VĂN MẪU 12: LIÊN HỆ SÓNG VÀ VỘI VÀNG HAY CHI TIẾT BẠN ...
Có thể bạn quan tâm
Liên hệ sóng và vội vàng qua hai khổ thơ cuối bài sẽ góp phần cung cấp cho người đọc một góc nhìn mới hơn về hai tác phẩm, để từ đó ta có thể chọn lọc, đối sánh, liên tưởng nhằm hiểu sâu sắc hơn về giá trị của hai bài thơ. Đồng thời, thông qua việc liên hệ, người đọc sẽ có được một quan niệm sống tích cực mà các nhà thơ muốn gửi gắm. Bởi lẽ đó, hãy cùng dõi theo bài viết để nhận ra những hương vị, những giá trị mà hai thi sĩ đã thể hiện thông qua các tác phẩm nhé.
Liên hệ Sóng Xuân Quỳnh và Vội Vàng của Xuân Diệu
Mở bài liên hệ sóng và vội vàng
Văn học Việt Nam muôn màu, muôn vẻ. Có thể ví nền văn học nước ta như một bức tranh đa sắc màu. Mỗi giai đoạn, mỗi thời kì bức tranh ấy sẽ được tô điểm thêm những sắc màu mới. Xuân Quỳnh và Xuân Diệu đã góp một tiếng nói, một sắc điệu vào bức tranh muôn hương sắc ấy. Trong đó, hai bài thơ “Sóng” và “Vội vàng” đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Đặc biệt, qua việc khắc họa hai khổ thơ cuối, Xuân Diệu và Xuân Quỳnh đã thể hiện tinh tế khát vọng tình yêu mãnh liệt của chính mình.
Xem thêm:
Bài thơ Sóng: nội dung bài thơ, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích
Dàn ý phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh chi tiết nhất
Thân bài liên hệ sóng và vội vàng
Giới thiệu khái quát về hai tác giả, hai tác phẩm
Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ. Giọng thơ của nữ sĩ rất duyên dáng, vừa hồn nhiên, đằm thắm nhưng cũng vừa chân thành, da diết. Bài “Sóng” được viết năm 1967, tại biển Diêm Điền (Thái Bình). Qua bài thơ, thi sĩ đã bộc lộ khát vọng một tình yêu cao thượng, vĩnh hằng của trái tim yêu đương nồng nàn, tha thiết. Trong đó, khổ thơ cuối bài đã góp phần thể hiện khát vọng ấy.
Xuân Diệu là một trong ba đỉnh cao của phong trào thơ Mới. Ông là cây bút có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ trong nền văn học Việt Nam. Bài “Vội vàng” được viết năm 1938, in trong tập “Thơ thơ”. Bài thơ đã thể hiện khát vọng sống, khát vọng tình yêu mãnh liệt, say đắm của thi nhân đồng thời thể hiện quan niệm sống vô cùng mới mẻ mà nhà thơ muốn truyền đạt. Việc khắc họa khổ thơ cuối trong bài “Vội vàng” đã góp phần bộc lộ những điều ấy.
Xem thêm:
Phân tích Vội Vàng khổ 2
Phân tích khổ cuối Vội vàng chi tiết nhất
Phân tích 13 câu đầu bài Vội Vàng
Phân tích hai khổ thơ cuối trong bài “Sóng” và “Vội vàng”
Phân tích hai khổ cuối của Sóng và Vội Vàng
Khổ thơ cuối trong bài “Sóng”
“Sóng” là “một cuộc hành trình nhọc nhằn tìm kiếm giá trị đích thực của tình yêu.”. Khởi đầu là sự từ bỏ cái tù túng, chật hẹp để tìm đến một tình yêu rộng lớn, hòa nhập với cuộc đời, cuối cùng là khát vọng tình yêu đằm thắm nhưng cũng rất đỗi rạo rực của nữ sĩ:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.”
Nếu con sóng khao khát trường tồn trong lòng đại dương bao nhiêu thì khát khao vĩnh hằng trong tình yêu của Xuân Quỳnh càng lớn bấy nhiêu. Đối diện với cái mênh mông rộng lớn của biển cả, nữ sĩ đã ý thức được sự phôi phai, ngắn ngủi của hạnh phúc. Chính bởi lẽ đó, nhà thơ muốn được có mặt mãi trong cõi đời này để sống và bất tử trong tình yêu. Hai từ “tan ra” đã thể hiện khát vọng hóa thân và phân thân của con những con sóng vừa nồng nàn, vừa mạnh mẽ.
