Văn Khấn Rằm Tháng Giêng Thần Tài Chuẩn Nhất - Webtretho
Có thể bạn quan tâm
Ông cha ta có câu: "Cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng", đặc biệt là với lễ cúng thần Tài. Vì thế mọi lễ cúng từ đồ cúng đến Văn khấn trong ngày đấy đều cần được chuẩn bị một cách thật tỉ mỉ và chu đáo.
Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về văn khấn rằm tháng giêng thần Tài. Vì vậy, trong bài viết này, các chuyên gia của chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn nội dung bài văn khấn cũng như cách chuẩn bị cúng lễ. Mong rằng sau bài đọc này bạn đọc sẽ tích góp cho mình được nhiều kiến thức hơn trong cuộc sống nhé.
1. Văn Khấn Rằm Tháng Giêng Thần Tài
Sau đây là bài văn khấn thần Tài dùng trong ngày rằm tháng Giêng. Mời các bạn tham khảo.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu thổ chư vị Tôn thần
Con kính lạy ngài Đông trù tư mệnh táo phủ Thần quân
Con kính lạy ngài Gia Môn Thổ Phủ, Thổ Chủ Tài Thần
Con kính lạy các ngài Thần Tài vị tiền
Con kính lạy Tiền Hậu địa chủ chư vị linh thần
Con kính lạy Bản xứ Thổ địa Phúc Đức Chính thần
Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong khu vực này.
Tín chủ chúng con là:... Ngụ tại:... Là (nhà ở, nơi kinh doanh buôn bán, công ty):... Kinh doanh...
Hôm nay là ngày rằm tháng…. năm…. âm lịch, tín chủ con thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài tiền vị, thổ địa và chư vị Tôn Thần chứng giám.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, hanh thông thịnh vượng, âm phù dương trợ, đắc ngộ quý nhân, thương mại hanh thông, lộc tài tăng tiến, khách xa dẫn đến, khách gần dẫn lại.
Con cầu xin các ngài phù hộ cho:...
Nhận được nhiều hợp đồng lớn, gặp được nhiều khách hàng tốt, thực hiện công việc hợp đồng được hanh thông, đạt kết quả cao, để tín chủ chúng con có tài, có lộc, có ngân có xuyến, trên lo việc âm công phúc đức, dưới gánh việc gia trung, để (cửa hàng, công ty...) ngày càng phát triển.
Kính xin các ngài sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô A Di Đà Phật! (3 lạy)
2. Đôi Nét Về Ngày Thần Tài
Ngày thần Tài vào ngày mùng 10 tháng giêng hàng năm còn có cách gọi khác là ngày thỉnh thần Tài. Lúc này, thần Tài sẽ lắng nghe lời khấn nguyện của bạn vì vậy việc bố trí chuẩn bị mọi thứ cần thật chu đạo và kỹ lưỡng để thể hiện lòng thành của gia đình bạn.
Theo quan niệm tín ngưỡng của ông cha ta ngày xưa thì thần tài chính là một vị thần có trách nhiệm trông coi tiền tài và mang lại Tài Lộc Thịnh vượng cho gia chủ, vì thế mà đa số các gia đình đều lập bàn thờ thờ thần Tài nhằm mong muốn thân phù hộ đồng hành cùng với gia đình trong công việc kinh doanh cũng như trên con đường thành công của cả gia đình.
Một số gia đình hiện nay thường đặt bát hương thờ vị thần tài và vị thổ địa (tức là thần trông coi đất đai của gia đình) cùng chung một bàn thờ. Tuy nhiên ta thường dâng lễ thờ ông thổ địa vào ngày mùng 1 hàng tháng hay vào ngày rằm hoặc là hàng ngày, cho nên nhiều người thương quan niệm ngày mùng 1 hàng tháng cũng là ngày thờ thần Tài. Thế nhưng ít ai biết rằng ngày mùng 10 hàng tháng mới là ngày thờ thần tài.
Thần Tài là vị thần đặc biệt vừa rùng cháy và cũng dùng mạnh cho nên việc cúng chay hay cúng mặn được sắp xếp một cách tỉ mỉ và cẩn thận như sau:
+ Cúng mặn từ tháng 1 đến tháng 6 âm lịch.
