Văn Học Luôn Gắn Liền Với Cái đẹp Và Cái Thiện Tuy Nhiên, Nhiều Tác ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo Dục - Đào Tạo >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.93 KB, 56 trang )
1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂNMÔN ĐẠI CƯƠNG LÝ LUẬN VĂN HỌCNHÓM PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI 1Văn học luôn gắn liền với cái đẹp và cái thiện. Tuy nhiên, nhiều tácphẩm văn học lại miêu tả cái xấu, cái ác. Anh, chị lý giải như thếnào về vấn đề này? Hãy cho biết ý kiến của anh, chị cùng vớinhững dẫn chứng trong văn học Việt Nam và thế giới.Giảng viên: ThS Lê Ngọc PhươngKhoa: Văn học và ngôn ngữDanh sách thành viên:Họ và tên01. Vương Thị Ngọc Hân02. Lê Quốc Sĩ03. Vũ Ngọc Minh Tâm (Trưởng nhóm)04. Phạm Trần Tôn Phương05. Dương Tuyết Mai06. Trần Thị Phượng07. Võ Ngọc Bảo Châu08. Phạm Thị Ngọc Chi09. Phạm Thị Hồng Cúc10. Nguyễn Phú Cường11. Nguyễn Thùy Dương12. Lê Thúy Hà13. Mai Thị Hà14. Đặng Thị Thúy Hồng15. Nguyễn Thị Thu Ngân16. Huỳnh Nguyễn Thanh Thủy17. Lê Huỳnh Phương Trúc18. Trần Thị Diệp TrúcMSSV135601003613560101081356010110135602003913560100671356010101135602000513560200061356020007135602000813560200131356020014135602001513560200161356020029135602005213560200601356020062Chuyên ngànhHán NômHán NômHán NômHán NômNgôn NgữNgôn NgữNgôn NgữNgôn NgữNgôn NgữNgôn NgữNgôn NgữNgôn NgữNgôn NgữNgôn NgữNgôn NgữNgôn NgữNgôn NgữNgôn Ngữ2MỤC LỤCĐề mụcTrangI.PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 3II.PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................................... 41. CÁI ĐẸP VÀ CÁI THIỆN ......................................................................................................... 41.1. QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸP .............................................................................................. 41.2. QUAN NIỆM VỀ CÁI THIỆN ......................................................................................... 51.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC PHẠM TRÙ CHÂN-THIỆN-MỸ ....................................... 61.4. VĂN HỌC LUÔN GẮN LIỀN VỚI CÁI THIỆN VÀ CÁI ĐẸP ....................................... 92. CÁI XẤU VÀ CÁI ÁC ............................................................................................................ 282.1. QUAN NIỆM VỀ CÁI XẤU VÀ CÁI ÁC ....................................................................... 282.2.CÁI XẤU VÀ CÁI ÁC TRONG VĂN HỌC .............................................................. 283. NGHỊCH DỊ VỀ SỰ TỒN TẠI CỦA CÁI ĐẸP, CÁI THIỆN LẪN CÁI XẤU, CÁI ÁCTRONG VĂN HỌC ..................................................................................................................... 413.1. CÁC DẠNG TỒN TẠI CỦA THIỆN-ÁC, ĐẸP-XẤU TRONG VĂN HỌC ........................... 413.1.1 DẠNG ĐẤU TRANH .................................................................................................... 413.1.2. DẠNG THỐNG NHẤT ................................................................................................. 423.1.3. DẠNG CHUYỂN HÓA ................................................................................................. 433.2. LÝ GIẢI NGHỊCH DỊ ...................................................................................................... 45III.PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................................. 54IV.TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 553I.PHAቺ NMƠቶĐAቺ U“Nếu nhà thơ không tham gia vào việc hoàn thành thế giới thì thế giới đã không đượcđẹp đã như thế này” (Gamzatov). Một trong những nhiệm vụ của nhà văn, nhà thơ là táihiện lại cuộc sống vào trang sách, phát hiện cái đẹp và thâm nhập những mảnh đời. Bởi“văn học luôn gắn liền với cái đẹp và cái thiện”. Nhờ đó ta tìm ra chân lý, cho ta lòng yêucuộc sống và biết đồng cảm, yêu thương. Nói như Gamzatov thì nhà thơ, nhà văn đã gópphần nuôi dưỡng cái đẹp trong mỗi chúng ta, làm nên diện mạo đẹp đẽ của thế giới.“Tuy nhiên, nhiều tác phẩm văn học lại miêu tả cái xấu, cái ác”. Bên cạnh cái đẹp, cáinên thơ, nhà văn, nhà thơ còn thể hiện cả những giọt nước mắt, cả cái bi thảm, sầu muộn.Văn học là nhân học. Mỗi cuộc đời và một tác phẩm nghệ thuật, những trang sách, nhữngáng văn viết về cuộc sống cơ hồ đã là một tác phẩm nghệ thuật. Toàn bộ cuộc sống sống loàingười đều được phản ánh trên những trang sách. Những dân tộc, những con người, nhữngcuộc tình dang dở, những giọt nước mắt chia ly, những nụ cười hạnh phúc, những cuộc đấutranh, những lầm than, những máu và nước mắt…. Cái đẹp mà văn học đem lại không phảicái gì khác hơn là cái đẹp của sự thật đời sống được khám phá một cách nghệ thuật. “Tácphẩm nghệ thuật đạt tới cái đẹp theo nghĩa: mang được sự thật sâu xa của đời sống bênngoài, đồng thời mang được sự thật tâm tình của con người." (Lê Đình Kỵ - Cảm nhận vănhọc). Hay như một nhà phê bình từng viết "Những cuộc chiến qua đi, những trang lịch sửcủa từng dân tộc được sang trang, các chiến tuyến có thể được dựng lên hoặc san bằng.Nhưng những tác phẩm đi xuyên qua mọi thời đại, mọi nền văn hóa hay ngôn ngữ, cuốicùng vẫn nằm ở tính nhân bản của nó. Có thể màu sắc quốc kỳ, ngôn ngữ, hay màu dachúng ta khác nhau. Nhưng máu chúng ta đều có màu đỏ, nhịp tim đều giống nhau. Văn học- cuối cùng vẫn là viết về trái tim con người". Đó là lý do vì sao trong văn học lại có sựnghịch dị “văn học luôn gắn liền với cái đẹp và cái thiện” và cũng “miêu tả cái xấu, cáiác”. Bởi “suy cho cùng cái đẹp là đứa con ruột của đời sống. Hư vô tuyệt đối không cógạch đá và vôi vữa, không có hạnh phúc lẫn bi ai, thì lấy gì để mà làm chất liệu tạo hìnhnên cái gọi là “Cái đẹp”?”(Miên Di).4II.PHAቺ NNOƹ̣ IDUNG1. CÁI ĐẸP VÀ CÁI THIỆN1.1. QUAN NIỆM VỀ CÁI ĐẸPCái đẹp là biểu trưng cho một giá trị, đáp ứng nhu cầu khát vọng sống của con người,đem lại cho con người cảm xúc tích cực và thôi thúc con người sáng tạo.Cái đẹp là một phạm trù mỹ học, trong đó phản ánh và đánh giá những hiện tượng củahiện thực và những tác phẩm nghệ thuật đem lại cho con người một cảm giác khoái lạc vềmặt thẩm mỹ biểu hiện dưới hình thức cảm tính đồng thời xác định giá trị thẩm mỹ của đốitượng theo quan điểm về sự hoàn thiện xem chúng là những hiện tượng có giá trị thẩm mỹcao nhất. Cái đẹp hiện ra thiên hình vạn trạng với tính chất khác nhau. Nhà văn hào LevTolstoi viết : “Những tài liệu viết về cái đẹp chất lên như núi, tuy nhiên, cái đẹp vẫn là mộtcâu đố giữa cuộc đời”Platon tìm cái đẹp đối với tất cả. Aristote thì cho rằng “cái đẹp ở trong kích thước vàtrật tự nhất định của nó để tạo thành tính nhất trí và tính hoàn chỉnh” (Nghệ thuật thi ca). ỞTrung Quốc cái đẹp là sự hài hòa giữa âm và dương (tranh thủy mặc). Một người con gáiđẹp là người có đủ bốn phẩm chất nguyên, hanh, lợi, trinh, người nam đẹp là sự mạnh mẽ.Cái đẹp trước hết phải gắn liền với cuộc sống, với sự sống đồng thời phải phù hợp vớiquan niệm của thời đại, dân tộc, giai cấp...Secnưxepxki khẳng định Cái đẹp chính là cuộcsống: “Một tồn tại được