Văn Khấn Lễ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát, Phật Bà Quan âm

Văn khấn Lễ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (Phật Bà quan âm)Hướng dẫn chi tiết và đúng cách nhất cách sắm lễ và văn khấn cúng Quan Thế Âm Bồ Tát để bạn đọc tham khảo!
Van khan Le Duc Quan The Am Bo Tat, Phat Ba quan am

1. Ý nghĩa lễ cúng Đức Quan Thế Âm Bồ Tát

Ở mỗi tỉnh thành, làng, xã Việt Nam đều có các Đình, Đến, Miếu, Phủ là nơi thờ tự Thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu. Các vị thần linh, Thành Hoàng, Thánh Mẫu là các bậc tiền nhân đã có công với cộng đồng làng xã, dân tộc trong lịch sử đấu tranh giữ nước và dựng nước của người Việt Nam. Ngày nay, theo nếp xưa người Việt Nam ở khắp mọi miền đất nước hàng năm vẫn đi lễ, đi trẩy Hội ở các Đình, Đền, Miếu, Phủ vào các ngày lễ, tết, tuần tiết, sóc, vọng và ngày Hội, để tỏ lòng tôn kinh, ngưỡng mộ biết ơn các bậc Tôn thần đã có công với đất nước. Đình, Đền, Miếu, Phủ cùng với sự lưu truyền sự linh diệu của các thần trong nhiều trường hợp đã đi vào trang sử oai hùng của dân tộc Việt Nam góp phần không nhỏ vào việc duy trì tình cảm yêu nước. Nơi thờ tự Đình, Đền, Miếu, Phủ còn là những nơi sinh hoạt tâm linh, tín ngưỡng. Con người hy vọng rằng bằng những hành vi tín ngưỡng, có thể cầu viện đấng Thần linh phù hộ cho bản thân, cùng gia đình, cộng đồng được an khang, thành đạt và thịnh vượng, yên bình, biến hung thành cát, giải trừ tội lỗi…

2. Sắm lễ cúng Quan Thế Âm Bồ Tát

Theo phong tục cổ truyền khi đến Đình, Đền, Miếu, Phủ nên có lễ vật có thể to, nhỏ, nhiều, ít, sang, mọn tuỳ tâm. Mặc dù ở những nơi này thờ Thánh, Thần, Mẫu nhưng người ta vẫn có thể sắm các lễ chay như hương hoa quả, oản,… để dâng cũng được. - Lễ Chay: Gồm hương hoa, trà, quả, phẩm oản… dùng để lễ ban Phật, Bồ Tát (nếu có). Lễ chay cũng dùng để dâng ban Thánh Mẫu. - Lễ Mặn: Nếu Quý vị có quan điểm phải dùng mặn thì chúng tôi khuyên mua đồ chay hình tướng gà, lợn, giò, chả. - Lễ đồ sống: Tuyệt đối không dùng các đồ lễ sống gồm trứng, gạo, muối hoặc thịt tại các ban quan Ngũ Hổ, Bạch xà, Thanh xà đặt ở hạ ban Công Đồng Tứ phủ. - Cỗ sơn trang: Gồm những đồ đặc sản chay Việt Nam: Không được dùng cua, ốc, lươn, ớt, chanh quả… Nếu có gạo nếp cẩm nấu xôi chè thì cũng thuộc vào lễ này. - Lễ ban thờ cô, thờ cậu: Thường gồm oản, quả, hương hoa, gương, lược… Nghĩa là những đồ chơi mà người ta thường làm cho trẻ nhỏ. Nhưng lễ vật này cầu kỳ, nhỏ, đẹp và được bao trong những túi nhỏ xinh xắn, đẹp mắt. - Lễ thần Thành Hoàng, Thư điền: Phải dùng chay mới có phúc và những lời cầu nguyện được linh ứng.

