Văn Khấn Cúng Các Bác ❤️ Bài Cúng Cô Bác Ngoài Sân - SCR.VN

Chia Sẻ Đến Bạn Bài Văn Khấn Cúng Các Bác, Bài Cúng Cô Bác Ngoài Sân Chi Tiết. Hãy Lưu Lại Và Học Thuộc Để sử Dụng Khi Cần.

NỘI DUNG BÀI VIẾT

Toggle
  • Văn Khấn Cúng Các Bác, Cô Bác Là Gì
  • Cách Cúng Các Bác, Cô Bác
  • Mâm Cúng Các Bác
  • Văn Khấn Cúng Các Bác
  • Bài Cúng Các Bác Ngoài Trời
  • Bài Cúng Cô Bác Ngoài Sân
  • Bài Cúng Các Bác 16
  • Bài Cúng Các Bác Hàng Tháng
  • Bài Cúng Cô Hồn Các Bác
  • Văn Khấn Cúng Các Bác Hàng Tháng
  • Văn Khấn Cúng Các Bác Mùng 1
  • Văn Khấn Cúng Các Bác Mùng 2
  • Văn Khấn Cúng Các Bác Ngày Rằm
  • Văn Khấn Cúng Các Bác Cuối Năm

Văn Khấn Cúng Các Bác, Cô Bác Là Gì

Tín ngưỡng cổ truyền tin rằng con người có hai phần: hồn và xác. Khi chết, hồn lìa khỏi xác, xác bị phân hủy còn hồn sẽ tiếp tục tồn tại. Hồn có thể về trời, hoặc đầu thai kiếp khác (làm người hoặc vật), hoặc bị đày xuống địa ngục tùy theo những điều lành hay dữ mà người đó làm khi còn sống.

Tuy nhiên, dân gian cũng tin rằng, nếu một người bị chết oan hoặc do tác động của những nghiệp xấu, các cô hồn không (hoặc chưa) được cõi nào tiếp nhận, phải lang thang và chịu đói rét, hoặc quấy rối người sống.

Vì tin có linh hồn nên đa số người Việt Nam giữ tục lệ thờ cúng tổ tiên và người thân đã qua đời, kể cả khi việc thờ cúng này không phù hợp với giáo lý của tôn giáo mà họ theo. Cúng cô hồn có thể là một hành vi mang tính nhân đạo, để “cứu giúp” những linh hồn khốn khổ. Nhưng đồng thời, cúng cô hồn cũng có thể là một hình thức “hối lộ” để khỏi bị các oan hồn quấy phá, hoặc để được họ “hỗ trợ”.

Tục cúng các bác, cô bác của người Việt nơi này bắt nguồn từ sự ngưỡng vọng thần linh nhằm mục đích cầu siêu cho người chết, người sống thì có thể tránh đi mọi tai nạn và bất trắc trong cuộc sống. Từ đó đã nảy sinh và tích hợp các giá trị văn hóa có liên quan đến tín ngưỡng như: lễ tục, cơ sở thờ tự.

Cách Cúng Các Bác, Cô Bác

Các lưu ý khi cúng cô hồn, các cô các bác bạn nên tránh để không phạm phải điều kiêng kỵ.

  • Nên đặt lễ cúng cô hồn ngoài trời hay là hàng lang, không được đặt mâm cúng trong nhà.
  • Đặt lễ cúng cô hồn trước cửa nhà hay nơi đang buôn bán.
  • Các vật phẩm cúng cô hồn người cúng và gia đình không nên dùng và không nên đem vào nhà.
  • Sau khi cúng xong, nên hóa áo giấy vàng mã ngay tại chỗ và lấy đĩa muối gạo rải ra xa 8 hướng.
  • Nên cúng cô hồn sau 12 giờ trưa, bởi vì theo quan niệm của người xưa thì khi mặt trời mọc đến 12 giờ trưa là giờ dương khí, còn sau giờ trưa đến tối là giờ âm khí.
  • Khi rải tiền vàng ra mâm cúng phải để 4 hướng Đông, Nam, Tây, Bắc, mỗi hướng từ 3 – 5 – 7 cây nhang.
  • Không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già lại gần khi cúng cô hồn vì dễ bị cô hồn trêu chọc và quấy rối.
  • Không nên đọc bài vấn khấn cúng cô hồn khi chưa diễn ra lễ cúng vì đây là một điều không tốt. Bạn có thể tham khảo những điều nên làm và kiêng kỵ trong rằm tháng 7 âm lịch để tránh những điều không hay đến với mình.
  • Khi mua lễ vật, tiền vàng phải từ 15 lễ trở lên, quần áo chúng sinh từ 20 đến 50 bộ đối với lễ cúng cô hồn rằm tháng 7.