gọi là đẹp là một tồn tại trong đó chúng ta nhìn thấy cuộc sốngđúng như quan niệm của mình, một đối tượng đẹp là đối tượng chứng tỏ nó mang một cuộcsống hay gợi cho chúng ta ý niệm về cuộc sống”. Nghệ thuật là nơi tập trung cao nhất mốiquan hệ của con người đối với hiện thực. Nếu con người bao giờ cũng sáng tạo theo qui luậtcủa cái đẹp thì nghệ thuật chính là nơi tập trung cao nhất của qui luật này.Mặt khác, cái gì đẹp thì luôn luôn gắn liền với cái tốt, cái thiện (do đó mà chúng tathường gắn liền thành hai chữ ‘tốt đẹp’). Cái tốt ở cấp độ bình thường đối với con người làcái hữu ích. Một cái gì không hữu ích cho thân tâm, thậm chí có hại thì hẳn không thể nói là5đẹp. Uống một ít bia, cho vui, cho có không khí gặp mặt, thì đó là một việc đẹp. Nhưng nếuuống say be bét, không còn tự chủ được, thì đó hẳn là một điều không đẹp, không tốt. Tácphẩm của nhà văn có thể tả những điều hư hỏng, tệ hại ở tận đáy xã hội. Nhưng nếu tả thựcchỉ để người ta tiếp tục trầm mình trong bản năng thôi, thì hẳn là cuốn sách ấy không đẹp vàkhông tốt. Sự vươn lên của con người là một điều vừa đẹp và vừa tốt. Cái đẹp của con ngườithì nội dung là thiện, hình thức là mỹ, nội dung quyết định hình thức.1.2. QUAN NIỆM VỀ CÁI THIỆNTheo nghĩa triết học, Thiện là “điều tốt về phạm vi đạo đức, là lý tưởng thỏa mãn ý chícon người, cũng như chân thỏa mãn lý trí và mỹ, thỏa mãn tình cảm” (Trần Văn Hiến, Từđiển và danh từ triết học, Ra khơi, Sài Gòn, 1966). Mạnh tử thì cho rằng “Ai cũng có lòngthương người…Nếu thình lình thấy một đứa nhỏ sắp ngã xuống giếng, ai cũng có lòng bồnchồn thương xót”. Đó là minh chứng cho một trong tứ đoan (mầm thiện) gồm: lòng trắc ẩn,lòng tu ố, lòng từ nhượng, lòng thị phi. Mạnh tử thường dùng “ hiếu, đễ, trung, tín” để nóilên nội dung cụ thể của thiện :Hiếu : thể hiện cụ thể mối quan hệ thích đáng giữa con với cha mẹ.Đễ : thể hiện cụ thể mối quan hệ thích đáng giữa tôi với anh chị em.Trung : thể hiện cụ thể mối quan hệ thích đáng giữa tôi với tổ quốc hay người chủ.Tín : thể hiện cụ thể mối quan hệ thích đáng giữa tôi với bạn bè.Nên thiện thể hiện cụ thể mối quan hệ thích đáng giữa tôi với tha nhân.Trong Phật giáo, Thiện (Pali :kusala) là lành, tốt, có đạo đức, thuận theo đạo đức cóích cho mình và cho người, là trạng thái tiêu diệt ác pháp. Pythagore quan niệm “sự thiệnkhông những như là giá trị luân lý mà còn như cái đẹp chân lý và hạnh phúc”. Trong CôngGiáo, “cái hữu thể tất yếu, cái thiên lý chí thiện đó chính là Thiên chúa, Thiện chính là bảntính của Chúa: Thiên chúa là tình yêu, là nguồn sự thiện sung mãn vô biên. Con người luônkhao khát hiểu biết sự thật và ước muốn đạt đến sự thiện tuyệt đối, điều đó chỉ có ở Thiênchúa.” ( Tổng luận thần học của Thánh Toma ).61.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC PHẠM TRÙ CHÂN-THIỆN-MỸỞ bình diện cảm thức thông thường, chúng ta thấy cái đẹp bao giờ cũng gắn với cáithật. Khi nói rằng bài thơ ấy giả tạo, bức tranh ấy giả tạo có nghĩa là bài thơ ấy, bức tranh ấykhông đẹp, không hay. Trong tác phẩm nghệ thuật có thể tha hồ tưởng tượng, thậm chí đếnmức siêu thực, nhưng nó luôn luôn là cái thực, cái có ý nghĩa, không thể là cái giả, mà cáigiả cũng đồng nghĩa với cái không có giá trị. Picasso đã nói: “Tôi có thể hãnh diện mà nóiđiều này: Tôi chẳng bao giờ coi hội họa như là một nghệ thuật chỉ đơn thuần để gây thú vị,để giải trí. Tôi muốn dùng nét vẽ và màu sắc, bởi lẽ đây là vũ khí của tôi, để càng đi sâu hơnvào việc hiểu biết thế giới và con người, để sự hiểu biết đó càng ngày càng giải phóng thêmcho chúng ta. Phải, tôi có ý thức là bấy lâu tôi vẫn chiến đấu bằng hội họa của tôi như mộtngười cách mạng thật sự”. (Dẫn theo Phùng Văn Tửu- Mỹ học, của Diderot, NXB. Khoahọc và Xã hội). Trong bài diễn từ nhận giải Nobel năm 1987, nhà thơ Joseph Brodsky nói“Thi ca là nhận thức, tư duy, cảm nhận thế giới” và đi “xa hơn” vào trong bí mật của thếgiới, “nơi chưa từng ai đến”.Tuy nhiên, văn học là sáng tạo, hư cấu, không phải sao chép hiện thực. Tolstoi khôngthừa nhận thống nhất chân-thiện-mĩ, trong sáng tác của ông cũng không có thống nhất ấy.Trong tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình, Tolstoi vì muốn khẳng định sự thống nhất củanhân dân Nga trong cuộc chiến chống quân Pháp, ông đã xóa đi các mâu thuẫn giữa các giaicấp, giảm đi tính sắc nhọn của ngòi bút, xé toạc các mặt nạ giả dối của xã hội. Tức là vì cáithiện, cái đẹp, ông hi sinh bớt một phần cái thật. Cái thật đối thoại với cái thiện, cái chân.Hoặc chúng phủ định lẫn nhau, phê phán nhau. Nếu đem ánh sáng của cái đẹp, cái thiện màmiêu tả cái xấu, cái ác thì lúc đó chúng đối thoại với nhau, chứ không thống nhất với nhau.Nhà xã hội học người Đức là Max Weiber, đã nói như đinh đóng cột: “Một vật sở dĩđẹp là vì nó không chân, không thiện. Một sự vật sở dĩ là chân thật chính là do nó khôngđẹp và không thiện. Mà chỉ vì nó không đẹp, không tốt, nó mới là chân. Chân thiện mĩ cănbản là tách rời nhau chứ không phải thống nhất với nhau.” Weiber cũng cho rằng ba giá trịchân-thiện-mĩ có tính loại trừ nhau, không nhất thiết phải thống nhất.7Trong thực tế, chân-thiện-mĩ khó có khả năng thống nhất với nhau. Theo Lão Tử trongĐạo đức kinh, cái thật và cái đẹp không đi đôi: “Lời thật thì không đẹp, mà lời đẹp thìkhông thật. Người tốt không giỏi nói lí, người khéo nói lí thì không tốt; người hiểu đạokhông biết rộng, kẻ biết rộng không biết đạo” (Tín ngôn bất mĩ, mĩ ngôn bất tín; thiện giảbất biện, biện giả bất thiện; tri giả bất bác, bác giả bất tri). Lời nói thật thì khó nghe. Lờinói ngọt ngào, bùi tai đều là dối trá. Mà lời đã giả dối thì cũng không có giá trị thiện căn đạođức gì cả. Chân, mĩ, thiện, biện, tri, bác là các phương diện khác nhau, không thống nhất vớinhau. Phạm vi của Lão Tử có hẹp hơn. Ông chỉ bàn quan hệ giữa lời thật và lời đẹp, mộtquan hệ có tính loại trừ. Nhưng qua đó ta cũng có thể thấy quan hệ của chúng trong văn học,nghệ thuật ngôn từ. Văn học thật, không đẹp, văn học đẹp không thật.Trong thời cận đại, nhà thơ tượng trưng Pháp Baudelaire có lẽ là một trong nhữngngười chủ trương duy mĩ, đầu tiên phản đối sự thống nhất đó. Ông nói : “Mục đích của thica không phải là nâng con người lên cao hơn các lợi ích phàm tục, nếu nhà thơ chạy theomột mục đích đạo đức thì ông ta sẽ làm suy yếu đi sức mạnh của thơ. Thơ không thể đặtngang hàng với khoa học và đạo đức, nếu không thơ sẽ suy tàn và chết. Thơ không lấy chânthực làm đối tượng, nó chỉ lấy bản thân nó làm mục đích.” Một chỗ khác ông viết: “Thơkhông thể lấy bất cứ cái gì ngoài nó làm mục đích, chỉ có những bài thơ viết đơn thuần ra vìniềm vui mới vĩ đại và cao quý, mới xứng đáng với tên gọi của thơ.” Theo ông cái thật, cáithiện cái đẹp ở những vị trí khác nhau, có chức năng khác nhau, nếu thống nhất thì cái nàyphá hoại cái kia. Thơ chỉ lấy thơ làm mục đích. Quan niệm này có chỗ thống nhất với LãoTử. Một thời gian dài chúng ta phê phán quan niệm nghệ thuật vị nghệ thuật, song ngày naykhông thể không thấy tính hợp lí nhất định của nó.Văn học là những tác phẩm được viết ra dựa trên sự tưởng tượng cái cái khát