Văn Khấn Xin Bao Sái Ban Thờ Thần Tài
Có thể bạn quan tâm
Cúng khấn bao sái ban thờ thần Tài là công việc quan trọng, nhất là với các gia đình kinh doanh, buôn bán. HoaTieu xin được gửi bạn tham khảo văn khấn bao sái ban thờ Thần Tài để cầu một năm mới tài lộc đầy nhà nhé.
Sau ngày ông Công ông Táo là khoảng thời gian để mỗi gia đình bao sái ban thờ thần tài. Bao sái ban thờ, dọn dẹp sẽ giúp không gian thờ cúng sạch sẽ, thanh tịnh. Vậy cách sắm lễ vật bao sái ban thờ thần tài như thế nào? Chọn ngày đẹp ra sao? Văn khấn xin bao sái ban thờ thần Tài như nào cho đúng cách để mang tài lộc về cho mình chưa? Mời các bạn tham khảo bài viết sau đây của Hoatieu.vn để có câu trả lời chuẩn xác nhất nhé.
Khấn bao sái ban thờ Thần Tài
- 1. Bao sái bàn thờ là gì?
- 2. Bao sái bàn thờ thần Tài vào ngày nào?
- 3. Văn khấn bao sái bàn thờ thần Tài 23 tháng Chạp
- 4. Văn khấn bao sái bàn thờ thần Tài dịp Tết
- 5. Bài văn khấn trước khi bao sái ban thờ thần Tài
- 6. Văn khấn sau khi bao sái ban thờ thần Tài
- 7. Cách rút chân nhang ban thờ Thần Tài
- 8. Lễ vật tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài
- 9. Lưu ý khi bao sái bát hương, tỉa chân nhang cuối năm
- 10. Văn khấn bao sái ban thờ thần Tài hàng ngày
1. Bao sái bàn thờ là gì?
Bao sái ban thờ, bao sái bát hương theo quan niệm dân gian là làm lễ xin tỉa chân nhang, tỉa chân hương, sửa bát hương vào ngày cuối năm. Tuy nhiên, không thể tùy tiện bao sái bàn thờ, bao sái bát hương, bởi đây là nơi linh thiêng, nếu tùy tiện động chạm sẽ gây ảnh hưởng đến vận khí, tài lộc, sức khỏe của gia chủ theo quan niệm tâm linh.
Do đó, nếu muốn thực hiện bao sái bàn thờ, dọn bàn thờ, di dời đồ đạc, các bạn cần có kế hoạch sắm sửa lễ vật, chọn ngày lành, giờ đẹp và văn khấn để xin phép gia tiên, chư vị thần linh để thực hiện bao sái.
Liên quan đến cúng lễ cần thực hiện thành tâm và cẩn thận theo các bước, nếu thiếu văn khấn, tự ý động chạm, lau dọn đồ đạc sẽ bị coi là mạo phạm. Dưới đây Hoatieu.vn sẽ chia sẻ đến các bạn mẫu văn khấn bao sái bàn thờ thần tài, văn khấn xin lau dọn bàn thờ thần tài, văn khấn sau khi bao sái bàn thờ thần tài, văn khấn lau dọn bàn thờ... đơn giản, chuẩn nhất.
2. Bao sái bàn thờ thần Tài vào ngày nào?
Theo quan niệm của người xưa thì sẽ có 3 thời điểm tốt nhất để mọi người nên chọn để tỉa chân nhang đó là:
- Ngày 23 tháng chạp.
- Ngày vía Thần tài.
- Ngày rằm tháng 7.
Vậy tỉa chân nhang bàn thờ Thần tài là việc mà các bạn nên làm là chọn 1 trong 3 thời điểm trên để tỉa chân nhang cho bát nhang thì sẽ tốt nhất.
3. Văn khấn bao sái bàn thờ thần Tài 23 tháng Chạp
23 tháng Chạp là một ngày lễ quan trọng trước Tết Nguyên đán. Theo quan niệm của người Việt thì ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày Táo Quân cưỡi cá chép bay về trời để bẩm báo mọi việc lớn nhỏ xảy ra trong gia đình của gia chủ cho Ngọc Hoàng. Ngoài mâm cỗ cúng 23 tháng Chạp, mọi người còn thả cá với ngụ ý "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng", biểu tượng cho sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.
Vì vậy, đây cũng là môt ngày rất thích hợp để bao sái bàn thờ thần Tài, mời các bạn tham khảo bài khấn bao sái bàn thờ thần Tài vào 23 tháng Chạp dưới đây.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
- Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương.
- Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Tín chủ con là:… Ngụ tại:…
- Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ... (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào).
Hôm nay là ngày 23 tháng Chạp, con xin phép được bao sái lại bàn thờ gia tiên (để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới (trường hợp dọn dẹp ban thờ cuối năm) - để sạch sẽ ban thờ cho việc thờ cúng được trang trọng, khang trang (trường hợp dọn dẹp ban thờ vào cuối tháng), mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ... chấp thuận.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
4. Văn khấn bao sái bàn thờ thần Tài dịp Tết
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Con xin tấu lạy 9 phương Trời, 10 phương chư Phật, chư Phật 10 phương
Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ long mạch thổ thần đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ con là:………………Ngụ tại:………………….
Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đó dòng họ X. (họ nhà bạn là gì thì thêm vào) tại…… (nhà ở đâu, quê ở đâu thì thêm vào)
Hôm nay là ngày ……………………. con xin phép được bao sái lại bàn thờ Thần tài để cho sạch sẽ để tiễn năm cũ, đón năm mới tới, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ X, chấp thuận.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật.
5. Bài văn khấn trước khi bao sái ban thờ thần Tài
Trước khi bao sái bàn thờ thần Tài, còn có một bài khấn nữa, các bạn có thể tham khảo dưới đây.
Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!
Tín chủ tên là…Cư ngụ tại địa chỉ:…
Hôm nay ngày… tháng… năm… Tín chủ con tự xét thấy bản thân mình chưa chu toàn nên để hương án có chút bụi bẩn, có chút chưa được tịnh tịnh, xanh yên.
Tín chủ xin kính cáo với các chư vị... (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…), chọn được ngày lành tháng tốt hôm nay xin cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm, thanh tịnh. Kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ.
Mong các vị tạm ẩn tạm lánh, độ cho con lau dọn được khang trang, mỹ hảo, cho hương án được an chính vị, cho âm phần được an yên, cho gia cư được lạc thổ, cho cung tài không động, cung lộc không hao.
Chúng con người trần mắt thịt, tội lỗi đầy thân, chỉ biết kính cẩn tâm thành nếu có gì si mê lầm lỡ, kính xin được tha thứ bỏ quá đại xá cho.
Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!Nam mô a di Đà Phật!
6. Văn khấn sau khi bao sái ban thờ thần Tài
Văn khấn sau khi bao sái ban thờ thần Tài là bài khấn xin thỉnh các Ngài về sau khi gia chủ đã lau dọn bàn thờ sạch sẽ.
Sắp xếp đồ cúng đã chuẩn bị lên.
Thắp 9 nén hương khấn:
Con lạy 9 phương trời
Con lạy 10 phương đất
Con kính lạy chư Phật 10 phương
Con kính lạy 10 phương chư Phật
Con kính lạy quan đương niên, đương cảnh, quan hành khiển, thần binh.
Con kính lạy các Ngài ngũ phương, ngũ mạch, tài thần, táo quân.
Tín chủ con là:.....................................................
Cư trú tại:.............................................................
Hôm nay tân niên xuân tiết, ngày lành tháng tốt. Con chọn được thời hoan khắc hỉ để sái tịnh lại hương án.
Nay việc dương đã tròn, cung thỉnh các vị các ngài hồi vị hương án cho con được tiếp tục phát tâm thờ phụng cốt vị.
Năm cũ lộc tài con xin tạ
Năm mới lộc mới con mong cầu.
Xin các vị các ngài độ cho tấm lòng thành, phù cho gia chủ con được an bình, thuận lợi. Xuất hành đi đến nơi về đến chốn.
Cuộc sống duyên lành mang tới, duyên dữ mang đi.
Tài lộc đủ đầy, việc dương thăng tiến.
Tâm trần con có.
Lễ trần con dâng.
Nếu âm điều con có thiếu sót, kính xin được tha thứ, chở che.
Mong các vị các ngài linh thiêng giáng hạ, chúng con xin kính thành cẩn cáo.
Con Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
7. Cách rút chân nhang ban thờ Thần Tài
Rút bớt chân nhang là việc nên làm không phải tùy tiện hàng ngày, thích làm lúc nào cũng được đâu. Có 1 nguyên tắc là. Thời điểm tốt nhất rút chân nhang vào các ngày 23 tháng chạp, ngày vía thần tài, ngày rằm tháng 7. Còn những nơi thắp hương thường xuyên hơn. Bạn nên kết hợp cúng ngày rằm hàng tháng để rút chân nhang
Rút chân hương bàn thờ thần tài bằng cách rút nhẹ nhàng từng chân một, hạn chế việc thốc nắm 1 bó chân. Gia chủ lưu ý chọn để lại những chân hương đẹp nhất, để lại chân nhang theo số lẻ 3 – 5 – 7 – 9. Số chân hương lược bớt mang đi hóa hoặc cắm ở gốc cây trong vườn nhà.
Gia đình nào tiến hành tỉa chân nhang cũng nên lưu ý về chọn người thực hiện. Bạn nên chọn người chỉn chu và cẩn thận để thực hiện một cách thành kính nhất. Trước khi thực hiện, người đó nên tắm rửa sạch sẽ và thay đổi để đảm bảo sự thành kính.
Hiện nay, có rất nhiều quan điểm xoay quanh vấn đề nên tỉa chân nhang trước hay sau khi cúng ông Công ông Táo.
Đại đa số thì cho rằng, nên dọn bát hương, tỉa chân nhang sau ngày 23 tháng Chạp. Số khác lại cho rằng sang tháng Chạp là gia chủ có thể tiến hành tỉa chân nhang, sau rằm tháng Chạp là tốt nhất.
