[Văn Mẫu Học Sinh Giỏi] Hình ảnh Người Phụ Nữ Việt Nam Thời Xưa ...

[Văn mẫu học sinh giỏi] Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài:

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương.

– Giới thiệu tác giả, tác phẩm bài Thương vợ của Tú Xương.

– Nêu điểm chung về hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.

2. Thân bài:

Hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến:

Hình ảnh người phụ nữ chịu thương, chịu khó, chịu nhiều thiệt thòi:

* Tự tình II:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,

Trơ cái hồng nhan với nước non”.

– Tâm trạng cô đơn, buồn tủi của Hồ Xuân Hương

+ Thời gian đêm khuya kết hợp từ từ láy văng vẳng gợi lên không gian vắng lặng để con người đối diện với chính mình, nhận ra tình cảnh đáng thương của bản thân.

+ Hình ảnh “trống canh dồn” thể hiện sự liên hồi gấp gáp, bước đi của thời gian dồn dập và đó cũng là sự rối bời trong tâm trạng của tác giả.

+ Không gian nước non bao la rộng lớn đối lập với hình ảnh con người nhỏ bé nhằm nhấn mạnh sự bẽ bàng của thân phận, một nỗi cô đơn trơ trọi.

+ “Trơ” vừa như trơ trọi, lẻ loi, vừa như thách thức kết hợp với cụm từ “cái hồng nhan”, nhan sắc, vẻ đẹp của một người thiếu nữ lại đi với từ “cái” nhằm nhấn mạnh sự rẻ rúng, đầy mỉa mai.

+ Nghệ thuật: nhịp 1/3/3 kết hợp với nghệ thuật đảo ngữ, nghệ thuật đối lập càng làm tăng sự cô đơn, trơ trọi của tác giả trong đêm khuya thanh vắng.

=> Hai câu thơ bộc lộ sự chua chát đắng cay trong thân phận làm vợ lẻ của Hồ Xuân Hương.

“Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

– Tìm đến rượu để quên đi nỗi đau, giải sầu nhưng càng say lại càng tỉnh, càng thắm thía hơn về thân phận chính mình.

– Hình ảnh ánh trắng

> Bóng xế: trăng đã sắp tàn, trời đã khuya.

> Khuyết chưa tròn: không tròn đầy, tròn vẹn.

=> Hình tượng thơ gợi lên bi kịch của Hồ Xuân Hương biết bao đêm dài thao thức đợi chờ hạnh phúc sẽ đến với mình. Vậy mà tuổi xuân đã trôi qua gần hết đời người nhưng tình duyên vẫn chưa bao giờ trọn vẹn, chỉ mãi là phận làm lẻ.

=> Tác giả miêu tả ngoại cảnh mà cũng như tâm cảnh, tạo nên sự tương đồng giữa cảnh và người.

Xem thêm: Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân - Văn mẫu lớp 7

* Thương vợ:

Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng của thương vợ của ông Tú

“Quanh năm buôn bán ở mom sông,

Nuôi đủ năm con với một chồng.”

– Công việc: buôn bán

– Thời gian: quanh năm – ngày này qua ngày khác, tháng này qua tháng khác.

– Địa điểm: buôn bán: mom sông , nơi chênh vênh rất nguy hiểm.

=> Công việc của bà Tú gian nan, vất vả.

– Gánh nặng gia đình đè trên đôi vai của bà Tú

+ Nuôi đủ không thiếu cũng không thừa.

+ Một phải gánh sáu => cái gánh nhiều và nặng nhưng bà Tú vẫn gánh được.

=> Bà Tú là một người phụ nữ đảm đang, tháo vát, ta còn thấy một tấm lòng biết ơn của ông Tú đối với vợ, ẩn trong đó là nỗi hối hận, ăn năng.

* Tự tình:

“Xiên ngang mặt đất reo từng đám,

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.”

– Miêu tả thiên nhiên sinh động, đầy sức sống, phản ứng mạnh mẽ. Đó cũng chính là thái độ quyết liệt, không cam chịu của Hồ Xuân Hương trước những bất công ngang trái trong cuộc đời.

