Văn Khấn Dọn Dẹp Bàn Thờ 2022
Có thể bạn quan tâm
Văn khấn xin phép lau dọn bàn thờ
- 1. Vì sao phải dọn dẹp bàn thờ cuối năm?
- 2. Ngày đẹp dọn dẹp ban thờ cuối năm 2024
- 3. Bài khấn trước khi lau dọn ban thờ
- 4. Bài khấn xin phép dọn bàn thờ
Dọn dẹp ban thờ hay bao sái ban thờ là một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Đặc biệt trong các dịp cuối năm các gia đình thường chú trọng hơn để dọn dẹp nơi thờ cúng được sạch sẽ để đón Tết và năm mới. Trong bài viết này Hoatieu xin chia sẻ đến bạn đọc bài khấn xin phép dọn bàn thờ, văn khấn bao sái bàn thờ chuẩn nhất để các bạn tham khảo sử dụng trong nghi lễ bao sái ban thờ cuối năm. Mời các bạn cùng tham khảo.
- Văn khấn tạ mộ cuối năm
- Văn khấn Giao thừa trong nhà năm 2024
1. Vì sao phải dọn dẹp bàn thờ cuối năm?
Tết sắp đến, các gia đình luôn tất bật để dọn dẹp nhà cửa đón Tết. Và không gian thờ phượng cũng là nơi mỗi gia đình sẽ chăm chút dọn dẹp để cùng cầu mong một năm mới bình an và thuận lợi. Dọn dẹp bàn thờ cuối năm theo đó cũng trở thành một thói quen được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
Với chúng ta, Tết cổ truyền của dân tộc là cơ hội để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” một cách sâu sắc nhất. Bởi thế trước khi bày mâm cỗ cúng ông bà, chúng ta cần phải dọn dẹp bàn thờ. Vì việc dọn dẹp bàn thờ sạch sẽ và chuẩn bị mâm cỗ dâng cúng tươm tất; đủ đầy chính là những gì mà con cháu có thể làm để thể hiện lòng thành kính; biết ơn tổ tiên một cách tốt nhất.
2. Ngày đẹp dọn dẹp ban thờ cuối năm 2024
Theo các chuyên gia phong thủy, ngày 23 tháng Chạp năm nay ngày Tư Mệnh Hoàng Đạo rất tốt cho việc bao sái ban thờ và tỉa chân nhang. Đây cũng là ngày tiễn ông Táo lên chầu trời. Tuy nhiên nếu không thể sắp xếp bao sái ban thờ vào ngày này thì các bạn có thể sắp xếp bao sái ban thờ cuối năm vào một ngày khác. Dưới đây là một số ngày đẹp bao sái ban thờ 2024 đã được Hoatieu tổng hợp, các bạn có thể lựa chọn ngày phù hợp để tiến hành nghi lễ bao sái ban thờ và rút tỉa chân nhang cuối năm.
Có 4 ngày lựa chọn tốt nhất để bao sái ban thờ và đón Tết Giáp Thìn 2024:
Ngày 30/01 dương lịch (tức 20 tháng Chạp)
Giờ hoàng đạo
- Quý Sửu (1h-3h): Ngọc Đường
- Bính Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
- Mậu Ngọ (11h-13h): Thanh Long
- Kỷ Mùi (13h-15h): Minh Đường
- Nhâm Tuất (19h-21h): Kim Quỹ
- Quý Hợi (21h-23h): Bảo Quang
Ngày 02/02 dương lịch (tức 23 tháng Chạp)
Giờ hoàng đạo
- Mậu Tý (23h-1h): Thanh Long
- Kỷ Sửu (1h-3h): Minh Đường
- Nhâm Thìn (7h-9h): Kim Quỹ
- Quý Tị (9h-11h): Bảo Quang
- Ất Mùi (13h-15h): Ngọc Đường
- Mậu Tuất (19h-21h): Tư Mệnh
Ngày 06/02 dương lịch (tức 27 tháng Chạp)
Giờ hoàng đạo
- Bính Tý (23h-1h): Kim Quỹ
- Đinh Sửu (1h-3h): Bảo Quang
- Kỷ Mão (5h-7h): Ngọc Đường
- Nhâm Ngọ (11h-13h): Tư Mệnh
- Giáp Thân (15h-17h): Thanh Long
- Ất Dậu (17h-19h): Minh Đường
Ngày 08/02 dương lịch (tức 29 tháng Chạp)
Giờ hoàng đạo
- Canh Tý (23h-1h): Thanh Long
- Tân Sửu (1h-3h): Minh Đường
- Giáp Thìn (7h-9h): Kim Quỹ
- Ất Tị (9h-11h): Bảo Quang
- Đinh Mùi (13h-15h): Ngọc Đường
- Canh Tuất (19h-21h): Tư Mệnh
3. Bài khấn trước khi lau dọn ban thờ
Dưới đây là bài khấn xin bao sái ban thờ của chùa Sếu (Phố Huyền Quang, khu Khuê Liễu, phường Tân Hưng, Tp Hải Dương)
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương, ngũ thổ long mạch, Thổ thần Đông Trù tư mệnh Táo phủ thần quân.
