Văn Mẫu Lớp 8: Thuyết Minh Về Chiếc Mũ Bảo Hiểm 2 ...

TOP 17 bài Thuyết minh mũ bảo hiểm hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều thông tin bổ ích, hiểu rõ hơn về nguồn gốc, xuất xứ, cũng như vai trò của mũ bảo hiểm để viết bài văn thuyết minh thật hay.

Thuyết minh chiếc mũ bảo hiểm

Mũ bảo hiểm vô cùng quan trọng khi tham gia giao thông, giúp bảo vệ phần đầu của chúng ta khi không may xảy ra va chạm. Mũ bảo hiểm có nhiều hãng sản xuất, nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Vậy mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn:

TOP 17 bài thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm

  • Dàn ý thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm (4 mẫu)
  • Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm ngắn gọn (11 mẫu)
  • Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm đầy đủ nhất (5 mẫu)
  • Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm

Dàn ý thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm

Dàn ý chi tiết số 1

I. Mở bài:

  • Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến, hiện đại.
  • Thực trạng tai nạn giao thông vẫn đe dọa tính mạng của con người, chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người.

II. Thân bài:

* Lịch sử của chiếc mũ bảo hiểm:

  • Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu được làm bằng da rồi dần thay thế bằng kim loại bằng sắt được dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh.
  • Vào khoảng năm 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau bằng hình trụ hình chóp thẳng.
  • Thời trang cổ mũ được làm bằng thép nhẹ che được cả phần cổ.
  • Ngày nay thì người ta sử dụng chiếc mũ bảo hiểm rộng rãi trong cuộc sống chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho binh lính mà nó được làm bằng chất lượng nhựa siêu bền.

* Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm gồm:

  • Lớp vỏ ngoài cùng: cứng được làm bằng nhựa siêu bền và thường được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, kích thước hình dáng đa dạng, phong phú phù hợp với thị yếu người tiêu dùng.
  • Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp.
  • Quai có khóa cài chắc chắn để cố định mũ, ngoài ra mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt phía trước có thể gập lên trên đỉnh mũ hoặc tháo rời ra.

* Cách thức và hoàn cảnh sử dụng.

  • Sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ở ngoài công trình
  • Đội mũ lên đầu, mũ vừa phải ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt để chắn bụi, mưa gió người ta thường kéo kính chắn gió.

* Tác dụng:

  • Để giảm chấn động do va đập bảo vệ vùng đầu đặc biệt là não.
  • Dùng để chắn bụi mưa gió và bảo vệ mặt.

III. Kết bài:

  • Mũ bảo hiểm đã thực sự trở thành đồ dùng thiết yếu đối với con người.

Dàn ý chi tiết số 2

I. Mở bài

  • Dẫn dắt giới thiệu vấn đề mà đề bài đề cập đến: Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm.

II. Thân bài

* Nguồn gốc của mũ bảo hiểm

  • Thực ra chiếc nón bảo hiểm đã xuất hiện từ rất lâu rồi, có thể thấy từ trong những năm tháng chiến tranh chúng đã xuất hiện. Đó là tiền thân của chiếc mũ bảo hiểm hiện đại ngày nay.
  • Người ta đã tìm thấy những chiếc mũ cổ ở sâu dưới lòng đất, trong các ngôi mộ. Nếu như ai đã từng xem những bộ phim về Hy Lạp cổ đại, về các vị thần trên đỉnh Olympus thì ắt hẳn sẽ biết đến chiếc mũ có chóp nhọn ở trên đỉnh rất đặc trưng của người La Mã, Hy Lạp cổ đại.
  • Ban đầu thì chiếc mũ bảo vệ đầu của quân lính được làm bằng da, sau đó là làm bằng kim loại. Sau đó thì mũ được thay đổi bảo vệ cả khuôn mặt, chỉ để lộ ra phần mắt và mũi để thở. Thời gian dần trôi đi, những triều đại phong kiến phương Đông cũng đưa mũ bằng kim loại vào sử dụng trong quân đội. Đến chiến tranh thế giới thứ nhất thì Pháp đã coi mũ bảo hiểm chính là trang bị tiêu chuẩn cho người lính để các mảnh kim loại không bắn làm bị thương phần đầu trọng yếu. Sau đó thì các nước như Anh, Đức và nhiều nước châu Âu đã làm theo.