– Khẳng định một sức sống nội tâm mãnh liệt, mạnh mẽ của nhà thơ: luôn muốn vươn lên giành lấy hạnh phúc, không chịu khất phục trước số phận ngay trong tình hướng bi thương nhất.

“Ngán nổi xuân đi xuân lại lại,

Mảnh tình san sẻ tí con con!”

– Tâm trạng chán ngán, ngán ngẫm của tác giả trước tình cảnh thực tại của bản thân.

– Mùa xuân qua đi sẽ trở lại; tuổi xuâ của người con gái qua đi sẽ không bao giờ quay trở lại mà chỉ đọng lại sự chua chát, ngậm ngùi đầy xót xa.

– Tình duyên của Hồ Xuân Hương chưa bao giờ trọn vẹn, điều mà bà nhận được chỉ là một mảnh tình nhỏ bé và rồi mảnh tình ấy phải san sẻ tí con con.

=> Đó là bi kịch của những người phụ nữ trong xã hôin phong kiến nói chung và Hồ Xuân Hương nói riêng.

3. Kết bài:

Khái quát lại điểm chung về hình ảnh người phụ nữ phong kiến được thể hiện qua hai bài thơ Tự tình II và Thương vợ.

phan tich hinh tuong nguoi phu nu thoi xua - [Văn mẫu học sinh giỏi] Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa qua bài Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thời xưa

Bài văn tham khảo

Trong văn học, đặc biệt là văn học trung đại, người phụ nữ luôn là một đề tài được nhiều nhà thơ quan tâm. Người phụ nữ luôn toác lên trong mình những phẩm chất cao quý với đó sự khát khao được yêu thương, được hạnh phúc. Thế nhưng, xã hội phong kiến lúc bấy giờ đã chèn ép và xô đẩy, khiến họ trở thành những con thiêu thân không dám mơ mộng dù chỉ là điều nhỏ nhất. Và nó đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho thi sĩ. Trong đó, không thể không kể đến Tự tình II của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương.

Xem thêm: Soạn bài lớp 6: Phương pháp tả người

Hình ảnh người phụ nữ hiện lên không chỉ có vẻ đẹp về hình thức mà còn là vẻ đẹp tâm hồn đầy cao quý với những phẩm chất đáng quý, khát vọng muốn được sống, được tự do, được hạnh phúc.

Trong bài thơ Thương vợ, Trần Tế Xương đã kể cho ta nghe về một người phụ nữ mang một phẩm chất đáng quý, hết lòng vì chồng vì con

“Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng”

Bà Tú quanh năm buôn bán tại mom sông gập ghềnh hiểm nguy đầy bất trắc. Ngày nối ngày, tháng tiếp tháng người vợ, người mẹ ấy gắn mình mình với hiểm nguy để nuôi chồng nuôi con. Tại nơi chỉ toàn nước, đầu sóng ngọn gió, chênh vênh, cheo leo thế mà bà Tú vẫn phải gắn bó với nó quanh năm đoạn tháng mới thấy bà vất vã, nhẫn nại ra sao. Nuôi con là chuyện bình thường muôn đời nay của người phụ nữ Việt Nam nhưng ở đây người vợ ấy còn phải còn phải nuôi cả ông “quan tại gia” nữa. Mà nuôi đủ được năm con đã khó. Đủ được một đức lang quân như ông Tú lại càng khó hơn. Bởi không chỉ phải ăn no, uống say, mặc lành, mặc ấm mà còn phải diện đẹp, phải tiêu pha, phải đầy đủ cho cả thú phong tình. Không có cái nghề buôn thúng bán bưng quanh năm dãi dầu với mom sông mặt nước như thế liệu có thể nuôi nổi không.

Đó là truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Bằng tình cảm của mình đối với vợ, nhà thơ đã vẽ lên chân dung một bà Tú đảm đang, hi sinh vì chồng vì con, chấp nhận vất vả, gian truân trong cuộc sống để đảm trách vai trò trụ cột gia đình.

