Văn Khấn Tạ Lễ Cuối Năm ở Đền, đình, Chùa, Miếu Phủ

Văn khấn tạ lễ cuối năm ở Đền, đình, chùa, miếu phủLễ tạ cuối năm ở đền chùa Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Cúng tạ lễ cuối năm, đầu năm đi lễ xin lộc thì cuối năm phải đi trả lễ là một phong tục đẹp trong tín ngưỡng của người Việt. Vậy khi đi lễ tạ cuối năm ở đền chùa miếu phủ, chúng ta nên làm gì? Văn khấn tạ lễ cuối năm ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của HoaTieu.vn nhé.

Lễ tạ cuối năm là nghi thức tạ ơn các vị thần linh ở những nơi đã ”xin lộc” đầu năm, với ý nghĩa đầu năm “kêu cầu xin lộc” thì cuối năm ắt phải “trả lễ”. Vì vậy đầu năm gia chủ làm lễ cầu an giải hạn ở chùa, đền, phủ nào thì cuối năm phải thu xếp để tới nơi đó để làm lễ tạ. Việc xin lộc ở đâu trả lễ ở đó cũng đem lại sự yên tâm để bắt đầu vào một năm mới thuận lợi, hanh thông. Dưới đây là Văn khấn tạ lễ cuối năm ở Đền, đình, chùa, miếu phủ đầy đủ, chi tiết nhất, mời các bạn tham khảo chi tiết.

Hướng dẫn tạ lễ cuối năm ở Đền, đình, chùa

  • 1. Lễ tạ cuối năm ở đền chùa: Đầu năm vay ở đâu, cuối năm trả ở đó
  • 2. Cách sắm lễ tạ cuối năm ở chùa, đình, đền, miếu, phủ
  • 3. Văn khấn tạ lễ cuối năm ở Đền, đình, chùa
    • Văn khấn ban Tam bảo
    • Văn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu
    • Văn khấn ban Công Đồng
    • Văn khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu
  • 4. Trình tự dâng lễ tạ cuối năm ở Đền, chùa, miếu, phủ
  • 5. Lưu ý quan trọng khi tạ lễ cuối năm ở Đền, đình, chùa
  • 6. Lễ tạ cuối năm ở đền chùa nào linh nhất

1. Lễ tạ cuối năm ở đền chùa: Đầu năm vay ở đâu, cuối năm trả ở đó

Thông thường, với lễ tại các chùa (thờ Phật) không có vay có trả, không cần đầu năm đi lễ, cuối năm tiến hành lễ tạ để trả ơn, mà đi lễ chùa đầu năm hay cuối năm đều là để cầu mong sự bình an, may mắn.

Hoặc nếu thành tâm hướng Phật, các phật tử đi lễ chùa cuối năm để cảm tạ Thần Phật che chở bình an trong suốt năm qua cũng không vấn đề gì, là điều nên làm.

Tuy nhiên, với đình, đền, miếu, phủ (gọi rút gọn là đền phủ) thì cần tiến hành nghi lễ này.

Theo quan niệm dân gian, đầu năm đi kêu cầu, xin lễ, vay lễ ở đền phủ nào thì cuối năm dù bận rộn, đau ốm cũng phải cố gắng sắp xếp thời gian để quay về nơi đó làm lễ tạ. Điều này không chỉ là tín ngưỡng dân gian mà còn thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của người dân đất Việt.

Hơn nữa, người ta cho rằng luật trời “Có vay có trả”, ăn lộc Thánh thì phải biết tạ lễ, tạ ơn. Người vong ân bội nghĩa tất sẽ gặp quả báo, chẳng thể nào có được những điều tốt đẹp mãi. Đi trả lễ cho tâm hồn thanh thản, yên tâm bước sang năm mới với nhiều điều may mắn hơn.

