Van Khí Nén Là Gì? Cách Sử Dụng Van Khí Nén Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Van khí nén là thiết bị được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp để điều chỉnh lưu lượng dòng khí nén. Vậy van khí nén là gì? Cách sử dụng van khí nén như thế nào? Điện máy Đặng Gia sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại van này trong bài viết dưới đây nhé!
Van khí nén là gì?
Van khí nén là loại van có nhiệm vụ điều tiết lưu lượng khí nén để đáp ứng nhu cầu vận hành của các thiết bị như xi lanh, bộ lọc, bình dầu,... Van được điều khiển bằng cơ, điện hoặc khí nén để thực hiện thao tác đóng/ mở các cửa van.
Hiện nay trên thị trường có nhiều thương hiệu sản xuất van hơi khí nén như STNC, SMC, Festo, Airtac,... Van khí nén có kích thước nhỏ gọn, được chế tạo từ các vật liệu cứng cáp như ixon, thép,.. hạn chế sự hao mòn do nhiệt độ, áp suất cao. Van được ứng dụng trong các nhà máy sản xuất thực phẩm, dệt, giấy, linh kiện điện tử, thép,...
Van hơi khí nén
Công dụng của van khí nén
Điều khiển hướng dòng khí nén
Van hơi khí nén giúp điều khiển dòng khí đi đúng hướng, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, van có khả năng phân chia dòng khí thành nhiều hướng khác nhau, gia tăng sự linh hoạt, tiết kiệm nhiều thời gian và công sức khi vận hành hệ thống.
Kiểm soát lưu lượng của dòng khí
Van khí nén có khả năng điều tiết và kiểm soát lưu lượng, áp lực của dòng khí. Nhờ vậy, người dùng có thể dễ dàng điều khiển tốc độ làm việc của động cơ, xilanh,... trong hệ thống một cách chính xác, hiệu quả.
Van hơi khí nén dùng để điều tiết và kiểm soát lưu lượng của dòng khí
Phân loại van khí nén
Theo cơ chế hoạt động
- Van cơ khí nén: Van hoạt động nhờ vào lực cơ học của con người thông qua các thao tác như gạt cần, xoay, nhấn nút hay đạp chân.
- Van điện từ khí nén: Van vận hành bằng cách sử dụng dòng điện (12V, 24V, 220V) tạo ra từ trường để điều khiển van đóng/ mở các cửa. Có 2 loại van điện tử là van 1 đầu điện và van 2 đầu điện. Loại van này có giá bán đắt hơn so với van cơ.
- Van điều khiển bằng khí nén: Thay vì sử dụng điện hay lực cơ học, loại van này dùng khí nén để điều khiển van đóng/ mở tự động. Van điều khiển bằng khí nén được chia thành 2 loại là van bướm và van bi.
Các loại van khí nén thường gặp
Phân loại theo cấu tạo
- Van khí nén 2/2: Hay còn gọi là van khí nén 2 2 cổng. Đây là loại van có cấu tạo và nguyên lý hoạt động đơn giản nhất; phù hợp với các hệ thống không quá phức tạp, không yêu cầu chia dòng khí thành nhiều đường khác nhau. Khi có tác dụng lực cơ học hoặc dòng điện chạy qua, hai cửa van mở ra, cho phép dòng khí đi qua (cửa 1) và dẫn ra ngoài (cửa 2).
- Van khí nén 3/2: Là loại van có 3 cửa và 2 vị trí (khoang) làm việc. Ở trạng thái bình thường, cửa số 1 đóng, cửa 2 và cửa 3 thông với nhau. Khi được cấp điện hoặc lực cơ học, cửa 1 và cửa 2 thông với nhau, khí nén được dẫn ra ngoài qua cửa 2; cửa 3 có nhiệm vụ xả khí.
- Van khí nén 4/2: Loại van hơi khí nén này được ứng dụng nhiều trong hệ thống khí nén tác động hơn. Van có 4 cửa (1 cửa dẫn khí vào, 2 cửa làm việc và 1 cửa xả khí). Khi hoạt động, cửa 1 mở ra để dẫn khí vào, cửa 2 và cửa 4 thông nhau. Khí nén ra khỏi van qua cửa 2 và xả khí ở cửa 3.
