Văn Khấn Thần Linh Cúng Rằm Tháng Giêng - Truyền Hình Hải Dương

Lễ cúng Rằm tháng Giêng rất quan trọng bởi đây là ngày Rằm đầu tiên của năm mới, ông bà ta xưa cúng Rằm tháng Giêng quan trọng như chuẩn bị cỗ Tết. Ngày nay nhiều vùng nông thôn bà con ăn cỗ Rằm tháng Giêng còn to hơn cỗ Tết, nhiều con cháu làm ăn tự do cũng nấn ná ở lại qua Rằm mới rời nhà trở lại với công việc.

Ý nghĩa của việc cúng Rằm tháng Giêng ngoài tưởng nhớ công ơn của gia tiên trong nhà, sau là để con cháu thụ lộc đầu năm lấy may. Người xưa tin rằng Rằm tháng Giêng đức Phật giáng lâm, là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn… Vì vậy trong ngày Rằm tháng Giêng phần lớn người dân - nhất là các phật tử sẽ đi chùa lễ Phật để cầu an, may mắn và mạnh khỏe trong năm mới.

Cúng Rằm tháng Giêng năm 2022 ngày nào đẹp?

Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu năm Nhâm Dần) vào ngày 15/2/2022 (dương llịch), nhà nhà đang chuẩn bị và sửa soạn để cúng Rằm tháng Giêng.

Năm Nhâm Dần 2022, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ Ba, ngày 15/2/2022 dương lịch. Theo lịch can chi là ngày Kỷ Hợi, ngũ hành Mộc, sao Vĩ, lục nhâm Tốc hỉ.

Dưới góc nhìn chuyên gia, đây là ngày đẹp và phù hợp nhất để thực hiện cúng Rằm tháng Giêng năm 2022. Ngoài các khung giờ đẹp của ngày 14 và 15 tháng Giêng âm lịch gia chủ hạn chế cúng Rằm tháng Giêng vào ngày khác, giờ khác vì được cho là sẽ kém linh.

Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày 14 âm lịch có được không?

Nhiều người lăn tăn về việc cúng Rằm tháng Giêng vào thời điểm nào trong ngày Rằm là tốt, và không ít người thắc mắc cúng trước Rằm tháng Giêng vào ngày 14 âm lịch có được hay không?

Từ xưa Rằm tháng Giêng các cụ cúng vào chính Rằm là tốt nhất - vì đó là thời điểm trăng sáng nhất đầu năm. Theo quan niệm xưa, trăng mọc là có Đức Phật giáng lâm, gia ân độ trì chúng sinh, thành tâm cầu khấn ắt sở cầu như nguyện, may mắn và bình an suốt năm.

Tết Nguyên Tiêu hay Rằm tháng Giêng được bắt đầu từ đêm ngày 14 đến hết đêm Rằm. Sở dĩ hiện nay nhiều người linh hoạt cúng trước 1 ngày - vào 14 tháng Giêng năm Nhâm Dần (14/2/2022 dương lịch) là do không thể sắp xếp được thời gian nên cần cúng từ tối ngày 14. Do đó tùy điều kiện mà gia chủ có thể chọn lựa việc cúng Rằm tháng Giêng sớm hơn vào chiều ngày 14 âm lịch.

Theo Lịch dụng sự, ngày 14 tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022 cũng khá tốt để thực hiện nghi lễ cúng Rằm, nhưng nên tiến hành từ sáng sớm ngày 14 tháng Giêng âm lịch đến trước 19h ngày Rằm tháng Giêng âm lịch.

