VÁN KHUÔN GIÀN GIÁO

Xác định tải trọng

Tải trọng thẳng đứng

Tĩnh tải

+ Tải trọng bản thân của kết cấu (q1). Bao gồm:

Trọng lượng riêng của bêtông : ăb = 2500kg/m3

Trọng lượng của cốt thép được xác định dựa vào hàm lượng cốt thép trong bê tông theo thiết kế, thường lấy bằng 100 kg/m3.

+ Tải trọng bản thân của ván khuôn (q2), phụ thuộc vào vật liệu làm ván khuôn.

Hoạt tải

+ Hoạt tải do người và thiết bị thi công (q3), lấy như sau

Khi tính toán ván khuôn sàn và vòm thì lấy 250kg/m2

Khi tính toán các nẹp gia cường mặt ván khuôn lấy 150kg/m2

Khi tính toán cột chống đỡ các kết cấu lấy 100kg/m2.

+ Hoạt tải trong do đầm rung gây ra (q4 - dùng cho đầm mặt).

+ Tải trọng do chấn động khi đổ bê tông gây ra (q5), Chỉ kể đến tải trọng này khi không kể tải trọng q4 gây ra.

Tải trọng ngang

+ Áp lực của vữa bê tông mới đổ (q6), phụ thuộc vào chiều cao lớp bê tông gây áp lực ngang và biện pháp đầm cho trong bảng 8.1

Biện pháp đầm

Ap lực hông tối đa

Trong đó :

+ y : Trọng lượng riêng của bê tông (kg/m3)

+ H: Chiều cao mỗi lớp bê tông gây áp lực ngang (m)

+ R: Bán kính tác động của đầm trong (R= 0,75m)

+ R1: Bán kính tác động của đầm ngoài (R1 = 1m)

+ Tải trọng chấn động phát sinh khi đổ bê tông vào ván khuôn (q7)

Đổ bằng thủ công: Lấy bằng 200 kg/m2.

Đổ bằng máy và ống vòi voi hoặc đổ trực tiếp bằng đường ống từ máy bơm bê tông: q6 =400kg/m2

Đổ trực tiếp từ các thùng - tùy thuộc dung tích thùng:

Dung tích thùng: V < 0,2m3 thì: q6 = 200 kg/m3

Dung tích thùng: 0,2 m3 ≤ V ≤ 0,8m3 thì: q6 = 400kg/m3

Dung tích thùng: V > 0,8m3 thì: q6 = 600kg/m3

+ Tải trọng do đầm vữa bê tông gây ra: (q8)lấy bằng 200kg/m2; Tải trọng này chỉ tính khi không tính đến q7

+ Tải trọng gió: (q9); Tải trọng gió được xác định theo TCVN 2737:1995 - Tải trọng và tác động. Đối với thi công, tải trọng gió được tính đến khi công trình có chiều cao lớn hơn 6m.

Tải trọng tính toán (qtt)

+ Tải trọng tính toán được dùng để tính toán các bộ phận ván khuôn theo khả năng chịu lực (điều kiện bền).

+ Tải trọng tính toán được xác định : qtt = n.qtc

Trong đó :

qtc : Tải trọng tiêu chuẩn.

n : hệ số vượt tải được lấy theo bảng sau 8.2

Bảng 8.2

Các tải trọng tiêu chuẩn

Hệ số vượt tải (n)

Tải trọng bản thân của ván khuôn và giàn giáo

Tải trọng bản thân của bê tông và cốt thép

Tải trọng do người và phương tiện vận chuyển

Tải trọng do dầm chấn động

Áp lực ngang của bê tông

Tải trọng chấn động khi đổ bê tông vào ván khuôn

1,1

1,2

1,3

1,3

1,3

1,3

Tổ hợp tải trọng

Khi tính toán ván khuôn và giàn giáo, ta phải tổ hợp tải trọng để chọn ra tổ hợp nguy hiểm nhất.

Các bộ phận ván khuôn

Tổ hợp tải trọng

Tính theo khả năng chịu lực

Tính theo biến dạng

1/ Ván khuôn sàn, tấm mái cong và các kết cấu đỡ. 2/ Ván khuôn cột, có cạnh của tiết diện lớn hơn 0,3m và của tường có chiều dày nhỏ hơn 0,1m.

3/ Ván khuôn cột cạnh của tiết diện lớn hơn 0,3m và của tường có chiều dày lớn hơn 0,1m

4/ Tấm thành của ván khuôn dầm chính, phụ, vòm 5/ Tấm đáy của ván khuôn dầm chính, phụ, vòm

6/ Ván khuôn thành của các khối bê tông lớn

q1+ q2+ q3+ q4

q6+ q8

q6+ q7

q6+ q8

q1+ q2+ q3+ q4

q6+ q7

q1+ q2+ q3

q6

q6

q6

q1+ q2+ q3

q6

Từ khóa » Khối Lượng Riêng Của Ván Khuôn Thép