Bên cạnh đó trong tác phẩm tự tình II, Hồ Xuân Hương có những vần thờ ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ. Không chỉ hết lòng vì chồng vì con thủy chung một lòng mà còn vô cùng cứng rắn dám vượt qua hết tất cả những nỗi đau, nỗi vất vả.

“Xiên ngang mặt đất rêu từng đấm

Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn”.

Đó là tâm trạng của một con người đầy cá tính và bản lĩnh không cam chịu, muốn thoát khỏi những ranh giới vốn định sẵn, những khuôn khổ chật chội của số phận, một con người nhỏ bé nhưng muốn đứng cao hơn thời đại. Qua đó thể hiện sức sống mãnh liệt ngay cả trong tình cảnh bi thương nhất. Tiềm ẩn trong tâm hồn người phụ nữ ấy là niềm khát khao được sống hạnh phúc.

Xem thêm: Suy nghĩ về hiện tượng học sinh nói chuyện riêng làm việc riêng trong giờ học

Người phụ nữ thời xưa là vậy họ phải tuân thủ ngặt nghèo quy luật của lễ giáo phong kiến. Chuyện chung thân đại sự hay chuyện cuộc đời với họ hoàn toàn không nằm trong tay họ mà do người khác sắp đặt, Lấy chồng thì theo chồng, phải chịu cảnh năm thê bảy thiếp, cực khổ trăm bề.

Chả vì thế mà Hồ Xuân Hương đã đau xót mà rằng:

“Đêm khuya văng vẳng trống canh đồn

Trơ cái hồng nhan với nước non

Chén rượu hương đưa say lại tỉnh

Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”.

Bên cạnh Hồ Xuân Hương bản lĩnh lại là một nỗi đau, nỗi tủi phận đắng cay, chú xót về hoàn cảnh cô đơn của mình. Tự tình của nữ thi sĩ được thể hiện một cách chân thành, gợi lên nhiều nỗi niềm sâu lắng để từ đó thấy được phần nào thân phận vừa cô đơn, tủi hổ, vừa bẽ bàng, chua xót, như một sự thách thức đầy bản lĩnh trước duyên phận hẩm hiu, lẻ mọn của người phụ nữ. Đi hết vòng say tỉnh của men rượu lại càng ý thức được sâu sắc hơn nỗi cô đơn của cuộc đời, nỗi buồn đã ngấm sâu vào tâm hồn không gì có thể làm vơi bớt được.

Con người dần chới với giữa một thế giới mênh mông hoang vắng và bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình. Nỗi buồn của Hồ Xuân Hương trong bài thơ không phải là nỗi buồn vì đêm tàn canh vắng mà đó là nỗi đau thân phận nhức nhối, xót xa.

Số phận người phụ nữ luôn là đề tài không bao giờ vơi cạn với thi sĩ. Nó giống như một kho tàng phong phú để thi nhân sáng tạo và khơi nguồn. Thế nhưng dù có trải qua bao nhiêu đau khổ thì những tâm hồn đó vẫn sáng đẹp và tỏa hương giữa cuộc đời.

Thái Lê Vân

Có thể bạn quan tâm

  • Soạn bài lớp 11: Thương vợ
  • Soạn bài Ôn tập văn học trung đại Việt Nam Lớp 11 đầy đủ hay nhất
  • Giáo án Ngữ văn 11:Bài Ôn tập văn học trung đại VN theo định hướng phát triển năng lực
  • Giáo án bài Thương Vợ -Tú Xương, soạn theo cấu trúc mới
  • Chuyên đề Đọc hiểu văn bản
  • Bình giảng về bài thơ Thương vợ của Trấn Tế Xương
  • [Văn mẫu học sinh giỏi] Phân tích nhân vật Mị trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
  • Đề thi học sinh giỏi ngữ văn 11 : Đôi mắt của mỗi nhà thơ trong bài Tự tình và Thương Vợ

Từ khóa » Cảm Nhận Về Bài Thơ Tự Tình 2 Học Sinh Giỏi