Van Khí Nén Là Gì? Phân Loại, Nguyên Lý Hoạt động Của Van Khí Nén

Trong các thiết bị của hệ thống khí thì van khí nén là một trong những thành phần quen thuộc, được dùng rộng rãi và có vai trò quan trọng.

Nội dung chính

  • Van khí nén là gì?
  • Cấu tạo van khí nén
  • Nguyên lý hoạt động van khí nén
  • Tác dụng của van khí nén
  • Phân loại và nguyên lý hoạt động của các loại van khí nén
    • Van khí nén 2/2
    • Van khí nén 3/2
    • Van khí nén 4/2
    • Van khí nén 5/2
    • Van khí nén 5/3
  • Cách chọn van khí nén phù hợp
  • Ưu nhược điểm van khí nén
  • Ứng dụng van khí nén
  • Hướng dẫn sử dụng van khí nén và các lưu ý
  • Một số hãng van điện từ uy tín

Van khí nén là gì?

Ngày nay, khí nén và hệ thống khí nén đã và đang mang lại sự thay đổi mạnh mẽ của ngành sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp không chỉ của nước ta và nhiều nước trên thế giới.

Trong hệ thống ấy, chúng ta không thể bỏ qua van khí nén thiết bị cơ cấu, có sức ảnh hưởng lớn. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách, các hãng kỹ thuật cung cấp nhiều loại van: van điều khiển bằng cơ, van điện từ, van điều khiển bằng khí.

van khí nén điều khiển bằng điện

Van khí nén thường được làm từ các chất liệu bền bỉ, cứng cáp như: thép, inox, đồng… Chất liệu này sẽ giúp van hạn chế tình trạng ăn mòn, oxi hóa do áp suất, độ ẩm, nhiệt độ cao. Tuổi thọ của van trung bình 1-2 năm, tùy vào tần suất cũng như các thức bảo quản.

Van có nhiều kiểu dáng cũng như kích thước khác nhau nhưng tất cả đều thực hiện một chức năng đó là đóng mở cửa van cung cấp khí nén để phục vụ yêu cầu vận hành của các thiết bị: xi lanh, bộ lọc, điều áp hay bình dầu…

Cấu tạo van khí nén

Van khí nén cũng giống như các thiết bị khí khác, được cấu tạo từ nhiều bộ phận. Đó là lò xo, thân van, đầu điện, thanh trượt trục… Cụ thể là:

+ Thanh trượt dạng trục sẽ ngăn và phân chia những khoang rỗng trong thân van thành khoang được ngăn cách nhau. Nó cũng là bộ phận giúp đóng kín cửa ra, cửa vào, cửa xả khí khi cần thiết.

+ Thân van được làm bằng kim loại, nó bao bọc và bảo vệ các bộ phận bên trong. Trên thân van có cửa khí ra, cửa khí vào, trong lòng van có khoang rỗng, có khe rãnh để khí lưu thông.

+ Đầu điện hay còn gọi là cuộn coil có lõi là cuộn dây nam châm điện. Dây điện nối với nguồn cấp, van khí nén có loại 1 đầu điện và loại 2 đầu điện. + Lò xo chi tiết này có khả năng đàn hồi, nó sẽ hỗ trợ thanh trượt có thể di chuyển nhanh, đóng mở van chính xác.

Nguyên lý hoạt động van khí nén

Lực cần để di chuyển trục là khá nhỏ. Áp lực khí nén có ảnh hưởng đến lực này. Lực lò xo trong van khá nhỏ nên các van điện từ thường sẽ tiêu thụ điện năng thấp. Các van khi được thử nghiệm thì thấy lực yêu cầu của van thấp.

Khi chúng ta cấp nguồn điện, điện sẽ đi vào cuộn coil. Cuộn dây đồng bên trong sẽ sinh ra từ trường. Từ trường tạo nên lực và truyền chúng qua trục kết nối đến thân van.

Lực từ mạnh nên sẽ thắng lực lò xò và tác động đến lõi van làm chúng dịch chuyển. Tùy thuộc vào loại van thường đóng hay thường mở mà lõi sẽ rút về hoặc đẩy ra làm cửa van chuyển đổi trạng thái.

