Văn Khấn, Bài Cúng, Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm Công Ty, Trong ...

Văn Khấn, Bài Cúng, Mâm Cúng Tất Niên Cuối Năm công ty, trong nhà

Cúng Tất niên là một trong những nghi thức quan trọng của mỗi gia đình, công ty trong dịp Tết đến xuân về. Vậy tại sao người người, nhà nhà, thậm chí các cơ quan, doanh nghiệp đều phải cúng Tất niên và làm lễ cúng như thế nào cho đúng nhất? Vậy chuẩn bị mâm cúng tất niên, bài cúng/văn khấn tất niên sao cho chuẩn? Cúng tất niên công ty khác gì so với cúng tất niên 30 tết? Bài viết dưới đây từ Đồ Cúng Ba Miền sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn về nghi lễ này.

Ý nghĩa của lễ cúng Tất niên

Cúng Tất niên là phong tục tập quán lâu đời của người Việt Nam, được truyền từ nhiều thế hệ trước cho đến nay. Ban đầu nghi thức này được hiểu như là buổi lễ báo hoàn tất công việc trong năm, tức cúng các tổ nghề trong công việc làm ăn. Tuy nhiên, không phải nghề nghiệp nào cũng có tổ nghề rõ ràng, nên dần dần Tất niên trở thành lễ cúng truyền thống của người Việt.

Tất niên có nghĩa là đã hoàn tất một năm, lúc này mọi người sẽ chuẩn bị mâm lễ để báo cáo những việc đã làm được và chưa làm được; đồng thời cảm ơn các vị thần phật, ông bà tổ tiên và tổ nghề đã phù hộ trong năm qua và cầu cho năm mới được thuận lợi, sung túc và an lành. Với những ý nghĩa tốt đẹp này, nên các cơ quan, doanh nghiệp, xí nghiệp, cửa hàng… cũng thường tổ chức tiệc Tất niên vào cuối năm để tổng kết lại năm cũ và chào đón năm mới.

Hình ảnh mâm cúng tất niên công ty cuối năm
Hình ảnh mâm cúng tất niên công ty cuối năm

Thời gian cúng Tất niên chuẩn nhất

Lễ cúng Tất niên thông thường sẽ được tổ chức vào ngày cuối cùng của năm tính theo âm lịch, tức ngày 29 hoặc 30 Tết. Nếu năm đó tháng 12 âm thiếu thì sẽ làm lễ vào ngày 29; nếu tháng 12 âm lịch đủ thì lễ cúng cuối năm sẽ được thực hiện vào ngày 30. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng có điều kiện cúng vào ngày cuối cùng của năm. Ví dụ như con cái có nhà ở thành phố, nhưng cuối năm lại muốn về quê đón Tết cùng ông bà. Do đó, các gia đình có thể làm lễ cúng trước đó, miễn sao đảm bảo mâm cỗ, lễ vật tươm tất và chu đáo, cùng với bài cúng Tất niên đúng cho từng mâm lễ.

Đối với các doanh nghiệp, đoàn thể do người lao động được nghỉ sớm để về quê hoặc sắm Tết. Do đó, tiệc tất niên có thể tổ chức vào ngày làm việc cuối cùng của cơ quan, hoặc bất kỳ ngày nào mà cơ quan có thể thu xếp được thời gian và địa điểm.

Mâm ngũ quả & lễ vật cần có trong lễ cúng Tất niên

Trong lễ cúng Tất niên, mâm ngũ quả & lễ vật cần chuẩn bị gồm có:

  • 5 loại trái cây khác nhau vừa đủ chín có thể ăn được. Không cúng trái cây còn non hoặc xanh.
  • 5 loại hoa tươi khác nhau. Không dùng hoa giả.
  • Trầu cau.
  • Rượu trắng (có thể dùng các loại rượu khác, nhưng tốt nhất là rượu trắng).
  • Chè.
  • Bánh chưng (bánh tét).
  • Đèn hoặc nến.
  • Hương.
  • Vàng mã (có thể có hoặc không tùy theo phong tục và quan niệm của mỗi gia đình).
  • Cỗ mặn tùy theo phong tục và điều kiện gia đình.