Tính tới thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ nghiên cứu nào khẳng định tỉa chân nhang trước hay sau ngày ông Công ông Táo là đúng. Tuy nhiên, phần lớn các gia đình đều tiến hành tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ sau ngày ông Công ông Táo.
8. Lễ vật tỉa chân nhang bàn thờ Thần Tài
Để có thể thực hiện rút chân nhang một cách đúng nhất thì trước tiên chúng ta cần phải chuẩn bị những đồ lễ như:
- Một đĩa hoa quả tùy tâm vào gia chủ.
- Một đĩa tiền vàng.
- 5 chén rượu và 5 chén nước.
- Một đĩa cau trầu.
- 10 bông cúc vàng chia thành hai lọ để hai bên.
Ngoài ra chúng ta cũng nên chuẩn bị những vật dụng để chuẩn bị bao sái bàn thờ:
- Chuẩn bị rượu trắng giã với gừng.
- Khăn sạch dùng riêng để lau bàn thờ.
9. Lưu ý khi bao sái bát hương, tỉa chân nhang cuối năm
Khi bao sái bàn thờ, bát hương, tỉa chân nhang, lau dọn bàn thờ, các bạn cần lưu ý một số chi tiết như sau để tránh động chạm, phạm kị:
- Chọn ngày lành tháng tốt, giờ đẹp để thực hiện bao sái:
+ Ngày 23/12 âm lịch:
- Mậu Tý (23h-1h): Thanh Long
- Kỷ Sửu (1h-3h): Minh Đường
- Nhâm Thìn (7h-9h): Kim Quỹ
- Quý Tị (9h-11h): Bảo Quang
- Ất Mùi (13h-15h): Ngọc Đường
+ Ngày 25 tháng Chạp
- Giáp Dần (3h-5h): Tư Mệnh
- Bính Thìn (7h-9h): Thanh Long
- Đinh Tị (9h-11h): Minh Đường
- Canh Thân (15h-17h): Kim Quỹ
- Tân Dậu (17h-19h): Bảo Quang
- Quý Hợi (21h-23h): Ngọc Đường
+ Ngày 26 tháng Chạp
- Ất Sửu (1h-3h): Ngọc Đường
- Mậu Thìn (7h-9h): Tư Mệnh
- Canh Ngọ (11h-13h): Thanh Long
- Tân Mùi (13h-15h): Minh Đường
- Giáp Tuất (19h-21h): Kim Quỹ
- Ất Hợi (21h-23h): Bảo Quang
- Người thực hiện bao sái bàn thờ cần ăn mặc chỉnh tề, lịch sự, sạch sẽ.
- Lau bàn thờm tỉa chân nhang nhẹ nhàng, tránh làm rơi, vỡ đồ cúng.
- Phải lau dọn bát hương của thần linh trước bát hương gia tiên.
- Khi lau dọn cần dùng nước sạch, nước ngũ vị.
10. Văn khấn bao sái ban thờ thần Tài hàng ngày
Trên đây, Hoatieu.vn đã cung cấp cho bạn đọc Văn khấn bao sái ban thờ thần Tài. Mời các bạn đọc thêm các bài viết liên quan tại mảng Tài liệu.
Các bài viết liên quan:
- Giấy tiền vàng mã cúng Thần Tài có đốt không?
- Viết sớ cúng ông Công ông Táo
- Ban thần Tài có cúng ông Công ông Táo không
- Văn khấn bao sái bát hương
Từ khóa » Khấn Bao Sái Bàn Thờ Thần Tài
-
Văn Khấn Bao Sái Ban Thờ Thần Tài
-
Văn Khấn Rút Chân Nhang Bàn Thờ Thần Tài
-
Văn Khấn Bao Sái Ban Thờ Thần Tài - Vozz
-
Bài Khấn Bao Sái Ban Thờ, Văn Khấn Bao Sái Bát Hương Và Xin Tỉa ...
-
Văn Khấn Tỉa Chân Nhang Bàn Thờ Thần Tài Và Cách Bao Sái
-
Bao Sái Ban Thờ Thần Tài - Thổ Địa Đầy Đủ Khuyên Bởi Chuyên Gia
-
Văn Khấn Sau Khi Lau Dọn Bàn Thờ ❤️ Khấn Trước Khi Vệ Sinh
-
Văn Khấn Bao Sái Bàn Thờ Được Sử Dụng Nhiều Nhất Hiện Nay
-
Văn Khấn Xin Bao Sái Ban Thờ Thần Tài
-
Top #10 Văn Khấn Bao Sái Ban Thờ Thần Tài Xem Nhiều Nhất, Mới ...
-
Văn Khấn Bao Sái Ban Thờ Thần Tài - Nơi Cảm Xúc Thăng Hoa
-
Văn Khấn Rút Chân Nhang Bàn Thờ Thần Tài ... - Cẩm Nang Tiếng Anh
-
Văn Khấn Rút Chân Nhang Bàn Thờ Thần Tài Văn Khấn ... - TungChi'N
-
Bao Sái Bàn Thờ Thần Tài