Thực tế, có nhiều gia đình cầu nguyện và mong những điều tốt đẹp thành hiện thực, người ta sẽ đi trả lễ vào cuối năm. Có quan niệm rằng nếu không trả lễ là không có lòng thành, khi cầu nguyện vào năm tiếp theo thần linh sẽ không chứng giám cho. Vì vậy, lễ tạ cuối năm được cho là tập tục truyền thống rất quan trọng trong tâm linh người Việt.

2. Cách sắm lễ tạ cuối năm ở chùa, đình, đền, miếu, phủ

Lễ vật tùy tâm, không ai quy định chính xác về những món đồ lễ bắt buộc phải có khi đi chùa lễ tạ cuối năm nhưng thường thì theo phong tục, đồ lễ sẽ gồm có những món sau.

- Lễ Chay:

Đây là lễ thường dùng để dâng lên ban thờ Phật, Bồ Tát, gồm có hương hoa, trà bánh, trái cây, phẩm oản…

Người ta cũng dâng lễ Chay lên ban thờ Thánh Mẫu, khi này nên sắm thêm đồ vàng mã.

- Lễ Mặn:

Là lễ dâng lên ban thờ Ngũ vị quan lớn, tức ban Công Đồng. Thường gồm có gà lợn, giò chả… đã được nấu chín.

- Lễ đồ sống:

Là lễ dâng cúng lên quan Ngũ Hổ, Bạch Xà, Thanh Xà ở hạ ban Công Đồng Tứ Phủ.

Lễ này thường có 5 quả trứng vịt sống đặt cùng đĩa muối, gạo, 2 quả trứng gà sống đặt trong 2 chén nhỏ, 1 miếng thịt mồi (thịt lợn) sống được khía không đứt rời thành 5 phần. Lễ này cũng có thêm tiền vàng.

- Lễ mặn Sơn Trang:

Đây là lễ dâng lên 15 vị thờ tại ban Sơn Trang, gồm có 1 vị chúa, 2 vị hầu cận và 12 vị cô Sơn Trang.

Lễ này thường có những đồ đặc sản như cua, ốc, lươn, ớt, chanh… Cũng có nơi dâng thêm xôi chè nấu bằng gạo nếp cẩm nữa. Lễ mặn Sơn Trang được sắm theo con số 15 như 15 con ốc, 15 quả ớt… để chia đều cho 15 vị được thờ tại ban này (gồm 1 vị chúa, 2 vị hầu cận, 12 vị cô sơn trang)

- Lễ ban thờ Cô, thờ Cậu

Lễ này thường có oản, hoa quả, hương đèn, hia hài, nón áo, gương lược… cũng có cả những món đồ chơi nhỏ xinh thường làm cho trẻ nhỏ. Những lễ vật này thường nhỏ xinh và khá cầu kì, bắt mắt.

- Lễ thần Thành Hoàng, Thư Điền

Gồm lễ mặn là chân giò lợn luộc, xôi, rượu, tiền vàng…

Văn khấn tạ lễ cuối năm ở Đền, đình, chùa

3. Văn khấn tạ lễ cuối năm ở Đền, đình, chùa

Văn khấn tạ lễ cuối năm ở đền, Văn khấn tạ lễ cuối năm ở đình, chùa... theo mẫu văn khấn truyền thống.

Văn khấn ban Tam bảo

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)Đệ tử con thành tâm kính lạy Mười phương chư Phật, chư vị Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng, Hộ pháp Thiện thần, Thiên Long Bát Bộ.

