Văn Khấn Cúng Cơm Cửu Huyền Thất Tổ - Không Gian Gốm Bát Tràng
Có thể bạn quan tâm
Mục lục
- Phong tục cúng cơm cửu huyền thất tổ của người Việt
- Mâm cơm cửu huyền thất tổ có gì?
- Cúng cơm cửu huyền thất tổ nên lưu ý điều gì?
- Bộ đồ thờ cần thiết trên bàn thờ cửu huyền thất tổ
- Văn khấn cúng cơm cửu huyền thất tổ
- Văn khấn cúng cơm cửu huyền thất tổ ngày tết
- Văn khấn cúng cơm cửu huyền thất tổ hằng ngày
- Văn khấn cúng cơm cửu huyền thất tổ ngày giỗ
Cúng cơm cửu huyền thất tổ không phải là điều gì đó xa lạ với tất cả mọi gia đình. Trong quá trình cúng gia chủ (người đại diện) sẽ đọc bài văn khấn. Việc này rất quan trọng giúp việc thờ cúng thêm ý nghĩa. Văn khấn cúng cơm cửu huyền thất tổ rất nhiều người đang thắc mắc nó có nội dung như thế nào? Hãy cùng Không Gian Gốm chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây:
Phong tục cúng cơm cửu huyền thất tổ của người Việt
Theo nguồn gốc hiếu đạo được truyền lại từ bao đời nay có tổ tiên mới sanh ra ông bà và có ông bà mới sanh ra cha mẹ. Nhiệm vụ của con cái phải lo phụng dưỡng ông bà cha mẹ khi còn sống và phải tôn thờ cúng kỵ khi người đã khuất bóng.
Có thể nói cúng thờ cúng cửu huyền thất tổ là một trong những phong tục tập quán được truyền từ rất nhiều thế hệ.
Cội nguồn của mỗi chúng ta đó là tổ tiên, ông bà, cha mẹ của chúng ta. Họ là những người đã dày công giáo dưỡng chúng ta khôn lớn nên người. Công lao to lớn mà ở thế gian này không gì có thể so sánh được.
> Việc cúng cửu huyền thất tổ và cách cúng cửu huyền thất tổ ông bà đúng cách giúp cho con cháu tưởng nhớ đến ông bà và cha mẹ những người đã khuất. Thể hiện sự kính hiếu của con cháu. Giúp cho đại gia đình đoàn kết, anh chị em thương yêu hòa thuận lẫn nhau.
Mâm cơm cửu huyền thất tổ có gì?
Mâm cơm cửu huyền thất tổ bày biện khá công phúc Mâm cơm cúng cửu huyền thất tổ bao gồm:
+ Món bánh chưng (bánh tét) tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở của muôn loài và con người mỗi năm một tuổi.
+ Thịt lợn chế biến thuộc về âm, dưa hành (củ kiệu) thuộc về dương, âm dương hài hoà tượng trưng cho sự phát triển.
+ Cơm trắng là lương thực hàng ngày, nên trong mâm cỗ có nếp, có tẻ cũng như có âm có dương đầy đủ lẽ sinh sôi.
+ Bát nước chấm đặt giữa mâm hình tròn với 4 bát cơm đặt 4 góc mâm, tượng trưng cho trời đất vũ trụ, mà con người dù ở cõi âm hay dương đều có cuộc sống trong đó.
> Tuỳ từng hoàn cảnh kinh tế của mỗi gia đình người Việt mà các mâm cỗ cúng lớn nhỏ khác nhau, nhưng tựu chung đầy đủ 4 món cơ bản là: Bánh chưng (bánh tét), thịt lợn, dưa hành (củ kiệu) và cơm trắng (cơm tẻ).
Cúng cơm cửu huyền thất tổ nên lưu ý điều gì?
Khi làm mâm cơm cửu huyền thất tổ ,cúng gia tiên, thường không bày bằng mâm cao cỗ đầy mà do tấm lòng thành của gia chủ. Ngoài ra không được vi phạm một số điều sau đây:
1/ Trên mâm cơm cúng cửu huyền thất tổ không chứa những món gỏi, sống hay tanh
2/ Không nêm nếm thức ăn, hay ăn thử thức ăn dùng để làm cơm cúng cửu huyền thất tổ
3/ Mâm cơm cúng phải được đặt riêng, bày trên những bát đĩa, đĩa mới, hoặc để dùng riêng, không dùng chung với chén đũa thừa ngày sử dụng.
4/ Không cúng cơm cửu huyền thất tổ như món như cá mè, cá sông.
5/ Cúng cơm cửu huyền thất tổ Không sử dụng đồ đóng hộp, các món ăn đặt sẵn ngoài nhà hàng để thờ cúng.
