Văn Hóa Xã Hội | Cổng Thông Tin điện Tử Đảng Bộ Tỉnh Bà Rịa
Có thể bạn quan tâm
Bà Rịa - Vũng Tàu được biết đến là tỉnh có nhiều di tích lịch sử, văn hóa đa dạng và chịu ảnh hưởng của các nền văn hóa lâu đời gắn với biển như: Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đồng Nai... Trong đó, 49 di tích lịch sử-văn hóa đã được công nhận và xếp hạng, có 01 di tích được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt (Nhà tù Côn Đảo), 29 di tích đã được công nhận, xếp hạng cấp quốc gia, 19 di tích được công nhận, xếp hạng cấp tỉnh và một số bảo tàng, bộ sưu tập, trưng bày có giá trị lớn...
Du khách tham quan di tích Bạch Dinh |
Kế thừa, giữ gìn và phát triển những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Nhân dân Bà Rịa-Vũng Tàu không ngừng sáng tạo, bồi đắp những giá trị văn hoá mới thấm đẫm tình yêu con người, quê hương, đất nước hình thành nên những hoạt động lễ hội văn hóa, lễ hội du lịch mang đậm dấu ấn, bản sắc của con người Bà Rịa-Vũng Tàu như: Lễ hội Nghinh Ông (Đình thần Thắng Tam, Phước Hải, Phước Tỉnh), Lễ hội Nghinh Cô (Dinh Cô - Long Hải), Lễ Trùng Cửu (Tín ngưỡng ông Trần-Long Sơn), Lễ hội Sayang va (thần Lúa) và Sayang bri (thần Rừng) của đồng bào Ch’ro, lễ Giỗ Thứ phi Hoàng Phi Yến và Lễ giỗ nữ anh hùng liệt sỹ Võ Thị Sáu (Côn Đảo, Đất Đỏ)…
Lễ hội Dinh Cô (Long Hải) |
Bên cạnh đó, Bà Rịa-Vũng Tàu còn có hệ thống di tích, kiến trúc tôn giáo bao gồm các kiến trúc đình, miếu, chùa chiền, nhà thờ... trong đó có khu Đình thần Thắng Tam, Thích Ca Phật Đài, Niết Bàn Tịnh Xá, Bạch Dinh, Trận địa pháo cổ... là các địa điểm thuận lợi cho việc phát triển thành các điểm tâm linh. Nhóm di tích lịch sử cách mạng phản ánh quá trình đấu tranh bảo vệ Tổ quốc của Nhân dân vùng biển trong hai cuộc kháng chiến như: Địa đạo Long Phước, Căn cứ Minh Đạm, Bến Lộc An với đường Hồ Chí Minh trên biển, địa đạo Kim Long, nghĩa trang Hàng Dương, nhà tù Côn Đảo, nhà lưu niệm anh hùng Võ Thị Sáu... là những địa danh nổi tiếng phục vụ cho công tác giáo dục và loại hình du lịch tham quan, về nguồn. Các lễ hội dân gian mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống của người dân vùng biển đã và đang được duy trì, phát triển, thu hút rất đông du khách về tham quan, thưởng lãm.
Xác định văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, là động lực, là nguồn lực nội sinh quan trọng của phát triển như Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra: “khẩn trương triển khai phát triển có trọng tâm, trọng điểm ngành công nghiệp văn hóa và dịch vụ trên cơ sở xác định và phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam, vận dụng có hiệu quả các giá trị tinh thần và thành tựu mới của văn hóa, khoa học, kỹ thuật, công nghệ của thế giới”, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong những năm qua luôn quan tâm, chỉ đạo, quản lý nâng cao hơn nữa việc thực hiện các chủ trương, đường lối về công tác văn hóa; làm tốt công tác bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh; định hướng và đề ra giải pháp phát triển văn hóa trong từng thời kỳ, phù hợp với tình hình thực tiễn, góp phần cùng đất nước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Các cấp ủy đảng, chính quyền, đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, tạo điều kiện cho đội ngũ văn nghệ sỹ, phóng viên, hội viên các hội chuyên ngành hoạt động; coi trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, quan tâm đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật; gắn nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, địa phương; gắn kết chặt chẽ giữa biểu diễn nghệ thuật với chương trình xúc tiến du lịch, quảng bá nghệ thuật Việt Nam nói chung và nghệ thuật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nói riêng ra thế giới. Văn hóa nông thôn mới được tỉnh triển khai thực hiện song song với việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Các lễ hội được diễn ra trên cơ sở bảo đảm nghi thức trang trọng, nhiều giá trị văn hoá dân tộc được bảo tồn và tôn tạo; môi trường cảnh quan được bảo đảm; kỷ cương, pháp luật được thực hiện nghiêm; tình làng, nghĩa xóm tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Văn hóa đọc được quan tâm, phát động phong trào đọc sách trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên, góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn con người Bà Rịa-Vũng Tàu. Hoạt động giao lưu văn hóa hàng năm trong các tổ chức tôn giáo được duy trì thường xuyên, góp phần tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa đồng bào tôn giáo trong khối đại đoàn kết dân tộc.