Đó cũng chính là khát vọng hòa nhập tình yêu vào biển lớn cuộc đời của người phụ nữ. Tình yêu lúc này không còn chỗ cho sự ích kỉ, nhỏ hẹp nữa mà nó đã hướng đến cuộc đời, hướng đến nhân loại. “Em” đã hóa thành “sóng” để bất tử hóa tình yêu. Bằng giọng thơ tha thiết, tâm tình kết hợp với việc sử dụng thể thơ ngũ ngôn phù hợp, nữ sĩ đã cho thấy vẻ đẹp thánh thiện của người phụ nữ khi yêu qua hình tượng sóng. Đồng thời cho người đọc thấy được một tình yêu đẹp, đầy khát vọng, đầy ý nghĩa của nhà thơ đối với cuộc đời.
Xem thêm:
Phân tích bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh theo 5 luận điểm
So sánh bài thơ Sóng và Đất nước
Khổ thơ cuối trong bài “Vội vàng”
Nếu ở khổ thơ cuối trong bài “Sóng”, ta bắt gặp được một khát vọng tình yêu vừa cuồng say, vừa nồng nàn, da diết của nữ sĩ Xuân Quỳnh dành cho cuộc đời, thì ở bài “Vội vàng”, một lần nữa ta cảm nhận được khát vọng tình yêu ấy của Xuân Diệu:
“Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm
…
-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”
Mạch thơ trong khổ thơ bỗng trở nên dồn dập, ráo riết với điệp khúc “ta muốn”. Điều đặc biệt ở đây chính là ước muốn của thi sĩ đã hòa chung với mọi người. Cái tôi ấy giờ đây xưng “ta” như muốn giục giã, thức tỉnh mọi người hãy tận hưởng, hãy “riết”, hãy “say”, hãy “thâu” tất cả vẻ đẹp của nhân gian, vẻ đẹp của cuộc sống trần thế. Làn sóng ngôn từ mà Xuân Diệu sử dụng mỗi lúc một tăng lên, đẩy đến cao trào.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích bài thơ sóng khổ 5 6 7 chi tiết, đủ ý
Gợi ý phân tích bài thơ Sóng khổ 5 6 7
Từ láy “mơn mởn” vô cùng gợi cảm và giàu giá trị. Nó không chỉ cho ta thấy sự xuân sắc, non mướt, tươi mới của sự vật mà còn cho ta cảm nhận được tình yêu cuộc sống cuồng nhiệt, đang căng tràn của thi nhân. Phép trùng điệp các liên từ: Và non nước, và cây, và cỏ rạng, cho chuếnh choáng, cho đã đầy,… càng làm cho nhịp điệu các câu thơ trở nên gấp rút, hối hả hơn.
Rõ ràng, qua việc khắc họa thiên nhiên, người đọc có thể cảm nhận được tâm trạng đắm say của một con người độ ham sống đương dâng trào. Để rồi cuối cùng, lòng ham sống mãnh liệt của Xuân Diệu đã khép lại bằng một câu thơ rất táo bạo:
-Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!
Từ ngữ, hình ảnh thơ mới mẻ, độc đáo đã góp phần bung xõa được những cảm xúc của Xuân Diệu. Nhà thơ không kìm nén lòng mình nữa, ông muốn “cắn” vào mùa xuân đương độ căng mọng kia. Chỉ có thế, thi nhân mới tận hưởng đến cùng cực, đến đỉnh điểm cái cảm giác giao hòa với đời sống. Như vậy, bằng cách “thức nhọn mọi giác quan”, bằng bản thể của mình, Xuân Diệu đã thể hiện khát vọng sống hết mình, khát vọng tình yêu cho cuộc đời một cách đong đầy, trọn vẹn nhất.
Liên hệ sóng và vội vàng để hiểu rõ về khát vọng tình yêu trong hai khổ thơ
Giống nhau
Cả hai khổ thơ đều thể hiện thành công khát vọng tình yêu mãnh liệt, dâng trào của Xuân Quỳnh và Xuân Diệu: Khát vọng được hòa cái tôi cá nhân vào cuộc đời rộng lớn.
Cả hai khổ thơ có sự hòa quyện giữa cảm xúc và triết lý.
Cả hai nhà thơ đều có góc nhìn tích cực đối với cuộc đời. Từ đó, họ biết trân trọng, nâng niu vẻ đẹp của cuộc sống trần thế.