Nội dung liên quan để bạn tham khảo thêm 💫Bài Cúng Các Bác Ngoài Sân, Ngoài Trời💫

Mâm Cúng Các Bác

Cũng như lễ cúng khai trương, lễ cúng nhập trạch về nhà mới thì lễ cúng cô hồn cũng phải chuẩn bị lễ vật thật đầy đủ và kỹ lưỡng. Sau đây là cách cúng cô hồn hàng tháng vào các ngày 2, 16 và cúng cô hồn ngày rằm tháng 7. Bạn cần chuẩn bị các lễ vật sau:

Đối với mâm lễ cúng cô hồn ngày mùng 2 và 16

  • Giấy áo, giấy tiền vàng mã
  • Tiềm mặt (tiền thật có mệnh giá nhỏ)
  • 1 bình hoa
  • 1 đĩa trái cây (đủ 5 loại quả có màu sắc khác nhau)
  • Bỏng, kẹo, bánh, ngô, khoai, sắn luộc
  • Muối gạo
  • Chè
  • Cháo
  • Đường thẻ
  • Mía
  • 3 chén nước
  • 3 cây nhang
  • 5 chiếc bát và 5 đôi đũa

Đối với mâm cúng cô hồn rằm tháng 7

  • Giấy áo, giấy tiền vàng mã Tiền mặt (tiền thật các loại mệnh giá và thường những loại tiền có mệnh giá nhỏ)
  • 1 đĩa hoa quả tươi ( 5 loại trái 5 màu)
  • Hoa tươi và trầu cau
  • Ngô, khoai, sắn luộc
  • 12 chén cháo trắng nấu loãng
  • Chè
  • Xôi
  • Bỏng, kẹo
  • 1 đĩa muối gạo
  • 5 chiếc bát và 5 đôi đũa
  • 3 ly nước
  • 12 cục đường thẻ
  • Mía ( để nguyên vỏ và cắt khúc tầm 10- 15 cm)
  • Nhang và nến
  • Heo quay
  • Rượu trắng

Văn Khấn Cúng Các Bác

Chia sẻ đến bạn nội dung bài văn khấn cúng các bác chuẩn nhất.

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH

Hôm nay ngày………….Chúng con tên…………..

Ở tại số nhà…………………………………………

Phát lòng thành tịnh,thiết lập đạo tràng,bày tiệc cam lồ,Kỳ an gia trạch,

Kỳ an bổn mạng.Nhờ ơn tế độ,thêm sự phước duyên,nguyện xin gia đình yên ổn,thuận lợi bán buôn,dòng họ quy hướng đạo mầu,con cháu học hành tinh tiến,nguyện cầu thế giới hòa bình,nhơn sanh phước lạc.

Kính thỉnh: Cô hồn xuất tại côn lôn

Ở tam kì nghiệp, cô hồn vô số

Những là mãn giả hằng hà

Đàn ông, đàn bà, già trẻ lớn nhỏ

Ôi! Âm linh ơi,cô hồn hỡi

Sống đã chịu một đời phiền não

Chết lại nhờ hớp cháo lá đa

Thương thay cũng phận người ta

Kiếp sinh ra thế,biết là tại đâu

Đàn cúng thí vâng lời phật dạy

Của có chi,bát nước nén nhang

Cũng là manh áo thoi vàng

Giúp cho làm của ăn đàng thăng thiên

Ai đến đây dưới trên ngồi lại

Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu

Phép thiêng biến ít thành nhiều

Trên nhờ tôn giả chia đều chúng sanh

Phật hữu tình từ bi tế độ

Chớ ngại rằng có có không không

Nam mô Phật,Nam mô Pháp,Nam mô Tăng

Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

Chân ngôn biến thực: Nam mô tát phạt đát tha nga đa, phà lồ chí đế án tam bạt ra,tam bạt ra hồng ( 3 lần)

Chân ngôn cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạt phiệt nhựt ra hồng (3 lần).

Gửi đến bạn các bài ✨Văn Cúng Cô Hồn✨ chính xác nhất

Bài Cúng Các Bác Ngoài Trời

Mời bạn tìm hiểu bài văn khấn cúng các bác ngoài trời khi thực hiện lễ cúng ở chùa, ở nhà.

