VĂN HÓA VÙNG VIỆT BẮC - Ngữ Văn - Lê Khánh Mai

Đăng nhập / Đăng ký VioletBaigiang
  • ViOLET.VN
  • Bài giảng
  • Giáo án
  • Đề thi & Kiểm tra
  • Tư liệu
  • E-Learning
  • Kỹ năng CNTT
  • Trợ giúp

Thư mục

Các ý kiến mới nhất

  • hay...
  • BÀI 5 T1 SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI...
  • Bài 5. Em vượt qua khó khăn trong học tập...
  • Bài 9. Triều Lý và việc định đô ở Thăng...
  • Bài 9. Triều Lý và việc định đô ở Thăng...
  • Bài 11 T3 Năng lượng mặt trời,  gió và nước...
  • Bài 11 T2 Năng lượng mặt trời,  gió và nước...
  • Luyệntậptìm ý, lậpdàn ý chobàivănkểchuyệnsángtạo...
  • BAI 6 T2 NÓI VÀ NGHE...
  • BAI 6 T1 BUOI SANG Ở TP HỒ CHÍ MINH...
  • BAI 5 T4 VIET BAI VAN KCST...
  • BAI 5 T3 LTVC LT VỀ ĐẠI TỪ...
  • BAI 5 T1,2 TRƯỚC NGÀY GIÁNG SINH...
  • BAI 36 CHIA MỘT SỐ TN CHO MỘT SỐ TN...
  • Thành viên trực tuyến

    230 khách và 312 thành viên
  • Trần Thị Diễm Phúc
  • Trần Thị Thiệp
  • Lưu Thị Ngọc
  • Danh Tùng
  • Trần Anh Tuấn
  • Lý Thị Thanh Bình
  • Hoàng Vân
  • Ban Thi Thanh Dien
  • Nguyễn Hoàng Minh
  • Đoàn Văn Khang
  • Đặng Ngọc Phương Vy
  • Nguyễn Minh Anh
  • Khuc Truong Giang
  • nguyễn Thị Anh
  • Hà Thị Cúc
  • Lam Quoc Phong
  • Lộc Thị Thắm
  • Nguyễn Văn Tín
  • Nong Van Long
  • Lưu Thị Hạnh
  • Tìm kiếm theo tiêu đề

    Searchback

    Đăng nhập

    Tên truy nhập Mật khẩu Ghi nhớ   Quên mật khẩu ĐK thành viên

    Tin tức cộng đồng

    5 điều đơn giản cha mẹ nên làm mỗi ngày để con hạnh phúc hơn

    Tìm kiếm hạnh phúc là một nhu cầu lớn và xuất hiện xuyên suốt cuộc đời mỗi con người. Tác giả người Mỹ Stephanie Harrison đã dành ra hơn 10 năm để nghiên cứu về cảm nhận hạnh phúc, bà đã hệ thống các kiến thức ấy trong cuốn New Happy. Bà Harrison khẳng định có những thói quen đơn...
  • Hà Nội công bố cấu trúc định dạng đề minh họa 7 môn thi lớp 10 năm 2025
  • 23 triệu học sinh cả nước chính thức bước vào năm học đặc biệt
  • Xem tiếp

    Tin tức thư viện

    Chức năng Dừng xem quảng cáo trên violet.vn

    12087057 Kính chào các thầy, cô! Hiện tại, kinh phí duy trì hệ thống dựa chủ yếu vào việc đặt quảng cáo trên hệ thống. Tuy nhiên, đôi khi có gây một số trở ngại đối với thầy, cô khi truy cập. Vì vậy, để thuận tiện trong việc sử dụng thư viện hệ thống đã cung cấp chức năng...
  • Khắc phục hiện tượng không xuất hiện menu Bộ công cụ Violet trên PowerPoint và Word
  • Thử nghiệm Hệ thống Kiểm tra Trực tuyến ViOLET Giai đoạn 1
  • Xem tiếp

