Văn Khấn Cúng Tổ Nghề

Văn khấn cúng tổ nghề 2024 chuẩn nhấtBài cúng giỗ tổ nghề - Văn khấn Thánh sư Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Văn khấn Thánh sư

  • 1. Ý nghĩa cúng giỗ tổ nghề ở Việt Nam
  • 2. Cách lập bàn thờ tổ nghề
  • 3. Các ngày giỗ tổ nghề lớn tại Việt Nam
  • 4. Mâm cúng giỗ tổ nghề
  • 5. Văn khấn cúng giỗ tổ nghề

Văn khấn cúng tổ nghề - Bên cạnh việc thờ cúng gia tiên, thần linh thì cúng tổ nghề cũng là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh người Việt thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo. Hàng năm đến ngày giỗ tổ nghề thì các  làng nghề cũng như người làm nghề sẽ tổ chức lễ cúng tổ nghề để tưởng nhớ công ơn sáng lập của tổ nghề. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn bài văn cúng Thánh sư - Ông Tổ một nghề để các bạn sử dụng trong ngày giỗ tổ nghề.

  • Văn khấn lễ động thổ
  • Văn khấn Mẫu Liễu Hạnh

Bên cạnh nhiều ngày lễ lớn của dân tộc thì ngày giỗ tổ nghề cũng rất quan trọng. Đây là ngày để mỗi người lao động tưởng nhớ đến những người đã có công sáng lập và phát triển ra những ngành nghề để người đời sau có được kinh nghiệm và việc làm ổn định. Ở Việt Nam người sáng lập của mỗi ngành nghề sẽ được suy tôn như ông tổ của nghề đó. Chính vì vậy để tưởng nhớ đến những người đã có công sáng lập, những người thợ nghề đều tổ chức giỗ tổ nghề như một hoạt động tưởng nhớ đến người sáng lập ra ngành nghề của mình. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến các bạn bài cúng giỗ tổ nghề để các bạn tham khảo sử dụng khi làm lễ.

Văn khấn cúng tổ nghề

1. Ý nghĩa cúng giỗ tổ nghề ở Việt Nam

Tổ nghề hay còn gọi là Đức Thánh Tổ hoặc Tổ Sư là người có nhiều công lao trong việc sáng lập, truyền bá, phát triển một ngành nghề nào đó. Phần lớn ngày giỗ tổ các ngành nghề không phải mới ra đời từ thời có người sáng lập mà có thể là đã có từ trước vì vậy, có thể nói phong tục làm lễ cúng giỗ tổ nghề không chỉ dành cho người tạo nên nghề mà còn là người phát triển, có công lớn, gìn giữ nghề nghiệp cho đời sau.

Vì vậy, các thế hệ sau nhằm tôn vinh và tưởng nhớ ghi công ơn những người có công đối với việc xây dựng, phát triển gìn giữ nghề cho thế hệ sau mà tổ chức ngày giỗ tổ nghề truyền thống của địa phương.

Đồng thời, cách cúng tổ nghề bên cạnh việc tỏ lòng biết ơn thì còn cầu mong cho công việc làm nghề được suôn sẻ, buôn bán may mắn, tránh rủi ro. Do đó các ngày giỗ tổ của các ngành nghề tại các phường nghề còn được gọi là ngày giỗ phường.

Trong một năm sẽ có ngày mà cả phường nghề sẽ tổ chức lễ cúng tổ nghề dựa theo ngày kỵ nhật của vị tổ nghề nếu biết. Hoặc nếu không biết ngày kỵ nhật thì sẽ là một ngày nhất định mà mọi người trong phường, trong làng cùng theo một nghề để chọn làm ngày giỗ tổ nghề chung.

2. Cách lập bàn thờ tổ nghề

Đối với những làng nghề, ngành nghề thì thờ tổ nghề được xem là một truyền thống uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo. Thường những người làm nghề sẽ sinh sống thành làng nghề, phường nghệ và cùng nhau lập bàn thờ tổ nghề. Cách lập bàn thờ tổ nghề có thể lập tại gia và cúng tổ nghề vào các ngày tuần, tiết, sóc, vọng, giỗ Tết.

Nhưng phổ biến và quan trọng nhất đó là cách lập bàn thờ tổ nghề chung ở có phường nghề, làng nghề đó là lập miếu, đến, định riêng để thờ tổ nghề của mình và có thể nhiều vị tổ nghề được thờ làm thành hoàng làng tức người khai sinh là làng nghề.

3. Các ngày giỗ tổ nghề lớn tại Việt Nam

Hiện nay, trên cả nước có rất nhiều các ngành nghề truyền thống và có khoảng hơn 60% có tổ chức ngày giỗ tổ của các ngành nghề truyền thống đó như:

  • Ngày cúng tổ nghề Sân khấu: 12/8 âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề Thêu 12/6 âm lịch:
  • Ngày cúng tổ nghề bán buôn, kinh doanh: Ngày 10 - 15/3 âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề Makeup - Làm đẹp: ngày 12/8 âm lịch
  • Ngày cúng tổ nghề may mặc: Ngày 12/12 (tháng Chạp):
  • Ngày giỗ tổ xây dựng: thợ hồ, thợ mộc, thợ nề: Đợt 1: ngày 13/6 âm lịch hàng năm. Đợt 2: ngày 20/12 âm lịch.
  • Ngày cúng tổ nghề Nail: Ngày 3/11 hoặc 3/10 âm lịch.
  • Ngày cúng tổ nghề Spa - Massage: Ngày 03.11 âm lịch.
  • Ngày cúng giỗ tổ nghề làm tóc: Ngày 20/1 âm lịch hoặc ngày 15 - 16/03 âm lịch.
  • Ngày cúng tổ nghề Cơ khí: 20/12 (20 tháng chạp).
  • Ngày cúng tổ nghề sửa xe: 12/12 âm lịch.
  • Ngày cúng tổ nghề phun xăm: ngày 22 tháng 3.

Hay có rất nhiều ngành mới ra đời và phát triển trong những năm gần đây như: Ngày giỗ tổ nghề rèn, sửa xe, lái xe, nghề điện, nghề bánh, nghề bếp …

4. Mâm cúng giỗ tổ nghề

Thông thường lễ vật trên mâm cúng giỗ Tổ nghề sẽ bao gồm: Nhang, hoa, ngũ quả, trầu cau, rượu, đèn nến, bánh kẹo, mâm lễ mặn (gà, heo quay) và mâm lễ chay (xôi, chè, cháo)....

5. Văn khấn cúng giỗ tổ nghề

Theo truyền thống mỗi nghề có một vị tổ nghề là người có công dạy nghề và được tôn thờ. Do đó việc thờ cúng giỗ tổ nghề sẽ tương đối như nhau, chỉ khác nhau đa phần ở phần sắm lễ giỗ tổ nghề, nhưng cốt ở thành tâm.

Dưới đây là bài văn khấn cúng ngày giỗ tổ nghề dành cho tất cả các ngành nghề khác nhau. Tín chủ đọc bài văn cúng chỉ thay đổi các phần về nội dung mời thánh tổ nghề gì và đúng ngày cúng giỗ tổ nghề đó.

Mời các bạn cùng tham khảo bài văn khấn tổ nghề, tổ nghiệp ngay tại đây:

“Nam mô A Di Đà Phật! ((3 lần)

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là ………

Ngụ tại……………

Hôm nay là ngày ... tháng ... năm … AL

Tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời Thánh tổ nghề …..

Cúi xin Chư vị Tôn thần thánh tổ nghề… thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật! ((3 lần)".

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Từ khóa » Bài Khấn Cúng Tổ Thợ Mộc