khao củacon người, nên chúng ta có thể dễ dàng thấy được chân-thiện-mỹ đi cùng nhau. Trong nghệthuật, cái chân (cái thật) là cái có trước tuyệt đối, là cái không chịu phụ thuộc bất cứ cái gìcó trước nó. Cái tốt (cái thiện) là cái cần phải có, so với cái hiện có, gắn với lí tưởng của nhàvăn. Nếu cái cần phải có chiếm ưu thế thì sẽ tồn hại đến cái thật. Cái thẩm mĩ là cái dùng đểtạo hình thức cho thế giới nghệ thuật. Nhưng cái thẩm mĩ ngày nay không nhất thiết là chỉnhthể, nó phân mảnh, tạp chủng, lai ghép không còn giống như Bakhtin quan niệm vào đầu thế8kỉ XX nữa. Theo Bakhtin quan hệ đó là như sau: “Hiện thực chỉ có thể đối lập với nghệthuật như là một cái gì tốt (thiện) hay là một cái gì thật (chân) đối với cái đẹp”. Ở đâyBakhtin nói cái thật hay cái tốt trong quan hệ lựa chọn. Ông không nói cái đẹp là đối tượng,bởi nó phụ thuộc vào cái thật. Cái thẩm mĩ đem cái thật hay cái tốt lại gần với sự thụ cảm,soi ngắm của người đọc. Như vậy thống nhất chân thiện mĩ không phải là đem bao nhiêu cáitốt, cái thật, cái đẹp trong đời sống tập họp lại làm thành nghệ thuật, mà chỉ là đem cái thật(vốn có), hay cái tốt (cần phải có) biến thành yếu tố của khách thể thẩm mĩ. Với nghĩa đó,theo Bakhtin, “cuộc sống vừa ở bên ngoài, vừa ở bên trong nghệ thuật; nghệ thuật giàu có,không khô khan, không chuyên biệt; người nghệ sĩ chỉ là chuyên gia với tư cách là ngườithợ, tức là chỉ trong quan hệ với chất liệu của anh ta”. Như vậy chân thiện mĩ thống nhấttheo phương thức cái đẹp (thẩm mĩ) trở thành hình thức biểu đạt cho cái thật hay cái thiện,trong đó cái thật, cái thiện và cái mĩ ở vào một tương quan hoàn toàn quy ước. Do đó tínhchân thực của văn học là chân thực của các khả năng trong đời sống mà nhà văn đã lựachọn, khái quát thành thế giới nghệ thuật. Tính chân thực ở đây là phù hợp với các khả năngđời sống. Khi người đọc chấp nhận thế giới ấy như là có thật, thì nó có tính chân thật.Văn hóa, nghệ thuật Việt Nam đang đi trên đường đa nguyên hóa. Từ chỗ không thừanhận vô thức, phi lí tính, chúng ta đã phiên dịch và thưởng thức được các tác phẩm thuộcdòng văn học phi lí tính, như văn học hiện sinh, văn học phi lí tính. Từ chỗ không chấp nhậnyếu tố sex trong văn chương đã thừa nhận từng bước sự xâm nhập của nó vào văn học, nghệthuật. Ranh giới của sex trong nghệ thuật và khiêu dâm nằm ở chỗ một bên là giá trị tinhthần, còn bên kia là giá trị vật chất, vật thể. Trong văn học cách mạng trước đây, một nụ hônđã bị coi là đồi trụy thì hiện tượng sex trong văn học hôm nay có thể coi là sự kiện thay đổinhãn quan về giá trị thẩm mĩ, chân thực và đạo đức. Trong thực tiễn phê bình, nếu ta theotiêu chí đạo đức, tức dựa vào tác dụng giáo dục mà dánh giá thì tiêu chí thẩm mĩ có thể bị hisinh. Như cụ nghè Ngô Đức Kế đánh giá Truyện Kiều, khi xét theo tiêu chí đạo đức, cụ chỉthấy tác dụng xấu của nó: “ai, dâm, sầu, oán, đạo, dục, tăng, bi, tám chữ ấy không tránhđâu cho khỏi”. Cụ cũng thấy Truyện Kiều văn chương đẹp, nhưng không thấy thống nhấtđâu cả. Trong sáng tác, nếu chạy theo tác dụng tuyên truyền, giáo dục thì tính chân thựcthường bị vi phạm.91.4. VĂN HỌC LUÔN GẮN LIỀN VỚI CÁI THIỆN VÀ CÁI ĐẸPVăn học là nghệ thuật của ngôn từ. Cái đẹp trong văn học của mỗi tác phẩm lại khônggiống nhau, điều đó phụ thuộc vào quan niệm riêng của mỗi tác giả. Cái đẹp trong văn họcthông thường là nhân vật đẹp: phẩm chất đẹp và hành động đẹp, thiên nhiên đẹp, ý nghĩa tácphẩm…Cái đẹp trong thiên nhiên chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống, cũng nhưtrong văn học, nó luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho con người:Thơ xưa yêu cảnh thiên nhiên đẹp.Mây gió trăng hoa tuyết núi sông("Cảm tưởng đọc thiên gia thi" của Hồ Chí Minh)Vẻ đẹp trong thiên nhiên là thước đo đầu tiên của vẻ đẹp trong đời sống con người.Thế giới do con người sáng tạo nên chỉ là thiên nhiên thứ hai. Thứ hai bởi vì nó là sự môphỏng của thiên nhiên thứ nhất, khi sáng tạo theo qui luật của cái đẹp, con người đã mượnthiên nhiên như một khuôn mẫu, một thước đo. Chẳng hạn, màu sắc, âm thanh trong hộihọa, trong âm nhạc, trong đời sống của con người là sự mô phỏng những màu sắc, âm thanhtrong tự nhiên. Thiên nhiên là nguồn cảm hứng vô tận, niềm say mê của con người, là đốitượng của nhiều ngành nghệ thuật: hội họa có tranh phong cảnh, nhiều họa sĩ dành cả đờimình để vẻ tranh phong cảnh như Lêvitan (Nga); Monet (Pháp), Tecner...Trong văn học,đặc biệt là trong thơ, thiên nhiên được miêu tả hết sức phong phú và đa dạng. Nguyễn Du đãtừng khẳng định trong truyện Kiều bất hủ của mình:“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầuNgười buồn cảnh có vui đâu bao giờ”Thiên nhiên cảnh vật xung quanh ta vốn là khách quan nhưng khi đi vào văn học thìnó chịu sự chi phối của nhà văn. Bức tranh thiên nhiên trong truyện Kiều được Nguyễn Dukhắc họa với nhiều sắc thái khác nhau. Hầu hết các cảnh vật đều là những bức tranh đượckhoác màu tâm trạng. Tả cảnh để gợi tình, thông qua bức tranh thiên nhiên Nguyễn Du gửi10bức tranh tâm trạng, nội tâm của con người. Đây là cảnh chiều tà Kim, Kiều gặp nhau, cảnhcủa một ngày sắp tàn, vậy mà vẫn rất nên thơ và tươi sáng:“ Hài văn lần bước dặm xanhMột vùng như thể cây quỳnh cây dao”Vẫn là cảnh chiều tà nhưng khi Thúy Kiều nhỏ giọt nước mắt xuống ngôi mộ ĐạmTiên thì cảnh vật bỗng dưng trở nên thê lương và tàn úa:“Sè sè nấm mộ bên đườngDầu dầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh”Ngọn cỏ mùa xuân nhẽ ra phải xanh non mơn mởn nhưng do mối thương cảm củaThúy Kiều dành cho cô kĩ hồng nhan bạc mệnh nên nó đã bị nhuốm màu ảm đạm hẩm hiu.Trong đêm Kim, Kiều thề thốt, thiên nhiên cũng rực sáng trong như mối tình trongtrắng thánh thiện của họ:“ Vầng trăng vằng vặc giữa trờiĐinh ninh hai miệng một lời song song”Và đây là cảnh Kiều từ giã gia đình để dấn thân vào cuộc đời gió bụi :“ Đùng đùng gió đục mây vầnMột xe trong cõi hồng trần như bay”Ngoài thiên nhiên tâm trạng Nguyễn Du còn dành những câu thơ đẹp nhất để miêu tảthiên nhiên theo bốn mùa. Đó là cảnh ngày xuân:“ Cỏ non xanh tận chân trờiCành lê trắng điểm một vài bông hoa”Màu xanh của cỏ làm nền cho bức tranh màu trắng của hoa lê tô điểm cho bức tranhthêm trong sáng tinh khôi, nhẹ nhàng mà quyến rũ.Hay là một đêm hè:11“ Dưới trăng quyên đã gọi hèĐầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”Một cảnh chiều thu:“ Long lanh đáy nước in trờiThành xây khói biếc non phơi bóng vàng”Cảnh một ngày đông:“ Trời hôm mây kéo tối sầmDầu dầu ngọn cỏ đầm đầm cành sương”Và chỉ một câu thơ thôi mà Nguyễn Du tả đủ cả bốn mùa trong năm:“ Sen tàn cúc lại nở hoaSầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”Nguyễn Du đã chỉ ra đặc trưng của từng mùa trong năm và kết hợp các mùa ấy trongmột câu thơ. Để thấy được sự luân chuyển của quy luật tự nhiên về các mùa. Qua TruyệnKiều, Nguyễn Du đã khắc họa rấ thành công vẻ đẹp của thiên nhiên.Trong Vội vàng của Xuân Diệu, đó là một thiên đàng nơi hạ giới, một người tìnhquyến rũ, thanh tân :“Của ong bướm này đây tuần tháng mật,Này đây hoa của đồng nội xanh rì,Này đây lá của cành tơ phơ phất,Của yến