Văn Hóa Dân Tộc Thiểu Số Dưới 1.000 Người - Mong Manh Bản Sắc
Có thể bạn quan tâm
Bảo tồn văn hóa các dân tộc cần có sự tham gia của toàn xã hội |
Chia sẻ tại Hội thảo “Giải pháp bảo tồn, phát huy văn hóa của 5 dân tộc thiểu số có số dân dưới 1.000 người”, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) vừa tổ chức, nghệ nhân Pờ Chà Nga- dân tộc Si La (Seo Hai, Can Hồ, Mường Tè, Lai Châu) - cho biết, được nhà nước hỗ trợ, người Si La ở Can Hồ đã có đời sống văn hóa tiến bộ hơn, không còn hôn nhân cận huyết thống, không đốt nương chọc lỗ… Một số ít con em dân tộc Si La đã được học cao đẳng, đại học và có việc làm. Thế nhưng, người trẻ dân tộc Si La giờ đây không biết hát tiếng dân tộc, một số lễ hội truyền thống cũng không còn biết để tổ chức. Mai này người già mất đi thì không biết người Si La còn múa hát tiếng mẹ đẻ nữa không?...
Dân tộc Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu cư trú chủ yếu ở các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Nghệ An và Kon Tum, điều kiện sống còn quá nhiều khó khăn, giao thông không thuận tiện, nên khả năng tự bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống rất hạn chế. Có dân tộc hiện không còn tồn tại mô hình cư trú, làng bản truyền thống, thậm chí ngay cả tiếng nói, chữ viết, trang phục… cũng bị mai một dần.
Theo PGS.TS Lê Ngọc Thắng (Trường Quản lý cán bộ văn hóa, thể thao và du lịch), trong những năm qua, Chính phủ và chính quyền địa phương đã có nhiều chính sách đặc thù hỗ trợ tạo điều kiện đầu tư về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, chuyển giao khoa học công nghệ… để các dân tộc từng bước phát triển sản xuất, bảo tồn bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, phát triển kinh tế- xã hội, bảo tồn bản sắc văn hóa của các dân tộc đặc biệt có dân số ít này cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục được quan tâm và tìm ra giải pháp đặc thù.
Thời gian qua, các nhà nghiên cứu văn hóa, nhà nghiên cứu dân tộc học đã có cảnh báo về nguy cơ mất bản sắc văn hóa truyền thống của 5 dân tộc này. Các cơ quan quản lý nhà nước cũng đã và đang có các giải pháp, chính sách và dự án để hỗ trợ các dân tộc nói trên. Tuy nhiên, kết quả vẫn rất hạn chế.
Thời gian tới, Bộ VH-TT&DL sẽ phối hợp với các địa phương tiến hành rà soát, đánh giá, phân loại và đưa ra danh mục giá trị văn hóa cần được bảo tồn, trên cơ sở đó xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể theo từng năm. |
Theo GS.TS Vương Xuân Tình- Viện trưởng Viện Dân tộc học (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam)- việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc ít người không chỉ đơn thuần là câu chuyện văn hóa, nó còn mang tính chính trị. Tuy nhiên, đối với dân tộc có dân số ít, bản sắc văn hóa của đồng bào đang rất mong manh. Bởi chúng ta sống trong cộng đồng dân tộc anh em xung quanh, việc giao lưu tiếp xúc văn hóa là rất bình thường. Nhất là trong xã hội của chúng ta, bên cạnh mặt tích cực cũng nảy sinh nhiều tiêu cực, dễ làm xói mòn và mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc thiểu số.
Ông Vương Xuân Tình gợi mở, bảo tồn văn hóa các dân tộc rất ít người cần xác định thứ tự ưu tiên xem cái gì cần làm trước (ngôn ngữ, trang phục, nhà cửa, dân ca, dân vũ, tín ngưỡng). Có thể gắn bảo tồn văn hóa với phát triển du lịch để giúp đồng bào có kinh phí duy trì. Ngoài ra, công tác bảo tồn cũng cần có sự huy động tối đa sự tham gia của các tổ chức xã hội, đoàn thể.
Từ khóa » Dân Tộc Dưới 1000 Người
-
Bảo Tồn Và Phát Triển Các Dân Tộc Thiểu Số Rất ít Người
-
Danh Sách Các Dân Tộc Việt Nam Theo Số Dân - Wikipedia
-
Bảo Tồn, Phát Huy Văn Hóa 5 Dân Tộc Thiểu Số Có Số Dân Dưới 1000 ...
-
Nâng Cao Chất Lượng Dân Số Của Các Dân Tộc Thiểu Số Rất ít Người
-
Bảo Tồn, Phát Huy Văn Hóa Các Dân Tộc Thiểu Số Dưới 1000 Người
-
Bảo Vệ Và Phát Triển Dân Số Các Dân Tộc Rất ít Người
-
Dân Tộc Thiểu Số ở Việt Nam | Open Development Vietnam
-
Chất Lượng Dân Số Của Các Dân Tộc Thiểu Số Rất ít Người - Bộ GD&ĐT
-
[PDF] Dân Tộc Thiểu Số - Tổng Cục Thống Kê
-
Bảo Tồn, Phát Huy Văn Hóa 5 Dân Tộc Có Dân Số Dưới 1.000 Người
-
Bảo Tồn Văn Hóa 5 Dân Tộc Thiểu Số Dưới 1.000 Người
-
Bảo Tồn, Phát Huy Văn Hóa 5 Dân Tộc Thiểu Số Dưới 1.000 Người - NTO
-
[PDF] BIỂU TỔNG HỢP