Khi ngắt điện, từ trường không được sinh ra, lực lò xo sẽ làm lõi van dịch chuyển về vị trí cũ và cửa van sẽ đóng hoặc mở tùy theo loại van đó là thường đóng hay thường mở.

Tác dụng của van khí nén

Về cơ bản, chức năng của van khí nén sẽ như trên. Tuy nhiên tùy vào thiết kế, cấu trúc mà van có thêm những tác dụng khác nhau.

Điều khiển hướng

Trên thị trường, van khí nén điều khiển hướng rất đa dạng với các mẫu mã, size khác nhau. Chức năng của loại van khí nén này đó là điều khiển dòng khí nén đi qua nó nhằm luôn đảm bảo an toàn cho hệ thống, chỉnh hướng khí để kịp thời cung cấp cho các thiết bị: bộ lọc, điều áp, xi lanh…

Chính vì thế mà trong bất kỳ hệ thống khí nén lớn nhỏ, quy mô đơn giản hoặc phức tạp đều lắp đặt và sử dụng van khí điều hướng này.

van khí nén 5/2

Điều khiển dòng chảy

Van điều khiển dòng chảy là một. Chức năng của nó là điều chỉnh và điều khiển lưu lượng, áp của dòng chảy để từ đó điều khiển dễ dàng tốc độ làm việc của xi lanh hay động cơ trong hệ thống.

Tuy được đánh giá là ít thông dụng và phổ biến hơn nhưng van vẫn được sử dụng trong một số hệ thống đặc biệt dưới hai dạng chính, đó là:

+ Van khí có điều chỉnh bằng vít hoặc núm vặn

+ Van khí cho chảy tự do theo 1 hướng nhất định và hạn chế việc chảy ngược lại.

Các van khí nén ứng dụng trong sản xuất công nghiệp với các ngành sản xuất, chế biến, lắp ráp, gia công mũi nhọn như: điện tử, chế biến thực phẩm, sản xuất giấy, dệt may, cơ khí chế tạo…

Phân loại và nguyên lý hoạt động của các loại van khí nén

Để có thể giúp khách hàng lựa chọn nhanh chóng và chính xác các loại van khí nén, người ta tiến hành phân chia thành nhiều loại khác nhau. Mỗi loại van sẽ có cấu tạo và nguyên lý hoạt động riêng, phù hợp với yêu cầu của từng công việc.

Van khí nén điện từ là loại van được sử dụng nhiều nhất trong các hệ thống khí nén sản xuất công nghiệp và phục vụ đời sống. Van đảm bảo tốc độ nhanh, chính xác cao, đấu nối và lắp đặt dễ dàng, không tốn nhiều nhân công, có thể vận hành tự động…

Van khí nén điện từ hay còn gọi là van đảo chiều khí nén được chia thành các loại như sau: van khí nén 5/2, 5/3, 4/2, 3/2,… dựa trên số cửa và số vị trí truyền động ở thân van.

van khí nén điện từ

Van khí nén 2/2

Van khí nén 2/2 hay còn được nhiều người gọi với tên là van phân phối hai cổng. Van được lắp và dùng cho những hệ thống khí nén đơn giản.

Cấu tạo của van 2/2

Cấu tạo của loại van này gồm 1 thân và 1 coil điện. Thân của van 2/2 sẽ được thiết kế có 2 vị trí và 2 cửa khí: 1 cửa khí vào và 1 cửa khí ra.

Thông thường, thân van được làm bằng đồng hoặc inox để hạn chế tình trạng bị khí nén ăn mòn. Coil điện có 4 loại: 12v, 24v, 110v, 220v để khách thay thế, sử dụng cho van 2/2.

Nguyên lý hoạt động của van 2/2

Chúng ta có thể hiểu hoạt động của van khí nén 2/2 như sau: Ban đầu, cửa van sẽ ở trạng thái bị chặn đóng và dòng khí nén không đi qua van. Khi có điện năng cấp vào van, từ trường được sinh ra sẽ tạo lực để tác động lên van, khí nén đi vào cửa 1 và thoát ra ở cửa 2. Khi ngắt điện, mọi hoạt động của van sẽ trở về trạng thái ban đầu một cách nhanh chóng.