Mâm lễ cúng cuối năm có thể lớn hoặc nhỏ tùy theo điều kiện của mỗi gia đình, nhưng mâm ngũ quả & lễ vật cần chuẩn bị đủ để tỏ lòng thành kính đối với gia tiên và các vị thần phật.

Mâm cơm cúng Tất niên cần chuẩn bị gì?

Ngoài mâm mũ quả & lễ vật sẽ là mâm cơm cúng Tất niên sẽ được chuẩn bị tùy theo phong tục tập quán, ẩm thực của từng vùng miền, sở thích của các thành viên trong gia đình hoặc phụ thuộc vào điều kiện kinh tế. Nhưng phần lớn mâm cúng tại ba miền sẽ được chuẩn bị như sau:

Mâm cúng miền bắc

  • Móng giò hầm măng.
  • Bóng nấu thập cẩm.
  • Bát mọc.
  • Miến xào lòng gà.
  • Thịt đông.
  • Thịt gà luộc.
  • Giò lụa, giò xào.
  • Bánh chưng hoặc xôi.
  • Nộm.
  • Dưa hành muối.
Hình ảnh mâm cúng tất niên ở nhà cuối năm
Hình ảnh mâm cúng tất niên ở nhà cuối năm

Mâm cúng miền trung

  • Thịt heo luộc.
  • Cá chiên.
  • Gà bóp rau ram.
  • Đĩa thịt đông.
  • Giò lụa Huế, chả Huế.
  • Măng khô ninh.
  • Dưa món.
  • Miến Huế.
  • Bánh chưng, bánh tét.

Mâm cúng miền nam

  • Bánh tét.
  • Canh măng tươi.
  • Thịt kho tàu.Thịt heo luộc.
  • Khổ qua nhồi thịt.
  • Đĩa gỏi tôm thịt.
  • Nem.
  • Chả giò.
  • Dưa giá.
  • Củ kiệu.
  • Củ cải ngâm nước mắm.

Bài cúng – Văn khấn Tất niên

Bài cúng 30 Tết là một trong những nghi thức không thể thiếu được khi cúng cuối năm, thể hiện lòng thành kính của người cúng. Tuy nhiên văn cúng tại nhà hay ở cơ quan, doanh nghiệp; cúng ở trong nhà hay ngoài trời sẽ có sự khác nhau. Vì thế, cần phải chọn đúng bài văn khấn trước khi làm lễ.

Bài cúng Tất niên trong nhà

Văn khấn - Bài cúng tất niên trong nhà
Văn khấn – Bài cúng tất niên trong nhà

Bài cúng Tất niên ngoài trời

Văn khấn - Bài cúng tất niên ngoài trời
Văn khấn – Bài cúng tất niên ngoài trời

Bài cúng Tất niên tại các cơ quan, doanh nghiệp

Văn khấn - Bài cúng tất niên công ty, đơn vị, cửa hàng, shop,...
Văn khấn – Bài cúng tất niên công ty, đơn vị, cửa hàng, shop,…

Cúng Tất niên ở trong nhà hay ngoài sân?

Làm lễ cúng cuối năm ở trong nhà hay ngoài sân cũng là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Thông thường các gia đình hiện nay đều cúng Tất niên ở trong nhà, để tỏ lòng thành kính với ông bà tổ tiên, cũng như tạo sự ấm cúng trong gia đình. Tuy nhiên, đối với các gia đình có điều kiện, thì có thể chuẩn bị thêm một mâm cúng ở ngoài trời để cảm tạ các vị thần linh đã phù hộ cho cả gia đình trong năm qua. Đối với các cơ quan, doanh nghiệp thì tùy thuộc vào điều kiện của từng đơn vị mà có thể bày mâm cúng ở nơi phù hợp. Các đơn vị kinh doanh thờ cúng Thổ địa và Thần tài thì có thể bày mâm cúng trước ban thờ; còn các cơ quan nhà nước thì chỉ cần bày mâm lễ tại nơi rộng rãi, lịch sự là được.