    Quảng cáo

    Hướng dẫn sử dụng thư viện

    Bài 4: Quản lí ngân hàng câu hỏi và sinh đề có điều kiện

    12808795 Ở , , chúng ta đã biết cách tạo một đề thi từ ngân hàng có sẵn hay tự nhập câu hỏi, tạo cây thư mục để chứa đề thi cho từng môn. Trong bài này chung ta tiếp tục tìm hiểu cách xây dựng và quản lý ngân hàng câu hỏi mà mình đã đưa lên và...
  • Bài 3: Tạo đề thi trắc nghiệm trực tuyến dạng chọn một đáp án đúng
  • Bài 2: Tạo cây thư mục chứa câu hỏi trắc nghiệm đồng bộ với danh mục SGK
  • Bài 1: Hướng dẫn tạo đề thi trắc nghiệm trực tuyến
  • Lấy lại Mật khẩu trên violet.vn
  • Kích hoạt tài khoản (Xác nhận thông tin liên hệ) trên violet.vn
  • Đăng ký Thành viên trên Thư viện ViOLET
  • Tạo website Thư viện Giáo dục trên violet.vn
  • Xác thực Thông tin thành viên trên violet.vn
  • Hỗ trợ trực tuyến trên violet.vn bằng Phần mềm điều khiển máy tính từ xa TeamViewer
  • Xem tiếp

    Hỗ trợ kĩ thuật

    • (024) 62 930 536
    • 0919 124 899
    • hotro@violet.vn

    Liên hệ quảng cáo

    • (024) 66 745 632
    • 096 181 2005
    • contact@bachkim.vn

    Tìm kiếm Bài giảng

    Đưa bài giảng lên Gốc > Cao đẳng - Đại học > Ngữ văn >
    • VĂN HÓA VÙNG VIỆT BẮC
    • Cùng tác giả
    • Lịch sử tải về