KỆ CÚNG THÍ CÔ HỒN

(Thí thực cô hồn I)

Trước cửa Phật lập đàn phổ thí,

Cho trọn đều quân lợi âm dương,

Quang minh tỏ khắp mười phương,

Kính dâng một nén tâm hương ngạt ngào.

Cơn mưa tuệ dồi dào tưới khắp,

Bóng mây từ che rợp mọi nơi,

Lọt đâu dưới đất trên trời,

Từ bi tế độ muôn đời viên thông.

Trên đức Phật rất công rất chính,

Dạy cho đời luyện tính tu tâm,

Thương người đọa kiếp tối tăm,

Giáo Hội chỉ dẫn khỏi lầm khỏi mê.

Lòng từ mẫn mọi bề thương hết,

Nay gặp ngày Ðản tiết nên quy,

Trước Ðàn tề chỉnh oai nghi,

Tuyên dương để chứng quy y thực hành.

Hạnh giải thoát chúng sinh khổ não,

Cõi Ta bà sáu đạo loanh quanh,

Âm ty địa ngục đã đành,

Dương gian địa ngục nỗi tình thêm thương.

Nói không xiết trăm đường đày đọa,

Rồi mang tai trát họa vào thân,

Không sao khỏi nghiệp tham sân,

Ăn quanh, ăn quẩn muôn phần thiết tha.

Nào những hạnh ranh ma quỉ quái,

Dối lừa nhau chẳng nghĩ nên chăng?

Bo bo giữ thói ở xằng,

Cái dây oan nghiệt chằng chằng ngày đêm.

Nào những hạng lòng chim dạ thú,

Ghét ghen nhau làm đủ tội tình,

Khư khư quen thói chẳng lành,

Cái vòng cương tỏa loanh quanh buộc vào.

Nào những kẻ yếu đau què quặt,

Phận hẩm hiu trời bắt chịu đày,

Thật là khổ ách không may,

Nào ai có muốn thân này thế đâu!

Nào những kẻ âu sầu lòa lẫm,

Số cưu mang câm điếc phải đành,

Thực là khốn khổ thương tình,

Ý ai chẳng muốn thân mình phong quang?

Vì túc trái ngỡ ngàng sao đó,

Hoặc tiền nhân nghiệp thọ thế nào,

Thực lòng luống những lao đao,

Cửa từ bi nỡ để ngơ sao đành.

Thầy nay dạy thực hành chánh đạo.

Dòng Thiền học Phật giáo chủ trương,

Quang minh quảng đại vô lường,

Ba thừa giáo hóa mọi phương thi hành.

Giữ một mực chí thành tinh tiến,

Dập các duyên hư huyễn hão huyền,

Những môn tà đạo lưu truyền,

Nay quy Phật đạo cấp liền bỏ đi.

Trước Ðàn ngoại lễ nghi các thưùc,

Trên đài sen tỏ đức huyên minh,

Thầy đây lập nguyện chí thành,

Tuyên dương diệu pháp chúng sinh thỏa nguyền.

Hiện nay có chư Thiên hậu thổ,

Cửa từ bi tế độ không cùng,

Ðạo tràng Thiền học lưu thông,

Tu hành chân thật thủy chung một lòng.

Ðàn phổ thí phẩm vật nghi tiết,

Thầy dạy thêm cho biết công duyên,

Những người quỳ trước Phật tiền,

Ðem câu nhân quả phổ truyền rộng ra.

Dặn hết thảy gần xa thiện tín,

Nên thành tâm phát nguyện quy y,

Nương nhờ Tam bảo hộ trì,

Ăn chay niệm Phật mà quy cho tròn.

Xem nhân thế càn khôn che chở,

Nhứt hoàn hương duyên nợ phong trần,

Hỡi ai kết quả tạo nhân,

Xem cơ mầu nhiệm muôn phần không xa.

Muốn xét lại cho hay nghiệp trước,

Hiện thọ đây thấy được tỏ tường,

Muốn mong kiếp nữa vẻ vang,

Sự hành trì phải sửa sang tự giờ.

Nhân mấy quả trong cơ chuyển hóa,

Nhân có đầy thì quả mới nên,

Thầy nay chỉ dẫn căn nguyên,

Cõi dương gian đó hiển nhiên rõ ràng.

Ơn đức Phật lời vàng khuyên nhủ,

Dạy chúng sinh tín thụ cho hay,

Phúc thời vui vẻ như đây,

Họa thời khổ não đọa đầy như trên.

