VĂN HOÁ CHÀO HỎI CỦA NGƯỜI NHẬT - Shizen
Có thể bạn quan tâm
Văn hoá chào hỏi là văn hoá thể hiện trong giao tiếp đặc trưng của mỗi vùng miền, mỗi quốc gia. Chào hỏi thể hiện rõ nét đặc trưng bản sắc văn hóa dân tộc. Có nhiều người nói văn hoá chào hỏi của người Nhật được xem là văn minh nhất thế giới. Khi bạn làm việc tại Nhật Bản, đều bắt buộc phải ghi nhớ chính là văn hoá chào hỏi của người Nhật. Ở Nhật bạn sẽ được bắt gặp người Nhật cúi chào thay lời nói “xin chào” hay “chào tạm biệt”. Vậy tại sao người Nhật có thói quen như thế? Cùng Shizen tìm hiểu nhé!
Lễ hội Obon Nhật Bản – Bản sắc văn hóa dân tộc Nhật >>> XEM THÊM…
Mục lục
- Cách Cúi Chào Của Người Nhật Bản
- Tư Thế Chào Hỏi Của Người Nhật
- Những Lưu Ý Khi Chào Hỏi Của Người Nhật
Cách Cúi Chào Của Người Nhật Bản
Trên thực tế, mỗi quốc gia có văn hoá chào hỏi khác nhau. Văn hoá chào hỏi của xứ sở Phù Tang là một nét văn hoá không giống bất kỳ quốc gia nào. Cách cúi chào của người Nhật đơn giản chỉ để thể hiện lòng kính trọng của mình đối với người khác. Thông thường sẽ là người lớn tuổi hơn hoặc có địa vị cao hơn. Còn vẫy tay thì đang dần phổ biến hơn đối với giới trẻ Nhật Bản. Trong mọi hoàn cảnh dù đang ở nơi công cộng hay nơi trang nghiêm họ đều cúi chào nhau.
Người Nhật thường cúi đầu đầu chào kèm theo với những câu nói quen thuộc như: “Ohayo gozaimasu”, “Ohayo” với ý nghĩa xin chào; “Arigato” là “Xin cảm ơn”. Đây là những câu mà người Nhật thường nói sau khi cuối chào nhau.
Tư Thế Chào Hỏi Của Người Nhật
Đối với người Nhật, tư thế là một yếu tố quan trọng trong việc cúi chào của người Nhật. Khi bạn cúi đầu thì tư thế chào hỏi quan trong nhất là cúi thấp. Cuối thấp người từ thắt phần eo – thắt lưng trở lên và đứng thẳng với phần đầu gối khép lại với nhau.
Trong giao tiếp, bạn cần cúi đầu lại khi một người khác cúi đầu chào bạn. Đây là phép lịch sự, trừ khi vị trí của bạn thật sự cao hoặc bạn là bậc tiền bối của người đó. Người Nhật dựa vào tuổi tác, đoi tượng mà có các kiểu chào hỏi như sau:
Kiểu Eshaku – Kiểu Khẽ Cúi Chào
Eshaku hay còn gọi là kiểu khẽ cuối chào. Đây là kiểu chào hỏi cho những người cùng tuổi, cùng tần lớp, cùng địa vị xã hội. Chúng thể hiện sự thân thiện và nhẹ nhàng. Trong kiểu chào hỏi này thì thân và mình cúi khoảng 15 độ, trong vòng từ một đến hai giây. Đối với nam giới hai tay để bên hông, còn nữ đan chéo tay để trước thắt lưng.
Eshaku là kiểu cúi chào thường được dùng nhiều nhất trong ngày, là kiểu đơn giản nhất. Người Nhật thường chỉ chào đúng theo lễ trong lần gặp đầu tiên trong ngày, từ những lần gặp sau họ thường chỉ khẽ cúi chào.
Kiểu Keirei – Cúi Chào Bình Thường
Đây là kiểu cúi chào bình thường. So với kiểu Eshaku thể hiện sự trang trọng cao hơn. Kiểu Keirei dùng trong chào hỏi với cấp trên, những người lớn tuổi hơn, đối tác làm ăn hoặc khách hàng.
Với kiểu chào này hạ thấp người từ 30 độ trong khoảng 2 giây. Trong trường hợp bạn đang tư thế ngồi, muốn thực hiện động tác này thì hai tay phải úp xuống mặt đất và cách nhau 20cm. Khoảng cách từ đầu đến mặt sàn khi cúi nên ở mức 15cm.