Tín chủ chúng con là:
Ngụ tại:
Con xin tấu lạy các ngài Tiền chủ Hậu chủ, vong linh các cụ Gia tiên, Cửu huyền Thất tổ, Tổ cô ông mãnh các đời, cô bé đỏ, cậu bé đỏ tại gia của dòng họ: (Họ nhà mình là gì thì thêm vào)
Tại:
Hôm nay là ngày:
(nhà ở đâu, quê quán ở đâu thì thêm vào)
Con xin mạn phép được Bao Sái lại ban thờ Gia tiên để cho sạch sẽ: Tiễn năm cũ, đón năm mới tới. Mong chư vị Phật Thánh, các cụ Gia tiên tiền tổ, tổ cô ông mãnh, cô bé đỏ cậu bé đỏ của dòng họ .... chấp thuận.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
4. Bài khấn xin phép dọn bàn thờ
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………..............................................………
Ngụ tại:…………....................................................……….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ .... tại…… (địa chỉ nhà ở, quê).
Hôm nay là ngày ..... tháng Chạp năm … , con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ,đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ … chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Sau hơn nửa tuần nhang thì bạn có thể tiến hành vệ sinh bát nhang và ban thờ.
Tham khảo:
- Văn khấn an vị bát hương sau khi bao sái
- Cách bao sái ban thờ ngày Tết
Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền - Tài liệu của HoaTieu.vn.
Từ khóa » Bài Khấn Lau Dọn Bàn Thờ
-
Văn Khấn Trước Khi Lau Dọn Bàn Thờ
-
Những Bài Văn Khấn Lau Dọn Ban Thờ, Tỉa Chân Hương Ngày ông ...
-
Văn Khấn Dọn Dẹp Ban Thờ, Bao Sái Trước Tết Nguyên đán
-
Văn Khấn Lau Dọn Bàn Thờ Những điều Kiêng Kị Khi Lau Bàn Thờ
-
Văn Khấn Sau Khi Lau Dọn Bàn Thờ ❤️ Khấn Trước Khi Vệ Sinh
-
Văn Khấn Trước Khi Lau Dọn Bàn Thờ (23/12 Âm Lịch) - Lịch Ngày TỐT
-
2 Bài Văn Khấn Sau Khi Lau Dọn Bàn Thờ Chuẩn Nhất
-
Văn Khấn Trước Khi Lau Dọn Bàn Thờ Ngày Tết - Lịch Vạn Sự
-
Văn Khấn Bao Sái Bát Hương 2022 - Ngày đẹp Dọn Ban Thờ
-
Văn Khấn Bao Sái Ban Thờ Thần Tài
-
Top #10 Văn Khấn Lau Dọn Bàn Thờ Gia Tiên Xem Nhiều Nhất, Mới ...
-
Top #10 Văn Khấn Lau Dọn Bàn Thờ Thần Tài Xem Nhiều Nhất ...
-
Bài Văn Khấn Xin Rút Chân Nhang Bàn Thờ Gia Tiên Chuẩn Nhất
-
Văn Khấn Sau Khi Lau Dọn Bàn Thờ Gia Tiên | Hướng Dẫn Chi Tiết