Tương tự như vậy với van khí nén 2/2 cơ, chỉ riêng đối với van 2/2 cơ học có đầu dò sẽ thay đổi một chút. Loại van này thường được lắp đặt khi cần đóng mở cung cấp hơi, khí, gas trên đường ống…

Van khí nén 3/2

Van điện từ khí nén 3/2 hay còn gọi là solenoid vale 3/2 là một loại van mà chúng ta dễ dàng tìm kiếm tại các cửa hàng, đại lý hay công ty kinh doanh thiết bị khí nén.

Vậy van khí nén 3/2 là gì? Đây là van đảo chiều khí nén dùng để cung cấp và điều khiển dòng khí nén, hơi đi qua van. Van được vận hành dựa trên cuộn coil, làm đóng mở các cửa van và chuyển đổi vị trí cũng như chức năng của các cửa.

Cấu tạo của van 3/2

Ngày nay, hầu hết các hãng kỹ thuật đều đơn giản hóa các loại van để phù hợp với việc di chuyển, lắp đặt sử dụng.

Cấu tạo của van 3/2 tương đối giống 2/2 khi có thân van và coil điện. Thân van sẽ có 2 vị trí truyền động và 3 cửa: cửa cấp khí nén vào, cửa khí nén làm việc, cửa xả khí nén.

Tuy nhiên, khách hàng có thể lựa chọn loại 1 đầu điện, 2 đầu điện hoặc van 3/2 thường đóng (Normally close – NC), 3/2 thường mở (Normally open) tùy theo yêu cầu.

Nguyên lý hoạt động của van 3/2

Cụ thể chúng ta lấy ví dụ tiêu biểu là van khí nén 3/2 SMC: Khi ở trạng thái bình thường, cửa khí 1 bị chặn đóng, cửa khí số 2 và số 3 thông nhau.

Khi dòng điện được đi vào van, coil điện sinh ra từ trường tạo lực để tác động đến thân van làm đảo chiều. Cửa khí 1 của van sẽ thông với cửa số 2, cửa số 3 bị chặn lại và dòng khí đi qua cửa van số 1, lên cửa 2 và qua van. Khi ngắt điện, trong vòng 1-2s, van sẽ trở về trạng thái ban đầu.

Thiết bị này đã trở thành một phần không thể thiếu trong các dây chuyền, mạch

Van khí nén 4/2

Van khí nén 4/2 là loại van đảo chiều tuy ít thông dụng hơn các loại van còn lại nhưng nó vẫn được dùng trong hệ thống khí nén tác động đơn.

Cấu tạo của van 4/2

Van khá đơn giản với thân van và đầu điện. Thân van sẽ có 4 cửa khí và 2 vị trí. Các cửa đó là: 1 cửa khí vào, 2 cửa khí làm việc để kết nối cửa khí xi lanh, 1 cửa khí xả.

Nguyên lý hoạt động của van 4/2

Khi chúng ta cung cấp điện cho van, lực được sinh ra từ trường sẽ tác động làm cửa khí vào số 1 mở, khí nén sẽ đi đến cửa làm việc số 1. Sau khi thực hiện nhiệm vụ thì về tại cửa làm việc số 2 và đi ra ngoài qua cửa xả.

Mọi hoạt động của van sẽ trở về ban đầu khi ngắt kết nối điện hoặc thôi tác dụng lực đối với van cơ 4/2.

Van khí nén 5/2

Chúng ta thường bắt gặp van khí nén 5/2 trên các hệ thống xi lanh, ben hơi 2 chiều hoặc một số bộ điều khiển khí nén.

Cấu tạo của van 5/2

Van điện từ khí nén 5/2 được phân chia thành 2 loại đó là: Van 5/2 một đầu điện, van 5/2 hai đầu điện. Dù là loại nào thì kết cấu van vẫn chỉ bao gồm: thân van, đầu điện và trục nối.

