Văn Khấn Cúng Tổ Nghề Xây Dựng (20 Tháng Chạp)

Văn khấn cúng Tổ nghề sẽ giúp bạn có bài văn khấn đầy đủ nhất cho mỗi dịp giỗ Tổ nghề mình đang theo. Mỗi nghề nghiệp sẽ có một vị Thánh sư, các vị Thánh sư là người khai phá ra nghề hay là người có tay nghề giỏi nhất trong nghề nên được phong làm Thánh sư.

Để thể hiện lòng biết ơn, truyền thống Uống nước nhớ nguồn thì những người làm công việc đó sẽ cúng Tổ nghề vào một ngày được chọn làm ngày được chọn trong năm. Mỗi Tổ nghề sẽ chọn một ngày, Tổ nghề may, Tổ nghề xây dựng vào tháng 12. Đây là dịp được rất nhiều Tổ nghề lựa chọn để những người làm nghề tụ họp với nhau, cùng nhau khấn Tổ nghề ngày ngày phát triển.

Văn khấn Thánh sư

Vào ngày 11, 12, 13 Tháng 8 Âm Lịch, các ca nghệ sĩ cử hành giỗ Tổ, trong đó ngày 11 là cúng chay, ngày 12 cúng mặn và 13 là cúng mời các vong linh của những nghệ sĩ đã khuất trở về cùng kỷ niệm ngày giỗ tổ nghề sân khấu. Thường vào ngày 12/12 Âm lịch hàng năm mọi thợ may trên khắp cả nước lại thành tâm kính tổ chức Giỗ tổ nghề may. Còn vào ngày 20/12 Âm lịch là giỗ Tổ nghề xây dựng.

Văn khấn cúng Tổ nghề

  • Văn khấn Thánh sư - Ông Tổ một nghề
  • Hướng dẫn cúng tổ nghề xây dựng
    • Ý nghĩa cúng tổ ngành xây dựng
    • Mâm cúng Tổ ngành Xây dựng
  • Hướng dẫn cúng tổ nghề sân khấu
    • Cách sắm lễ cúng tổ nghề sân khấu
    • Cúng tổ nghề sân khấu vào ngày nào?
    • Tổ nghề sân khấu là ai?
  • Hướng dẫn cúng tổ nghề may
    • Lễ vật cúng giỗ tổ nghề may
    • Cúng tổ nghề may vào ngày nào?

Văn khấn Thánh sư - Ông Tổ một nghề

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ thần quân.

Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quan trong xứ này.

Tín chủ con là ...............................................................................

Ngụ tại.............................................................................................

Hôm nay là ngày... tháng..... năm........... tín chủ con thành tâm sắm lễ, hương hoa trà quả, đốt nén tâm hương dâng lên trước án, thành tâm kính mời: Đức Hoàng thiên hậu Thổ Chư vị Tôn Thần, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ Địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng Chư vị Tôn thần.

Con kính mời ngài Thánh sư nghề.....................................................

Cúi xin Chư vị Tôn thần Thánh sư nghề............................................. thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù Trì tín chủ chúng con toàn gia an lạc, công việc hanh thông. Người vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Hướng dẫn cúng tổ nghề xây dựng

Ý nghĩa cúng tổ ngành xây dựng

Tổ nghề thường được gọi là Đức Thánh Tổ hoặc Tổ Sư để nói về người có nhiều công lao trong việc sáng lập, truyền bá, phát triển lên một ngành nghề nào đó. Phong tục giỗ tổ nghề có từ xa xưa đến nay và đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng không thể nào thay thế được.

Cho nên phong tục cúng giỗ tổ nghề không chỉ đơn thuần là dành cho những người có công sáng lập nên nghề, mà còn dành cho những người có công phát triển, truyền bá và lưu giữ nghề cho các thế hệ sau.

Đối với ngành xây dựng, người sáng lập của nó chính là tổ sư Cao Lỗ. Do đó, theo truyền thống xa xưa, cứ ngày 20 tháng chạp hàng năm sẽ được xem là ngày cúng giỗ tổ ngành xây dựng được nhiều người quan tâm và nhớ đến.

Mục đích và ý nghĩa chính của giỗ tổ ngành xây dựng chính là thể hiện sự biết ơn đối với người sáng lập nghề, đồng thời ghi nhận công lao, khát khao được ơn trên phù hộ đem những may mắn và thành công đến cho bản thân, giúp công việc suôn sẻ và bình an.

Mâm cúng Tổ ngành Xây dựng

Giỗ tổ nghề xây dựng là một dịp quan trọng trong năm đối với những người làm nghề xây dựng. Để thể hiện đúng đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, mâm cúng tổ nghề xây dựng cần phải được chuẩn bị chu toàn với các món lễ vật cần có dưới đây.

