Văn Hóa Quà Tặng Nhật Bản: Vì Sao Tinh Tế?

Văn hóa quà tặng Nhật Bản - gửi trọn tâm tình đến người nhận

"Nhật Bản từ xưa vốn đã có văn hóa “Tsutsumu” (gói, bọc), một phong tục bắt nguồn từ ý nghĩ muốn gửi tặng những thứ hoàn hảo đến người quan trọng. Khi đó, thứ bạn nhận được không chỉ đơn thuần là một món đồ mà sự quan tâm cũng được gói ghém theo. Ngày nay, việc gói quà đã trở nên thông dụng hơn. Quà tặng được gói lại rồi trao đi là điều hết sức cơ bản, thậm chí ở nhiều cửa hàng còn có cả dịch vụ gói quà miễn phí. Tuy vậy, cũng có người tự tay mua vật liệu và thực hiện những kiểu gói mang đậm dấu ấn cá nhân.Omiyage là quà lưu niệm, tức là thứ bạn mua về từ những chuyến du ngoạn. Chỉ cần để nguyên như thế để tặng thôi cũng đủ khiến người nhận vui rồi, nhưng nếu bạn chăm chút thêm cho việc gói ghém, chúng sẽ trở thành món quà mang nhiều giá trị về sự quan tâm. Với tôi, thậm chí khi mua những món Omiyage giống nhau, tôi vẫn gói từng món với giấy gói và dây nơ khác nhau, kèm với thiệp viết tay sao cho phù hợp với người nhận. Vì tôi nghĩ sự chăm chút nhỏ nhoi đó cũng sẽ trở thành một phần của món quà.Bạn không cần phải mua vật liệu đắt tiền hay thực hiện kiểu gói cầu kì phức tạp. Ở cửa hàng 100 yên của Nhật bày bán rất nhiều thứ cần thiết giúp gói quà. Chỉ cần nghĩ đến việc bạn chọn quà lưu niệm, mua giấy gói và dây nơ rồi tự tay gói quà, chắc chắn người nhận sẽ rất hạnh phúc." - Cô Miki Yoshido chia sẻ.

Những lưu ý khi gói quà trong văn hóa Nhật Bản

Giấy gói và khăn Furoshiki

Tùy sức sáng tạo mà bạn có thể dùng bất cứ loại chất liệu nào để gói quà, nhưng để quà tặng mang bản sắc Nhật Bản, nên dùng giấy Washi hoặc khăn Furoshiki. Đặc biệt Furoshiki được sử dụng rất nhiều trong văn hóa tặng quà của người Nhật. Khi đó, ngoài quà tặng bên trong, màu sắc hoa văn của khăn cũng được lựa chọn kĩ càng sao cho phù hợp với người nhận và sự kiện.

Màu sắc

Khi gói quà, màu sắc cũng là một yếu tố phải cân nhắc. Ở Nhật, đỏ được xem là màu tràn đầy sức sống và tượng trưng cho sự trường thọ nên thích hợp cho quà sinh nhật, lễ cưới thì kết hợp đỏ - trắng. An toàn nhất là sử dụng màu pastel, đặc biệt là hồng và vàng, vì tông màu sáng, tươi vui của chúng phù hợp với hầu hết các sự kiện.

Nơ trang trí

Nếu gói quà theo phong cách Tây Âu, bạn có thể sáng tạo tùy thích, nhưng nếu trang trí bằng nút thắt Mizuhiki, bạn cần phải chú ý về hình dáng và màu sắc của nút thắt sao cho không bị nhầm lẫn dẫn đến thất lễ. (Xem thêm về nút thắt Mizuhiki ở trang 48).

Vui hơn nữa với quà lưu niệm - Gói quà đơn giản

Món quà bạn chọn bằng cả tâm huyết sẽ trở nên tuyệt vời hơn khi được gói ghém đáng yêu như cô Miki Yoshido hướng dẫn dưới đây! Nguyên vật liệu đều là những thứ sẵn có hoặc dễ dàng mua được.

Lịch thiệp với hộp quà và giấy gói

Chuẩn bị:

Quà lưu niệm đã cho vào hộp/ Giấy gói/ Dây nơ, dây thừng (trong hướng dẫn sử dụng dây len)/ Kéo/ Băng keo hoặc hồ dán/ Thiệp viết lời nhắn

chuẩn bị

❶ Cắt giấy phù hợp với kích thước của hộp. Phần sẽ dán chồng lên nên rộng khoảng 1cm để dễ sử dụng. Khi ướm thử, nếu giấy còn thừa gây khó gói thì hãy cắt bớt đi.

bước 1

❷ Đặt hộp vào giấy gói sao cho mặt trên hộp sẽ trở thành mặt dưới và gói lại. Dán cố định bằng băng keo hoặc hồ dán, gấp mép phía trên.

bước 2

❸ Gấp mép xuống, nếu dư giấy hãy gấp phần đó vào trong và dán lại bằng băng keo. Đặt hộp lại theo hướng mặt trên hộp quay lên trên, buộc lại bằng dây nơ hoặc dây thừng.

Bước 3Gấp vào trong và dán lại

[Bí quyết]

Nên chọn băng keo không quá nổi bật hoặc tem dán có thiết kế đẹp ♪

Đính kèm vài dòng nhắn gửi viết tay sẽ rất tuyệt!

thành phẩm

Với món quà lưu niệm xinh xắn, hãy gói bằng túi trong suốt

Chuẩn bị:

Quà lưu niệm (Maneki-neko)/ Túi trong (đáy bằng)/ Kẹp giấy/ Dây/ Phong bì nhỏ (hoặc miếng tag, thiệp mini)/ Masking tape/ Miếng lót (vải)/ Đồ bấm lỗ/ Kéo

Từ khóa » Có Mấy Cách Gói Quà Nhật Bản