* Hình dáng và các bộ phận của mũ

  • Chiếc mũ bảo hiểm có hình tròn hay hình cầu để ôm lấy phần đầu của người sử dụng mũ. Mũ có 3 lớp gồm lớp vỏ ngoài, lớp vỏ thứ hai và lớp vỏ trong cùng; ngoài ra còn có dây quai, một số mũ có kính chắn gió, miếng lót cổ…
  • Lớp vỏ ngoài được làm từ nhựa cứng siêu bền với nhiều màu sắc khác nhau. Có những chiếc mũ còn được in lên hoa văn hay hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu dành cho các bé nữa. Khiến chiếc mũ trở nên đẹp hơn rất nhiều.
  • Lớp vỏ thứ hai ngay sau lớp nhựa là một lớp xốp để giảm lực va chạm tác động. Còn lớp vỏ trong cùng là lớp vải mềm nhằm để lớp da đầu không bị tổn thương và đội lên cũng êm ái, dễ chịu hơn.
  • Quai đeo thường khá dài và có thể được kéo dài hay rút ngắn tùy ý. Chiếc quai mũ cũng như chiếc khóa cặp sách của trẻ em vậy. Phần khoá cài được làm từ nhựa còn phần dây được đan từ những sợi tổng hợp.
  • Kính chắn gió (nếu có) được làm từ nhựa trong suốt để người dùng có thể nhìn thấy đường đi dễ dàng.

* Phân loại mũ bảo hiểm

  • Mũ bảo hiểm nửa đầu: Như tên gọi của nó, chiếc mũ này chỉ bảo vệ nửa phần đầu trên vì để người dùng có thể lắng nghe được âm thanh mà phản xạ tránh đi kịp thời. Không chỉ vậy, trọng lượng nhẹ cùng kiểu dáng thời trang, giá cả rẻ nên được nhiều người ưa chuộng.
  • Mũ bảo hiểm có kính chắn gió: Chiếc mũ này có phần kính chắn gió có thể đẩy lên hoặc xuống. Lực lượng cảnh sát giao thông của nước ta hay sử dụng chiếc mũ này. Bởi khi có thêm kính thì kính sẽ cản lại gió, tránh để gió tạt vào mặt khiến chúng ta khó mở mắt quan sát đường.
  • Mũ bảo hiểm có lỗ thông gió: Lỗ thông gió này được thiết kế thêm ở phần sau đầu, đặc biệt dành cho phái nữ dùng khi buộc tóc. Lỗ thông gió sẽ giúp phần đầu không bị dính mồ hôi và khô thoáng hớn.
  • Mũ bảo hiểm ôm hết phần mặt: Loại mũ này thường được dùng cho các xe có phân khối lớn hay dân phượt là chủ yếu. Loại mũ này khá dày và bảo vệ phần đầu và cả phần mặt của người dùng rất tốt. Đồng thời chắn gió, giữ ấm cả khi trời lạnh.

* Công dụng của nón

  • Mũ bảo hiểm giúp bảo vệ phần đầu của chúng ta. Như tất cả đều biết thì phần đầu là phần cơ quan trọng yếu rất dễ bị tổn thương. Với lớp vỏ cứng, mũ giúp giảm sự va đập mạnh của các đồ vật hay do ngã xuống đường, từ đó là làm giảm nguy cơ bị tai nạn vùng đầu, chấn thương sọ não.
  • Từ ngày sử dụng mũ bảo hiểm thì tỉ lệ tử vong do bị tổn thương vùng đầu cũng đã giảm đi đáng kể. Đồng thời, mũ bảo hiểm với kiểu dáng và màu sắc đa dạng cũng khá là hợp thời trang.

* Cách sử dụng và bảo quản mũ bảo hiểm

  • Cách sử dụng mũ cũng vô cùng đơn giản. Chỉ cần đội mũ lên và cài quai là được. Nếu quai dài thì có thể chỉnh cho ngắn lại và nếu quai ngắn cũng có thể chỉnh cho dài ra sao cho vừa.
  • Mũ bảo hiểm chất lượng có giá thành cao hơn một chút nhưng lại bền và tốt hơn. Chiếc mũ đa số làm từ nhựa, vì vậy không nên đập quá mạnh mũ hay ném mũ đi.

III. Kết bài

  • Khái quát lại một vài suy nghĩ của bản thân về chiếc nón bảo hiểm, công dụng của mũ bảo hiểm.