Tuy nhiên ở thân van sẽ có 5 cửa khí: 1 cửa đưa khí vào, 2 cửa khí xả, 2 cửa khí làm việc kết nối với 2 cửa khí xi lanh và 2 vị trí truyền động.

Nguyên lý hoạt động của van 5/2

Ở trạng thái bình thường có nghĩa khí nén không được đi qua van, các cửa 1 thông cửa số 2, cửa số 3 đóng, cửa 4 thông với cửa số 5.

Khi cấp nguồn điện 12v, 24v hoặc 110v, 220v thì lập tức cửa 1 thông với cửa số 4, cửa số 2 thông với cửa số 3, cửa số 5 bị đóng, khí sẽ đi qua van đến xi lanh.

Với loại van 5/2 một đầu điện, khi ta cấp điện thì van sẽ đảo chiều, ngưng cấp thì van sẽ về nguyên trạng thái ban đầu.

Với loại van điện từ khí nén 5/2 có hai đầu điện thì khi ta cấp điện ở 1 đầu, ty xi lanh sẽ đi ra. Nếu cấp điện ở đầu số 2, ty của xi lanh khí sẽ rút về nhanh chóng.

Chính vì thế mà van khí 5/2 là loại van đảo chiều được sử dụng rộng rãi nên giá van khí nén 5/2 khá phải chăng, phù hợp với nhu cầu mua và sử dụng của mọi đối tượng khách hàng.

Van khí nén 5/3

Van khí nén 5/3 có nhiều loại: như van gạt tay 5/3, van điều khiển khí nén 5/3 tuy nhiên dễ sử dụng và điều khiển nhất đó chính là van điện từ khí nén 5/3.

Cấu tạo của van 5/3

Tương tự như với van 5/2, van khí 5/3 có kết cấu đơn giản, gọn nhẹ với thân và đầu điện. Tuy nhiên, van có 3 vị trí và 5 cửa: cửa khí vào, 2 cửa làm việc và 2 cửa xả.

Van khí 5/3 được đánh giá là thiết bị phù hợp để điều khiển xi lanh đơn, xi lanh kép và các loại động cơ khí nén khác.

Nguyên lý hoạt động của van 5/3

Ở trạng thái bình thường, tất cả các cửa van 5/3 đều đóng. Khi cung cấp điện thì cửa 1 thông với cửa 4, cửa 2 thông với cửa 3 và cửa xả 5 bị chặn.

Để điều khiển van khí nén 5/3 vận hành tự động nhằm tiết kiệm thời gian và nhân công cũng như đảm bảo tần suất làm việc cao, khách hàng có thể sử dụng timer hẹn giờ đóng ngắt điện hoặc các cảm biến xi lanh được lắp trên thân xi lanh.

Với khả năng cung cấp lượng khí nén chính xác, kiểm soát hướng đi của khí chặt chẽ, van khí nén được tin tưởng lắp đặt trong các hệ thống lò hơi, hệ dây chuyền đóng gói, máy in ấn, sản xuất nồi hơi, máy siết ốc, hệ thống điều hòa, hệ thống vệ sinh, máy nén khí…

Cách chọn van khí nén phù hợp

Để có thể lựa chọn được van khí nén phù hợp với các yêu cầu công việc thì chúng ta phải chú ý đến 5 yếu tố sau:

Số lượng cuộn coil

Đầu tiên là số lượng cuộn coil điện hay còn gọi là đầu điện. Van điện từ được phân chia thành 2 loại:

+ Van tác động đơn 1 cuộn coil

+ Van tác động kép 2 cuộn coil được bố trí đều, cân bằng ở 2 bên của van.

Điện áp

Van điện từ chỉ làm việc khi nó được cấp 1 dòng điện tương ứng với cuộn coil. Nếu cấp sai nguồn điện thì có thể làm cháy, hỏng coil và van. Yếu tố này chính là tùy chọn về nguồn điện mà van khí nén điện từ đảo chiều sử dụng.