Keirei là kiểu cúi chào dùng trong làm ăn. Vì vậy, đối với các bạn làm việc với người Nhật cần nắm rõ về cách chào hỏi này.
Kiểu SaiKeiRei – Kiểu Thay Thế Cho Những Lời Chào Trang Trọng
Trong 3 kiểu chào thì kiểu Saikeirei là trang trọng nhất. Kiểu này thể hiện sự tôn trọng cao nhất tới đối phương. Chúng thể hiện lòng biết ơn, niềm kính trọng và sự coi trọng mối quan hệ.
Kiểu chào trang trọng này người Nhật cúi chào rất thấp, khoảng 45 đến 60 độ và giữ trong khoảng 3 giây hoặc lâu hơn. Thường thì người Nhật sẽ nói lời chào trước khi cúi đầu chào hoặc thực hiện hai hành động song song, vừa nói vừa cúi đầu chào.
Bên cạnh thể hiện sự quý trọng, biết ơn đối với bề trên, kiểu chào này cũng thay lời xin lỗi. Thể hiện thành ý của người Nhật khi họ gửi lời xin lỗi đến người đối diện.
Những Lưu Ý Khi Chào Hỏi Của Người Nhật
Tuỳ vào địa vị xã hội và quan hệ giao tiếp của người Nhật có các kiểu chào khác nhau. Nhưng nguyên tắc chung là người cấp dưới phải chào cấp trên trước. Đây cũng là điểm chung trong văn hoá giao tiếp của các nước trên thế giới.
Tuỳ vào mức độ trang trọng của lời chào, tùy vào hoàn cảnh và người đối diện mà chọn cách chào hợp lý.
Khi cúi chào, chúng ta phải giữ lưng thật thẳng, luôn trong tư thế ngẩng cao đầu. Nữa thân trên nhẹ nhàng hướng về phía trước nhưng nữa thân dưới phải theo một đường thẳng, không được cong.
Đối với nam hai tay đặt dọc theo thân, còn với nữ hai tay đặt vạt trước, bàn tay phải đặt trên bàn tay trái. Mắt luôn hướng xuống khi thực hiện động tác cúi đầu, càng cúi lâu càng thể hiện sự tôn trọng của chúng ta đối với người đối phương.
Hành động cúi đầu không chỉ dùng để chào hỏi mà còn dùng để thể hiện lòng biết ơn, xin lỗi.
” TÌM HIỂU THÊM ” Những nét đặc trưng trong văn hoá ẩm thực Nhật Bản
_________________________
NHẬT NGỮ SHIZEN – KẾT SỨC MẠNH NỐI THÀNH CÔNG Địa chỉ: 1S Dân Chủ, phường Bình Thọ, Thủ Đức, TPHCM Hotline: 028-7109-9979 FaceBook: Nhật Ngữ Shizen
3 (0)Từ khóa » Người Nhật Bản Chào Nhau Bằng Cách Nào
-
Học Cách Chào Hỏi Của Người Nhật để Giao Tiếp Hiệu Quả Khi Làm Việc
-
Văn Hóa Chào Hỏi Của Người Nhật Như Thế Nào? - .vn
-
Cách Cúi Chào Của Người Nhật Bản | Du Học Nhật Bản [GoToJapan]
-
Cách Chào Hỏi Của Người Nhật - .vn
-
Văn Hóa Chào Hỏi Của Người Nhật Bản- Hành Trang Không Thể Thiếu ...
-
Tìm Hiểu Về Văn Hóa Trong Cách Cúi Chào Của Người Nhật Khi Giao Tiếp
-
Tìm Hiểu 3 Kiểu Chào Hỏi Của Người Nhật
-
Văn Hóa Chào Hỏi Của Người Nhật Bản
-
5 Cách Cúi Chào Của Người Nhật Trong Văn Hóa Chào Hỏi Ojigi
-
Phong Tục Và Nguồn Gốc Chào Hỏi Của Người Nhật. Những Lời Chào ...
-
Các Kiểu Cúi Chào ở Nhật
-
ĐẰNG SAU CÁI CÚI ĐẦU - CÁCH CHÀO CỦA NGƯỜI NHẬT
-
Cách Chào Hỏi Của Người Nhật Bản Như Thế Nào? - TOKYOMETRO
-
Tìm Hiểu Văn Hóa Chào Hỏi Của Người Nhật Bản