Hôm nay là ngày ..... tháng ..... năm .....âm lịchTín chủ con là ..........................................Ngụ tại ......................................................Thành tâm dâng lễ bạc cùng sớ trạng lên cửa Mười phương Thường trụ Tam Bảo.Chúng con xin dốc lòng kính lễ:- Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Cực Lạc Tây phương.- Đức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo chủ cõi Sa Bà.- Đức Phật Dược Sư Lưu Ly giáo chủ cõi Đông phương.- Đức Thiên thủ, Thiên nhãn, Ngũ bách danh tầm thanh cứu khổ cứu nạn, linh cảm Quán Thế Âm Bồ Tát.- Kính lạy Đức Hộ Pháp thiện thần Chư Thiên Bồ Tát.Kính xin chư vị rủ lòng từ bi, phù hộ độ trì cho con, nguyện được ....................................(công danh, tài lộc, giải hạn, bình an…).Nguyện xin chư vị, chấp kỳ lễ bạc, tâm thành (sớ trạng) chứng minh, chứng giám cho con được tai qua nạn khỏi, điều lành đem đến, điều dữ tiêu tan, phát lộc phát tài, gia trung mạnh khỏe, trên dưới thuận hòa an khang thịnh vượng.Chúng con người phàm trần tục lầm lỗi còn nhiều. Cúi mong Phật, Thánh từ bi đại xá cho con (và gia đình) được tai qua nạn khỏi, mọi sự tốt lành, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.Dãi tấm lòng thành, cúi xin bái thỉnh.Cẩn nguyện.

Văn khấn Thành hoàng ở Đình, Đền, Miếu

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương.

Hương tử con là:......................................................................................... Tuổi...........................

Ngụ tại:...........................................................................................................................................

Hôm nay là ngày…… tháng……năm…..(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi (Đình hoặc Đền hoặc Miếu) thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh Thiên đình giáng lâm ở nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy nay ban phúc lành che chở cho dân. Nay hương tử chúng con thành tâm dâng lên lễ bạc, hiến tế hương hoa, phẩm oản…

Cầu mong đức Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương chứng giám, rủ lòng thương xót, phù hộ che chở cho chúng con sức khoẻ dồi dào, mọi sự tốt lành, lắm tài nhiều lộc, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Văn khấn ban Công Đồng

– Con lạy chín phương trời, mười phương Chư phật, Chư phật mười phương

– Con lạy đức Vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế

– Con lạy Tam Toà Thánh Mẫu

– Con lạy Tam phủ Công Đồng, Tứ phủ Vạn linh

– Con lạy Tứ phủ Khâm sai

– Con lạy Chầu bà Thủ Mệnh

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Hoàng

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cô

– Con lạy Tứ phủ Đức Thánh Cậu

– Con lạy cộng đồng các Giá, các Quan, mười tám cửa rừng, mười hai cửa bể.

– Con lạy quan Chầu gia.

Hương tử con là:…………………………………...............................….Tuổi…………………..

Cùng đồng gia đại tiểu đẳng, nam nữ tử tôn

Ngụ tại:…………………………………………………….......................................................….

Hôm nay là ngày…… tháng…… năm………………(Âm lịch). Tín chủ con về Đền…………… thành tâm kính lễ, xin Chúa phù hộ độ trì cho gia đình chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Phục duy cẩn cáo!

Văn khấn lễ Tam Toà Thánh Mẫu

Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng

– Con kính lạy Đức Hiệu Thiên chí tôn kim quyết Ngọc Hoàng Huyền khung cao Thượng đế.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con xin kính Cửu trùng Thanh Vân lục cung công chúa.

– Con kính lạy Đức thiên tiên Quỳnh Hoa Liễu Hạnh Mã Hoàng Công chúa, sắc phong Chế Thắng Hoà Diệu đại vương, gia phong Tiên Hương Thánh Mẫu.

– Con kính lạy Đức đệ nhị đỉnh thượng cao sơn triều mường Sơn tinh công chúa Lê Mại Đại Vương.

– Con kính lạy Đức đệ tứ khâm sai Thánh Mẫu, tứ vi chầu bà, năm toà quan lớn, mười dinh các quan, mười hai Tiên cô, mười hai Thánh cậu, ngũ hổ Đại tướng, Thanh Hoàng Bạch xà đại tướng.

Hương tử con là:........................................................................... Tuổi.....................

Ngụ tại:........................................................................................................................

Hôm nay là ngày…… tháng.…..năm…….(Âm lịch)

Hương tử con đến nơi Điện (hoặc Phủ, hoặc Đền)………chắp tay kính lễ khấu đầu vọng bái, lòng con thành khẩn, dạ con thiết tha, kính dâng lễ vật, cúi xin các Ngài xót thương phù hộ độ trì cho gia đạo chúng con sức khoẻ dồi dào, phúc thọ khang ninh, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn.