Chúng ta hiện có các loại coil điện áp như:

+ Coil dùng cho dòng 220V: Ở nước ta, đây là dòng phổ thông, được dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Chính vì thế mà các thiết bị sử dụng điện áp 220v rất thông dụng không chỉ trong sản xuất mà còn trong đời sống hằng ngày. Ngoài ra còn có dòng điện 110v nhưng không phổ biến.

+ Coil dùng cho van điện 24vdc: Nguồn điện này là nguồn 1 chiều vì thế nên tính an toàn của nó cao hơn so với dòng điện 220v. Và vì vậy nên van điện từ điều khiển khí nén loại 24vdc thì sẽ dùng cho những công việc, hệ thống cần an toàn điện, chống cháy nổ và sự cố.

+ Coil dùng cho van điện 12VDC: Thường thì van sẽ dùng cho các hệ thống thí nghiệm, 1 số dây chuyền sản xuất vì dòng điện áp này rất hiếm thị trường Việt Nam.

Tùy chọn chức năng

Mỗi 1 loại van dùng trong hệ thống khí nén thì đều có chức năng cụ thể. Van điện từ khí nén sẽ phụ thuộc vào cấu tạo của nó, chức năng mà phân chia loại.

Ở trạng thái ban đầu khi không cấp điện vào van thì ta có thể phân thành: + Van điện từ thường đóng hay còn gọi là NC normal close. Nó sẽ luôn đóng khi không cấp điện, ở trạng thái bình thường. Khi cấp điện, van sẽ được kích hoạt để mở cửa cho dòng khí đi qua.

+ Van điện từ thường mở hay là NO Normal open. Van sẽ luôn luôn mở cửa khi không cấp điện. Khi cấp điện dòng tương ứng thì van đóng lại và ngăn không cho khí đi qua. Ngắt dòng điện, van sẽ về lại trạng thái ban đầu là mở.

Cấu trúc van

Van điện từ sẽ khác nhau về cấu trúc. Để phân biệt các loại sản phẩm thì dựa trên chính sự khác biệt mặt cấu trúc.

Như chúng tôi đã nói ở trên thì dựa cấu trúc van về số cửa, số vị trí mà ta có: van điện từ khí nén 5/3, 3/2, van 4/3, 5/2, 2/2.

Thương hiệu

Chúng ta nên chọn những van khí nén có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hiện nay, nước ta có rất nhiều loại van điện từ đến từ các thương hiệu nổi tiếng như: Van khí nén Airtac – Đài Loan, SMC – Nhật Bản, TPC – Hàn Quốc, STNC – Trung Quốc hay van FESTO – Đức.

Ưu nhược điểm van khí nén

Ưu điểm của van khí nén, chúng ta có thể kể đến như:

+ Rất dễ dàng để có thể tìm mua, đặt hàng vì van có độ phổ biến cao tại cửa hàng, công ty hay đại lý.

+ Hoạt động của van nhanh chóng, chính xác, thời gian mở van chỉ khoảng 2-3 giây

+ Kết cấu van đơn giản, dễ lắp đặt và tiết kiệm được các không gian nhất là khi ứng dụng cho nơi chật hẹp.

+ Van có thể kết hợp với cảm biến, thiết bị hẹn giờ… để điều khiển làm việc từ xa, làm việc tự động.

+ thiết bị hoạt động bằng điện năng, người dùng có thể chọn đầu điện 220v, 110, 24v 12v để sử dụng.

+ Cơ chế kết nối phổ biến, đầu điện nối với thân van qua trục, dễ dàng tháo – lắp.

+ Nhiều hãng, nhiều model, nhiều giá thành để con người có thể lựa chọn khi mua.

Có 3 nhược điểm mà người dùng cần phải chú ý để vận hành van được hiệu quả cao:

+ Giá thành của van rẻ nên việc mua mới dễ dàng hơn là mua các linh kiện thay thế. Và cũng vì giá thành thấp nên dễ mua các loại van giả, nhái.

+ Thuộc dòng van điện nên khi chúng ta làm việc cường độ cao, tần suất liên tục trong thời gian dài dễ bị chập, cháy.

