Vân Khánh (ca Sĩ) – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tiểu sử và sự nghiệp
  • 2 Album
  • 3 Giải thưởng
  • 4 Đời tư
  • 5 Chú thích
  • 6 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiểu sử của nhân vật còn sống này cần thêm nguồn tham khảo đáng tin cậy để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp đỡ bằng cách bổ sung nguồn cho bài. Những thông tin dễ gây tranh cãi về người còn sống mà không có nguồn tham khảo đi kèm hoặc ghi nguồn yếu phải bị xóa ngay lập tức, đặc biệt là nếu thông tin đó mang tính bôi nhọ, phỉ báng. (tháng 12/2021) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Đối với các định nghĩa khác, xem Vân Khánh (định hướng).

Trần Vân Khánh (sinh ngày 25 tháng 4 năm 1978) thường được biết đến với nghệ danh Vân Khánh, là một nữ ca sĩ thành danh với dòng nhạc dân ca, quê hương. Tên tuổi của cô gắn liền với những ca khúc về miền Trung, đặc biệt là những ca khúc mang đậm chất dân ca Huế.[1][2]

Nghệ sĩ Ưu tú
Vân Khánh
Thông tin cá nhân
Sinh
Tên khai sinhTrần Vân Khánh
Ngày sinh25 tháng 4, 1978 (46 tuổi)
Nơi sinhQuảng Trị, Việt Nam
Giới tínhnữ
Quốc tịch Việt Nam
Nghề nghiệpCa sĩ
Gia đình
Con cái3
Danh hiệuNghệ sĩ Ưu tú (2012)
Sự nghiệp âm nhạc
Nghệ danhVân Khánh
Năm hoạt động1992–nay
Đào tạoHọc viện Âm nhạc HuếNhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh
Dòng nhạc
  • Dân ca
  • Nhạc trữ tình
  • Nhạc đỏ
Nhạc cụHát
Ca khúcHuế thươngTình HuếCa dao em và tôi
Giải thưởngDanh sách
[sửa trên Wikidata]x • t • s

Tiểu sử và sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

Vân Khánh sinh năm 1978, trong một gia đình nghệ sĩ, cha mẹ đều là diễn viên, nhạc công của Đoàn Văn công Vĩnh Linh. Cô học nhạc từ nhỏ và học thanh nhạc ở Học viện Âm nhạc Huế (hệ trung cấp) và tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.

Vân Khánh từ nhỏ đã sớm bộc lộ tài năng ca hát của mình. Năm 12 tuổi, cô đã đoạt giải nhất cuộc thi Tiếng hát Hoa phượng đỏ và trở thành thành viên nhỏ nhất của đội ca Đoàn Nghệ thuật Quảng Trị. Học xong lớp 10, cô vào Trường Âm nhạc Huế học trung cấp thanh nhạc. Khoảng thời gian này là dấu mốc cho sự nghiệp của chị sau này, xuất hiện trong đêm giao thừa tại đầu cầu Huế năm 1997, tham gia SV96. Cả hai lần xuất hiện đều với ca khúc Huế thương (nhạc sĩ An Thuyên). Chính ca khúc này đã đưa tên tuổi của cô đến với công chúng, Vân Khánh đến Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục theo bậc đại học thanh nhạc tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh [3]. Chị vừa cho ra bộ sản phẩm mới gồm CD và DVD mang tên "Chỉ là mơ thôi" sau khi cho ra mắt CD nhạc trữ tình "Con đường mang tên em". Tới đây sẽ tiếp tục cho ra 2 CD "Huế xưa" và "Huế bây giờ", và 1 CD về miền Trung, nơi cô đã sinh ra và lớn lên. Vân Khánh còn đưa chầu văn Huế - loại hình hát chầu văn cửa đình thịnh hành nhất Trung Bộ biểu diễn trên những sân khấu lớn nhỏ, đặc biệt là Festival Huế.

Album

[sửa | sửa mã nguồn]
  • "Bông lau Trắng"
  • "Thương Huế mùa đông"
  • "Tưởng như Huế trong lòng"
  • "Huế xưa"
  • "Một thời Tôn Nữ"
  • "Thương mãi câu hò"
  • "Hoài niệm trường giang"
  • "Huế ngày trở về"
  • "Đêm phương nam nghe câu hò huế"
  • "Con đường mang tên em"
  • "VCD Vẫn là Em"
  • "CD-DVD Chỉ là Mơ thôi"

Giải thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • HCV liên hoan hát ru toàn quốc năm 1992
  • HCV tiếng hát HS-SV chuyên nghiệp toàn quốc tại HÀ NỘI năm 1996
  • Giải mai vàng năm 2005, 2007
  • HCV liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc tại nha trang năm 2009

Đời tư

[sửa | sửa mã nguồn]

Vân Khánh đã kết hôn, chồng cô làm việc tại ngân hàng Eximbank. Họ có ba con, hai gái, một trai.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Vân Khánh êm đềm như dân ca”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2010.
  2. ^ “Gia đình vẫn là quan trọng nhất”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2010.
  3. ^ “Xem chi tiết tại đây”. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 11 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 5 năm 2010.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Hình tượng sơ khai Bài viết tiểu sử liên quan đến ca sĩ Việt Nam này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
  • x
  • t
  • s
Giải Mai Vàng cho Ca sĩ âm hưởng dân ca và truyền thống cách mạng
2004−2009
  • Quang Linh / Vân Khánh (2004)
  • Đan Trường / Cẩm Ly (2005)
  • Tùng Dương / Vân Khánh (2006)
  • Đan Trường / Cẩm Ly (2007)
  • Cẩm Ly (2008)
  • Nguyên Vũ / Cẩm Ly (2009)
2010−2019
  • Đàm Vĩnh Hưng / Cẩm Ly (2010)
  • Uyên Trang (2011)
  • Thanh Thúy (2012)
  • Phương Mỹ Chi (2013)
  • Đức Tuấn / Nguyễn Thiện Nhân (2014)
  • Hoài Lâm / Thanh Thúy (2015)
  • Hồ Văn Cường (2016)
  • Phi Nhung (2017)
  • Phương Anh (2018)
  • Tố My (2019)
2020−nay
  • Phương Anh (2020)
  • Phi Nhung (2021)
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Vân_Khánh_(ca_sĩ)&oldid=71101057” Thể loại:
  • Sơ khai ca sĩ Việt Nam
  • Sinh năm 1978
  • Nhân vật còn sống
  • Người giành giải Mai vàng
  • Người Quảng Trị
  • Ngâm sĩ
  • Nữ ca sĩ Việt Nam
  • Nghệ sĩ Công giáo Việt Nam
  • Tín hữu Công giáo Việt Nam
  • Ca sĩ nhạc tình tự quê hương
Thể loại ẩn:
  • Tiểu sử người còn sống thiếu nguồn
  • Tất cả bài viết sơ khai

Từ khóa » Chầu Văn Huế - Vân Khánh