    VĂN HÓA VÙNG VIỆT BẮC Download Edit-0 Delete-0

    Wait
    • Begin_button
    • Prev_button
    • Play_button
    • Stop_button
    • Next_button
    • End_button
    • 0 / 0
    • Loading_status
    Nhấn vào đây để tải về Báo tài liệu có sai sót Nhắn tin cho tác giả (Tài liệu chưa được thẩm định) Nguồn: Người gửi: Lê Khánh Mai Ngày gửi: 16h:02' 12-12-2016 Dung lượng: 26.8 MB Số lượt tải: 384 Số lượt thích: 2 người (phan thi ngoc linh, Lê Khánh Mai) CHÀO MỪNG CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THỰC HÀNH NHÓM 4Thành viên nhóm 4:Lục Thị Lan AnhNguyễn Bảo ÁnhNgô Thế DuyThẩm Hương GiangLê Thị Khánh MaiLê Hồng PhươngTrần Thị ThùyGiáp Ninh TrangNguyễn Huyền TrangBÀI THỰC HÀNHTÌM HIỂU VỀ VÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC Các vùng văn hóa Việt NamVùng văn hóaTây BắcVùng văn hóaViệt BắcVùng văn hóaChâu thổ Bắc BộVùng văn hóaTrung BộVùng văn hóa Tây NguyênVùng văn hóa Nam BộVÙNG VĂN HÓA VIỆT BẮC Đặc điểm tự nhiên và xã hộiĐặc điểm văn hóaVị trí, phạm vi địa lýĐịa hình, khí hậuĐặc điểm dân cưKhái quátVật chất (Ăn, mặc, ở,..)Tinh thần(Lễ tết, Tang ma, cưới hỏi, giáo dục, ngôn ngữ..)VĂN HÓA VẬT CHẤT1. Văn hóa kiến trúc nhà ở a. Nhà sànNhà sàn của người Nùng ở Việt Bắc (Lạng Sơn, Cao Bằng) thường được làm tựa lưng vào đồi núi, mặt hướng ra phía ruộng đồng và cảnh trí thiên nhiên thoáng đãng, rộng rãi, tránh núi non, sông ngòi, bụi cây có hình thù kỳ bí. Ðiều này xuất phát từ quan niệm của người Tày, Nùng cho rằng: mỏm núi hình mũi tên hướng vào nhà thì mọi người trong nhà sẽ hay gặp phải tai nạn, thương vong; bụi cây có hình thù của thú dữ sẽ làm cho gia cầm chăn nuôi hay bị chết, bị bắt; còn một dòng suối chảy qua nhà sẽ làm gia đình bị mất của... Nhà sàn ở vùng Việt Bắc có 2 loại: Nhà 2 mái và nhà 4 mái.Nhà sàn hai máiMặt bằng nhà sàn của người Tày, Nùng thường có bề ngang hẹp và lòng nhà sâu, trong nhà có từ 7 đến 9 hàng cột.Ngôi nhà dân tộc Tày tràn ngập ánh sáng tự nhiên.Các ngôi nhà trong bản thường được dựng song song với nhau và chạy theo triền đồi.b. Nhà đấtBên cạnh nhà sàn, nhà đất cũng là một kiểu nhà chính ở Việt Bắc.Nhà trình tường (nhà đất) ở Hà GiangVới môi trường sống ở trên các sườn núi cao, khí hậu lạnh khắc nghiệt, môi trường đã hình thành nên nét độc đáo trong văn hóa kiến trúc của ngôi nhà trình tường bằng đất, thường được lợp ngói hoặc tranh, phù hợp với ưu điểm chống được kẻ gian, thú dữTường trình bằng đất dày tới nửa mét, mái lợp bằng cỏ, nhà dựa lưng vào núi quay mặt hứng gió, dù mùa hè nắng nóng khắc nghiệt nhưng chỉ cần bước chân vào, sẽ có cảm giác mát dịu dù cả nhà chắng có một cái quạt hay chiếc điều hòa...2. Văn hóa trong sản xuất – buôn bán. Hoạt động sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi)Hoạt động sản xuất: chủ yếu là cây lương thực ( lúa nước, ngô, khoai,...) và một số loại cây ăn quả. Do địa hình của Việt Bắc chủ yếu là đồi núi nên tất cả được trồng trên ruộng bậc thang (đây được coi là nét đẹp riêng biệt của hoạt động sản xuất miền núi) Hoạt động chăn nuôi:Gia súc lớn (trâu, bò. lợn): gia cầm (gà) Việt Bắc có địa hình chủ yếu là đồi núi, dân cư thưa thớt nên kinh tế ở vùng chủ yếu là tự cung tự cấp, cuộc sông con người nơi đây găn liền với thiên nhiên.Nghề dệt vải chàm, thổ cẩm nổi tiếng với các hoa văn phong phú, với các sắc màu sặc sỡ.Mô tả hoạt động Dệt vải của người Tày - BTVHCDTVNLàng nghề dệt vải chàm ở Bắc KạnHoạt động buôn bán :Cũng từ đặc điểm điểm địa hình chủ yếu là đồi núi hiểm trở, đi lại khó khăn nên các hoạt động trao đổi buôn bán giữa các tỉnh các huyện không thuận lợi, nhiều nơi một tháng mới có một - hai phiên chợ.Nói đến sinh hoạt văn hoá của cư dân vùng Việt Bắc không thể không nói đến sinh hoạt hội chợ ở đây- là nơi để trao đổi hàng hoá, nhưng cũng là nơi để nam nữ thanh niên trao duyên, tỏ tình.Phiên chợ vùng cao – Bảo tàng VHDTVNCác mặt hàng chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt, lao động và được phân bố theo từng mùa...