+ Khi sử dụng van này, đòi hỏi 1 hệ thống cần trang bị được hạ tầng khí nén, hạ tầng điện cùng lúc. Van khí nén sẽ cấp khí nén cho các thiết bị chấp hành làm việc như xi lanh, bộ điều khiển… và van điện từ khí cũng sử dụng hạ tầng điện để làm việc.

Ứng dụng van khí nén

Van điện từ khí nén là thiết bị có vai trò cơ cấu, nó điều chỉnh và phân phối hướng dòng khí nén để kiểm soát và cấp cho các thiết bị chấp hành hoạt động. Nó sẽ cấp khí cho các xi lanh khí, bộ lọc…

Ứng dụng van điện từ khí nén cụ thể như:

+ Nó tham gia điều tiết dòng khí cấp cho piston điều khiển van xả thủy lợi. Ứng dụng rất cần để đóng mở các cống xả thủy lợi tại nhà máy xử lý nước thải, sản xuất nước sinh hoạt hay đập thủy điện…

+ Lắp cho các xi lanh khí khí điều khiển van đóng mở, điều tiết. Ứng dụng trong cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu công nghiệp như nhà máy hóa chất, cao su, nhựa, nhuộm vải…

+ Dùng để phân phối, chia nhỏ dòng khí nén ra các bình, bồn chứa, các khu vực sử dụng. Ứng dụng tại hệ thống máy nén của sản xuất giấy, chế biến gỗ, lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, luyện kim…

+ Không chỉ vậy, nó còn dùng trong thí nghiệm phục vụ nghiên cứu khoa học hay thí nghiệm giảng dạy.

Hướng dẫn sử dụng van khí nén và các lưu ý

Sử dụng van khí điện từ không khó khăn tuy nhiên muốn sử dụng hiệu quả, khai thác tốt các yêu cầu thì chúng ta cần phải nắm được các kiến thức cơ bản về khí nén cũng như biết cách lắp đặt và có thêm một số lưu ý trong quá trình vận hành.

Cách lắp

Đầu tiên sau khi chúng ta đã chọn được 1 van phù hợp đó là xác định hướng lắp van khí nén bằng cách nhìn vào sơ đồ và hướng mũi tên được in khắc trên thân van.

Cửa van là phần kết nối chính với các ống dẫn khí nên cần siết ốc chặt, cẩn thận để đảm bảo van được đóng kín 100% với 2 đầu ống đối với van thường đóng. Những loại van khí mà lắp dạng mặt bích thì cần trang bị thêm 1 miếng đệm lót được đặt nằm ở giữa đường ống của van và mặt bích để chống rò rỉ tốt hơn, làm kín để không có sự xâm nhập từ bên ngoài.

Với các van khí nén dạng lắp ren thì chắc chắn cần thêm cao su non, băng tan. Chúng ta nối trực tiếp dây điện với nguồn điện bên ngoài. Chúng ta cần dùng nguồn đúng với van 220V, 110V, 24V hay 12V như thế mới đảm bảo hiệu quả hoạt động của thiết bị tốt nhất.

Khi lắp, để tránh tình trạng tăng áp đột ngột, kỹ thuật viện có thể trang bị thêm 1 số thiết bị hỗ trợ cho van khí nén.

Một số lưu ý

Vậy cần lưu ý những gì để có thể sử dụng van khí nén điện từ được tốt nhất, hiệu quả cao.

+ Chúng ta nên tiến hành vệ sinh và kiểm tra thường xuyên van theo lịch định kỳ để kiểm tra độ rò rỉ của van. Điều này cần thiết để có thể đảm bảo tốt hiệu quả làm việc của van.

+ Sau khi có van thì người dùng cần tiến hành kiểm tra áp suất của dòng chất trước khi sử dụng. Thông qua cách, lắp đặt thêm những cảm biến áp suất, đồng hồ đo áp suất chân đứng hoặc chân sau ngay trên đường ống dẫn lưu chất trước khi nó đến van.