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hoa cúc, mâm ngũ quả ( trong đó phải có quả dừa), ngoài ra còn có rượu đế, 2 điếu thuốc, đèn cầy và tất nhiên không thể thiếu là vàng mã.
Mâm cỗ cúng mặn sẽ bao gồm thịt ba rọi, tôm hoặc cua và một quả trứng đương nhiên là tất cả phải là đồ luộc.
+ Cúng chay từ tháng 7 âm lịch đến tháng 12 âm lịch.
Về phần chuẩn bị bạn cần chuẩn bị hoa cúc, nén nhang, 5 loại trái cây khác nhau và đương nhiên là vẫn sẽ phải có dừa, rượu đế, điếu thuốc, đèn cầy, và khác với cúng mặn là cúng chay có muối hột, gạo và vàng mã.
Mâm cúng chay sẽ bao gồm các loại bánh như bánh chưng chay hay bánh ngọt chay...
3. Những Lưu Ý Khi Cúng Thần Tài
Khi cúng thần Tài bạn cần lưu ý những điều sau đây:
+ Đầu tiên là cần phải lau dọn bàn thờ ông thần tài một cách sạch sẽ, chú ý khi tắm cho tượng thần Tài thì bạn cần pha rượu với nước lá bưởi rồi dùng khăn lau sạch sẽ khăn đó chỉ dùng với mục đích lâu không được dùng vào những việc khác.
+ Tuyệt đối và cấm kỵ không cho phép chó hay mèo quậy phá nơi thờ thần Tài.
+ Thứ ba là việc cúng đọc văn khấn phải dựa trên lòng thành của chủ nhà và dựa vào mong muốn mục đích chủ nhà muốn thỉnh cầu và điều đó phải là chính đáng và cần thiết.
+ Bạn nên thắp hương thần tài vào mỗi buổi sáng hoặc mỗi buổi chiều tối lúc 6 hoặc 7 giờ và mỗi lần thắp thì bạn thắp mỗi lần 5 nén nhang.
+ Điều bạn cần lưu ý thứ năm là sau khi thờ cúng xong vàng má cần được đem đốt ở ngoài trời nước và rượu cúng thì đem tới vào nhà để đem lại nhiều lộc cho gia đình mình.
Kết Luận
Bài viết này nhằm cung cấp cho bạn thêm nhiều kiến thức về văn khấn rằm tháng giêng thần Tài. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho các bạn. Bạn cũng có thể xem thêm Văn Khấn Thần Tài Hàng Ngày - Bài Cúng Thần Tài Thổ Địa để biết thêm chi tiết.
Từ khóa » Bài Khấn Thần Tài Ngày Rằm Tháng Giêng
-
Văn Khấn Rằm Tháng Giêng Ban Thần Tài 2022 đầy đủ, Chuẩn Phong ...
-
Văn Khấn Rằm Tháng Giêng Thần Tài Và Cách Chuẩn Bị Lễ Cúng
-
Văn Khấn Thần Tài Mùng 1, Ngày Rằm, Mùng 10 Hàng Tháng
-
Văn Khấn Thần Tài Rằm Tháng Giêng
-
Văn Khấn Thần Tài Ngày Rằm, Mùng 1, Mùng 10 Hàng Tháng
-
Văn Cúng Thần Tài Ngày Rằm Tháng Giêng Chuẩn Nhất Năm 2021
-
Top #10 Bài Văn Khấn Thần Tài Ngày Rằm Tháng Giêng Xem ...
-
Văn Khấn Thần Tài Mùng 1, Mùng 10 Và 15 Hàng Tháng
-
Văn Khấn Thần Linh Rằm Tháng Giêng
-
Bài Cúng Vía Thần Tài 2022 Theo Văn Khấn Cổ Truyền Việt Nam
-
Tham Khảo Văn Khấn Thần Linh Rằm Tháng Giêng Năm 2022 đầy đủ ...
-
Văn Khấn Thần Tài - Mồng 10 Tháng Giêng - Báo Lao động
-
Lễ Cúng Rằm Tháng Giêng Ban Thần Tài Như Thế Nào Chuẩn Nhất?
-
Văn Khấn Thần Tài Ngày Rằm, Rằm Tháng 7 ❤️️ Bài Khấn, Lễ Vật