Đặc biệt, ở các phiên chợ vùng cao luôn rực rỡ sắc màu của trang phục người đi bán đi mua và của vải vóc, quần áo bày bán.Chợ phiên Quyết Tiến (Hà Giang)Em là Lục Thị Lan Anh, thành viên của nhóm 4, xin thuyết trình về văn hóa Việt Bắc thể hiện qua trang phục.Sinh sống ở các tỉnh miền núi phía Bắc như Tuyên Quang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn... Đồng bào dân tộc Tày đã tạo cho mình một bản sắc riêng. Qua những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, ngôn ngữ,... đồng bào Tày đã có một kho tàng văn hóa truyền thống. Đặc biệt, trang phục truyền thống từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa cũng như nét đẹp bình dị và độc đáo của dân tộc Tày ở khắp miền phía Bắc. 3. Văn hóa trong trang phụcMỗi dân tộc có một trang phục truyền thống khác nhau. Đó chính là nét đẹp trong bản sắc văn hóa Việt Nam.Ở vùng Việt Bắc, phần đông dân cư là người Tày và người Nùng. Vùng núi cao có người Hmông, người Hà Nhì, người Lô Lô, người Dao,… ngoài ra còn có người Mường, dân tộc Mán ( Sán Chay, Sán Dìu..)Trang phục của người Tày có tính thống nhất, được phân biệt theo giới tính, địa vị, lứa tuổi, theo nhóm địa phương. -Trang phục nam dân tộc Tày:Áo cánh 4 thân xẻ ngực, cổ tròn, cao, không có cầu vai, tà áo xẻ cao, có hàng cúc vải ở trước ngực và hai túi.Quần của nam giới được may theo kiểu đũng chéo, cả quần lẫn áo của nam giới Tày được may bằng vải chàm.Có khăn đội đầu và giày vải. Ít dùng đồ trang sức. Vì vậy, trang phục của đàn ông Tày khá giản dị.Trang phục nam của Tày và Nùng chỉ khác nhau cơ bản về kích thước.Áo nam dân tộc Nùng có hai loại: năm thân và bốn thân. Loại bốn thân xẻ ngực, hai túi trên, hai túi dưới. Loại năm thân xẻ tà, may dài. được trang trí những đường viền trên ống tay. Quần có ống rất rộng so với trang phục của các dân tộc trong khu vực. Đầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn, có khi mang vòng bạc cổ, có khi không mang. Trang phục nữ dân tộc Tày và Nùng lại đa dạng và phong phú hơn. Trang phục của phụ nữ Tày và Nùng gồm áo cánh, áo dài 4 hoặc 5 thân, quần váy, thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải và một số trang sức bạc. Trang phục của phụ nữ Tày: Trang phục truyền thống của phụ nữ Tày được thể hiện từ khăn vấn đầu, yếm trên ngực cho đến vòng đeo cổ, tà áo, váy.Đội khăn vuông màu chàm (có nét giống khăn mỏ quạ người Kinh), yếm ngực hình quả trám cân đối tạo sự kín đáo.Đồ trang sức cũng khá đơn giản: vòng cổ, vòng tay, vòng chân, xà tích bằng bạcÁo cánh bốn thân, cổ tròn, có hai túi nhỏ phía dưới hai vạt trước.Áo dài may dài với 5 thân, xẻ nách phải, cài cúc vải hoặc đồng, cổ tròn, ống tay và thân hẹp, có eo.Điểm nhấn là thắt lưng màu sắc nổi bật trên nền chàm.Trang phục phụ nữ Nùng:Phụ nữ Nùng thường mặc cả loại áo 5 thân và 4 thân. Hoa văn trên cổ áo là những họa tiết hình vuông, hình quả trám liền kề nhau. Các hạt bạc dọc nẹp áo làm khuy áo, nét trang trọng riêng biệt. Chiếc váy của phụ nữ dân tộc Nùng trông tựa như hình chóp cụt. Cạp váy được cắt ghép từ 12 màu vải khác nhau tượng trưng cho 12 tháng trong năm. Chiếc váy mặc vào ôm tròn lấy eo, thân váy hơi bồng lên tạo sự duyên dáng, trẻ trung cho trang phục. Nhìn tổng thể, bộ trang phục của phụ nữ Nùng rất hài hòa.