+ Nên kiểm tra nhiệt độ của lưu chất, nhiệt độ của môi trường bằng nhiệt kế để tránh xảy ra tình trạng hỏng hóc của các thiết bị. Nhờ vậy mà an toàn cháy nổ được đảm bảo cho người và vật xung quanh.

Một số hãng van điện từ uy tín

Bạn có biết 1 số hãng sản xuất van điện từ uy tín hiện có mặt tại thị trường Việt Nam không? Nếu chưa biết thì sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu 6 hãng để bạn tham khảo nhé.

Van khí nén STNC

EMDN đang là nhà phân phối chính thức STNC tại khu vực miền Trung. Hãng đến từ Trung Quốc và được nhiều khách hàng đánh giá cao về: chất lượng, đa dạng mẫu mã và giá thành.

+ Tên van: Van điện từ khí nén

+ Hãng sản xuất: STNC

+ Số lượng đầu điện: 1, 2

+ Cấu tạo: thân van là hợp kim nhôm, coil có lõi đồng, vỏ nhựa

+ Kiểu van: 2/2, 3/2, 4/3, 5/2, 5/3

+Nguồn điện: 12v, 24v, 220v, 110v

+ Kiểu lắp: Vặn ren

+ Áp suất mở: 8 bar

+ Áp lực van: 16 bar

+ Nhiệt độ: -20 độ C đến 80 độ C

Một số loại van khí nén STNC sản xuất như:

Van FG 1 đầu điện: FG 2521-08L, FG 2531-10L, FG 2541-15L, FG 2581-25L

+ Van FG 2 đầu điện: FG 2522-08L, FG 2532-08L, FG 2542-08L, FG 2562-08L, FG 2582-08L.

+ TG 2331-10, TG 2511-06, TG 2521-08, TG 2531-10, TG 2541-15, TG2321-08, TG22-08, TG23-06, TG23-08…

Van khí nén Airtac

Airtac là hãng khí nén đến từ Đài Loan. Một số thông tin về van khí nén do Airtac sản xuất:

+ Tên van: Van điện từ khí nén

+ Số lượng đầu điện: 1, 2

+ Kiểu van: Van 2/2, 3/2, 4/3, 5/3, 5/2.

+ Điện áp: 12v, 24v, 110v, 220v

+ Vật liệu: thân là hợp kim nhôm, coil nhựa lõi coil đồng.

+ Áp suất làm việc: 15 bar

+ Áp suất đóng mở van: 0.18 bar đến 0.8 mpa

+ Nhiệt độ: -20 độ C đến 70 độ C

+ Kết nối: ren trong

Một số model nổi tiếng như: 3V110-06, 4V120-06, 3V210-08, 4V220-08, 3V310-10, 4V210-08, 4V410-15, 4V230C-08, 4V420-15, 4V430P-15, 2W050-10, 2W250-25, 4HV330-10, 4HV310-10…

Van khí nén SMC

SMC là hãng chuyên sản xuất thiết bị khí nén rất nổi tiếng đến từ Nhật Bản. Những thông tin về van khí của hãng này mà bạn nên tham khảo như:

+ Tên thiết bị: Van khí nén điện từ

+ Số lượng coil: 1 coil, 2 coil

+ Loại van: Van 2/2, 3/2, 4/3, 5/3, 5/2

+ Nhiệt độ làm việc: -20 ~ 60 độ

+ Áp suất vận hành: 8 bar

+ Áp suất chịu được: 16 bar

+ Cấu tạo: Vỏ coil nhựa, lõi đồng, thân van

+ Dòng điện áp: 12v, 24v, 110v, 220v

Những model van nổi tiếng của hãng SMC như: VF3330-(1/2/5)G1-01, VXD260 ren 34, VXZ240 ren 21, VXZ230 ren 17 VP342-(3/4/5)G1-01A ren 10, VF3230-(1/2/5)G1-01 ren 10, VF5120-(1/2/5)G1-03 ren 17, VF5520-(1/2/5)G1-03, VF3530-(1/2/5)G1-02 hay SY3120-5LZD-M5, SY5120-4LZD-01, SY5220-5LZD-01, SY5420-5LZD-01, SY7120-5LZD-02, SY7220-5LZD-02…

Van khí nén Festo

Tiếp theo là các van khí nén đến từ hãng Festo. Đây là 1 hãng lớn đến từ Đức chuyên cung cấp các thiết bị khí nén chất lượng cao, nhập khẩu vào Việt Nam và được thị trường ưa chuộng.

