Ván Lạng (veneer) Là Gì? Ván Lạng Thường được Sử Dụng Như Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Ván lạng (veneer) đang dần được sử dụng phổ biến hơn trong cuộc sống hàng ngày. Vậy ván lạng (veneer) là gì? Và có công dụng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung chính
- 1 Ván lạng (veneer)
- 2 Tìm hiểu về ván lạng (veneer)
- 2.1 Thông số kỹ thuật
- 2.2 Quy trình sản xuất
- 2.3 Các phương pháp sản xuất ra ván lạng (veneer)
- 2.4
- 2.5 Có những loại ván lạng (veneer) nào?
- 2.5.1 Lạng veneer phủ lên gỗ công nghiệp
- 2.5.2 Lạng veneer phủ lên gỗ ghép
- 2.6 Ưu nhược điểm của ván lạng (veneer)
- 2.7 Ứng dụng của ván lạng (veneer)
- 3 Kết luận
Ván lạng (veneer)
Ván lạng hay còn có tên gọi là lạng veneer; chúng có tên gọi như vậy bởi lạng veneer là những tấm ván mỏng được lạng ra từ những thân gỗ tự nhiên. Sau đó, chúng sẽ được đem đi xử lý giúp gỗ mềm dẻo và dễ gia công hơn.
Loại gỗ này được lấy từ thân gỗ tự nhiên nên chúng sở hữu những đặc tính riêng của các loại gỗ. Rất nhiều cây gỗ cao cấp như gỗ sồi, gỗ óc chó cũng được sử dụng để tạo ra lạng veneer.
Lạng veneer có lịch sử hình thành từ nhiều năm về trước. Vàokhoảng 4000 năm thười Ai Cập Cổ Đại, do đất nước này không có nhiều gỗ tự nhiên để khai thác nên họ đã nghĩ ra phương pháp xẻ nhỏ các thân gỗ có kích thước vừa phải ra thành những tấm gỗ to hơn để dễ dàng đưa vào sử dụng hơn.
Nhưng tới tận những năm 1806 (tức là sau hơn 2000 năm) chiếc máy lạng veneer sử dụng công nghệ kỹ thuật mới được cho ra đời bởi Marc Isambard Brunel – một kỹ sư người Pháp. Tiếp theo đó, một nhà máy sản xuất lạng veneer đầu tiên đã được đưa vào vận hành năm 1843 tại Đức. Và cho đến hiện tại, lạng veneer dần trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.
Tìm hiểu về ván lạng (veneer)
Thông số kỹ thuật
Tùy theo nhu cầu sử dụng, kích thước của lạng veneer có thể được thay đổi để phù hợp hơn. Thông thường, ván lạng (veneer) có thông số kỹ thuật:
– Độ dày; từ 0,3mm – 0,6mm (nếu có tăng độ dày cũng sẽ không vượt quá 3mm);– Kích thước: 1220 x 2440 mm;– Độ đồng màu: > 80%;– Độ bóng: > 80%;– Độ ẩm: < 11%.
Quy trình sản xuất
Hầu hết, để sản xuất ra lạng veneer người ta sẽ sử dụng loại lưỡi cưa chuyên dụng rất mỏng (saw kerf) để có thể cắt mỏng lạng veneer mà không làm mất quá nhiều tài nguyên gỗ.
Để tạo ra được những lạng veneer có chất lượng đạt chuẩn, sẽ cần trải qua các giai đoạn:
- Giai đoạn 1 – Ngâm gỗ tự nhiên: Để tạo độ ẩm cho thân gỗ giúp cho kết cấu gỗ được ổn định khi cắt mỏng. Người ta sẽ đem những thân gỗ ngâm vào nước hoặc phun nước khắp phần thân gỗ.
- Giai đoạn 2 – Loại bỏ nhựa trong thân gỗ: Ở giai đoạn này, những thân gỗ sẽ được đưa vào những nồi hấp công nghiệp trong khoảng 48h ở nhiệt độ 80-100 độ C. Công đoạn này nhằm giúp gỗ loại bỏ hết phần nhựa để các sợi gỗ sẽ có độ đàn hồi cao hơn; thuận lợi cho quá trình sản xuất.
- Giai đoạn 3 – Cắt khúc gỗ: Phần thân gỗ sẽ được cắt ra thành những khúc nhỏ. Có kích thước tương đương với lạng veneer theo yêu cầu.
- Giai đoạn 4 – Loại bỏ vỏ cây: Phần vỏ cây sẽ được sử dụng máy quay ly tâm với tốc độ cao nhất để bóc ra. Việc này sẽ giúp cho lạng veneer được đồng đều hơn.
