ Nôm bị thay thế hoàn toàn bởi chữ quốc ngữ vào năm 1945 thì văn hiến cùng những từ gốc Hán khác đã cắt đoạn rời khỏi lịch sử vốn có của nó.

Hiện nay các từ điển tiếng Việt hiện đại đưa ra giải đáp văn hiến là gì với một nét nghĩa chung chung mơ hồ: Đại từ điển tiếng Việt kế thừa và bổ sung “văn hiến: dt. Truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều nhân tài” (1, tr.1744). Từ điển từ Hán Việt của Lại Cao Nguyện và Phan Văn Các (2, tr.534) và Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển (3, tr.1697) ghi: “văn hiến.t.d. truyền thống văn hóa lâu đời và tốt đẹp”. Từ điển bách khoa Việt Nam (2003) ghi: “văn hiến. truyền thống văn hoá tốt đẹp và lâu đời. Đặc biệt có thể thấy các khái niệm định nghĩa về văn hiến là gì hiện nay đều không phân biệt rạch ròi giữa khái niệm văn hóa và văn hiến.

Hiểu theo cách chiết tự thì văn có nghĩa là vẻ đẹp, hiến là con người, là hiền tài. Văn hiến thiên về các giá trị tinh thần do hiền tài sáng tạo ra. Có thể thấy văn hiến vốn đã xuất hiện từ lâu, nhưng vì nhiều lý do văn hiến dần dần được đồng nhất với văn hóa. Thực ra, văn hiến phải hàm chứa các giá trị văn hóa, nhưng ngoài các giá trị văn hóa, văn hiến còn được thể hiện ở những con người tiêu biểu nhất – những bậc hiền tài.

Ví dụ về văn hiến

Nhằm giải thích rõ hơn Văn hiến là gì bài viết xin đưa ra ví dụ về văn hiến để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn.

Văn hiến – chữ viết là một nguồn tài sản vô giá của dân tộc Việt Nam. Trên cơ sở ngôn ngữ văn tự ở Việt Nam, tư liệu văn hiến được phân thành tư liệu chữ Hán (ghi tiếng Hán cổ đại và tiếng Hán Trung đại), chữ Nôm (ghi tiếng Việt tiền cổ – tiếng Việt cổ và tiếng Việt trung- cận đại), chữ Phạn, chữ Thái cổ, chữ Latin cổ (chủ yếu trong các văn bản của công giáo), chữ Pháp, chữ Quốc ngữ cổ, chữ Khmer cổ, chữ Chăm cổ…, trong đó tài liệu chữ Hán cổ chiếm khối lượng lớn nhất – khoảng 80%, còn sách chữ Nôm của người Việt chiếm 15%. Các loại tư liệu văn hiến khác chiếm 5%.

Phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc

Việt Nam trải qua nghìn năm văn hiến dựng nước và giữ nước nên thế hệ ngày nay cần biết gìn giữ và phát huy truyền thống văn hiến của dân tộc. Trước hết gìn giữ và những giá trị tốt đẹp của dân tộc đất nước và

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, ở bất cứ thời đại nào truyền thống yêu nước chống giặc ngoại xâm xâm lược đều được đề cao. Nhờ có sự hy sinh mất mát mà cuộc sống chúng ta ngày nay được bình yên. Trong thời bình dù không còn chiến tranh xâm lược nhưng các âm mưu chống phá đảng, nhà nước và chính quyền Việt Nam vẫn còn tồn đọng do đó mỗi ca nhân, thế hệ trẻ và toàn dân Việt cần gìn giữ nền văn hiến để đất nước được bảo vệ.

Bên cạnh đó nền văn hiến được trai qua hàng nghìn năm với nhiều truyền thống quý báu tốt đẹp. Do đó người dân Việt Nam cần biết gìn giữ và phát huy nhưng truyền thống ấy và lưu truyền cho các thế hệ sau.

Việt Nam trải qua các đời dù ít nhiều đều xuất hiện các bậc hiền tài.Trước giải phóng cách mạng năm 1945 là những  vị vua anh minh, các quan lại công minh chính trực, các danh sĩ vừa có tài vừa có đức như Nguyễn Trãi, Lê Lợi, vua Lê Thánh Tông, Trần Hưng Đạo…. Tất cả đều có chung một khát vọng: tận trung với nước, tận hiếu với dân, kiên quyết giữ vững bờ cõi thiêng liêng của đất nước. Đó là những người có đủ sức mạnh vượt lên trên những suy nghĩ, ham muốn nhỏ bé vì lợi ích riêng tư để vươn tới những hành vi cao đẹp. Sau cách mạng tháng 8 là sự lãnh đạo tài tình của Hồ Chí Minh, của  Đảng Cộng sản đã vận hội phát triển của đất nước đã bước sang một thời kỳ mới.

Một dân tộc có bề dày văn hóa với kỷ cương phép nước nghiêm minh như đất nước ta với rất nhiều bậc hiền tài, có nhiều danh nhân văn hóa, có nhiều hào kiệt được trong nước và thế giới tôn vinh, đó là một dân tộc văn hiến. Truyền thống văn hiến đó là giá đỡ tinh thần vô cùng quý báu để dân tộc bước vào tương lai, sánh vai với các cường quốc năm châu và cần được gìn giữ và phát huy.

Với những thông tin trên đây, chúng tôi tin rằng Quý khách hàng đã phần nào nắm được nội dung văn hiến là gì? Ví dụ về văn hiến. Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Từ khóa » Ví Dụ Về Văn Hiến ở Việt Nam