+ Tên thiết bị: Van điện từ khí nén

+ Dạng coil: 1 coil, 2 coil

+ Loại van: Van 2/2, 3/2, 4/3, 5/3, 5/2

+ Chất liệu: Thân là hợp kim nhôm, coil có vỏ nhựa, lõi đồng.

+ Điện áp: 12v, 24v, 110v, 220v

+ Nhiệt độ làm việc: -20 độ C – 60 độ C

+ Cách nối: Nối lắp ren

+ Áp suất làm việc: 8 bar

+ Áp suất chịu được: 16 bar.

Những model van Festo mà EMDN có như: MFH-5-1/4, MOFH-3-1/2, VZWF-B-L-M22C-G14-135-1P4-10, MEBH-5/3G-1/8-B, MEBH-5/3B-1/8-P-B, JMFH-5-1/2, MOFH-3-3/4, VZWF-B-L-M22C-G2-500-1P4-6, MEBH-5/3G-1/8-B, MFH-5-1/, MFH-3-1/8…

Van khí nén SKP

Hãng SKP đến từ Hàn Quốc sẽ mang đến các loại van khí nén chất lượng, tiêu chuẩn quốc tế và đa dạng chủng loại, model để người dùng chọn lựa:

+ Tên thiết bị: Van khí nén điện từ

+ Loại van: Van 2/2, 3/2, 4/3, 5/3, 5/2

+ Số lượng coil: 1 coil, 2 coil

+ Cấu tạo: Vỏ coil nhựa, lõi đồng, thân van

+ Kiểu kết nối: Lắp ren

+ Dòng điện áp: 12v, 24v, 110v, 220v

+ Nhiệt độ làm việc: -20 ~ 60 độ

+ Áp suất vận hành: 8 bar

+ Áp suất chịu được: 16 bar

Bạn có thể tham khảo các mã van của hãng như: SV231-220V-G-P-02,

SV232-220V-G-P-02, SHV200-02, SV5230, SV1430, SV1330, SV6330, SV232-DC24V-G-P-02, SHV400-04, SV5430…

Van khí nén TPC

TPC đến từ Hàn Quốc có các loại van điện từ khí nén bền bỉ, hiệu suất làm việc tốt, ít sự cố.

+ Tên van: Van điện từ khí nén

+ Số lượng đầu điện: 1 đầu điện, 2 đầu điện

+ Kiểu van: Van 2/2, 3/2, 4/3, 5/3, 5/2

+ Vật liệu: thân là hợp kim nhôm, coil nhựa lõi coil đồng

+ Điện áp: 12v, 24v, 110v, 220v

+ Kiểu kết nối: Nối ren

+ Áp suất làm việc: 8 bar

+ Áp suất chịu được: 16 bar

+ Nhiệt độ: -20 độ C đến 60 độ C

TPC mang đến nhiều dòng van khí nén như:

DW03-G-01 ren 10, DW15-C-04 ren 21, DW25-C-10 ren 34, RSD301-(1/2/5)G-01A ren 10, RDV322 ren M5, DH400-04 ren 21, RDS3230-(1/2/5)G-02 ren 13, RDS3330-(1/2/5)G-01ren 10, RDS5320-(1/2/5)G-03 ren 17, RDS5520-(1/2/5)G-04 ren 21…

Với giá thành ưu đãi, hỗ trợ giao hàng toàn quốc, thanh toán linh hoạt, tư vấn hiệu quả và nhiệt tình, EMDN tự hào mang đến cho khách hàng những van khí nén tốt nhất. Mọi chi tiết khách hàng liên hệ qua hotline: 0236 3767 333 hoặc 0918 434 694 hoặc email: info@tudonghoadanang.com.

Từ khóa » Các Van Khí Nén điện Từ