anh này đây khúc tình si,Và này đây ánh sáng chớp hàng mi,Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa,Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”12Với phép điệp “ của”… “của”… và phép liệt kê “này đây”… “ này đây”… nhà thơphơi bày ra trước mắt ta những cảnh sắc mà thiên nhiên đã hào phóng ban tặng: Rạo rực nhưtuần tháng mật của bướm ong, tươi như hoa đồng nội, nõn như lá cành tơ, bổng trầm nhưkhúc hoan ca của anh yến, rực rỡ như ánh sáng mặt trời và quyến rũ như mùa vào năm mới.Có lẽ, trước Xuân Diệu, thơ Việt Nam chưa có được cảm giác về tháng Giêng táo bạo, mớimẻ và ngọt ngào như thế “ngon như một cặp môi gần”!, một vẻ đẹp rất trần gian nhưng chỉcó tạo hóa toàn năng mới làm được, nó gần gũi, có tính nhục thể nhưng rất đỗi cao vời, mộtcái gì vô cùng tinh khôi, trinh trắng.Hay trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu thì nhân vật Phùngvô cùng xúc động khi bắt gặp cảnh mặt trời mọc trên biển lúc bình minh “mũi thuyền in mộtnét lòe nhòe vào bầu sương trắng như pha sữa có đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trờichiếu vào… toàn bộ khung cảnh từ đường nét đến ánh sáng đều hài hòa và đẹp, một vẻ đẹpthật toàn bích…” đó chính là thiên nhiên đẹp, thiên nhiên mang lại sự rung cảm cho conngười.Thiên nhiên là nguồn cảm hứng, say mê của con người. Tuy nhiên, cũng cần phải thấyrằng, trong giới tự nhiên vô cùng phong phú có rất nhiều cái đẹp không phải hoàn toàn donhững phẩm chất tự nhiên của chúng mà là do những giá trị mà chúng đã có trong mối quanhệ của chúng với con người. Thí dụ: vàng, bạc, bầu trời đầy trăng sao, cánh đồng lúa chín...Trong quá trình lao động thực tiễn, nhiều sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên chuyển dầntừ cái có ích sang cái đẹp, tạo thêm cho sự vật những ý nghĩa mới. Thông thường, ý nghĩanày có được là do cảnh vật gắn bó mật thiết với con người, ban đầu là cái có ích, sau trởthành cái đẹp.Ngoài cái đẹp của thiên nhiên, trong văn chương, đặc biệt và quan trọng hơn cả, là Cáiđẹp của con người. Con người là sản phẩm cao nhất và hoàn thiện nhất của tự nhiên, xã hội.Shakespeare ca ngợi con người "Kì diệu thay là con người! Con người cao quí làm sao về lítrí, vô tận làm sao về năng khiếu. Về hình dung và vóc dáng, nó đẹp tựa thiên thần, về trí tuệnó có thể sánh tài thượng đế. Thật là vẻ đẹp của thế gian, kiểu mẫu của muôn loài". Trongquá trình phát triển của lịch sử, có rất nhiều quan niệm khác nhau về sự hình thành của con13người và cái đẹp của con người (Quan điểm của Thiên chúa giáo, quan điểm Ấn độ giáo,quan điểm của Empédocle...). Chúng ta cho rằng để trở thành con người như ngày hôm nay,nhân loại đã phải trải qua một quá trình lao động và cái đẹp của con người cũng không thểtách rời khỏi quá trình lao động. Cái đẹp của con người thường gắn liền với những vấn đềđạo đức và những hoàn cảnh xã hội. Nếu người đàn bà đẹp trong quan niệm của phươngÐông nói chung là công, dung, ngôn, hạnh thì Tsêkhôp cũng có ý kiến tương tự về conngười nói chung: “Tất cả mọi thứ trong con người đều phải đẹp, từ mặt mũi áo quần đếntâm hồn, tư tưởng”. Ðánh giá, nhìn nhận cái đẹp của con người thật khó có thể tách rời vớinhững vấn đề đạo đức, chính trị và hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể.Con người là sản phẩm của tự nhiên, vì vậy cái đẹp của con người trước hết phải mangtính vật chất. Có thể coi đó là vẻ đẹp, cái đẹp bên ngoài được thể hiện qua dung nhan, sự cânđối của cơ thể…Không nên coi nhẹ vẻ đẹp này vì cái răng, cái tóc là góc con người.Nguyễn Du đã ca tụng vẻ đẹp của chị em Kiều:"Vân xem trang trọng khác vờiKhuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nangHoa cười ngọc thốt đoan trangMây thua nước tóc tuyết nhường màu daKiều càng sắc sảo mặn màSo bề tài sắc lại là phần hơnLàn thu thủy nét xuân sơnHoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh"Bên cạnh vẻ đẹp bên ngoài này còn có một cái đẹp cũng được biểu hiện một cách cụthể, cảm tính từ hành vi, ngôn ngữ, cử chỉ ... Trong ca dao, người ta chú trọng đến lời ăntiếng nói, cử chỉ, hành động của con người:Ðây là cái đẹp của lời nói:-Lời nói không mất tiền mua14Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau-Chim khôn kêu tiếng rãnh rangNgười khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.-Kim vàng ai nỡ uốn câuNgười khôn ai nỡ nói nhau nặng lời...-Ðất rắn trồng cây ngẳng nghiuNhững người thô tục nói điều phàm phu...-Những người chưa nói đã cườiChưa đi đã chạy là người vô duyên.Những người được coi là đẹp trong văn học từ xưa đến nay cũng được miêu tả lời nóidịu dàng, nụ cười duyên dáng:-Hoa cười ngọc thốt đoan trang-Lặng nghe lời nói như ruChiều thu dễ khiến nét thu ngại ngần.Chính cái đẹp của hình thức này mới biểu hiện được vẻ đẹp bên trong, mới là sự thốngnhất giữa nội dung và hình thức. Trong tiếng Việt, từ “có duyên” lột tả được một phần nàođó cái đẹp bên trong được biểu hiện qua cái đẹp bên ngoài. Trong quan niệm dân gian ViệtNam từ rất xa xưa, cái đẹp lí tưởng của con người bao giờ cũng có sự hài hòa, thống nhấtgiữa cái bên trong và bên ngoài, giữa nội dung và hình thức (Truyện Tấm Cám, Lục VânTiên, Kiều Nguyệt Nga…). Có nhiều trường hợp khuyên chúng ta không nên đánh giá vộivàng cái vẻ bên ngoài mà kết luận về bản chất bên trong của một con người mà phải cần cóthời gian và sự gần gũi (Hoàng tử cóc, Sọ dừa...). Lev Tolstoi miêu tả Hélène có vẻ đẹp bênngoài nhưng tâm hồn hoàn toàn trống rỗng. Pie thì cục mịch nhưng lại có một tâm hồn vĩđại. V. Hugo trong tác phẩm Nhà thờ đức bà Paris miêu tả Quazimodo xấu xí nhưng tâmhồn rực sáng hoàn toàn khác với vẻ ngoài đẹp trai, phong lưu nhưng đàng điếm của Fébus15de Satopé. Nếu phải chọn lựa giữa cái đẹp bên trong và vẻ đẹp bên ngoài, hầu như người taưu tiên chú trọng cái đẹp bên trong. Có thể nêu lên một số ý kiến về vấn đề này:Krassovki cho rằng: "Nhan sắc người phụ nữ quyến rũ tình yêu nhưng chỉ cái đẹp tâmhồn mới khiến tình yêu bền vững".Voltaire: "Sắc đẹp làm vui mắt, sự dịu hiền thu hút lòng người".Ðô-rơ -vin-li: "Ðẹp mà được yêu, đó mới chỉ là người đàn bà. Xấu mà biết làm chongười ta yêu, đó là một nữ hoàng."Ngạn ngữ Nga: "Sắc đẹp chỉ cần trong lễ cưới còn tình yêu ta cần nó suốt đời".