Bộ đồ thờ cần thiết trên bàn thờ cửu huyền thất tổ
Trên bàn thờ của người Việt thường có: bát hương, lọ hoa, mâm trái cây, kỷ nước
Trên bàn thờ thường bày lá trầu, quả cau, cùng với bát nước trắng tinh khiết. Gia chủ cần sắp xếp theo lề lối “đông bình”, “tây quả” – bát nước đặt bên phải, trầu cau đặt bên trái. >> Bởi nước là nguồn gốc của sự sống, trầu cau là kết quả của sự sinh thành.
BỘ BÀN THỜ GIA TIÊN BÁT TRÀNG
Ngoài lễ vật thường bầy hai ngọn đèn dầu. Bởi khi cúng trên bàn thờ cửu huyền thất tổ cần phải thắp sáng lên tượng trưng cho mặt trời, mặt trăng, gọi là “nhật nguyệt quang minh”. Phải có ngọn đèn dầu soi tỏ con đường để thế giới hữu hình biết lối đi về, chứng giám và phù hộ cho con cháu sức khoẻ dồi dào, làm ăn thịnh vượng. Nếu không có đèn dầu các bạn có thể thay bằng nến.
MUA ĐỒ THỜ CÚNG Ở HỆ THỐNG CỬA HÀNG KHÔNG GIAN GỐM
Ý nghĩa của số nén hương: Đốt một nén hương là “tâm hương”, thể hiện sự đốt cháy niềm tin vào những ước vọng trong sự thờ cúng. Đốt 3 nén hương thể hiện cho khái niệm tam tài “thiên, địa, nhân” là trời, đất và con người trong mối đồng giao cộng cảm.
Văn khấn cúng cơm cửu huyền thất tổ
Văn khấn cúng cơm cửu huyền thất tổ ngày tết
Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…
Tại: ….
Tín chủ con là….. cùng với toàn gia kính bái..
Nay nhân ngày….
Kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:
Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.
Trước linh vị của….
Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.
Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.
Kính cáo: thô, địa, chư vị linh thần.
Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.
Cẩn cáo!
Văn khấn cúng cơm cửu huyền thất tổ hằng ngày
Thành kính lạy Cửu Huyền Thất Tổ,
Ngỏ đáp ơn báo bổ sanh thành,
Con quy y Phật tu hành,
Cửu Huyền Thất Tổ lòng thành chứng tri.
Noi theo hạnh từ bi của Phật,
Bỏ dứt đi những tật xấu xa,
Trau giồi đức hạnh thuận hòa,
Ðạo thành cứu độ Mẹ, Cha, Cửu Huyền.
Nay phẩm vật hiện tiền dâng cúng,
Hương, đăng, hoa chúc tụng cầu xin,
Cửu Huyền Thất Tổ hương linh,
Chứng lòng hiếu thảo ân sinh thuở đầu.
Công dạy dỗ cao sâu thăm thẳm,
Công dưỡng nuôi khó gẫm gì hơn,
Ăn cay, uống đắng không sờn,
Vì con đau khổ không hờn phiền chi.
Cha mẹ rất từ bi hà hải,
Nội ngoại đồng bác ái tình thương,
Cửu Huyền Thất Tổ đồng nương,
Từ đời vô thỉ khôn lường kiếp sinh.
Ân dưỡng dục minh minh như hải,
Ân sanh thành tợ Thái Sơn cao,
Con nay muốn đáp công lao,
Ðền ơn trả nghĩa thế nào cho xong.
Lời Phật dạy mênh mông biển khổ,
Cõi Ta bà không chỗ dựa nương,
Chúng sanh vì bởi tình thương,
Tình ân, tình ái mà vương nghiệp sầu.
Sanh tử mãi biết đâu mà kể,
Cứ trầm luân trong bể ái hà,
Cũng vì bản ngã chấp ta,
Tham lam, sân giận, cùng là si mê.
Những tội lỗi không hề dứt bỏ,
Ðường tử sanh nên khó bước qua,
Làm con muốn cứu mẹ cha,
Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà đền ân.
Ðem phẩm vật cúng dâng Tam Bảo,
Nhờ chư Tăng tâm đạo cầu nguyền,
Cầu cho Thất Tổ Cửu Huyền,
Siêu sinh Tịnh độ phước duyên đủ đầy.
Ai muốn đáp công thầy dạy dỗ,
Hay đền ơn Thất Tổ Cửu Huyền,
Chúng sanh tất cả các miền,
Thì nên phát đại lời nguyền độ tha.
Trước xuất thế lìa xa cõi tục,
Sau diệt tiêu lòng dục, tánh phàm,
Chẳng còn ưa chuộng, muốn ham,
Thân tâm thanh tịnh, Già lam dựa kề.
