Văn Khấn Thần Thổ Công - Văn Cúng Lễ Tết Việt Nam
Có thể bạn quan tâm
VĂN KHẤN THẦN THỔ CÔNG
Ý nghĩa:
Thổ Công là một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”. nghĩa là ở đâu có sự sống của con người thì ở đó có Thổ công cai quản. Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… thì phải cúng vị thần này. Thổ công còn được mọi người gọi là Đệ nhất gia chi chủ. Nhờ có vị thần Thổ Công trông coi nhà cửa mà các hồn ma quỷ không vào được nhà để quấy nhiễu gia chủ.
Thổ Công là vị thần quan trọng nhất trong gia đình. Đứng ở ngoài nhìn vào: Bát hương thờ Thổ công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia Tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho Tổ tiên về. Bàn thờ Thổ công không chỉ thờ một vị, mà thờ ba vị thần với ba danh hiệu khác nhau. Theo một số giả thiết cho rằng Thổ công là một trong 3 vị Táo Quân xuất hiện trong truyện sự tích Táo Quân (hay Sự Tích ba ông đầu rau). Người chồng thứ hai là Thổ Công: Trông coi việc bếp núc, còn gọi là vua bếp, người chồng thứ nhất là Thổ Địa: Trông coi việc nhà cửa, người vợ là Thổ Kỳ: Trông coi việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà và sản sinh vật ngoài vườn.
Văn khấn Mẫu Thượng NgànBài vị của ba thần được lập chung và ghi như sau:
Bản gia Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân,
Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần,
Bản gia Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc đức chính thần.
Mỗi gia đình đều có riêng một Thổ công. Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, ba vị Thổ Công này sẽ lên trời để tấu trình, vì thế chúng ta có tết Ông Công Ông Táo. Vào ngày tết Táo Quân, mọi gia đình đều sử lễ cúng Táo Quân và đôt bài vị cũ, thay thế bằng hay bài vị mới.
Mọi người thường cũng trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp, với ý nghĩa để Táo Quân lên chầu Ngọc Hoàng đúng giờ.
Sửa lễ thắp hương:
Sắm mũ Thổ Công
Mũ Thổ Công gồm ba chiếc: 1 mũ đàn bà không có hai cánh chuồn và 2 mũ đàn ông có 2 cánh chuồn. Nếu gia đình thờ 3 chiếc là thờ gia đình đã đủ mũ cho 3 vị thần, còn nếu gia đình thờ 1 mũ thì mũ đó là mũ của Thổ Công.
Mũ được làm bằng giấy màu, giấy bạc. Mũ luôn đi kèm với một chiếc áo và một đôi hia. Thông thường mọi người hay đặt 100 thoi vàng giấy dưới mũ.
Lưu ý:
Mũ, áo, hia mỗi năm một màu, hợp với ngũ hành, mỗi năm có một hành riêng, mỗi hành có một màu nhất định (Kim- Mộc – Thuỷ – Hoả – Thổ tương đương với trắng – xanh – đen – đỏ – vàng) .
Lễ động thổ làm nhàNăm có hành Kim: Cúng mũ màu trắng.
Năm có hành Mộc: Cúng mũ màu xanh.
Năm có hành Thuỷ: Cúng mũ màu đen.
Năm có hành Hoả: Cúng mũ màu đỏ.
Năm có hành Thổ: Cúng mũ màu vàng.
Hàng năm vào ngày tết Táo Quân, mọi gia đình sẽ hóa bài vị Thổ Công cùng với mũ áo và gia chủ sẽ thay thế cỗ mũ mới để thờ cho đến tết Táo Quân năm sau.
Cách cúng Thổ Công
Người ta cúng Thổ Công vào ngày mồng Một, ngày Rằm (Âm lịch) và các dịp lễ Tết khác. Có thể cúng chay hoặc mặn.