Ở Việt Nam cũng như ở phương Ðông, người ta cũng luôn đánh giá cao cái đẹp bêntrong so với cái đẹp bên ngoài: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, Xấu người đẹp nết còn hơn đẹpngười hay "Giai nhân hà tất kiều như ngọc" (Người đẹp hà tất phải có vẻ đẹp như ngọc).Nhạc sỹ tài danh Trịnh Công Sơn đã từng nói: “Mục đích đầu tiên và sau cùng củanghệ thuật và văn học theo tôi là mang đến cái hay cái đẹp cho đời người. Tự thân nó khôngcó mầm mống của một sự mưu toan nào cả. Hãy cho nó thanh thản tự do và mãi mãi là hiệnthân của điều thiện của cái đẹp”.Nhà văn tạo ra cái Đẹp. Anh ta có thiên chức trân trọng, ngợi ca cái Đẹp, đi tìm cáiĐẹp trong cuộc sống xã hội, thiên nhiên và tâm hồn. Cái Đẹp trong văn chương cổ là cái đẹphài hoà, cái đẹp của sự hoàn thiện, mực thước và thuần khiết, cái đẹp gắn với sự phụ thuộcvà ổn định, cái đẹp thuộc về thời quá khứ, hô ứng nhịp nhàng với thiên nhiên vũ trụ. Nghệthuật cổ điển xem cái Đẹp của con người biểu hiện ở trí tuệ. Chủ nghĩa tình cảm, chủ nghĩalãng mạn coi cái Đẹp ở sự thành thực của trái tim, xúc cảm. Cái Đẹp trong văn chương đi từcái đẹp thiêng đến cái đẹp phàm tục trần thế, cái đẹp lí tưởng của thời đại tới cái đẹp của cánhân, cá tính; từ cái đẹp con người không thể với tới, đạt được (cái đẹp viển vông) đến cáiđẹp con người có khả năng chiếm lĩnh trong đời sống này, từ cái đẹp ý niệm đến cái đẹpkhách quan. Lưu Hiệp nói: “Việc thấy được cái đẹp, gốc ở tình cảm và tư tưởng nhàvăn”. Xuân Diệu ngỡ ngàng sung sướng khi nhận ra thiên đường trên mặt đất, thi sĩ chorằng cuộc sống đương mơn mởn xanh non, tràn đầy hương sắc âm thanh rạo rực xuân tình là16đẹp. Hồ Dzếnh thấy “tình chỉ đẹp khi còn dang dở”, còn Thế Lữ xem cái Đẹp ở chốn bồnglai tiên cảnh. Nguyễn Tuân quan niệm người giữ vững thiên lương là đẹp, Thạch Lam coicái Đẹp ở khao khát thay đổi cuộc sống ao tù, bằng phẳng, tăm tối. Với Nam Cao, conngười đẹp phải biết giữ vững nhân cách trước cái đói miếng ăn, môi trường sống đẹp là môitrường phải vun đắp cho tài năng nảy nở, nâng đỡ ước mơ cao đẹp của con người, hoặc ít rađảm bảo những điều kiện tối thiểu cho con người được sống đời lương thiện. Trong cảmquan của nghệ sĩ này “cái đẹp cứu vớt nhân loại”, nhưng trong nhãn quan của nhà văn kiathì người đẹp, người tài thường gặp cảnh khốn cùng. Số khác thì miêu tả cái Đẹp thườngmang tới tai hoạ “khuynh quốc khuynh thành”. Không ít nhà văn qua cái bi, cái hùng đã chỉra cái Đẹp nhân văn.Theo Nguyễn Đình Thi: “Nói nghệ thuật tức là nói đến sự cao cả của tâm hồn. Đẹptức là một cái gì cao cả. Đã nói đẹp là nói cao cả. Có khi nhà văn miêu tả một cái nhìn rấtxấu, một tội ác, một tên giết người nhưng cách nhìn cách miêu tả phải cao cả.” Còn Sêkhốp thì cho rằng: “Thanh nam châm thu hút mọi thế hệ vẫn là cái cao thượng, cái đẹp cáinhân đạo của lòng”Đọc Nam Cao, ta lại hình dung đến không khí ngột ngạt của những năm 1930– 1945với những con người từng bước chông chênh trên con đường đi tìm nhân cách. Chí Phèođắm mình trong một chuỗi cơn say triền miên để phút cuối cùng tự đốt cháy mình lên vớinhững câu hỏi nhức nhồi “Ai cho ta lương thiện?”, một anh Hộ luôn đề cao nguyên tắc tìnhthương nhưng lại khốn khổ vì cuộc sống chật hẹp với một vòng tròn cơm-áo-gạo-tiền khắcnghiệt. Mỗi tác phẩm văn học là một lát cắt của đời sống phản ánh một nội dung rất cụ thể,một số phận rất rõ nét buộc người đọc phải suy ngẫm, băn khoăn. Vô số những lát cắt củarất nhiều thời đại ấy cuối cùng đều hướng tới một mục tiêu tốt đẹp, dẫn dắt con người đi đếncõi hoàn thiện. Có vươn tới mục tiêu đó, tác phẩm văn học mới thật sự là tác phẩm chânchính và tồn tại vượt qua sức công phá mãnh liệt của thời gian.Một tác phẩm có giá trị thẩm mỹ là kết quả cao của sự hòa quyện nhuần nhuyễn ba yếutố cơ bản: phản ánh chân thực cuộc sống xã hội, độc đáo, đặc sắc trong sáng tạo nghệ thuậtcộng với tình cảm nhân đạo và ý thức xã hội tiên tiến. Nhu cầu hướng tới cái đẹp của con17người luôn luôn mang tính khẳng định: con người cần phải đẹp cả khuôn mặt, quần áo vàcả tư tưởng (Sêkhốp), toàn bộ các quan hệ xã hội với những hoạt động cụ thể của chúngcũng cần phải “theo quy luật của cái đẹp” (Mac). Vì vậy, cái đẹp có quyền tuyệt đối tồn tạivà phát triển. Lê-nin đã nói: “nếu tách rời, cô lập cái mới, cái đẹp ra khỏi mối liên hệ môitrường khách quan thì chúng chỉ là một cái xác không hồn thậm chí một quà tặng vô duyênvới công chúng”.Có thể nói “cái đẹp xã hội” vô cùng quan trọng bởi vì cái đẹp xã hội chínhlà sự trình bày trực tiếp của bản chất cái đẹp. Sự căm phẫn xót xa thể hiện qua việc diễn tảmột cuộc đời ngang trái.Hay như lời phát biểu của nhà văn Nguyễn Minh Châu “Văn học và đời sống là haivòng tròn đồng tâm mà tâm điểm là con người. Mỗi tác phẩm văn học chỉ là một lát cắt, mộttờ biên bản của một chặng đời sống con người ta, trên con đường dài dằng dặc đi đến cõihoàn thiện”. Bao giờ cũng thế, văn học – cuộc sống – con người là những yếu tố không thểtách rời nhau để tồn tại riêng biệt. Dường như có một sợi dây vô hình buộc chặt văn học vàcuộc sống, tạo nên mối quan hệ vô cùng mật thiết và sâu sắc như lời phát biểu của nhà vănNguyễn Minh Châu. Văn học bao giờ cũng gắn liền với cuộc sống – con người để có sứcsống trụ lại với thời gian, để thực hiện chức năng cao cả không một bộ môn khoa học nàothay thế được, hướng con người đến cái tận thiện- tận mỹ, gột rửa bớt những xấu xa củacuộc đời phức tạp, góp phần “thanh lọc” tâm hồn và lương tâm con người để cuộc sống tốtđẹp hơn. Văn học – cuộc sống mãi mãi không thể tách rời nhau và cả hai đều xuất phát, đềuhướng về tâm điểm duy nhất: Con người. Văn học là chiếc gương phản ánh và chiêmnghiệm về đời sống nên văn học cũng lấy con người làm tâm điểm trên những trang thơ,trên những dòng truyện ngắn hay trang tiểu thuyết đồ sộ. Trong nghệ thuật, cái chân (cáithật) là cái có trước tuyệt đối, là cái không chịu phụ thuộc bất cứ cái gì có trước nó. Cái tốt(cái thiện) là cái cần phải có, so với cái hiện có, gắn với lí tưởng của nhà văn. Cái thẩm mĩlà cái dùng để tạo hình thức cho thế giới nghệ thuật.Bất cứ nhà văn chân chính nào cũng đặt ra cho mình một lý tưởng thẩm mỹ, một quanniệm nghệ thuật để từ đó phấn đấu vươn theo nó. Nguyễn Tuân là nhà văn suốt đời đi tìmcái đẹp, thậm chí trước Cách mạng tháng Tám, ông đã coi cái đẹp như là tôn giáo của mìnhvà “Nghệ Thuật” là hai chữ viết hoa. Ông lúc nào cũng muốn lăn cả cái vỏ của mình trên18trái đất, thêm những cảm giác mạnh, thèm được đi nhiều để thay đổi thực đơn cho giácquan. Có khi ông tự nhận mình là lữ khách lang thang đi tìm cái đẹp cho cuộc đời. Cái đẹptựa hơi thở, tựa nguồn sống trong các sáng tác của Nguyễn Tuân. Cái đẹp trong văn chươngcủa Nguyễn Tuân không chỉ cho người đọc giá trị trông nhìn và thưởng thức mà còn giúpcon người trân trọng và nâng niu nó. Với Nguyễn Tuân quan niệm nghệ thuật của ông đồngnghĩa với quan niệm cái đẹp. Ông là người đi theo quan niệm “nghệ thuật vị nghệ thuật”.Nguyễn Tuân quan niệm “viết văn không khuynh hướng” khát vọng lớn lao theo đuổi suốtcuộc đời ông chính là hướng tới cái đẹp, cái đẹp duy nhất.. Chữ người tử tù, mà trực tiếp làcảnh cho chữ trong nhà ngục, là sự thể hiện một cách đầy đủ quan điểm mĩ học của ông.Trong tác phẩm Chữ người tử tù, truyện được dựng nên từ một tình huống vô cũng gay cấnvề thời gian và không gian. Về thời gian, người tử tù chỉ còn sống duy nhất qua một đêm vìsáng sớm hôm sau sẽ bị đưa đi xử tử. Thời gian cuối cùng của một đời người trong tình cảnhbi hùng ấy đã đẩy đến đỉnh điểm mọi sự lựa chọn và quyết định khi người tử tù lại đượcngười cai ngục hạ mình tận cùng cầu xin ban cho “Chữ”. Tất cả sự việc đó được diễn ratrong không gian tăm tối của ngục tù. Đây cũng là lúc nét đẹp tâm hồn trú ngụ thầm kíntrong cái vỏ của quan cai ngục được bộc lộ. Cũng là lúc người tử tù nhận ra tên cai ngụcnhững tưởng xâu xa, đáng ghét kia lại trở nên đáng trân trọng như vậy. Người tử tù khôngcòn thời gian sống, không còn thời gian cống hiến cho đời nhiều