Tu chứng đắc Bồ đề Phật quả,
Ðộ chúng sanh tất cả siêu thăng,
Vượt lên cửu phẩm thượng tầng,
Là phương trả nghĩa đáp bằng công lao.
Ai hiếu tử mau mau ghi nhớ,
Muốn đáp đền mối nợ từ xưa,
Cần nên tu niệm sớm trưa,
Công dầy quả mãn phước thừa báo ân
Bài văn cúng giỗ ông bà như thế nào
Văn khấn cúng cơm cửu huyền thất tổ ngày giỗ
Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Chư phật, con lạy Chư phật mười phương.
Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn Thần
Con xin kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Tảo phủ Thần Quân
Con xin kính lạy ngài Đông Trù tư mệnh Táo thủ Thần Quân
Con xin kính lạy các ngài Thần linh và các Thổ địa cai quản trong xứ này
Con xin kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ: Nêu tên họ
Tín chủ con là: Nêu đầy đủ họ và tên của người chủ gia đình tổ chức cúng giỗ
Địa chỉ tại:
Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch)
Chính là ngày giỗ của: Đọc họ và tên của người hưởng giỗ
Con thiết nghĩ rằng: Vắng xa trần thế không thấy âm dung
Năm qua tháng lại đến ngày húy lâm. Ơn võng cực được xem như trời biển. Nghĩa sinh thành không bao giờ quên, càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp được bao nhiêu càng cảm thấy thâm tình mà không bề dãi tỏ. Ngày mai là ngày Cát Kỵ, hôm nay chúng con toàn gia con cháu trong nhà nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng và đốt nén hương dãi tỏ tấm lòng thành.
Tâm thành xin kính mời:
Mất ngày tháng năm (âm lịch)
Và mộ phần an táng tại:
Cúi xin linh thiêng giáng thế về linh sàng và chứng giám lòng thành, để thụ hường lễ vật độ cho cháu trong nhà được an ninh khang thái, vạn sự được tốt lành, gia cảnh được hưng long thịnh vượng.
Con cũng xin kính mời các vị Tiên Tổ hai bên nội ngoại, các vị Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên nội ngoại cùng đồng lai lâm hưởng.
Con cũng xin kính mời các ngài Thần Linh, các ngài Thổ Địa, ngài Thổ Công, ngài Táo Quân và các chư vị Linh thần đồng lai để giám cách thượng hưởng.
Con cũng xin mời các vong linh là các vị Tiền chủ, vị Hậu chủ nhà này và đất này cùng tới để âm hưởng.
Chúng con lễ bạc tâm thanh xin cúi xin được phù độ trì.
Phục duy cẩn cáo.
Xem thêm:
- [Giải đáp] Lộc bình nên đặt ở đâu trong nhà để hút tài lộc
- Chiều cao bàn thờ ông táo là bao nhiêu ?
- Kích thước bàn thờ theo tuổi ất mão
Từ khóa » Bài Khấn Cửu Huyền Thất Tổ
-
Cách Lập Bàn Thờ Cửu Huyền Thất Tổ Và Thờ Cúng Hằng Ngày
-
[Giải đáp]: Ý Nghĩa, Văn Khấn Cửu Huyền Thất Tổ Chuẩn Tâm Linh
-
Văn Khấn Cửu Huyền Thất Tổ ❤️ Bài Khấn, Cách Vái Cúng
-
Văn Khấn, Bài Cúng Cửu Huyền Hằng Ngày Theo Phong Tục Người ...
-
Văn Khấn Cúng Cửu Huyền Thất Tổ - Ancarat
-
Top #10 Bài Khấn Cúng Cửu Huyền Thất Tổ Xem Nhiều Nhất, Mới ...
-
Top #10 Văn Khấn Cúng Cửu Huyền Thất Tổ Xem Nhiều Nhất, Mới ...
-
Cửu Huyền Thất Tổ Là Ai? Cách Khấn Thờ Cửu Huyền Thất Tổ Như Thế ...
-
Ý Nghĩa Và Cách Cúng Cửu Huyền Thất Tổ Hợp Chuẩn Phong Thủy
-
Bài Cúng Cửu Huyền Thất Tổ Theo Phong Tục Việt Nam
-
Văn Khấn Cúng Cơm Cửu Huyền Thất Tổ - Tam Kỳ RT
-
Bài Văn Khấn Gia Tiên đúng Chuẩn Mực đạo đức Của Người Việt
-
Văn Khấn Cúng Cơm Cửu Huyền Thất Tổ | Mekoong
-
Top #10 Xem Nhiều Nhất Bài Cúng Trước Bàn Thờ Cửu Huyền Thất ...