Văn Khấn Ngày Rằm Tháng 11 âm Lịch - .vn

Tháng 11 âm lịch: Một chạp giêng hai

Theo quan niệm lâu đời của người Việt Nam, ngày rằm gọi là ngày vọng. Vọng có nghĩa là nhìn xa trông rộng, ngày mặt trăng, mặt trời đối xứng nhau ở hai cực xa nhất trong tháng.

Người xưa cho rằng, ngày này, mặt trăng mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Con người trở nên sáng suốt trong sạch, đẩy lùi được mọi đen tối vẩn đục trong lòng.

"Một chạp giêng hai", nghĩa là tháng âm của 11, 12, 1 và 2. Toàn cuối năm đầu năm nôn nả. Tháng 11 là cũng gần đến Tết, thế nào cũng phải chuẩn bị mọi thứ cho cúng bái, đón năm mới. Từ dậm dạp mua đỗ, phần gạo....cho đến tính toán chi li, xem cuối năm có mua nổi đôi dép, chiếc áo, cái khăn cho các con. 

Theo quan niệm của người xưa, vào ngày rằm, mặt trăng và mặt trời nhìn rõ nhau, thấu suốt nhau, soi chiếu vào mọi tâm hồn. Bởi thế con người trở nên sáng suốt và trong sạch, đẩy lùi được mọi điều đen tối vẩn đục trong lòng. Đây là thời điểm để con cháu tưởng nhớ đến tổ tiên.

Cúng rằm tháng 11 âm lịch là nghi lễ tâm linh tưởng nhớ, thức tỉnh và gửi gắm nhiều hi vọng.

Cúng rằm tháng 11 âm lịch là nghi lễ tâm linh tưởng nhớ, thức tỉnh và gửi gắm nhiều hi vọng.

Bài văn khấn sám hối mỗi ngày chuẩn nhất

Sắm lễ cúng rằm tháng 11 âm lịch

Từ xưa, lễ cúng Rằm tháng 11 âm lịch đầy đủ nhất phải có các lễ vật sau: 

- Hương, hoa tươi, quả tươi.

- Trầu cau, nước sạch, nến. 

- Mâm cỗ chay đủ món.

Lễ cúng rằm tháng 11 âm lịch không cần quá cầu kỳ nhưng gia chủ phải thành tâm, thành ý thì mới được. Bởi cúng rằm tháng 11 âm lịch là nghi lễ tâm linh tưởng nhớ, thức tỉnh và gửi gắm nhiều hi vọng. Trong lễ cúng này, các gia chủ chủ yếu khấn mong được mạnh khoẻ và bình an cho cả gia đình.   

Trong ngày rằm tháng 11 âm lịch, ngoài việc bày biện sửa lễ vật cúng rằm, tùy theo phong tục của từng địa phương, một số gia đình còn làm thêm sớ cầu an tại chùa cho các thành viên trong gia đình và bài văn khấn ngày rằm đối gia tiên tiền tổ. Bởi, trong ngày rằm tháng 11 âm lịch cần giữ cho tâm hồn thanh tịnh, sạch sẽ.

Lễ cúng rằm tháng 11 Âm lịch không cần quá cầu kỳ nhưng gia chủ phải thành tâm, thành ý thì mới được.

Lễ cúng rằm tháng 11 Âm lịch không cần quá cầu kỳ nhưng gia chủ phải thành tâm, thành ý thì mới được.

Bao sái bàn thờ ngày Tết, cần lưu ý những gì?

Bài văn khấn ngày rằm tháng 11 âm lịch

Nam mô A Di Đà Phật ! 

Nam mô A Di Đà Phật! 

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương 

Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần. 

Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng, ngài Bản xứ Thổ địa, ngài Bản gia Táo Quân cùng chư vị Tôn Thần 

Con kính lạy Tổ tiên, Hiển khảo, Hiển Tỷ, chư vị Hương linh (nếu bố, mẹ còn sống thì thay bằng Tổ Khảo, Tổ Tỷ) 

Tín chủ (chúng) con là: ………......... Ngụ tại: …………………................. 

Hôm nay là ngày ….. gặp tiết ..... , tín chủ con nhờ ơn đức trời đất, chư vị Tôn thần, cù lao Tiên Tổ, thành tâm sắm lễ, hương, hoa trà quả, thắp nén tâm hương dâng lên trước án. Chúng con kính mời: Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Bản xứ Thần linh Thổ địa, ngài Bản gia Táo quân, Ngũ phương, Long Mạch, Tài thần. Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con kính mời các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh gia tiên nội ngoại họ …......, cúi xin thương xót con cháu linh thiêng hiện về, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật. 

Tín chủ con lại kính mời các vị Tiền chủ, Hậu chủ ngụ tại nhà này, đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ cho gia chúng con luôn luôn mạnh khỏe, mọi sự bình an, vạn sự tốt lành, làm ăn phát tài, gia đình hòa thuận. Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật ! 

Nam mô A Di Đà Phật ! 

Nam mô A Di Đà Phật ! (3 lạy) 

Một số bài văn khấn ngày rằm Phật tử tham khảo tại đây.

Từ khóa » Cúng Ngày Rằm Tháng 11