Cách bày mâm cúng Tất niên

Trước khi bày mâm cúng, gia đình cần phải quét dọn nhà cửa sạch sẽ, lau chùi và trang hoàng bàn thờ thần phật, gia tiên. Sau đó bày trí cây đào, cây mai, cây quất trong gia đình. Khi mọi việc chuẩn bị cho ngày Tết đã hoàn tất, thì mới bắt tay vào bày ban thờ và mâm cỗ cho lễ cúng. Cách bày mâm cúng tại mỗi gia đình có thể khác nhau, nhưng phải thật trang nghiêm, ấm cúng và đầy đủ các lễ vật cơ bản nhất là hương và đèn, phù hợp phong thủy gia chủ. Vì Hương tượng trưng cho tinh tú, là sự kết nối giữa âm và dương. Còn đèn tượng trưng cho mặt trăng, mặt trời nên cần phải bày 2 cây đèn ở hai bên bàn thờ. Mâm ngũ quả, hương, hoa giấy tiền sẽ được bày trên bàn thờ và thờ suốt Tết.

Khi đến ngày hóa vàng, thì giấy tiền sẽ được mang đi hóa. Còn mâm cỗ mặn sẽ được đặt ở bàn thợ phụ hoặc trên một chiếc bàn nhỏ thấp hơn, được đặt trước bàn thờ chính. Sau khi hết khoảng nửa nén hương hoặc một nén hương, gia đình sẽ hạ lễ và cùng nhau ăn uống.

Nghi thức cúng Tất niên đúng phong tục

Thông thường, người lớn tuổi nhất trong nhà hoặc trụ cột của gia đình sẽ là người thực hiện lễ cúng; còn đối với các cơ quan, doanh nghiệp thì có thể là người đứng đầu đơn vị đó. Chủ lễ cần phải ăn vận lịch sự khi làm lễ và thực hiện theo đúng thủ tục sau:

Nghi thức thắp nhang

Khi đến giờ làm lễ cúng, chủ lễ sẽ thắp 3 nén hương lên ban thờ để bắt đầu cúng. Đối với bàn thờ gia tiên có nhiều bát hương, thì mỗi bát hương sẽ thắp 3 nén nhang.

Nghi thức khấn vái

Sau khi thắp hương, chủ lễ sẽ đọc văn khấn. Khi đọc cần phải thành tâm, nói rõ ràng, rành mạch với tốc độ vừa phải không quá nhanh hoặc quá chậm, không nên đọc sai văn khấn. Khi đã đọc xong bài khấn, chủ lễ sẽ chắp tay và vái 3 lần để hoàn thành buổi cúng. Cuối cùng, sẽ đợi hết 3 tuần rượu, nửa hoặc hết một nén hương thì hạ lễ và thụ lộc.

Mâm cúng tất niên đơn giản cuối năm
Mâm cúng tất niên đơn giản cuối năm

Đặt mâm cúng Tất niên ở đâu?

Các gia đình ở nông thôn hoặc những gia đình không có nhiều mối quan hệ cấp trên cấp dưới, làm ăn buôn bán thì cuối năm có thể thư thả mua sắm Tết và tự tay chuẩn bị mâm cỗ cúng cuối năm. Tuy nhiên, tại các thành phố lớn công việc bận rộn, có nhiều mối quan hệ cần phải đi tặng quà chúc Tết hoặc tiếp đón những người đến chúc Tết, thì đặt mâm cúng Tất niên là phương án được nhiều gia đình lựa chọn, để vừa có được mâm cỗ cúng tươm tất cho gia tiên, mà vừa không bỏ lỡ những công việc quan trọng.

Để có được mâm cỗ cúng cuối năm đúng theo phong tục tập quán và đảm bảo chất lượng, bạn có thể tìm đến Đồ Cúng Ba Miền – đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ đồ cúng trọn gói trên khắp toàn quốc, được nhiều người tin tưởng lựa chọn trong suốt hơn 5 năm qua.