Dàn ý chi tiết số 3

1. Mở bài

Giới thiệu về chiếc mũ bảo hiểm

2. Thân bài

* Lịch sử phát triển:

  • Mũ bảo hiểm xuất hiện từ rất lâu về trước, xuất hiện cùng với chiến tranh --> Những chiếc mũ làm bằng da, sau đó được rèn sắt nhằm bảo vệ đầu cho binh lính khi tham chiến.
  • Đến thời La Mã, những chiếc mũ bảo hiểm được đúc bằng đồng, có chóp nhọn và có thể che chắn cả phần mặt.
  • Thế kỉ XVI-XVII mũ bảo hiểm làm bằng théo nhẹ, có vành rộng.
  • Ngày nay, mũ bảo hiểm được cách tân và cải tạo để phục vụ nhu cầu sử dụng hàng ngày: Mũ được làm bằng nhựa, nhẹ, dễ sử dụng, dùng để bảo vệ đầu khi tham gia giao thông hay khi lao động.

* Cấu tạo của mũ bảo hiểm:

  • Vỏ mũ: Thường làm bằng nhựa cứng, có độ bền cao. Kích thước, màu sắc và họa tiết trên vỏ mũ ngày càng phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng.
  • Ruột mũ: Làm bằng xốp nhẹ, bọc bên ngoài là lớp vải mềm tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái khi đội.
  • Quai mũ: Dùng để cố định mũ với phần đầu của người sử dụng, có thể tùy ý điều chỉnh độ dài của quai mũ.
  • Kính mũ: Kính mũ được gắn bên ngoài vỏ mũ dùng để che nắng, mưa, bụi bẩn.

* Phân loại:

- Mũ bảo hiểm dùng trong giao thông:

  • Mũ bảo hiểm đội nửa đầu
  • Mũ bảo hiểm đội cả đầu

- Mũ bảo hiểm dùng trong lao động (Mũ bảo hộ)

* Cách sử dụng:

  • Sử dụng khi tham gia giao thông hoặc làm việc tại công trường, nhà máy.
  • Mũ cần vừa đầu, khi đội mũ phải cài khóa để cố định.

* Công dụng của mũ bảo hiểm:

  • Che mưa, nắng, bảo vệ mắt.
  • Giảm va đập, bảo vệ đầu, giảm nguy cơ chấn thương sọ não.

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của mũ bảo hiểm trong cuộc sống con người: Vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, bảo vệ đầu, tránh những tác động ngoại lực lên đầu.

Dàn ý chi tiết số 4

1. Mở bài

Giới thiệu chiếc nón bảo hiểm: một trong những vật dụng không thể thiếu mỗi khi chúng ta ra đường tham gia giao thông chính là chiếc nón bảo hiểm.

2. Thân bài

a. Khái quát chung

Lịch sử hình thành: Lịch sử ghi nhận mũ bảo hiểm xuất hiện cùng thời với chiến tranh. Ban đầu, mũ được làm bằng da rồi dần dần được rèn sắt. Vào thế kỉ XVI-XVII, chiếc mũ được làm bằng thép nhẹ như thời trung cổ nhưng vành rộng hơn. Năm 1914, người Pháp chính thức coi mũ bảo hiểm là trang bị tiêu chuẩn của người lính. Lần lượt, Anh, Đức và các nước Châu Âu còn lại cũng theo gương. Ngày nay, mũ bảo hiểm dần dần thâm nhập vào đời sống.

b. Ý nghĩa, vai trò

Mũ bảo hiểm được sử dụng rộng rãi với những kết cấu và chức năng khác nhau: hàng không vũ trụ, quân đội, thể thao, công nhân và kĩ sư, các vận động viên nhiều môn thể thao như đấu kiếm, võ thuật, bóng bầu dục… và gần gũi nhất là người tham gia giao thông trên xe máy, xe đạp.

c. Thuyết minh cấu tạo chi tiết

Phần vỏ ngoài: được làm bằng lớp nhựa cứng, có khả năng chịu lực tốt. Sở dĩ mũ bảo hiểm làm bằng nhựa phổ biến hơn sắt vì nó nhẹ hơn, đỡ gây cảm giác nặng đầu hơn mũ bảo hiểm làm bằng sắt. Trên lớp vỏ đó có in những họa tiết khác nhau để tăng tính thẩm mĩ.