Hương tử con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

4. Trình tự dâng lễ tạ cuối năm ở Đền, chùa, miếu, phủ

Cách trả lễ ở chùa
Cách trả lễ ở chùa

– Theo thông lệ, người ta lễ thần Thổ địa, thủ Đền trước, gọi là lễ trình. Gọi là lễ trình vì đó là lễ cáo Thần linh Thổ Địa nơi mình đến dâng lễ. Người thực hành tín ngưỡng cáo lễ Thần linh cho phép được tiến hành lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

Sau đó, bạn có thể tiến hành sửa sang lễ vật một lần nữa, sắp bày lễ vật ra các mâm và khay riêng, chuyên dùng vào việc cúng lễ tại Đình, Đền, Miếu, Phủ.

– Tiếp đến là đặt lễ vào các ban. Khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay dâng lễ vật, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính trở ra ban ngoài cùng.

– Sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thờ thì mới được thắp hương.

– Trong quá trình làm lễ, phải lễ từ ban thờ chính đến ban ngoài cùng. Thường lễ ban cuối cùng là ban thờ cô thờ cậu.

– Thứ tự khi thắp hương:

  • Thắp từ trong ra ngoài
  • Ban thờ chính của điện được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước.
  • Các ban thờ hai bên được thắp hương sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa.
  • Khi thắp hương cần dùng số lẻ: 1, 3, 5, 7 nén. Thường thì 3 nén.
  • Sau khi hương được châm lửa thì dùng hai tay dâng hương lên ngang trán, vái ba vái rồi dùng cả hai tay kính cẩn cắm hương vào bình trên ban thờ.

– Trình sớ tấu, đọc văn khấn:

  • Nếu có sớ tấu trình thì kẹp sớ vào giữa bàn tay hoặc đặt lên một cái đĩa nhỏ, hai tay nâng đĩa sớ lên ngang mày rồi vái 3 lần.
  • Trước khi khấn thường có thỉnh chuông. Thỉnh ba hồi chuông. Thỉnh chuông xong thì mới khấn lễ.
  • Khi tiến hành lễ dâng hương bạn có thể đọc văn khấn, sớ trình trước các ban, hoặc chỉ cần đặt văn khấn, sớ trình lên một cái đĩa nhỏ, rồi đặt vào mâm lễ dâng cúng cũng được.

– Hạ lễ:

  • Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, thì trong khi đợi hết một tuần nhang có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự.
  • Khi thắp hết một tuần nhang có thể thắp thêm một tuần nhang nữa. Thắp nhang xong, vái 3 vái trước mỗi ban thờ rồi hạ sớ đem ra nơi hoá vàng để hoá. Khi hoá vàng thì phải hoá văn khấn và sớ trước.
  • Hoá sớ xong mới hạ lễ dâng cúng khác. Khi hạ lễ thì hạ từ ban ngoài cùng vào đến ban chính. Riêng các đồ lễ ở bàn thờ Cô, thờ Cậu như gương, lược… thì để nguyên trên bàn thờ hoặc giả nơi đặt bàn thờ này có nơi để riêng thì nên gom vào đó mà không đem về.

5. Lưu ý quan trọng khi tạ lễ cuối năm ở Đền, đình, chùa

Thành tâm hướng Phật, hành thiện tích đức, cầu nguyện mới linh.

Với người Việt Nam, việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động tâm linh được duy trì từ đời này sang đời khác. Người ta đến chùa có nhiều mục đích khác nhau. Có người đến để lễ Phật, học Chánh Pháp, cũng có người đến để cảm thấy bình an dưới sự che chở của Đức Phật, cũng có người đến để mong cầu có được những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống.

