Văn Học Dân Gian Là Gì? - Luật Hoàng Phi
Có thể bạn quan tâm
Mục lục bài viết
- Văn học dân gian là gì?
- Những thể loại của văn học dân gian
Văn học dân gian là một trong những kho tàng quan trọng của văn học Việt Nam nói riêng và văn học của Thế giới nói chung. Văn học dân gian mang tính đặc trưng và rất phong phú.
Chính vì thế, trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là gì?
Văn học dân gian là văn học được nói hoặc hát trái ngược với văn học được viết lại, mặc dù nhiều văn học truyền miệng đã được ghi lại bằng chữ viết.
Hiện tại, không có định nghĩa tiêu chuẩn cho loại văn học này, vì các nhà văn học dân gian có các mô tả khác nhau cho văn học truyền miệng hoặc văn học dân gian.
Đặc điểm của văn học dân gian là:
– Tác phẩm văn học dân gian được lưu giữ bằng phương thức truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa phương khác.
– Quá trình sáng tác tập thể được diễn ra như sau: một người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó, những người khác tiếp tục lưu truyền và sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần, hoàn thiện và phong phú thêm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật.
– Tính truyền miệng làm nên nhiều bản gọi là di sản.
– Văn học dân gian thường phản ánh văn hóa và tín ngưỡng của người dân qua các thời kì. Tính hiện thực của văn học dân gian thể hiện rõ nét nhất ở những bài ca nghi lễ, bài hát đối đáp giao duyên, các bài hò lao động gắn bó và phục vụ cho các sinh hoạt cộng đồng của nhân dân.
Những thể loại của văn học dân gian
– Thần thoại:
Là loại hình tự sự dân gian thường kể về các vị thần, xuất hiện ở thời công xã nguyên thủy nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của con người.
– Truyền thuyết:
+ Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyện thể hiện cách đánh giá và thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến.
+ Nhân vật của truyền thuyết chủ yếu là người hoặc bán thần. Cốt truyện thường xoay quanh nhiều nhân vật, thậm chí có thể xây dựng thành hai hệ thống nhân vật đối lập nhau. Ngôn gữ cô đọng, ít miêu tả, chủ yếu là thuật lại hành động của nhân vật, kể những hoàn cảnh xuất thân của nhân vật. Lời thoại của nhân vật là lời thể hiện lòng nhiệt huyết của nhân vật đối với đất nước trong hoàn cảnh lâm nguy.
– Sử thi:
Là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại. Nhân vật của sử thi mang cốt cách của cộng đồng, tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin của cộng đồng.
– Ngụ ngôn:
Đây là loại truyện được kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống.
+ Một phần lớn của truyện ngụ ngôn bắt nguồn từ truyện lời vật do sự gần gũi giữa con người với tự nhiên nên con người đã gán cho con vật tính cách của con người.
+ Kết cấu truyện ngụ ngôn thường ngắn, ít tình tiết. Phần truyện kể thì nổi lên phần ý nghĩa thì lắng đọng người đọc tự rút ra. Nhân vật trong truyện ngụ ngôn rất đa dạng, được xây dựng đối lập nhau để tạo sức hấp dẫn cho truyện. Tác giả dân gian còn dùng biện pháp phủ định và biện pháp ẩn dụn để xây dựng truyện ngụ ngôn.
– Cổ tích:
+ Truyện cổ tích là sáng tác dân gian thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kì ảo để thể hiện cái nhìn hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lý xã hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động.
+ Trong mỗi truyện cổ tích đều có những yếu tố của thực tế nhưng những yếu tố ấy lại được hư cấu kì ảo để xây dựng nên một thế giới khác với thế giới hiện tại, mà trong thế giới này mọi chuyện đều có thể xảy ra.
– Một số thể loại khác, có thể kể đến như:
+ Vè:
Là tác phẩm tự sự dân gian có lời thơ mộc mạc kể về những sự kiện diễn ra trong xã hội nhằm thông báo và bình luận.
+ Truyện cười:
Xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống, làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích mua vui giải trí và phê phán thói hư tật xấu.
+ Ca dao:
Là những bài thơ trữ tình dân gian thường là những câu hát cso vần, có điệu nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
+ Tục ngữ:
Những câu nói ngắn gọn, hàm xúc, có hình ảnh, nhịp điệu, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được đúc kết qua thực tiễn đời sống hàng ngày.
…
Như vậy, với nội dung Văn học dân gian là gì? Chúng tôi đã giới thiệu với quý bạn đọc trong bài viết hôm nay. Chúng tôi mong rằng những nội dung được trình bày trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.
Từ khóa » Khái Niệm Về Các Thể Loại Văn Học Dân Gian
-
Văn Học Dân Gian – Wikipedia Tiếng Việt
-
Các Thể Loại Văn Học Dân Gian
-
Văn Học Dân Gian Việt Nam Có Những Thể Loại Nào?Hãy định Nghĩa ...
-
Văn Học Dân Gian Là Gì? Các Thể Loại Văn Học Dân Gian
-
Văn Học Dân Gian Là Gì? Các Thể Loại Của Văn Học Dân Gian?
-
Văn Học Dân Gian Là Gì? Văn Học Dân Gian Gồm Những Thể Loại Nào ...
-
Văn Học Dân Gian Là Gì?
-
Khái Niệm Văn Học Dân Gian Và Một Số đặc Trưng Tiêu Biểu Của Văn ...
-
Văn Học Dân Gian Là Gì? Một Số Nét đặc Trưng Của Văn Học Dân Gian
-
Văn Học Dân Gian Là Gì? Định Nghĩa, Khái Niệm - LaGi.Wiki
-
Văn Học Dân Gian Là Gì - Colearn
-
[Sưu Tầm] Văn Học Dân Gian Và Các Thể Loại Văn Học Dân Gian
-
Văn Học Dân Gian Việt Nam Có Những Thể Loại Nào Hãy định Nghĩa ...