Điểm đặc biệt của Đồ Cúng Ba Miền, đó là tại đây không chỉ nhận đơn đặt hàng của khách, mà sẽ tư vấn cho khách hàng những lễ vật và đồ cúng cần thiết trong ngày Tất niên tùy theo nhu cầu, khả năng tài chính của mỗi gia đình. Những hình ảnh về lễ vật, thực đơn và cách bày trí mâm lễ đều được gửi cho khách hàng trước khi có quyết định đặt hàng cuối cùng. Do đó, bạn sẽ biết được hình ảnh mâm cỗ sẽ như thế nào trước khi đến ngày cúng, từ đó có thể có những điều chỉnh phù hợp với quan niệm và phong tục riêng của từng gia đình.

Phần quan trọng nhất của mâm cúng đó là thức ăn mặn, Đồ Cúng Ba Miền sẽ dựa vào số lượng thành viên trong gia đình có mặt trong lễ cúng để tính toán và tư vấn lượng đồ ăn phù hợp. Điều này sẽ tránh được tình trạng thức ăn dư thừa khi chuẩn bị sang năm mới.

Đặc biệt, tất cả các món ăn sẽ luôn được đảm bảo về chất lượng tươi ngon và an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó, mâm cỗ không chỉ đẹp mắt mà còn có hương vị ngon, để gia đình quây quần cùng nhau bên bữa cơm vào dịp cuối năm.

Cuối cùng, mức giá mâm cúng Tất niên cuối năm sẽ không bị hét giá cho dù bạn đặt sát giờ cúng. Vì Đồ Cúng Ba Miền niêm yết mức giá công khai và luôn đảm bảo ổn định giá cho mọi khách hàng. Trong trường hợp mâm cúng của bạn có những yêu cầu riêng, Đồ Cúng Ba Miền sẽ luôn thông báo giá rõ ràng và cụ thể để bạn nắm được trước khi quyết định đặt hàng. Khi giao hàng, nhân viên chúng tôi sẽ tới và cùng gia chủ sắp xếp, bố trí khoa học trước khi ra về.

Với những ưu điểm trên, Đồ Cúng Ba Miền luôn được mọi người tin tưởng và tìm đến những lần tiếp theo.

Cúng Tất niên không chỉ là nghi thức quan trọng trong tâm linh của người Việt, mà còn là dịp các thành viên trong gia đình cùng nhau tụ họp, ôn lại những chuyện trong năm cũ đã qua. Vì thế, chuẩn bị mâm cúng cuối năm chu đáo là điều mọi gia đình nên thực hiện. Hi vọng qua bài viết trên, bạn đã biết được cách chuẩn bị lễ cúng cuối năm đúng nhất.

Chúc bạn và gia đình năm mới mạnh khỏe, may mắn, hạnh phúc, phát tài, phát lộc!

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN DỊCH VỤ

Chọn mâm cúng (bắt buộc) ---Cúng khai trươngCúng thôi nôiCúng đầy thángKhác

DỊCH VỤ MÂM CÚNG KHÁC TẠI ĐỒ CÚNG BA MIỀN

icon day thang
CÚNG ĐẦY THÁNG
icon thoi noi
CÚNG THÔI NÔI
icon-tat-nien
CÚNG TẤT NIÊN
icon-khai-truong
CÙNG KHAI TRƯƠNG
icon-cung-ram
CÚNG RẰM THÁNG 7
icon-dong-tho
CÚNG ĐỘNG THỔ
icon-cung-nha
CÚNG NHẬP TRẠCH
icon-cung-xe
CÚNG XE MỚI
☆ ☆ ☆ ☆ ☆

Điểm: 4.97 (126 bình chọn)

Cảm ơn bạn đã bình chọn.

Xem nhanh

  • Ý nghĩa của lễ cúng Tất niên
  • Thời gian cúng Tất niên chuẩn nhất
  • Mâm ngũ quả & lễ vật cần có trong lễ cúng Tất niên
  • Mâm cơm cúng Tất niên cần chuẩn bị gì?
  • Bài cúng – Văn khấn Tất niên
  • Cúng Tất niên ở trong nhà hay ngoài sân?
  • Cách bày mâm cúng Tất niên
  • Nghi thức cúng Tất niên đúng phong tục
  • Đặt mâm cúng Tất niên ở đâu?

Từ khóa » Bài Khấn Vái Tất Niên Cuối Năm