Nam Mô Sinh Tịnh Ðộ Bồ-tát Ma ha tát.

Trích Kinh Nhật Tụng, chùa Hoằng Pháp xb, Sàigòn, 1971

Bài Cúng Cô Bác Ngoài Sân

Để cúng, người ta hay thắp hương, đèn (hoặc nến). Thường thì người ta khấn vái thầm thì với nội dung mời “bà con cô bác” (ý nói các cô hồn) thụ hưởng các món cúng.

Đôi khi người ta đọc một bài văn tế cô hồn (thường là dạng văn vần), trong đó có thể miêu tả các cái chết thảm khốc. Bài văn tế nổi tiếng nhất có lẽ là bài Văn tế thập loại chúng sinh của đại thi hào Nguyễn Du. Nhiều bài tế cô hồn phóng tác dựa theo tác phẩm này với nội dung phù hợp với hoàn cảnh của địa phương nơi cúng.

Các món đem cúng thường luôn có hương, hoa, đèn; gạo, muối, nước lã là những đồ cúng thô hầu như luôn có, kèm theo là các món ăn, tráng miệng v.v.

Trong chùa hoặc tại các gia đình có truyền thống Phật giáo, người ta cúng bằng các món ăn chay. Một món đặc biệt hay gặp trong mâm cỗ cúng cô hồn là món cháo loãng, người ta tin rằng món này dành cho những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp không thể nuốt được thức ăn thông thường. Nội dung bài Văn tế Thập loại chúng sinh của Nguyễn Du có các bài văn khấn cúng các bác để bạn theo dõi.

Bài Cúng Các Bác 16

Hãy cùng xem nội dung văn khấn cúng các bác 16 ngắn gọn và chuẩn xác.

KÍNH LỄ MƯỜI PHƯƠNG TAM BẢO CHỨNG MINH

Hôm nay ngày……tháng……năm………………(Âm lịch).

Con tên là:…………………..tuổi………………. Ngụ tại số nhà …, đường…, phường (xã)… , quận (huyện ) ……………,tỉnh (Tp):…………………

Trân trọng kính mời các chư vị khuất mặt, khuất mày, kẻ lớn, người nhỏ, thập loại cô hồn, các Đảng, âm binh ngoài đường, ngoài xá, hữu danh vô vị, hữu vị vô danh, các chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn…về nơi đây hưởng lộc thực đầy đủ…

Phát lòng thành tịnh, thiết lập đạo tràng, bày tiệc cam lồ, kỳ an gia trạch, kỳ an bổn mạng. Nhờ ơn tế độ, thêm sự phước duyên, nguyện xin gia đình yên ổn, thuận lợi bán buôn, phù hộ được buôn may bán đắt, mọi sự được sở cầu như ý, dòng họ quy hướng đạo mầu, con cháu học hành tinh tiến, nguyện cầu thế giới hòa bình, nhơn sanh phước lạc.

Nam mô Phật, Nam mô Pháp, Nam mô Tăng Độ cho nhứt thiết siêu thăng thượng đài.

  • Tịnh pháp giới chân ngôn: ÔM LAM, ÔM SĨ LÂM (7 lần)
  • Chân ngôn phá địa ngục: ÁN GIÀ RA ĐẾ DẠ, TA BÀ HA .(7 lần)
  • Chân ngôn biến thực: (biến thức ăn cho nhiều).

NAM MÔ TÁT PHẠ ĐÁT THA, NGA ĐÀ PHẠ LÔ CHỈ ĐẾ , ÁN TÁM BẠT RA, TÁM BẠT RA HỒNG (7 lần).

  • Chân ngôn Cam lồ thủy: (biến nước uống cho nhiều)

NAM MÔ TÔ RÔ BÀ DA, ĐÁT THA NGA ĐA DA, ĐÁT ĐIỆT THA. ÁN TÔ RÔ, TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, BÁT RA TÔ RÔ, TA BÀ HA. (7 lần )

Chân ngôn cúng dường: ÁN NGA NGA NẴNG TAM BÀ PHẠT PHIỆT NHỰT RA HỒNG (7 lần).

Hướng dẫn 🌼Cách Cúng Rằm Tháng 7🌼 cúng cô hồn, chúng sinh

Bài Cúng Các Bác Hàng Tháng

Gửi đến bạn video nội dung bài văn khấn cúng các bác hàng tháng chi tiết nhất.