Nhưng dù mục đích đến chùa là gì thì cũng cần phải nhớ giữ cho mình tâm thành, tức là bản thân mình muốn đến với cửa Phật với cái tâm trong sáng, không có ý định làm hại ai, cũng không định làm trái với giáo lý nhà Phật, đi ngược với thuần phong mỹ tục.

Việc đi tạ lễ cuối năm ở đền chùa, miếu mạo cũng tương tự như vậy. Bạn cảm thấy mình đã được Thần Phật phù hộ thì nên thành tâm đến tạ ơn, đến trả lễ.

Thực ra hành động này không chỉ đơn giản là đến nơi cửa chùa dâng lễ mà bình thường bản thân cũng phải giữ thiện tâm, năng hành thiện tích đức, làm nhiều việc tốt cho mình, cho người, cho đời. Có như vậy việc cúng khấn, cầu nguyện mới linh thiêng.

6. Lễ tạ cuối năm ở đền chùa nào linh nhất

- Đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh)

Đây là ngôi đền nổi tiếng linh thiêng về cầu lộc kinh doanh, làm ăn buôn bán, nằm ở tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm Hà Nội 25 km.

- Phủ Tây Hồ (Hà Nội)

Phủ Tây Hồ là một trong những chốn linh thiêng nơi đất kinh kì, bốn mùa tấp nập du khách thập phương tới cầu tài cầu lộc. Phủ Tây Hồ thờ bà Chúa Liễu Hạnh, nằm ở phường Quảng An, quận Tây Hồ.

- Đền Bảo Hà (Đền Ông Hoàng Bảy) (Lào Cai)

Ngôi đền này hiện nay ở xã Bảo Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, nằm trong khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia. Đền Bảo Hà thờ thần Vệ quốc Hoàng Bảy, hay còn gọi là ông Hoàng Bảy. Ông chính là một anh hùng có công đánh giặc phương Bắc, giữ làng giữ nước.

- Đền chúa Thác Bờ (Hòa Bình)

Một trong những ngôi đền, chùa mà người dân miền Bắc hay lui tới tạ lễ cuối năm là đền Chúa Thác Bờ ở Hòa Bình. Đền Bờ gồm có đền Trình (đền Chúa) và đền Chầu (đền ông Chẩu).

- Đền Bắc Lệ (Lạng Sơn)

Đền Bắc Lệ thờ bà Chúa Thượng Ngàn, là 1 trong 2 ngôi đền thờ Mẫu nổi tiếng ở miền Bắc. Đền Bắc Lệ nổi tiếng là nơi cầu duyên linh thiêng bậc nhất xứ Lạng, những người lận đận về tình duyên thường hay đến đây cầu cúng

- Chùa Bà (Tây Ninh)

Chùa Bà nằm trên núi Bà Đen, thuộc ấp Ninh Trung, xã Ninh Sơn, tỉnh Tây Ninh. Chùa Bà còn được gọi là chùa Bà Đen, chùa Phật, chùa Thượng…

- Miếu Bà Chúa Xứ (An Giang)

Miếu Bà Chúa Xứ nằm ở dưới chân núi Sam, thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ở xứ sở miền Tây này, ngôi miếu là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng với khoảng 2 triệu lượt khách hành hương mỗi năm.

- Chùa Ông (TPHCM)

Mặc dù nổi tiếng gần xa vì linh thiêng, cầu gì được nấy nhưng chùa Ông chỉ là 1 ngôi chùa nhỏ nằm giữa vùng đô thị sầm uất ở trung tâm Quận 5. Chùa còn có tên khác là chùa Minh Hương hay chùa Quan Đế Thánh Quân, tức thờ Quan Vân Trường.

Nơi đây ban đầu là địa chỉ tâm linh của cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn, nhưng sau này cũng có nhiều người Việt tìm đến khấn vái, cầu nguyện sau khi nghe tiếng lành đồn xa. Người dân đến đây không chịu cầu an, cầu tài lộc mà còn cầu tình duyên, cầu con cái, cầu học hành đỗ đạt nữa.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.

Từ khóa » đi Lễ đền Thì Khấn Như Thế Nào