3. Hạ lễ sau khi cúng Quan Thế Âm Bồ Tát

Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự. Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá. Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

4. Văn khấn Quan Thế Âm Bồ Tát - Văn khấn cổ truyền

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần) Nam mô Đại từ, Đại bi Linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát. Kính lạy Đức Viên Thông giáo chủ thùy từ chứng giám. Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm ..... âm lịch Tín chủ con là ..................... Ngụ tại ................................. Thành tâm đến trước Phật đài, nơi điện Đại bi, kính dâng phẩm vật, hương hoa kim ngân tịnh tài, ngũ thể đầu thành, nhất tâm kính lễ dưới Toà sen hồng. Cúi xin Đức Đại Sỹ không rời bản nguyện chở che cứu vớt chúng con như mẹ hiền phù trì con đỏ. Nhờ nước dương chi, lòng trần cầu ân thanh tịnh, thiện nguyện nêu cao. Được ánh từ quang soi tỏ, khiến cho nghiệp trần nhẹ bớt, tâm đạo khai hoa, độ cho đệ tử cùng gia đình bốn mùa được chữ bình an, tám tiết khang ninh thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, gia đạo hưng long, mầm tai ương tiêu sạch làu làu, đường chính đạo thênh thang tiến bước. Cầu gì cũng được, nguyện gì cũng thành. Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh. Cẩn nguyện! Xem thêm: Trọn bộ văn khấn cổ truyền tại Đình, Đền, Chùa, Miếu, Phủ đúng cách nhất
  • Hướng dẫn trình tự lễ - Nguyên tắc cơ bản khi đi lễ nhất định phải biết
  • Văn khấn lễ Phật ở chùa
  • Lễ Ban Tam bảo - Văn khấn cúng lễ Ban Tam Bảo
  • Văn khấn Lễ Đức Ông
  • Văn khấn Lễ Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát (U Minh giáo chủ)
  • Văn khấn Lễ Đức Quan Thế Âm Bồ Tát (Phật Bà quan âm)
  • Văn khấn Lễ Đức Thánh Hiền
  • Văn khấn Lễ Thánh Sư
  • Văn khấn Lễ Đền Bà Chúa Kho
  • Văn khấn Lễ Đức Thánh Trần
  • Văn khấn Lễ Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu
  • Văn khấn Lễ Tam tòa Thánh Mẫu
  • Văn khấn Lễ Ban Công đồng
  • Văn khấn Lễ Thần Tài
  • Văn khấn CẦU DUYÊN trước ban thờ Mẫu
  • Văn khấn cầu công danh ở chùa Hương

Văn khấn

  • Văn khấn Mùng 1 và ngày rằm
  • Văn khấn cúng lễ tại Đình, Đền, Chùa, Miếu, Phủ
  • Văn khấn Nhà ở, công ty, cửa hàng
  • Văn khấn Lễ tiết trong năm
  • Văn khấn Dâng sao giải hạn
  • Văn khấn Tang Lễ, giỗ chạp
  • Văn khấn theo các nghi lễ khác
Đọc nhiều
  • 1Năm 2025 có mệnh PHÚ QUÝ: 5 con giáp đại HỶ liên miên, phúc lộc vẹn toàn khiến ai cũng ngưỡng mộ
  • 24 con giáp sinh ra để HƯỞNG THỤ, càng về già càng GIÀU, càng khỏe MẠNH
  • 3Năm 2025: 3 tuổi Thần TÀI gọi tên, đón vận may tài lộc BÙNG nổ, cơ hội làm GIÀU không thể bỏ LỠ!
  • 4Tử vi thứ 6 ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuất hạnh phúc, Dần gặp may
  • 53 tháng tới đón ĐẠI VẬN: 4 con giáp được Thần Tài chỉ lối cho kiếm tiền như hái, sự nghiệp rực rỡ
  • 6Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi
  • 7Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn số ĐÓN LỘC
  • 8Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột
  • 94 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại
  • 10Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh
Fanpage Lịch ngày tốt Thích trang Chia sẻX

Từ khóa » Bài Khấn Mẹ Quan âm Ngày Rằm