nữa ngoài mấy tiếng đồnghồ đang bị thần chết đợi chờ từng giây từng phút đã trở thành người ban phát cái đẹp chođời. Cái đẹp của ông được trân trọng đến tận cùng cuộc đời và người cai ngục trở thành kẻlưu giữ cái đẹp đó cho đời. Cảnh Huấn Cao cho chữ viên cai ngục có thể coi là cuộc nổilọan của cái đẹp. Đó là vẻ đẹp đầy uy lực của nhân cách và tài hoa:Cái đẹp không vụ lợi: “Ông Huấn Cao nổi tiếng viết chữ đẹp nhưng không vì quyềnthế mà ép mình viết câu đối bao giờ và cả đời mới viết hai bộ tứ bình và một bức trungđường cho ba người bạn thân”. Nhưng lần này, ông viết cho người quản ngục, trong nhàngục và trước chỉ vài giờ là lên đường vào kinh chịu tử hình.Cái đẹp không bị khuất phục trước uy quyền: Chữ viết của Huấn Cao là cái đẹp vàông- người sáng tạo ra nó, cũng có thể gọi là hiện thân của cái đẹp. Khi nhận lời cho chữ19người quản ngục, Huấn Cao không nghĩ là cho một người đang nắm giữ vận mạng của mìnhmà cho một người có những sở thích cao quý, một tấm lòng trong thiên hạ.Cái đẹp vượt lên trên sự thấp hèn, dung tục: Hoàn cảnh Huấn Cao cho chữ là hoàncảnh dung tục, bất nhân. Về không gian là một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạngnhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián, trong không khí khói tỏa như đám cháy nhà…. Vềthời gian là lúc đêm khuya, chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh. Người sáng tạo cái đẹplại là tù nhân, trong tư thế cổ đeo gông, chân vướng xiềng. Người nhận chữ (thầy quản ngụcvà viên thơ lại), thái độ của hai đều rất thành kính và thiêng liêng: viên quản ngục khúmnúm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng; thầy thơ lại gầy gòrun run bưng chậu mực. Tất cả những đồ dùng của Huấn Cao trong việc cho chữ dường nhưtrinh nguyên: tấm lụa bạch còn nguyên lần hồ; tấm lụa trắng tinh; phiến lụa óng; mùi mựcbốc lên thơm quá… Ông Huấn Cao chăm chú trên tấm lụa bạch; dậm tô từng nét chữ,“những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời conngười”. Khi viết xong, ông thở dài, buồn bã không vì thán phận mình mà vì người biết đượcgiá trị của cái đẹp như thầy Quản mà phải làm cái nghề này và phải ở một nơi khó giữ thiênlương cho lành vững và rồi đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi. Điều đó chứng tỏ cáiđẹp có thể sinh thành nơi không đẹp nhưng không thể tồn tại nơi ấy.Cái đẹp có sức cải hóa con người: Viên quản ngục là chức quan cao nhất nơi ông HuấnCao bị giam giữ. Trước cảnh cho chữ, ông ta quý Huấn Cao ở cái tài (lần gặp đầu tiên, bịHuấn Cao đuối khéo, ông chỉ lễ phép lui ra với một câu: Xin lĩnh ý). Khi Huấn Cao cho chữ,thầy quản khúm núm (thái độ với cái đẹp). Nhưng sau khi Huấn Cao khuyên bảo, thái độ vàtình cảm của quản ngục càng khác trước: Ngục quan cảm động, vái người tù một cái, chắptay nói một cái mà nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ ngu muội này xin báilĩnh”. Đó là sự thay đổi không chỉ về tư tưởng (Kẻ ngu muội này xin bái lĩnh) mà còn là tìnhcảm (chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào).“Chữ người tử tù” thể hiện niềm tin mãnh liệt của Nguyễn Tuân về sự bất diệt của cáiđẹp, rằng “Cái đẹp không bao giờ chết”. Dù thực tại tăm tối, tàn bạo đến đâu cũng khôngthể tiêu diệt được cái đẹp. Cái đẹp là bất khả chiến bại. Đó chính là giá trị nhân văn rất sáng20giá của Nguyễn Tuân trong “Chữ người tử tù”. Ta chợt nhớ tới câu danh ngôn bất hủcủa Dostoyevski: "Cái đẹp sẽ cứu vớt con người”. Cái đẹp và cái thiện xuất hiện đan xen vàtô nét thêm cho cảnh cho chữ thêm đặc sắc và là cảnh “xưa nay chưa từng có”.Còn trong tác phẩm Chí Phèo, ở đoạn cuối của tác phẩm (Chí Phèo say rượu rồi gặpthị Nở…) Chí Phèo đã có ý thức vươn lên khao khát được làm người lương thiện. Động lựcthúc đẩy là tình thương của thị Nở và bát cháo hành của thị. Nếu như trước đây, Chí chỉ biếtuống rượu, chửi bới, dọa nạt, cướp giật, nằm vạ… thì giờ đây khi được ăn bát cháo hành củathị Nở, “hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muốn làm nũng với thị như với mẹ. Ổi sao màhắn hiền…” Bát cháo có gì đâu, một chút cháo, vài cọng hành và ba hạt muối mà hiệu quảthật không ngờ, bát cháo hành quả là liều thuốc giải độc. Nó vừa giúp Chí Phèo thoát rakhỏi cơn ốm sau khi say rượu vừa khơi dậy bản chất ý thức con người ở Chí. Phải chăng bátcháo hành đơn sơ chân quê đó đã được nấu bằng tất cả tấm lòng yêu thương chân thật củathị Nở? Đúng vậy, "bát cháo hành" là tượng trưng cho tình cảm của thị Nở với Chí Phèo,một tình cảm dịu dảng, giản dị nhưng đong đầy ân tình, nhân nghĩa…Khi nhận được bátcháo hành, Chí rất ngạc nhiên. “Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình ươn ướt". Và Chíphèo đã khóc, dòng nước mắt xúc động, nghẹn ngào. Hắn đã khóc vì hắn cảm nhận được vịngon của cháo: "Trời ơi! Cháo mới thơm làm sao… những người suốt đời không ăn cháohành không biết rằng cháo ăn rất ngon… Nhưng tại sao mãi đến bây giờ hắn mới nếm vịmùi cháo". Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời… “Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tayđàn bà”. Hắn cảm động vì "lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay nào hắncó thấy tự nhiên ai cho cái gì”. Hắn đã nhìn bát cháo bốc khói mà "bâng khuâng, vừa vuivừa buồn và một, cái gì nữa giông như là ăn năn”. Tự bao giờ những tình cảm con ngườiđã thức dậy trong tâm can "con vật lạ, con quỷ dữ" của làng Vũ Đại ấy. Bên cạnh Chí, thịNở múc cháo "nhìn trộm hắn rồi lại cười toe toét. Trông thị thế mà có duyên…". Lần đầutiên, Chí đã biết đến cái duyên của một con người. Rồi hắn nhớ lại khi xưa, nghĩ về quá khứcủa mình khi phải “săn sóc” cho bà Ba, phải làm những việc xấu xa, hắn đã thấy nhục hơn làthích, rồi hắn thấy sợ. Xưa kia, cũng như bây giờ, hắn thật trong sáng, lương thiện. "Vì vậybát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gâythù?" Thật kì diệu, những sự chăm sóc giản dị đầy ân tình và tình yêu thương mộc mạc chân21thành của thị Nở đã đánh thức dậy bản chất lương thiện của người nông dân lao động tronghắn. Đây là một đoạn văn tuyệt bút, đầy chất thơ. Cuộc gặp gỡ thị Nở đã lóe sáng như mộttia chớp trong cuộc đời tăm tối của Chí Phèo. Tình yêu thương đã thức tỉnh Chí và linh hồncủa Chí lâu nay phải bán cho quỷ dữ để đổi lấy miếng cơm, mạnh áo thì nay đã trở về vớibát cháo hành và tình thương của thị Nở là một liều thuốc quý không gì sánh được mà nhàvăn đã ban cho Chí Phèo bằng tấm lòng nhân đạo của mình.Cái đẹp và cái thiện xuất hiện cùng lúc trong cùng một hình ảnh rất đơn giản đó là bátcháo hành. Nam Cao đã khéo léo đưa chi tiết rất nhỏ nhưng vô cùng sâu sắc để nói lên cáiđẹp và cái thiện giữa con người với con người, cái đẹp thể hiện qua hành động đơn giản vàtình cảm mà Thị Nở dành cho Chí phèo.Cái đẹp còn thể hiện qua giá trị nhân đạo mà tác phẩm mang lại. Giá trị nhân đạo củatác phẩm được thể hiện chủ yếu qua cái nhìn đầy trìu mến, yêu thương của nhà văn đối vớinhân vật của mình.Truyện Kiều là một kiệt tác văn học. Nguyễn Du đã dồn hết tâm huyết của mình vàohình tượng Thúy Kiều - người con gái bất hạnh, dù bị hoàn cảnh xô đẩy, dập vùi nhưng vẫnngời sáng một tâm hồn