Giao lưu Văn hóa Việt Nam - Thái Lan tại Bà Rịa - Vũng Tàu |
Phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, Bà Rịa-Vũng Tàu đang hướng đến xây dựng, phát triển các hoạt động mang đậm dấu ấn và bản sắc của con người vùng biển nói riêng và phương Nam nói chung với các hoạt động lễ hội văn hóa, du lịch truyền thống kết hợp với hiện đại để các giá trị văn hóa tiếp tục là động lực, là tiềm năng phát triển của tỉnh trong bối cảnh hội nhập và quốc tế hóa hiện nay. Khai thác được giá trị của văn hóa sẽ góp phần vào việc phát triển toàn diện tỉnh trong thời gian tới. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Văn hoá phải làm thế nào cho ai cũng có lý tưởng tự chủ, độc lập, tự do. Đồng thời, văn hoá phải làm thế nào cho quốc dân có tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung mà quên lợi ích mình. Với xã hội, văn hoá phải làm thế nào cho mỗi người dân Việt Nam từ già đến trẻ, cả đàn ông và đàn bà, ai cũng hiểu cái nhiệm vụ của mình và biết hưởng cái hạnh phúc của mình nên được hưởng. Văn hoá phải soi đường cho quốc dân đi.
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu (2013), Báo cáo số 168-BC/TU, ngày 23/9/2013 về tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương V (khoá VIII) về "Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”. 2. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu (2018), Báo cáo số 291-BC/TU, ngày 29/8/2018 về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa X) “Về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”. 3. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu (2019), Báo cáo số 387-BC/TU, ngày 29/5/2019 về sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW, ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương (Khóa XI) "về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước". 4. Nhị Lê, Kỳ vọng về Hội nghị Văn hóa toàn quốc, Báo điện tử Tổ quốc, ngày 06/10/2021.
Phương Lan
Từ khóa » Di Tích Lịch Sử Vũng Tàu
-
Địa điểm Lịch Sử ở Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Tripadvisor
-
DANH MỤC DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HÓA VÀ DANH LAM THẮNG ...
-
Di Tích Lịch Sử Văn Hóa BRVT - Sở Văn Hóa & Thể Thao
-
Top 10 Thắng Cảnh ở Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu - Tripadvisor
-
Dấu ấn Văn Hoá, Lịch Sử định Hình Trong Sản Phẩm Du Lịch Bà Rịa
-
4 địa điểm Du Lịch Lịch Sử Tại Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
-
Khu Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Đình Thắng Tam Vũng Tàu
-
Núi Minh Đạm - Khu Di Tích Lịch Sử Nổi Tiếng Của Du Lịch Vũng Tàu
-
Khu Di Tích Lịch Sử Minh Đạm - Địa điểm Thăm Quan Vũng Tàu Nổi Tiếng
-
Điểm Du Lịch Di Tích Lịch Sử Nổi Bật ở Vũng Tàu - Dulich24
-
Bà Rịa–Vũng Tàu: Kết Nối Các Sản Phẩm Du Lịch Với Các Chứng Tích ...
-
Di Tích Nhà Lớn Long Sơn Vũng Tàu & Những đặc điểm Nổi Bật ...
-
Bảo Tồn Di Tích 600 Năm Tuổi ở Bà Rịa – Vũng Tàu - VOV