Văn Hóa ẩm Thực Trên Thế Giới

 

Tiếng Anh: “food and drink” , Tiếng Pháp: “le boire et le manger”, Tiếng Nhật: “Nomikui” hay “kuinomi”. Theo từ điển Hán Việt thì ẩm thực chính là ăn uống, “ẩm” từ góc Hán nghĩa là uống, “thực” từ góc Hán nghĩa là ăn (ăn uống là hoạt động cung cấp năng lượng cho cơ thể con người để duy trì sự sống). Nhưng không những với mục đích duy trì sự sống, ăn uống đã trở thành nghệ thuật (nghệ thuật ẩm thực) không kém phần đặc sắc và phong phú như các loại hình nghệ thuật khác.

Ẩm thực vượt ra khỏi tầm vật chất ban đầu và trở thành một yếu tố văn hóa mang đặc trưng của một xã hội, một dân tộc qua cách chế biến, trình bày, bảo quản… Ẩm thực nói chung là cách ăn uống của con người. Tùy theo vùng miền, hoàn cảnh sống, người ta có thói quen ăn uống khác nhau (tập quán ẩm thực), tùy theo dân tộc, quá trình phát triển, địa hình, địa lý.. các dân tộc trên thế giới cũng có những phong cách ăn uống, những món ăn, thứ tự món ăn… khác nhau mà người ta gọi là “văn hóa ẩm thực”.

Từ điển Việt Nam thông dụng định nghĩa văn hoá ẩm thực theo 2 nghĩa: Theo nghĩa rộng: “Văn hóa ẩm thực” là một phần văn hóa nằm trong tổng thể, phức thể các đặc trưng diện mạo về vật chất, tinh thần, tri thức, tình cảm… khắc họa một số nét cơ bản, đặc sắc của một cộng đồng, gia đình, làng xóm, vùng miền, quốc gia… Nó chi phối một phần không nhỏ trong cách tứng xử và giao tiếp của một cộng đồng, tạo nên đặc thù của cộng đồng ấy.

Theo nghĩa hẹp: “văn hóa ẩm thực” là những tập quán và khẩu vị của con người, những ứng xử của con người trong ăn uống, những tập tục kiêng kỵ trong ăn uống, những phương thức chế biến bày biện trong ăn uống và cách thưởng thức món ăn.

Ăn để sống và sống để ăn là hai vấn đề khác nhau, hai cách sống, hai quan niệm rất khác xa nhau. Sống để làm việc nên cần ăn để duy trì sự sống làm việc đó, hoàn toàn khác với sống để ăn, ăn cho thỏa thích, ăn để hưởng thụ, ăn là mục đích hàng đầu và cũng là mục đích cuối cùng, tối thượng…

Dân ta có câu rất thực tế “Có thực mới vực được đạo” nhưng lại có câu “Miếng ăn quá khẩu thành tàn” hoặc “Ăn trông nồi ngồi trông hướng”… thì rõ ràng động tác ăn, hành động ăn rất được coi trọng. Ăn uống đối với người Việt không chỉ là ăn cho no, cho đủ mà nó đã vượt lên trên tất cả để thể hiện một triết lý, một lối cư xử trong cuộc sống. Vì thế, văn hóa ẩm thực không phải chỉ bàn về nghệ thuật chế biến, liệt kê các món ăn thức uống hay cách ăn mà còn phải bao gồm cả triết lý, khoa học, nghệ thuật, phong tục tấp quán, giáo dục trong ăn uống. như thế có thể hiểu về văn hóa ẩm thực là: Từ kỹ thuật nấu ăn, nâng lên một nghệ thuật  ăn uống  và thành một cách sống ăn uống của cộng đồng.

 

Chia sẻ:

  • Twitter
  • Facebook
Thích Đang tải...

Có liên quan

Từ khóa » Trong ẩm Thực Nghĩa Là Gì