trong trẻo luôn hướng về mái ấm gia đình, về hạnh phúc lứa đôi vàmột ý thức rõ ràng về trách nhiệm làm người... Dường như trong tác phẩm bất hủ này,Nguyễn Du tạo tác nhân vật nàng Kiều trên nền bi kịch cuộc đời của chính ông. Nàng Kiềuý thức rất rõ về nhân phẩm nhưng lại bị xã hội hủ bại chà đạp về nhân phẩm và đó chính làbi kịch lớn nhất. Mỗi câu chữ trong Truyện Kiều đều thấm đẫm tình cảm của tác giả với sốphận người phụ nữ trong một xã hội hủ bại, xã hội mà đồng tiền là quyền lực. Nguyễn Duđau với nỗi đau của nàng Kiều nhưng cũng gửi vào đó những khát khao mãnh liệt vượt quasự trói buộc của thời cuộc. Qua tác phẩm của mình, ông đã chạm đến những vấn đề nhânvăn, nhân bản nhất. Tình yêu, tình dục, khát vọng hạnh phúc cũng được ông đề cập như mộtvấn đề rất nhân bản của con người. Và những câu thơ của ông đều toát lên vẻ đẹp kỳ diệucủa tình yêu đôi lứa, của người phụ nữ...Những chàng trai cô gái Mèo trong tác phẩm của Tô Hoài là những người rất đẹp. Tuynghèo khổ nhưng họ là những người đẹp người đẹp nết, dũng cảm, yêu đời, yêu lao động,22khỏe mạnh. Có thể dễ thấy điều này qua những từ ngữ đầy ưu ái ông dành cho Mị và A Phủ: “Mị thổi sáo giỏi”, “Có biết bao người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị hết núi này sangnúi khác”, “Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị”, còn A Phủ là chàng trai đượcnhiều người con gái ao ước : “A Phủ khỏe , chạy nhanh như ngựa…”, “ biết đúc lưỡi cày ,biết đục cuốc, lại cày giỏi và đi săn bò tót rất bạo”. Không dừng lại ở những đặc điểm bênngoài , nhà văn tìm thấy ở họ những phẩm chất tốt đẹp . Mị thà phải lao động vất vả hơnlàm con dâu nhà giàu, A Phủ dám đánh lại con nhà giàu để bênh vực cho lẽ phải, không hềkhóc lóc van xin khi bị cha con thống lí đánh đập tàn nhẫn. Bên ngoài cái xác không hồncủa Mị, Tô Hoài nhận thấy tiềm tàng một sự phản kháng, một sức mạnh kì diệu, một ngọnlửa tự do vẫn còn âm ỉ. Và hơn thế nữa sự yêu thương cưu mang lẫn nhau giữa những ngườicùng khổ. Mị đã cứu A Phủ và cả hai đã cùng chạy trốn , cùng nương tựa nhau mà sống: “APhủ nói : “Đi với tôi”. “Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống núi”. Sức mạnh ởnhững con người ấy, nếu biết giác ngộ, biết tổ chức lại thì nó sẽ tạo nên sức mạnh diệu kìlàm kẻ thù khiếp sợ. Hiểu được điều này, Tô Hoài đã đặt trọn niềm tin vào khả năng cáchmạng của Mị và A Phủ.Trong nền văn hóa phương đông, ta còn nhận thấy sự nhuốm màu tôn giáo trong cảmquan thẫm mỹ, đặc biệt là những tôn giáo lớn như Phật giáo, Hồi giáo và những tôn giáotriết lý cũ như Nho giáo, Đạo giáo. Đối với Đạo giáo cái đẹp là những cái tự nhiên nó có, tựnhiên nó tồn tại, không có sự tác động của con người, như đá, núi, cỏ cây, thiên nhiên, vàcon người đẹp là con người sống hòa hợp với thiên nhiên; quan niệm của Nho giáo cũngtương tự song con người tốt, đẹp còn phải gắn với lòng trung tín với quân vương, còn vớiPhật giáo toàn thể chúng sinh đều tốt đẹp, Phật đề cao lòng nhân nghĩa, từ bi nơi con người.Ở nước Trung Hoa rộng lớn, màu sắc tôn giáo ảnh hưởng sâu rộng đến những tác phẩm vănhọc như Kinh thi, Tam quốc diễn nghĩa... là những tác phẩm chịu ảnh hưởng bởi Nho giáo,những tác phẩm thơ ca Phật giáo có những bài tụng, kệ... Ở Việt Nam, những quan niệmtrong tôn giáo, tín ngưỡng ăn sâu vào người Việt, nên từ văn học dân gian đến văn họcthành văn sau này, ý thức thẫm mỹ đều có phần nào đó chịu sự chi phối của tôn giáo, tínngưỡng và văn hóa nông nghiệp lúa nước lâu đời. Từ truyền thuyết, thần thoại, sử thi tanhận thấy được nét văn hóa nông nghiệp và tín ngưỡng thờ thần tự nhiên trong văn học Việt23Nam, truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ với hình tượng nhân vật cha Rồng, mẹ Tiênsinh ra dân tộc Việt, sự nhìn nhận cái đẹp của dân gian lúc này là hình tượng của sức mạnhthiên nhiên, người con trai thì khỏe mạnh, phi thường, người con gái như cỏ cây mềm mạinhưng cũng thần thông, cái đẹp được hình tượng hóa thành những cái thuộc về tự nhiên,những cái mà con người chưa giải thích được. Trong sử thi Đăm Săn, hình ảnh người anhhùng dũng cảm, vạm vỡ đi tìm thần Mặt Trời là hình tượng đẹp, hướng đến cái tốt, ở đâycũng theo tín ngưỡng dân gian thờ thần tự nhiên nên hình ảnh Đăm Săn cũng như tự nhiênsiêu phàm, phi thường. Gần hơn là trong truyện cổ tích, truyện cổ tích là mô tuýp đẹp hóa,thiện hóa, và cái đẹp, cái thiện luôn thắng, trong truyện cổ tích cũng có những hình tượngcủa tiên, bụt, thần thánh đây là những biểu tượng của tự nhiên, còn các nhân vật là nhữngngười hiền lành, tốt đẹp và đến cuối cùng họ có được những kết thúc tốt đẹp cho câu chuyệncủa chính mình "ở hiền gặp lành" và cái đẹp ở truyện cổ tích lúc này đây không chỉ dừnglại ở bề nổi mà còn đi sâu vào sự đề cao sự ước mơ, vươn lên của con người, nuôi dưỡngtâm hồn, giáo dục con người(dù sự giải quyết lúc này chưa rõ ràng chủ yếu dựa vào nhữngyếu tố thần kỳ). Lấy ví dụ ở truyện Thạch Sanh, nhân vật Thạch Sanh là nhân vật điển hìnhbiểu thị cho sức mạnh, cho khát vọng công lý của nhân dân lao động, là hình tượng của sựvươn lên, ước mơ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân trong xã hội bấy giờ, cáiđẹp và cái thiện hiện hữu lúc này đây ngoài chịu sự chi phối cái đẹp trong tôn giáo, văn hóatín ngưỡng còn chịu sự chi phối của thể chế xã hội, thể chế xã hội manh nha chuyển sang tưhữu với nhiều điều bất công hơn trước đã hướng con người đến quan niệm cái đẹp, thiệnphải gắn với sự công bằng.Tuy nhiên, ý thức thẩm mỹ mang màu sắc văn hóa phương Tây lại có những nét khácbiệt so với phương Đông. Phương Tây với văn hóa du mục, lấy trí tuệ và sức mạnh làmtrọng, với tôn giáo chính là Kitô giáo cũng ảnh hưởng đến cảm quan thẫm mỹ của con ngườithể hiện trong các tác phẩm văn học. So sánh giữa những truyện cổ tích Việt Nam vớitruyện cổ tích phương Tây ta cũng nhận thấy sự thần kỳ hóa, sự thần thánh hóa thông quahình ảnh bụt, tiên với phép thuật giải cứu con người, đây chính là biểu tượng của cái luônthiện, luôn tốt đẹp trong nhận thức của con người. Song ở văn hóa phương Tây lại tồn tạitiên xấu. Đó chính là biểu tượng thực tại của xã hội hiện thực, khi sự thống trị của giai cấp24cầm quyền có chế độ hà khắc, tuy nhiên cái tốt, đẹp vẫn được đề cao biểu hiện qua hình ảnhnhân vật mồ côi, xấu xí... có kết thúc tốt đẹp. Trong Cinderella, cô bé lọ lem Cinderella đếncuối cùng vẫn có được hạnh phúc với hoàng tử, cái đẹp được đề cao ở đây không còn là cáiđẹp của hình thức mà là cái đẹp của tâm hồn, khi con người hướng đến những tư tưởng tốtđẹp thì tự nhiên chúng ta cũng trở nên đẹp đẽ, mô tuýp này gần với truyện cổ tích phươngĐông.Nhận thức về cái đẹp, cái thiện còn chịu sự chi phối của thời gian lịch sử, trong nhữnggiai đoạn lịch sử khác nhau thì cái đẹp cũng được con người hiểu theo những quan niệmkhác nhau, cái đẹp trong văn học qua thời gian cũng có những sự biến đổi. Bước sang chếđộ có tư hữu, có nhà nước phong kiến việc nhận thức cái đẹp cũng thay đổi. Phụ nữ đẹptuyệt mỹ ở phương Đông là như Thúy Vân, Thúy Kiều “mười phân vẹn mười”, hoặc nhưTây Thi, Dương Quý Phi…“nghiêng nước nghiêng thành”. Nam