Khác nhau
-
Trong “Sóng”:
“Cái tôi” trong thơ Xuân Quỳnh là cái tôi nhỏ bé muốn được hòa tan vào cái ta chung lớn rộng của cuộc đời để bất tử hóa tình yêu.
Khổ thơ được khắc họa với những từ ngữ đằm thắm, thiết tha, phù hợp với phong cách thủ thỉ, tâm tình đầy nữ tính của Xuân Quỳnh.
-
Trong “Vội vàng”:
“Cái tôi” trong thơ Xuân Diệu là cái tôi ham sống mãnh liệt muốn được hòa nhập vào cái ta chung rộng lớn để tận hưởng trọn vẹn cuộc sống.
Khổ thơ được khắc họa với những từ ngữ độc đáo, mới lạ (phương Tây), phù hợp với phong cách mãnh liệt, sôi nổi của Xuân Diệu.
Xem thêm:
Mở bài Vội Vàng hay nhất
Cảm nhận bài thơ Vội Vàng của Xuân Diệu
Đánh giá chung liên hệ sóng và vộ vàng
Hai khổ thơ đã góp phần khắc họa cái tôi với khát vọng tình yêu rạo rực, cháy bỏng của hai thi sĩ.
Bằng cách vận dụng nghệ thuật phù hợp: Thể thơ, ngôn ngữ, hình ảnh thơ,… cùng với sự tài hoa của hai nhà thơ trong cách khắc họa, người đọc đã cảm nhận rõ hơn về những cảm xúc, quan niệm của họ về cuộc sống.
Kết bài liên hệ sóng và vội vàng
Hai khổ thơ đã thể hiện được những khát vọng mãnh liệt của các thi nhân. Khát vọng tình yêu của các nhà thơ không chỉ đơn thuần là những dòng thơ tâm tình, thủ thỉ mà nó được thể hiện ra bằng hành động. Họ sống và tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp trần thế của cuộc sống. Chính khát vọng tình yêu đẹp đẽ mà giàu giá trị của Xuân Quỳnh và Xuân Diệu bộc lộ, độc giả càng thêm thấm thía và trân trọng những chân giá trị của cuộc sống.
Xem thêm:
Sơ đồ tư duy bài Vội Vàng
Soạn bài Vội Vàng ngắn nhất
Trên đây là liên hệ giữa Sóng và Vội vàng chi tiết, hay nhất. Qua bài liên hệ trên sẽ cho bạn cái nhìn hoàn toàn mới về hai tác phẩm, từ đó hiểu rõ hơn về giá trị sâu sắc mà tác giả muốn mang lại cho người đọc.
Tags sóng xuân quỳnh vội vàng liên hệ sóng và vội vàngTừ khóa » Thơ Liên Hệ Vội Vàng
-
Liên Hệ Bài Thơ Sóng Và Bài Thơ Vội Vàng - Wiki Secret
-
Đề Liên Hệ Cái Tôi Trong Bài Thơ Sóng Và Vội Vàng
-
Thơ Mở Rộng Liên Hệ Vội Vàng - Việt Nam Overnight
-
Bài Thơ "Vội Vàng" - Một Quan Niệm Nhân Sinh Hiện đại
-
Top 8 Mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Vội Vàng Hay Nhất
-
Liên Hệ Sóng Và Vội Vàng để Thấy Khát Vọng Sóng Và Khát Vọng Tình ...
-
Phân Tích Bài Thơ Vội Vàng Của Xuân Diệu - THPT Sóc Trăng
-
Những Yếu Tố Mới Mẻ Qua Thi Phẩm "Vội Vàng" - Xuân Diệu
-
Văn Mẫu Lớp 11: Phân Tích Khổ Cuối Bài Thơ Vội Vàng Của Xuân Diệu ...
-
So Sánh Khát Vọng Tình Yêu Trong Bài Thơ Sóng Và Vội Vàng (5 Mẫu)
-
So Sánh Liên Hệ Sóng Và Vội Vàng... - Ôn Thi Đại Học Cấp Tốc
-
So Sánh “Sóng” Và “Vội Vàng” - Xuân Quỳnh Vs Xuân Diệu - VFO.VN
-
Cảm Nhận Về Bài Thơ Vội Vàng Của Xuân Diệu - Văn Mẫu Hay
-
Liên Hệ Bản Thân Qua Bài Thơ Vội Vàng Câu Hỏi 783888