Trong mồng Một, ngày Rằm, các gia đình thường cúng chay; đồ lễ gồm: giấy vàng, bạc, trầu cau, nước tinh khiết, hoa quả. Tuy vậy, cũng có gia đình cúng mặn thì có thêm các đồ: rượu, xôi, gà, chân giò…
Khi chúng ta làm lễ cúng Gia tiên, bao giờ cũng cúng Thổ Công trước. Khấn cầu sự phù hộ của Thổ Công cũng giống như khấn Gia tiên. Mặc dù gọi là cúng Thổ Công, nhưng khi cúng phải khấn đủ các Thần linh ghi trong bài vị.
Tết Thổ Công
Theo các cụ xưa cho rằng:Thổ Công là vị thần có nhiệm vụ ghi chép mọi việc (tốt, xấu) xảy ra trong mỗi gia đình.
Ngày tết Táo quân, ngày 23 tháng Chạp, là ngày quan trọng nhất của Lễ cúng Thổ Công.
Trong ngày này, gia chủ sau khi cúng xong, Táo Quân lên chầu Ngọc HoàngThượng Đế để báo cáo những xảy ra tại gia chủ và được Táo Quân tai nghe mắt thấy và ghi lại được.
Văn khấn Lễ Động ThổCác gia đình khi cúng xong sẽ hoá vàng, mũ, áo, hia của năm trước và thả gio ra ao, hồ, song( mang ý nghĩa mát mẻ) và phóng sinh cho 3 con cá chép để Táo Quân cưỡi lên Thiên Đình.
Văn khấn Thổ Công
( Văn khấn này được dùng cho cả năm, tuỳ theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp)
Nam Mô A Di Đà Phật! (3 lần)
– Con kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thô chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngủ Thổ, Phúc đức chính Thần.
– Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.
Tín chủ chúng con là……………………Tuổi……………….
Ngụ tại…………………..
Hôm nay là ngày…. tháng…. năm…..
Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Thắp nén hương thơm kính mời: Ngài Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Đia, Long Mạch, Tôn thần, ngài Bản gia Ngủ Phương, Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.
Cúi xin các ngài giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tất lành, gia đạo hưng long thịnh vương, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Giãi tấm lòng thành, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam Mô A Di Đà Phật!(3 lần, 3 lạy)
Cẩn cáo!
Từ khóa » Bài Khấn Thổ Công
-
Bài Văn Khấn Cúng Thổ Công Ngày Rằm, Mùng 1 Chuẩn Nhất
-
Văn Khấn Lễ Thần Thổ Công Và Các Vị Thần Mùng 1 Ngày Rằm
-
Văn Khấn Thổ Công Và Các Vị Thần (Vào Ngày Rằm Và Ngày Mồng Một)
-
Bài Cúng Thổ Công Thổ địa Ngắn Gọn Súc Tích - Gốm Sứ Lợi An
-
Văn Khấn Thần Thổ Công Và Các Vị Thần - Khấn Nôm
-
[Đầy Đủ & Chi Tiết] Văn Khấn Thổ Công Và Gia Tiên Hàng Tháng
-
Bài Văn Khấn Cúng Thổ Công Và Gia Tiên Mùng 1 Hàng Tháng Chuẩn ...
-
Văn Khấn Thần Thổ Công Và Các Vị Thần ( Vào Ngày Mồng Một Và Rằm)
-
Văn Khấn Thổ Công Ngày Tết
-
Bài Cúng Thổ Công Ngày Rằm Mùng Một Hàng Tháng - Nhà Đất Mới
-
Bài Văn Khấn Mùng 1 Thổ Công, Ông Công CHUẨN Theo Phong Tục
-
Văn Khấn Thổ Công Mùng 1 Ngày Rằm Hàng Tháng Chuẩn Nhất
-
Văn Khấn Cúng Thổ Công - PLO
-
[MIỄN PHÍ] Văn Khấn Thổ Công Ngày Rằm, Mùng 1 #Chuẩn Xác Nhất