Bài Cúng Các Bác Hàng Tháng
Bài Cúng Các Bác Hàng Tháng

Bài Cúng Cô Hồn Các Bác

Trọn bộ bài văn khấn cúng cô hồn các bác để bạn đọc tham khảo.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy Đức Phật Di Đà

Con lạy Bồ Tát Quan Âm.

Con lạy Táo Phủ Thần quân Chinh thần.

Tiết rằm tháng 7 sắp thu phân

Ngày rằm xá tội vong nhân hải hà

Âm cung mở cửa ngục ra

Vong linh không cửa không nhà

Đại Thánh Khảo giáo – A Nan Đà Tôn giả

Tiếp chúng sinh không mả, không mồ bốn phương

Gốc cây xó chợ đầu đường

Không nơi nương tựa đêm ngày lang thang

Quanh năm đói rét cơ hàn

Không manh áo mỏng – che làn heo may

Cô hồn năm bắc đông tây

Trẻ già trai gái về đây hợp đoàn

Nay nghe tín chủ thỉnh mời

Lai lâm nhận hưởng mọi lời trước sau

Cơm canh cháo nẻ trầu cau

Tiền vàng quần áo đủ màu đỏ xanh

Gạo muối quả thực hoa đăng

Mang theo một chút để dành ngày mai

Phù hộ tín chủ lộc tài

An khang thịnh vượng hòa hài gia trung

Nhớ ngày xá tội vong nhân

Lại về tín chủ thành tâm thỉnh mời

Bây giờ nhận hưởng xong rồi

Dắt nhau già trẻ về nơi âm phần

Tín chủ thiêu hóa kim ngân

Cùng với quần áo đã được phân chia

Kính cáo Tôn thần

Chứng minh công đức

Cho tín chủ con

Tên là:………………………………

Vợ/Chồng:…………………………

Con trai:……………………………

Con gái:…………………………….

Ngụ tại:……………………………..

Chia sẻ nội dung bài 📍Văn Khấn Chúng Sinh Rằm Tháng 7 Ngoài Trời📍 cực chuẩn

Văn Khấn Cúng Các Bác Hàng Tháng

Tục cúng cô hồn là nhu cầu tín ngưỡng tâm linh phổ biến trong cộng đồng của người Việt được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa tìm hiểu, từ góc nhìn văn hóa dân gian sẽ thấy những đóng góp nhất định của tập tục này trong việc bình ổn tinh thần của con người.

Củng cố niềm tin của con người vào cuộc sống trong bối cảnh xã hội vốn rất nhiều biến cố, rủi ro có thể đến với bất kỳ ai mà chúng ra không thể đoán lường hết được.

Khi thực hành tập tục cúng cô hồn thái độ tôn kính không phải là yếu tố chủ đạo, mà nổi bật hơn cả là sự cảm thông sẻ chia với quan niệm: “ Sự tử như sự sinh, sự vong như sự tồn” linh hồn cũng có những tâm tư, tình cảm & nhu cầu thực hành tục cúng cô hồn không khác gì ưng xử với người sống.

Bởi cô hồn là những linh hồn lạc loài , lang thang nên cũng chịu cảnh đói khát, lạnh lẽo nên người ta cúng để chia sẻ với những bất hạnh đó cùng với sự cầu mong cho họ được mau siêu thoát, người ta muốn chia sẻ, kính trọng để muốn được cô hồn chè chở và ban phước.

Tóm lại cúng bái dựa trên niềm tin của con người hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống, sẻ chia đến với nhận người bất hạnh, kém may mắn mang tính nhân văn cần được nhân đôi và chia sẽ

Văn Khấn Cúng Các Bác Mùng 1

Bên cạnh chuẩn bị đồ lễ, mâm cúng thì việc chuẩn bị văn khấn cúng cô hồn hay còn gọi là bài văn khấn chúng sinh cũng không kém phần quan trọng. Bài văn khấn cúng lễ cô hồn cần chuẩn bị thật chỉnh chu và đúng cách thì việc cúng cô hồn mới diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng được.

Bài văn khấn cúng các bác
Bài văn khấn cúng các bác

Văn Khấn Cúng Các Bác Mùng 2

Ngoài những bài văn khấn cúng các bác thông thường, bạn có thể tìm hiểu them bài khấn tế cô hồn dưới đây.