– Trái cây

– Hoa Lay ơn

– Nhang rồng phụng 5 tất

– Đèn cầy

– Gạo hủ

– Muối hủ

– Trà pha sẵn

– Rượu nếp

– Nước chai

– Trầu cau

– Giấy cúng Giỗ tổ ngành xây dựng

– Xôi

– Gà luộc

– Heo quay con

– Bánh bao

– Bánh chưng/bánh tét

– Chả lụa

Sau khi chuẩn bị xong cần để trên mâm cúng trang trọng và chuẩn bị đầy đủ những nghi thức cần thiết mới tiến hành khấn vái và giỗ tổ ngành xây dựng.

Hướng dẫn cúng tổ nghề sân khấu

Cách sắm lễ cúng tổ nghề sân khấu

Mâm lễ vật thường là heo quay, ngoài ra còn cúng gà, xôi. Trái cây có quýt, mãng cầu, thanh long, nhãn hồng. Nhiều người kị không cúng táo, bom, cam lê, bánh kem, bánh trung thu, hoa lay ơn đỏ hoặc trắng.

Cúng tổ nghề sân khấu vào ngày nào?

Theo truyền thống xưa thì ngày 12/8 âm lịch hàng năm sẽ là ngày giỗ tổ nghề sân khấu. Ngày này cũng được chính phủ Việt Nam chính thức lựa chọn là ngày truyền thống Sân khấu Việt Nam từ năm 2011.

Tổ nghề sân khấu là ai?

Trong nghề sân khấu vẫn thường nhắc đến 3 vị tổ nghề sân khấu hay còn gọi là tam vị thánh tổ. Vậy hoặc tổ nghiệp, tổ nghề sân khấu là ai hay tam vị thánh tổ là ai?

Theo truyền dạy của những người trong nghề sân khấu thì tam vị thánh tổ của nghệ thuật sân khấu gồm có:

Tiên Sư: khai sáng ra nghề sân khấu

Tổ Sư: Nối tiếp và lưu truyền nghề

Thánh Sư: soạn tuồng

Còn nếu tìm hiểu tổ nghiệp là ai có thể nói có rất nhiều người được xem là tổ nghề sân khấu bởi lĩnh vực sân khấu có rất nhiều ngành nghề nhỏ từ cải lương, chèo, tuồng… Ví dụ:

Bà tổ nghề sân khấu hát chèo Việt Nam: Phạm Thị Trân và cũng là bà tổ đầu tiên của ngành sân khấu

Các vị tổ nghề sân khấu tuồng: Liêu Thủ Tâm, Đào Tấn

Ông tổ nghề sân khấu cải lương: Tống Hữu Định, Năm Tú (Châu Văn Tú)

Ông tổ nghề sân khấu kịch nói: Vũ Đình Long

Ông tổ nghề sân khấu sân khấu hát xẩm: Trần Quốc Đĩnh

Ông tổ nghề sân khấu ca trù: Đinh Dự

Tổ nghề nhiếp ảnh: Nguyễn Lan Hương

Bà tổ nghề trò Xuân Phả: Dương Thị Nguyệt

Vì vậy tên gọi Tổ nghiệp sân khấu như một cách gọi chung tất cả những ai có công sáng lập và lưu truyền ngành nghệ thuật sân khấu.

Hướng dẫn cúng tổ nghề may

Lễ vật cúng giỗ tổ nghề may

Lễ cúng giỗ tổ nghề may diễn ra vào buổi sáng. Bàn cúng giỗ tổ được lập ở nơi khang trang (thường là ở vị trí gần bàn may)

Lễ vật gồm trái cây ngũ quả, hoa lay ơn, nhang rồng phụng 5 tất, đèn cầy, gạo hủ, muối hủ, trà pha sẵn, rượu nếp Hà Nội 420ml, nước chai 500ml, trầu cau, giấy cúng giỗ tổ ngành may, xôi, gà luộc, heo quay con, bánh bao, bánh chưng/bánh tét, chả lụa…. Khi chuẩn bị lễ vật xong, lên hương đèn, chủ nhà may hay người thợ chính ăn mặc chỉnh tề (áo dài hay âu phục) làm chủ bái, khấn vái với nội dung cảm tạ công ơn của vị Tổ nghề khai sáng ra nghề may mặc và những bậc tiền hiền đã góp phần nâng cao, cải tiến nghề nghiệp của mình để có đời sống sung túc và cầu mong nghề nghiệp ngày càng thuận lợi, phát đạt. Lễ cúng xong, thợ thầy cùng vui hưởng, chuyện trò, trao đổi công việc.

Cúng tổ nghề may vào ngày nào?

Thường vào ngày 12 tháng Chạp hàng năm, mọi thợ may trên khắp cả nước lại thành tâm kính tổ chức Giỗ Tổ để ngưỡng vọng công đức Tổ nghề may và các vị tiền bối có công lưu truyền thủ nghệ.

Từ khóa » Bài Khấn Tổ Thợ Hồ