nhi đại trượng phu phảinhư Từ Hải "vai năm tấc rộng thân mười thước cao", nhưng phụ nữ trong triều đại phongkiến do ảnh hưởng của Nho giáo nên chỉ được xem trọng, đề cao cái đẹp hình thức còn phủđịnh phần lớn cái đẹp của trí tuệ.Trong khi đó ở các nước phương Tây, đặc biệt là châu Âu, họ đang có những bướcchuyển mình lớn trong xã hội cũng như trong nhận thức. Họ bước vào “đêm trường trungcổ” khiến cho những giá trị văn minh trong đó có giá trị thẫm mỹ hầu như bị hủy diệt hoàntoàn, xã hội châu Âu bước vào thời kỳ đen tối, ánh sáng của văn minh mờ dần, con người bịche đi dưới sự thống trị của tôn giáo (Kitô giáo), những cái đẹp lúc này được nhận thức luôngắn với giáo điều, giáo lý tôn giáo, đó là sự thần thánh hóa cực độ, có thể nói đến vô tưởng.Trong Đồi gió hú của Emili Bronte, bối cảnh lịch sử là đầu thế kỉ XIX, nhân vậtHeathciff – một anh chàng thô kệch, điên rồ, được nhặt về nuôi bởi một ông chủ đồn điền ởYorksine đem lòng yêu cô tiểu thư – con gái ông chủ mình, một cô gái xinh đẹp, có địa vị xãhội, học thức và lễ giáo. Tình yêu của họ là mãnh liệt đến ám ảnh, dữ dội đến hủy diệt màcái chết mới là cái bắt đầu. Ở đây ta nhận thấy rằng cái đẹp đã chuyển đổi, từ nhận thức cácquý cô châu Âu an phận đến sự bùng nổ của con người, phần tính người trong mỗi người.Emilli Bronte đề cao những cái thuộc về bản tính con người ở nhân vật mình đó là khát25khao, là dục vọng, là tình yêu điên cuồng, hay có thể nói rằng đó là cái đẹp “nguyên thủy”.Sự nhận thức cái đẹp lúc này vượt qua cái lễ giáo tôn giáo cũ còn tồn tại trong xã hội châuÂu lúc này, mà nó nhường hết chỗ cho tình yêu con người. Cô tiểu thư Earnshaw là điểnhình của “cái đẹp quý cô” song đã có sự vượt lên để đi tìm những cái thuộc về mình khi đemlòng yêu Heathciff, sự chung thủy – vốn dĩ là nét đẹp được đề cao trong tình yêu lúc nàyđược nhận thức khác không còn là sự trung thành nhất nhất với tình yêu cả thể xác và tâmhồn mà chỉ còn là sự tồn tại của tình yêu từ đầu đến cuối, đến lúc chết tình yêu ấy vẫn ámảnh họ đưa họ đi tìm nhau. Nhận thức cái đẹp lúc này đây là những gì thuộc về thiên nhiên,tự do – nơi đồng truông gió gào thét đến kinh hãi nhưng vẫn tồn tại tình yêu, Heathciff bịxem là ngu dốt, thô kệch như đá tảng nhưng vẫn có nàng hoa Catherine Earnshaw quấn quýtthủy chung, cái đẹp, cái thiện lúc này đây là tình yêu, là cái nhân văn mà nhà văn đưa vàotác phẩm chứ không còn là cái hình thức bề ngoài.Trong Cuốn theo chiều gió của Margaret Mitchell , bối cảnh lịch sử của xã hội giaothời, nội chiến và tái chiến thường nhật, cái đẹp hiện lên ở đây thong qua tình yêu củaScarlett O’Hara và Rhett Butler, vẻ đẹp của Scarlett là cái đẹp hình thức đến tuyệt vời,nhưng không theo cái đẹp truyền thống, “Scarlett là một cô gái quyến rũ, tuy nàng khôngđẹp thật sự như những người đẹp miền Nam truyền thống, nhưng lại có một sức thu hút lạthường. Nàng có một thân hình hoàn hảo, vẻ thuỳ mị của người mẹ và nét cuồng nhiệt củangười cha, và đặc biệt là đôi mắt xanh biếc lóng lánh lạ kì khiến cho người chỉ gặp một lầncũng có thể nhớ mãi.Khuôn mặt nàng là một sự kết hợp hài hoà giữa những đường nét kiềudiễm của mẹ, người quý tộc miền duyên hải thuộc dòng dõi Pháp, và những góc cạnh thôkệch của người cha Ái Nhĩ Lan, da dẻ hồng hào. Tuy thế, đó là khuôn mặt ưa nhìn với cằmthon, hàm nở rộng. Đôi mắt xanh biếc của nàng được viền bởi những hàng nở rộng. Đôimắt xanh biếc của nàng được viền bởi những hàng mi dài rậm uốn cong vút. Bên trên đôimắt đó là hai vệt mày chênh chếch vạch thành hai đường nghiêng đậm nét trên làn da trắngtrong của hoa mộc lan- màu da mà phụ nữ miền Nam vô cùng quý trọng và cẩn thận giữ gìnbằng những chiếc nón rộng vành, mạng che mặt và bao tay để chống lại ánh nắng gay gắtcủa xứ Georgia." Nhưng không dừng lại ở cái đẹp ngoại hình, ở Scarlett có cái đẹp của sựđổi mới trong tính cách, có sự kiên cường và vươn lên mà một người phụ nữ truyền thống
Tài liệu liên quan
- PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA PHẠM TRÙ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG BỘ TƯ BẢN - MÁC ĐÃ PHÂN TÍCH NHƯ THẾ NÀO VỀ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ.DOC
- 11
- 4
- 7
- PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA PHẠM TRÙ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG BỘ TƯ BẢN - MÁC ĐÃ PHÂN TÍCH NHƯ THẾ NÀO VỀ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
- 11
- 962
- 3
- phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đ• phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
- 12
- 646
- 1
- Đề Tài: " PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA PHẠM TRÙ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG BỘ TƯ BẢN - MÁC ĐÃ PHÂN TÍCH NHƯ THẾ NÀO VỀ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ "
- 14
- 1
- 0
- LUẬN VĂN: Phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích như thế nào về phương pháp sản xuất giá trị thặng dư docx
- 13
- 854
- 1
- Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương” - văn mẫu
- 2
- 4
- 10
- ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BẢN CHẤT CỦA PHẠM TRÙ GIÁ TRỊ THẶNG DƯ TRONG BỘ TƯ BẢN - MÁC ĐÃ PHÂN TÍCH NHƯ THẾ NÀO VỀ PHƯƠNG PHÁP SẢN XUẤT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ pdf
- 14
- 570
- 0
- Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về câu nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi không có tình thương”
- 2
- 1
- 0
- Thi hào Goethe cho rằng: Dù vua chúa hay dân cày, kẻ nào tìm thấy sự bình an trong gia đình, kẻ ấy là người sung sướng nhất. Anh, chị suy nghĩ như thế nào về câu nói trên.
- 1
- 3
- 0
- Nhà văn Nguyễn Tuân cho rằng,với tác phẩm Tắt đèn,Ngô Tất Tố đã “xui người nông dân nổi loạn”.Em hiểu thế nào về nhận xét đó.Qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ,hãy làm sáng tỏ ý kiến
- 2
- 3
- 6
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(798.93 KB - 56 trang) - Văn học luôn gắn liền với cái đẹp và cái thiện tuy nhiên, nhiều tác phẩm văn học lại miêu tả cái xấu, cái ác anh, chị lý giải như thế nào về vấn đề này hãy cho biết ý kiến của anh, chị cùng với những dẫn chứng trong văn học Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Cái đẹp Mà Văn Học Mang Lại
-
Đề Thi HSG :Cái đẹp Mà Văn Học đem Lại Không Phải Là Cái Gì Khác ...
-
Nghị Luận: “Cái đẹp Mà Văn Học Mang Lại Không Phải Cái Gì Khác ...
-
BLOG CHUYÊN VĂN - Giải đề | Cái đẹp Mà Văn Học đem Lại...
-
[LỜI GIẢI] Cái đẹp Mà Văn Học đem Lại Không Phải Cái Gì Khác Hơn Là ...
-
Đề Thi Chọn HSG Môn Ngữ Văn Lớp 9 (có đáp án)
-
Câu Hỏi Trong Lí Luận Văn Học Hà Minh đức đã Nêu“cái đẹp Mà Văn
-
Đề Thi HSG Văn 11: Cái đẹp Mà Văn Học đem Lại Không Phải Cái Gì ...
-
"Cái đẹp Mà Văn Học đem Lại Không Phải Cái Gì Khác ... - Vnkienthuc
-
Cái Đẹp Mà Văn Học Đem Lại Không Phải Là Cái Gì Khác Hơn Là ...
-
Xem Nhiều 7/2022 # Đề Thi Hsg :cái Đẹp Mà Văn Học Đem Lại ...
-
Xem Nhiều 6/2022 # Đề Thi Hsg :cái Đẹp Mà Văn Học Đem Lại ...
-
Cái đẹp Trong Văn Học Phải Là Cái đẹp độc đáo, Khác Thường...
-
Làng - Kim Lân - Hoc24
-
[ĐÚNG NHẤT] Cái đẹp Trong Văn Học Nghệ Thuật? - Top Lời Giải