SÁM TÁN KHÔ LÂU

(Thí thực cô hồn 15)

Bích Liên Pháp Sư

Hôm qua đồng vắng ngoạn du

Thấy liền Ðại đức khô lâu một vùng

Bốn bên ghê gốc bịt bùng

Mồ hoang cỏ mọc, mây trùng xanh xanh

Dàu dàu âm khí lạnh tanh

Lá sen thổi ngọn, gió quanh đưa sầu

Khô lâu ơi hỡi! Khô lâu

Quê người ở mé giang đầu thiu thiu

Nằm phơi ngọn gió, chìu hiu

Cỏ giăng nệm đất, trăng khêu đèn trời

Phèo phèo khí lạnh đòi nơi

Anh em lai vãng, có người nào đâu

Khô lâu ơi hỡi! Khô lâu

Ấy người quân tử ở đâu bên đường

Nhà ai vang vọng đêm trường

Mưa tuôn gió thổi, tuyết sương khác nào

Ðau thay gan ruột như bào

Chan chan hạt lụy, như trào dòng châu

Khô lâu ơi hỡi! Khô lâu

Ðôi khuôn con mắt, thấy đâu chốn này

Xiết thay, người thế ra chi

Kiếp phù sanh gởi tháng ngày bao lăm

Ác vàng thỏ bạc xa xăm

Bóng quang âm thoắt, trăm năm mấy hồi

Dần dà chi nữa người ơi

Sớm lìa biển khổ, cho rời kiếp ma

Hôm nay thiện tín trai gia

Nghi diên mở hội, gọi là “minh dương”

Lò vàng vừa bén mùi hương

Ðạo tràng mời khắp mười phương cô hồn

Bao nhiêu tội chướng để dồn

Bây giờ tiêu hết chi còn nữa đâu

Ân triêm phước lợi thắm mầu

Mau mau dời bước lên chầu Tây phương.

– Bài do Hòa Thượng Bích Liên – Bình Ðịnh, diễn nôm khoảng năm 1940.

Bật mí 🌟Cách Xếp Quần Áo Cúng Chúng Sinh Đúng🌟 theo truyền thống

Văn Khấn Cúng Các Bác Ngày Rằm

Thông thường, lễ cúng các bác được thực hiện vào ngày mùng 2 và 16. Còn ngày rằm, văn khấn cúng các bác sẽ được dùng chung với bài cúng thần linh, thổ địa.

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật !

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

– Con lạy chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Thần Quân

– Con kính lạy ngài Bản gia thổ địa Long Mạch

– Con kính lạy các ngài Ngũ phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần

– Con kính lạy ngài tiền hậu địa chủ tài thần

– Con kính lạy các Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Tín chủ (chúng) con là:…… Ngụ tại: ………

Hôm nay là ngày … tháng … năm … tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này.

Cúi xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần kèm 3 lạy).

Cùng tìm hiểu những lễ vật cần có trong 🌌Mâm Cúng Chúng Sinh🌌

Văn Khấn Cúng Các Bác Cuối Năm

Mời bạn xem thêm nội dung bài văn khấn cúng các bác ngày cuối năm.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Kính lạy: Hoàng Thiên hậu Thổ chư vị tôn Thần.

Ngài Kim niên đương cai Thái tuế chí đức tôn Thần .

Ngài bản cảnh Thành Hoàng chư vị đại Vương .

Ngài bản xứ Thần linh Thổ địa. Ngài định Phúc Táo quân. Các Ngài Địa Chúa Long mạch Tôn Thần và tất cả các Thần linh cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày …… tháng Chạp năm ……….

Tín chủ chúng con là: …………………………………………………………………

Ngụ tại: ………………………………………………………………………………….

Trước Án tọa kính cẩn thưa trình: Đông tàn sắp hết, năm kiệt tháng cùng, xuân tiết gần kề, minh niên sắp tới.

Nay là ngày…. Tết, chúng con cùng toàn thể gia quyến sắm sanh phẩm vật hương hoa, cơm canh cụ soạn, sửa lễ Tất niên, dâng cúng Thiên Địa, Tôn Thần, phụng hiến Tổ tiên, truy niệm chư Linh.

Theo như thường lệ Tuế trừ cáo tế, cúi xin chư vị Tôn Thần, Liệt vị Gia tiên, bản xứ tiền hậu Chủ hương linh, giáng lâm án tọa, phù thùy chứng giám, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho toàn gia, lớn bé trẻ già, bình an thịnh vượng. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù – Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám …

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Bạn vừa đến với các bài văn khấn cúng các bác. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, hãy để lại bình luận tại trang Scr.vn bạn nhé.

Từ khóa » Cúng Các Bác Ngoài Sân