Khung giờ đẹp để thực hiện cúng Rằm Tháng Giêng vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch gồm:

Giờ Thìn (7h-9h), giờ hoàng đạo Thanh Long;

Giờ Tị (9h-11h), giờ hoàng đạo Minh Đường;

Giờ Thân (15h-17h), giờ hoàng đạo Kim Quỹ;

Giờ Dậu (17h-19h), giờ hoàng đạo Bảo Quang;

Nhưng lễ cúng Rằm tháng Giêng sẽ tốt hơn nếu cúng đúng ngày, với các khung giờ đẹp như sau:

Giờ Thìn (7h-9h), giờ hoàng đạo Tư Mệnh;

Giờ Ngọ (11h-13h), giờ hoàng đạo Thanh Long;

Giờ Mùi (13h-15h), giờ hoàng đạo Minh Đường;

Lễ cúng rằm tháng Giêng thường vào giờ Ngọ (tức là từ 11-13h ngày chính Rằm xưa nay được cho là tốt nhất. Nhưng ngày nay nhiều người vì bận rộn với công việc nên tùy cơ ứng biến mà cúng vào các ngày, giờ khác nhau, với quan niệm thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, thánh thần...

Lời khuyên là nên cúng Rằm tháng Giêng vào các khung giờ hoàng đạo trên của ngày 14 và chính Rằm, bởi sau khoảng thời gian đó việc cúng sẽ kém linh.

Mâm cúng chay Rằm tháng Giêng có bánh trôi (chè trôi nước), với ý nghĩa mọi việc cả năm được hanh thông, trôi chảy. Ảnh minh họa.
Mâm cúng chay Rằm tháng Giêng có bánh trôi (chè trôi nước), với ý nghĩa mọi việc cả năm được hanh thông, trôi chảy. Ảnh minh họa.

Văn khấn thần linh Rằm tháng Giêng (tham khảo theo Phong thủy Tam Tam Nguyên)

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

– Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Con kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.

– Con kính lạy ngài bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần.

– Con kính lạy các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức Tôn Thần.

– Con kính lạy ngài Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần

– Con kính lạy các vị Tôn Thần cai quản trong khu vực này.

– Con kính lạy Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Thúc Bá Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội, Hội đồng Gia tiên họ nội, họ ngoại dâu rể của dòng họ.................Tên con là:....................................................................Sinh năm: .........................Cùng các các thành viên gia đình: (Họ tên......................... Năm sinh......................) Chúng con cư ngụ tại: ..............................................................................................

Hôm nay là ngày Rằm tháng Giêng năm............ gặp tiết Nguyên tiêu, tưởng nhớ công đức của chư vị Tôn Thần và ơn đức của tiên linh tín chủ con có tấm lòng thành, sửa sang hương đăng, sắm sanh lễ vật, dâng lên trước án tiên biếu chư vị Tôn Thần cùng hội đồng gia tiên họ.................

Chúng con kính mời ngài Kim Niên đương cai quản Thái Tuế Chí Đức Tôn Thần, Bản Cảnh Thành Hoàng chư vị Đại Vương, ngài Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân, ngài Bản Gia Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Các ngài Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chính Thần, các vị Tôn Thần cai quản trong xứ này. Cúi xin các ngài linh thiêng nghe thấu lời mời, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành thụ hưởng lễ vật.

Chúng con cầu xin các Ngài che chở, phù hộ độ trì cho gia đình chúng con bản mệnh vững vàng, sức khỏe bình an, công việc hanh thông, tâm cầu sở đắc, sở nguyện tòng tâm. Chúng con kính mời các các cụ Tổ Khảo, Tổ Tỷ, chư vị Hương linh Gia tiên nội ngoại họ............ nghe lời khẩn cầu của con cháu hiển linh, chứng giám tâm thành, thụ hưởng lễ vật gia độ cho con cháu gia đạo hưng vượng, con cháu hay ăn hay làm, thông minh học giỏi, gặp công gặp việc, có quý nhân phù trợ, công chức hanh thông, làm ăn buôn bán gặp nhiều may mắn..........

Tín chủ con lại kính mời vong linh ông bà Tiền chủ, Hậu chủ ở trong nhà này đất này đồng lâm án tiền, đồng lai hâm hưởng, phù hộ độ trì cho gia chung chúng con được vạn sự tốt lành, bản mệnh bình an, bốn mùa không hạn ách, tám tiết hưởng an bình.

Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần).

Từ khóa » Bài Khấn Cúng Rằm Tháng Tư