- Giai đoạn 5 – Lạng veneer: Khâu cuối cùng chính là đưa những thân gỗ vào máy chuyên dụng; để tiến hành lạng mỏng thành những lạng veneer theo kích thước tiêu chuẩn; hoặc theo mục đích sử dụng.
Các phương pháp sản xuất ra ván lạng (veneer)
Hiện nay, có 5 phương pháp được sử dụng nhiều để sản xuất ra lạng veneer. Quá trình này còn được gọi là lạng hoặc chính là bóc tách phần thân gỗ lớn ra thành những tấm mỏng.
- Bóc tròn: Sử dụng một loại máy cắt có lưỡi dao thật sắc để bóc lạng veneer; từ ngoài vào đến phần tâm của thân gỗ; cho đến khi hết khúc gỗ.
- Lạng cắt phẳng: Hay còn được gọi là bóc cắt phẳng (Cathedral). Với cách này những thân gỗ sẽ được xẻ làm đôi; và dùng lưỡi dao cắt thẳng song song với lõi gỗ. Phương pháp này giúp cho lạng veneer vẫn giữ được nguyên vẻ đẹp của đường vân gỗ.
- Bóc lệch tâm: Hay Stay-log peeling. Phương pháp này sẽ tiến hành bóc lệch tâm và đường vân của thân gỗ.
- Bóc khối phần tư: Phần thân gỗ sẽ được xẻ làm 4 phần. Tiếp đó, mới thực hiện bóc mỏng thành lạng veneer. Phương pháp này sẽ vẫn bóc theo đường vân của gỗ.
- Lạng cắt khối phần tư bán tiếp tuyến xuyên tâm: Còn có tên là False quarter cut. Phần thân gỗ vẫn được chia thành 4 phần và tiến hành cắt dọc theo thân gỗ.
Mỗi kiểu bóc/lạng sẽ cho những tấm lạng veneer có hoa văn khác nhau. Điều này, tạo nên sự đa dạng cho các tấm lạng veneer. Khi lựa chọn các sản phẩm sử dụng lớp phủ lạng veneer, tùy vào nhu cầu và phong cách thiết kế bạn có thể lựa chọn những loại lạng veneer được bóc/lạng theo những phương pháp khác nhau để giúp cho sản phẩm có hoa văn độc và lạ hơn.
Có những loại ván lạng (veneer) nào?
Ván lạng (veneer) chính là phần lớp phủ bên ngoài. Do vậy, phần cốt lõi bên trong rất quan trọng, bởi chúng sẽ quyết định tới chất lượng của sản phẩm. Để có thể dễ dàng lựa chọn các sản phẩm lạng veneer tùy theo nhu cầu sử dụng, người ta chia thành 2 loại chính, đó là:
Lạng veneer phủ lên gỗ công nghiệp
Các loại gỗ công nghiệp thường phủ lạng veneer đó là ván MDF và HDF. Đây là loại phủ lạng veneer có giá thành hợp lý nhất trong tất cả các loại. Người ta thường sử dụng chúng để làm: kệ tivi, kệ sách, tủ quần áo,…
Lạng veneer phủ lên gỗ ghép
Những tấm gỗ ghép cũng sử dụng ván lạng veneer để giúp bề mặt gỗ tăng tính thẩm mỹ cao hơn. Nếu so sánh về chất lượng gỗ, gỗ ghép được đánh giá khá cao không kém gì so với nhiều loại gỗ tự nhiên khác. Ứng dụng của loại gỗ này đa dạng hơn, có thể sử dụng làm các nội thất gia đình chịu lực cao.
Trên đây, là 2 loại gỗ phủ lạng veneer phổ biến. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu kỹ hơn về các loại gỗ công nghiệp và gỗ ghép có thể tham khảo tại những bài viết này:
– Gỗ ghép.
– Gỗ công nghiệp MDF.
– Gỗ công nghiệp HDF.