Đồ trang sức bằng bạc cũng là một bộ phận quan trọng, tạo nên nét đặc sắc của trang phục truyền thống của phụ nữ Nùng. Khuyên tai và vòng cổ được cài những chùm tua xúc xích, đuôi có hình tam giác, hình con cá, con bướm, được trạm trổ tỉ mỉ và tinh xảoDân tộc Lô LôDân tộc DaoDân tộc Hà NhìDân tộc Sán DìuDân tộc H’Mông4. Văn hóa ẩm thựcMỗi địa phương, mỗi dân tộc lại có những nét độc đáo khác nhau trong văn hóa ẩm thực.Bữa ăn của cư dân Việt Bắc mang tính bình đẳng, nhân ái. Tất cả các thành viên trong nhà ăn chung một mâm, khách đến nhà rất được ưu ái, nể trọng.Lương thực chính của cư dân vùng Việt Bắc là gạo tẻ tuy nhiên các món ăn làm bằng gạo nếp cũng được chú trọng, ngô được chế biến tinh tế. Tiêu biểu như cốm hay xôi ngũ sắc.Cốm là nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của người dân vùng cao mỗi khi thu về. Xôi ngũ sắc- Món ăn đặc trưng cho văn hóa của đồng bào dân tộc vùng caoVăn hóa ẩm thực Cao Bằng:Bánh khẩu sli chế biến từ gạo nếp, lạc, đường mật và được sản xuất theo phương pháp thủ công với các công đoạn: đồ xôi, phơi, giã, sấy, sàng, rang.... bánh có mùi vị rất đặc trưng, thơm, ngon và bổ dưỡng.Bánh Trứng kiến (tiếng Tày gọi là pẻng rày) được làm từ bột nếp, trứng kiến đen cùng lá non của cây vả. Bánh trứng kiến ăn dẻo, thơm mùi lá vả, béo và ngậy mùi trứng kiến Nằm khâu là món ăn trong cỗ cưới của người Tày ở Cao Bằng. Nguyên liệu làm từ thịt ba chỉ rán và khoai sọ, mang vị ngọt béo khó quên.Khi nói về các sản vật quý của Cao Bằng ai cũng nhớ đến Hạt dẻ Trùng Khánh, đó là thứ qủa ở Việt Nam duy nhất chỉ có ở Cao Bằng.Văn hóa ẩm thực Bắc Kạn Bánh dày là loại bánh truyền thống, đặc sản của vùng quê Bắc Kạn.Cơm lam được làm từ gạo (thường là gạo nếp) cùng một số nguyên liệu khác, cho vào ống tre, giang, nứa v.v. và nướng chín trên lửa. Gạo bao thai Chợ Đồn- một loại đặc sản mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất chiến khu xưa.Măng ớt – Đặc sản hương rừng Bắc KạnVăn hóa ẩm thực Lạng SơnVịt quay Thất KhêLợn quay xứ LạngRượu Mẫu SơnVăn hóa ẩm thực Thái NguyênChè Tân Cương hội tụ tinh hoa đất trời - món quà thiên nhiên ưu ái ban tặng Thái NguyênBánh chưng Bờ Đậu- đặc sản Phú LươngBánh cooc mò (sừng bò) dân tộc Tày, NùngGạo bao thai Định HóaVăn hóa ẩm thực Tuyên QuangThịt lợn, thịt trâu gác bếp của người TàyMắm cá ruộng Chiêm Hóa vừa là món ăn truyền thống, vừa là một vị thuốc hiệu nghiệm.Cam sành Hàm YênVăn hóa ẩm thực Hà GiangThịt bò khô - Cao nguyên đá Đồng VănLạp xưởng gác bếpBánh tam giác mạchThắng dềnVĂN HÓA TINH THẦNĐời sống văn hoá tinh thần của cư dân Việt Bắc có những nét cơ bản giống với các khu vực khác.1. Tín ngưỡng, tôn giáoTín ngưỡng đa thần của cư dân Việt Bắc hướng niềm tin của con người tới thần bản mệnh, trời- đất, tổ tiên. Các thần linh rất đa dạng, có nhiều vị thần như thần núi, thần sông, thần đất. Một số nơi thuộc vùng Việt Bắc còn thờ vua, thờ giàng then (Chúa tể thần linh)Nghi lễ cúng thần bản mệnh Ý thức cộng đồng được củng cố thông qua việc thờ thần bản mệnh của mường hay của bản. ý thức về gia đình, dòng họ được củng cố thống qua việc thờ phụng tổ tiên. Mỗi gia đình có 1 ban thờ tổ tiên đặt ở vị trí trang trọng nhất nhà. Ngoài ra, trong nhà họ còn thờ vua bếp. Diện mạo tôn giáo Việt Bắc cũng có những nét khác biệt. các tôn giáo như Phật giáo, Đạo gíao đều có ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người dân ở Việt Bắc. Chùa thờ phật ít hơn ở đồng bằng, nhưng cũng có những ngôi chùa nổi tiếng như: Chùa Hang, chùa Úc Kì, Chùa Diên Khánh, chùa Nhị Thanh, chùa Tam Thanh,...Chàu Hang- Đồng Hỷ, Thái NguyênChùa Tam Thanh- Lạng SơnNhiều nơi trong vùng Việt Bắc rất coi trọng tín ngưỡng, họ luôn tin vào thánh, thần. Quan niệm rằng trong nhà có những con ma nên thường mời thầy về trừ tà, làm phép. Đây là một nét văn hóa truyền thống, tuy nhiên để lại nhiều hậu quả, cần hạn chế.Thầy cúng làm lễ trừ tà- Hình ảnh mô phỏng ở BTVHCDTVN2. Văn hóa dân gian Văn hoá dân gian Việt Bắc khá đa dạng về thể loại, phong phú về số lượng tác phẩm như thành ngữ, tục ngữ, truyện cổ tích, nói ví, câu đố và đồng dao, dân ca. Hát lượn về nhu cầu giao duyên hoặc bộc bạch niềm thương nhớ nhuốm màu đau thương, diễn tả tình yêu nặng sâu. Ví dụ:Gà gáy dạo chơi ta kết giao.Trông lên trời thẳm sáng đầy saoTrăng lên sáng trời trăng phải lặn.Giờ này đôi ta biết làm sao?  