Văn Khấn Thổ Công Ngày Tết - Bài Cúng Thổ Công

Văn khấn Thổ Công ngày TếtBài cúng Thổ Công Mua tài khoản Hoatieu Pro để trải nghiệm website Hoatieu.vn KHÔNG quảng cáo & Tải tất cả các File chỉ từ 69.000đ. Tìm hiểu thêm Mua ngay Từ 69.000đ

Bài khấn Thổ Công

  • 1. Lễ vật cúng Thổ Công
  • 2. Cách cúng Thổ Công ngày Tết
  • 3. Văn khấn Thổ Công

Lễ cúng Thổ Công là một lễ cúng quan trọng thường được làm vào ngày Rằm và mùng 1 hàng tháng. Đặc biệt trong dịp Tết cổ truyền lễ cúng Thổ Công được các gia đình chuẩn bị chu đáo. Vậy đồ lễ cúng thổ công gồm những gì? Tiến hành lễ cúng tạ Thổ công thế nào? Bài văn khấn cúng thổ công ra sao? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây để biết thêm chi tiết.

1. Lễ vật cúng Thổ Công

Người ta cúng Thổ Công vào ngày mồng 1, 15 (âm lịch) và các dịp lễ Tết khác".

Thổ Công rất thích ăn tỏi. Do vậy, bàn thờ Thổ Công thường có dĩa tỏi. Mâm lễ cúng trong lễ cúng Thổ Công bao gồm lễ chay và lễ mặn, gia chủ cần chuẩn bị đủ các lễ vật dưới đây:

Cúng lễ chay:

  • Hương
  • Hoa tươi
  • Rượu trắng
  • Trầu cau tươi
  • Trái cây tươi, bánh kẹo: Tùy lễ vật của mỗi gia đình, trong đó có thể chọn chuối, táo, dưa hấu và hộp bánh
  • Nước trắng
  • Vàng mã

Cúng lễ mặn:

  • Hương
  • Hoa tươi
  • Trầu cau
  • Rượu trắng
  • Nước trắng
  • Thịt luộc: Thịt gà hoặc thịt lợn luộc
  • Các món mặn khác: món xào, món canh
  • Đồ vàng mã

2. Cách cúng Thổ Công ngày Tết

Sau khi cúng Giao thừa xong, các gia chủ cúng khấn Thổ Công, tức là vị thần cai quản trong nhà, thường được gọi là “Đệ nhất gia chi chủ”.

Không phải ai cũng biết để thực hiện cho đúng những nghi lễ cúng thổ công để chuẩn bị chu toàn cho đúng. Để thể hiện tấm lòng của mình với mong muốn những điều tốt đẹp đến với gia đình nhất là vấn đề đất đai. Vì thế chúng tôi gửi tới các bạn cách cúng đúng và phù hợp. Để gia đình chuẩn bị trước cho lễ cúng với các bước theo trình tự.

Mọi người lau dọn bàn thờ Thổ Địa, Thổ Công cẩn thận, sạch sẽ, thơm tho.

Bày biện mâm cúng lễ vật trước bàn thờ Thổ Công, Thổ Địa

Tiếp theo sau đó châm lửa đốt nhang thắp đèn để mời các vị Thổ Công. Thổ Địa về chứng dám.

Gia chủ đứng nghiêm chỉnh để đọc bài cúng văn khấn Thổ Địa. Thổ Công ở trên trong nội dung văn khấn thành tâm .

Đọc xong mời gia chủ vái lậy để mời các. Thần thổ Địa về để gia đình tạ ơn và hưởng lễ vật.

Cuối cùng là đợi cháy hết hương nhang thì gia chủ đi tạ lễ hóa vàng, tiền cho các Thổ Địa, Thổ Công.

3. Văn khấn Thổ Công

Văn khấn Thổ Công sau đây được dùng cho cả năm tùy theo cúng vào lúc nào mà thay đổi ngày tháng cho phù hợp.

Văn khấn Thổ Công

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.

- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

- Con kính lạy các ngài Thần linh cai quản trong xứ này.

Tín chủ là……………………..………………………………………….

Ngụ tại………………………….…………… …………………………..

Hôm nay là ngày……….tháng……..năm……………………………..

Tín chủ con thành tâm sắm sửa hương, hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả, bầy ra trước án. Đốt nén hương thơm kính mời: ngày Bản gia Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản gia Thổ Địa Long Mạch Tôn thần, ngài Bản gia Ngũ phương Ngũ thổ, Phúc đức chính Thần.

Cúi xin các Ngày thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Nam mô a di Đà Phật!

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tết cổ truyền của HoaTieu.vn.

Từ khóa » Bài Khấn Thổ Công Ngày Mùng 1 Tết