Ưu nhược điểm của ván lạng (veneer)
- Ưu điểm:
– Lạng veneer được tạo nên từ thân gỗ tự nhiên nên sẽ giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguồn gỗ tự nhiên hiện nay. Đặc biệt, loại gỗ này rất thân thiện với môi trường.– Sau khi sản xuất lạng veneer vẫn giữ được màu sắc và đặc trưng riêng của thân gỗ nên rất nhiều người cũng ưa chuộng sử dụng lạng veneer được làm từ những loại gỗ như: gỗ sồi, gỗ tần bì, gỗ óc chó,…– Trải qua các khâu xử lý kỹ càng, bề mặt lạng veneer sáng bóng tạo nên màu sắc sang trọng. Và giúp cho veneer có chất lượng tốt hơn, không dễ bị trầy xước, cong vênh hay mối mọt trong quá trình sử dụng.– Loại gỗ này cũng có độ bền cao hơn; do được nén dưới nhiệt độ và áp suất cao. Có thể tùy ý ghép vân theo nhiều cách khác nhau; tạo nên những sản phẩm mang phong cách độc – lạ.– So với nhiều loại gỗ tự nhiên giá thành của lạng veneer rẻ hơn. Mà các sản phẩm vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
- Nhược điểm
– Phần lõi lạng veneer được làm từ gỗ công nghiệp hoặc gỗ ghép nên khả năng chống nước không tốt; và không chịu được lực tác động quá mạnh. Bạn nên đặt các sản phẩm lạng veneer ở những nơi tháng mát và hạn chế di chuyển nhiều sẽ giúp cho tuổi thọ của sản phẩm được cao hơn.
Ứng dụng của ván lạng (veneer)
Váng lạng (veneer) có màu sắc bắt mắt và khá đa dạng về chủng loại. Do vậy, chúng được ứng dụng rất nhiều vào cuộc sống hiện nay. Những nội thất sử dụng lớp phủ lạng veneer như: sàn gỗ, bộ bàn ghế, tủ quần áo, tủ kệ tivi,…
Khi gia công các sản phẩm sử dụng lớp phủ veneer, người ta còn có thể dễ dàng ghép vân gỗ theo nhưng phong cách mới lạ như: ghép vân chéo, vân ngang, vân dọc theo thớ gỗ, đảo vân hay chạy chìm trên bề mặt gỗ mà sẽ không gây ảnh hưởng tới tổng thể của sản phẩm.
Kết luận
Khi nguồn tài nguyên gỗ tự nhiên đã không còn quá nhiều, tình trạng khan hiếm gỗ xảy ra ở nhiều nơi và có rất nhiều loại gỗ cao cấp đã bị hạn chế số lượng khai thác. Do đó, ván lạng (veneer) trở nên phổ biến và dần thay thế nhiều loại gỗ cao cấp đang dần cạn kiệt. Bởi lạng veneer được sản xuất trực tiếp từ thân gỗ tự nhiên; nên chúng vẫn giữ được màu sắc, vân gỗ và đặc trưng riêng của gỗ.
Các sản phẩm sử dụng lạng veneer ngày nay rất đa dạng. Tùy theo sở thích và phong cách nội thất có thể dễ dàng lựa chọn các sản phẩm lạng veneer phù hợp và mang tính thẩm mỹ cao. Giá thành của lạng veneer cũng rất phù hợp với thu nhập của nhiều gia đình Việt Nam hiện nay.
Trên đây, là những thông tin chi tiết về đặc điểm, đặc tính và ứng dụng của ván lạng (veneer). Hy vọng, bạn đã tìm được những thông tin cần thiết cho mình. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Từ khóa » Giá Ván Lạng Veneer
-
Bảng Báo Giá Ván ép Phủ Veneer
-
Báo Giá Gỗ Ván Lạng Veneer Tại TPHCM - Gominhtien
-
Ván Lạng Veneer Siêu Bền | Nguyên Liệu ứng Dụng Nội Thất Hoàn Hảo
-
Bán Gỗ Veneer(ván Lạng) Giá Tốt|veneer Sồi, Xoan, Thông Mdf
-
Ván Lạng Veneer - Công Ty An Việt
-
Ván Lạng Là Gì? Có Nên Dùng Ván Lạng Trong Thiết Kế Nội Thất Hiện ...
-
Ván Lạng, Gỗ Veneer - Trang Vàng
-
Lạng Veneer óc Chó Hàng Mới Về Ngày 12/7 | Shopee Việt Nam
-
Ván Lạng óc Chó Gỗ Tự Nhiên Nhập Khẩu | Shopee Việt Nam
-
Gỗ Veneer, Ván Lạng Veneer Là Gì? - Nội Thất Tản Viên
-
Gỗ Veneer óc Chó Là Gì? - Nội Thất Tản Viên
-
Gỗ Ván Lạng (Veneer) - Đặc điểm, Cấu Tạo Và ứng Dụng Trong đời ...
-
Ván Lạng,Veneer, Ván Lạng Cuộn Tại Đồng Nai
-
Ván Lạng Óc Chó (Walnut Veneer) Vân Bông 0.5m-1.2m