- Van khí nén 5/2: Van có 2 vị trí làm việc và 5 cửa. Trong trạng thái bình thường, các cặp cửa 1 - 2 và 4 - 5 thông nhau, cửa số 3 đóng. Dưới tác dụng của lực từ hoặc dòng điện, cửa 1 thông với cửa 4, cửa 5 đóng, cửa 3 xả khí, khí nén đi qua van và đến thiết bị sử dụng.
Ký hiệu các loại van khí nén trong bản vẽ kỹ thuật
Ngoài ra, còn có các loại van hơi khí nén như van 5/3, van 5/3 vị trí xả giữa, van 5/3 vị trí giữa có áp suất,...
Xem thêm- Van điện từ khí nén: Ký hiệu, cấu tạo 3/2 5/2 5/3 - 12V 24V 220V
- Van điều áp khí nén là gì? Cấu tạo và cách sử dụng
Hướng dẫn cách sử dụng van khí nén chuẩn, tối ưu
Cách lắp đặt van khí nén
- Trước khi lắp:
- Chuẩn bị các dụng cụ: van hơi khí nén, ống dẫn khí, cờ lê, tua vít,...
- Kiểm tra và đảm bảo van không gặp bất kỳ sự cố hỏng hóc nào trước khi lắp.
- Thực hiện:
Bạn có thể theo sơ đồ và các ký hiệu in trên thân để xác định hướng lắp van chính xác:
- Cổng dẫn khí vào van (ký hiệu là P) được kết nối với nguồn cấp khí nén.
- Cổng A (B) là các cổng hoạt động, có nhiệm vụ dẫn khí nén ra khỏi van. Chúng được kết nối với các thiết bị sử dụng khí nén (xilanh, bộ dầu,..).
- Cổng R (S) là cổng xả khí.
Hướng dẫn cách lắp van khí nén
Trong quá trình lắp đặt, cần siết ốc vít thật chặt để van được đóng kín hoàn toàn, không bị hở. Có thể sử dụng thêm băng tan hoặc cao su non nếu cần thiết. Khi hoàn thành, cần tiến hành kiểm tra và thử nghiệm; đảm bảo van hoạt động ổn định trước khi đưa vào sử dụng.
Một số lưu ý sử dụng van nén khí hiệu quả
- Nên lắp thêm đồng hồ đo áp suất hoặc cảm biến áp suất để kiểm tra áp suất dòng khí trước khi dẫn vào van; giúp đảm bảo an toàn và tăng độ bền cho van.
- Vệ sinh, kiểm tra định kỳ để kịp thời phát hiện độ rò rỉ của van; giúp van hơi khí nén hoạt động ổn định và hiệu quả.
- Thường xuyên kiểm tra lưu chất và nhiệt độ môi trường xung quanh để giảm thiểu nguy cơ cháy nổ, đảm bảo an toàn cho người dùng.
Trên đây là bài viết tổng hợp toàn bộ thông tin về van khí nén. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thiết bị để lựa chọn sản phẩm phù hợp, đáp ứng yêu cầu sử dụng.
Từ khóa » Nguyên Lý Của Van Khí Nén
-
Van Khí Nén Là Gì? Phân Loại, Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Van Khí Nén Là Gì? Phân Loại, Nguyên Lý Hoạt động Của Van Khí Nén
-
Van Khí Nén Là Gì? Đặc Điểm Và Nguyên Lý Hoạt Động
-
#Van Khí Nén | Cấu Tạo | Phân Loại Và Nguyên Lý Hoạt Động
-
Top 4 Loại Van Khí Nén Thông Dụng - Công Ty TNHH FIL Việt Nam
-
Van đảo Chiều Và Hệ Thống Van Khí Nén
-
Van Khí Nén 3/2 Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động Của Van Điện Từ Khí ...
-
Van Khí Nén Là Gì? Cấu Tạo, Phân Loại, ứng Dụng Của Van - TONSON
-
Van Điện Từ Khí Nén Là Gì ?Phân Loại Và Nguyên Lý Hoạt Động
-
Van điều Khiển Khí Nén Là Gì | Cấu Tạo | Nguyên Lý | Vimi
-
Cấu Tạo Van điều Khiển Khí Nén Của Các Nước Trong Nhóm G7.
-
Van Khí Nén 5/2 - Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động Là Gì?
-
Van Khí Nén đảo Chiều | Dùng Hệ Thống Khí Nén