Múa hát là sinh hoạt thường xuyên gắn liền với đời sống các dân tộc vùng cao Việt Bắc Dân ca, đặc biệt, lời ca giao duyên: Lượn cọi và lượn slương là những thể loại tiêu biểu được đồng bào dân tộc Tày- Nùng ưa chuộng. Người Nùng có lối hát giao duyên rất độc đáo là sli. Sli thường được hát theo lối có tổ chức hoặc không có tổ chức trong dịp mừng nhà mới, mừng sinh nhật, ngày Tết, ngày hội đầu xuân… Sli rất phong phú, thường mỗi nhánh Nùng có một loại sli Dân tộc Tày- Nùng còn có “Then” là một diễn xướng nghi lễ mang tính tổng hợp của các bộ môn nghệ thuật dân gian. Then chứa đựng trong mình những tôn giáo nguyên thuỷ nhất và thiết thân nhất với loài người như lễ cầu an, cầu mùa, nghi thức chữa bệnh. Về mặt nghệ thuật dân gian, then được thể hiện sinh động bằng lời ca, tiếng hát, trang phục, điệu múa dân gian hết sức phong phú hấp dẫn. Bên cạnh những điệu hát dân ca hết sức độc đáo, cư dân Việt Bắc còn có một kho tàng truyện cổ tích, truyền thuyết và đặc biệt là những câu chuyện mang tính chất thần thoại nhằm giải thích các địa danh. Sự tích sông Công- núi CốcTầng lớp tri thức Tày- Nùng hình thành từ rất sớm. Ban đầu là các tri thức dân gian: Thầy Mo, Then, Tào, Pụt. Sau này, giáo dục càng được chú trọng, phát triển, đẩy mạnh đào tạo trí thức, cán bộ khoa học cho Việt Bắc. Các nho sĩ người tày – nùng xuất hiện từ thời nhà Mạc.Tầng lớp tri thức nho học cũng được hình thành và có một số đạt được trình độ học vấn cao như Bế Văn Phùng, Hoàng Đức Hậu,...4. Giáo dục4. Lễ hội và các trò chơi dân gianVùng văn hóa Việt Bắc có nhiều trò chơi dân gian, lễ hội, phong tục tập quán gắn liền với đời sống sản xuất và đời sống tâm linh.Trò chơi ném còn –BTVHCDTVNTín ngưỡng Phồn thựcLễ hội của cư dân Việt Bắc rất phong phú.Lễ hội cầu mùa của người TàyLễ hội rước MẫuLễ hội chè Thái Nguyên Ngày hội của toàn cộng đồng là Hội lồng tồng (hội xuống đồng) diễn ra gồm 2 phần: Lễ và hội. Nghi lễ chính là rước thần đình và thần nông ra nơi mở hội ở ngoài đồng. Một bữa ăn được tổ chức ngay tại đây. Phần hội căn bản là các trò chơi như đánh quay, đánh yến, tung còn, ảo thuật v.v… Đi Cà kheo – một trò chơi dân gian trong Lễ hội Lồng tồng huyện Ba BểPhần thi trâu cày ruộng- không thể thiếu trong lễ hội Lồng Tòng Như vậy, hội xuống đồng là một sinh hoạt văn hoá xã hội, tín ngưỡng, một lễ hội nông nghiệp, một nghi lễ cầu mùa có ý nghĩa phồn thực, cầu mong mùa màng bội thu, nhân khang, vật thịnh. Hội xuống đồng là một lễ hội trình nghề (cày cấy, nông nghiệp) với ước mong mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, con người khoẻ mạnh. Tính cộng đồng được phát huy khiến con người chung sức cho mục đích chung. Đây là một nghi lễ nông nghiệp đẹp cần được kế tục, phát huy. CẢM ƠN CÔ GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕIBÀI THỰC HÀNH NHÓM 4   ↓ ↓ Gửi ý kiến

    Hãy thử nhiều lựa chọn khác

  • Thumbnailđặc sắc về nghệ thuật thể loại truyện ... của N.V. Gogol
  • Thumbnaildòng ý thức
  • ThumbnailNhững nét độc đáo về nghệ thuật truyện ... A. P. Sekhov
  • ThumbnailVăn học phương Tây 3
  • ThumbnailF.M.Dostoi
  • Thumbnaildiễn ngôn
  • Còn nữa... ©2008-2017 Thư viện trực tuyến ViOLET Đơn vị chủ quản: Công ty Cổ phần Mạng giáo dục Bạch Kim - ĐT: 04.66745632 Giấy phép mạng xã hội số 16/GXN-TTĐT cấp ngày 13 tháng 2 năm 2012

    Từ khóa » Trình Bày Vùng Văn Hóa Việt Bắc