Phần bên trong: được làm bằng một lớp lót mềm mại khiến cho da đầu cảm thấy dễ chịu (thường bằng vải hoặc bông).

Phần quai: được gắn vào gần hai bên tai của mũ, có khóa chốt cài lại để cố định mũ vững chắc trên đầu tránh xê dịch hoặc rơi rớt.

Phân loại: có nhiều loại mũ khác nhau, người ta phân loại dựa vào công năng: mũ bảo hộ kĩ sư, mũ bảo hộ công an, mũ bảo hiểm cho người tham gia giao thông,…

d. Sử dụng và bảo quản

Mũ bảo hiểm dễ dàng sử dụng, chỉ cần đội lên đầu và cài quai là nó đã có thể bảo vệ đầu của bạn tối đa.

Bảo quản: bảo quản mũ bảo hiểm ở nơi râm mát, tránh nắng mưa tác động vào làm giảm chất lượng của mũ. Vệ sinh mũ thường xuyên.

3. Kết bài

Khái quát lại những công năng của chiếc mũ bảo hiểm.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm ngắn gọn

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm - Mẫu 1

Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả, tấp nập khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến hiện đại. Nhưng thực trạng tai nạn giao thông vẫn là mối đe dọa lớn đến tính mạng con người. Do đó chiếc mũ bảo hiểm trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống con người.

Một chiếc mũ bảo hiểm thông thường có cấu tạo gồm ba lớp rất chắc chắn. Lớp thứ nhất là lớp chúng ta có thể nhìn thấy ngay bên ngoài – lớp vỏ. Đại đa số lớp vỏ của mũ bảo hiểm được làm bằng chất liệu nhựa rất cứng, trên bề mặt của lớp vỏ được phủ sơn với nhiều màu sắc khác nhau và in logo của nhà sản xuất.

Một số mũ bảo hiểm chuyên dùng cho trẻ em còn được trang trí rất sinh động với nhiều hình thù ngộ nghĩnh, chủ yếu để thu hút sự thích thú của "khách hàng nhí". Ngoài ra còn có những dòng mũ bảo hiểm cao cấp sử dụng hợp kim nhôm hoặc hợp kim cacbon làm lớp vỏ bên ngoài để làm giảm trọng lượng của mũ, tạo sự thoải mái mà vẫn đảm bảo chức năng giữ an toàn cho người đội.

Lớp thứ hai là lớp quan trọng nhất – lớp mút xốp dày giữ vai trò giảm chấn động cho đầu khi gặp phải những va chạm mạnh bất thình lình. Lớp trong cùng cấu tạo từ một lớp lưới hoặc mút mỏng, thông thoáng hoặc có lỗ làm thoáng khí tạo cảm giác êm ái cho người sử dụng. Bên dưới là dây quai mũ được gắn với lớp vỏ cứng, cố định bằng ốc vít có tác dụng giữ mũ chặt vào đầu, khi bị ngã hay chịu một lực tác động thì mũ vẫn nằm yên trên đầu để bảo vệ đầu.

Dây mũ được làm bằng dây dù vừa rẻ vừa bền chắc. Để giúp cho việc đội mũ và tháo mũ được dễ dàng, nhà sản xuất có lắp thêm bộ phận dây cài. Bộ phận này gồm một phần gắn chặt với mũ được thiết kế khá chu đáo, có thể điều chỉnh độ dài ngắn của quai mũ phù hợp với kích cỡ đầu của từng người, một phần là móc khóa không cố định, có thể dễ dàng gắn vào khi cần và mở ra khi không sử dụng.

Trên mỗi sợi dây mũ còn có gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo, phù hợp với vị trí cằm vừa để cố định mũ, vừa để bảo vệ cằm không bị tổn thương. Một số loại mũ bảo hiểm còn có từ 2 đến 3 lỗ thông gió để khi di chuyển sẽ tạo ra luồng gió làm thông thoáng khí trong mũ. Ở những nước có khí hậu nhiệt đới như nước Việt Nam ta thì các loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng ẩm mà phải đội mũ trong suốt chặng đường dài.

Dựa vào hình dáng bên ngoài ta có thể chia mũ bảo hiểm thành hai loại: loại bảo hộ toàn bộ phần đầu và loại bảo hộ nửa đầu. Loại bảo hộ nửa đầu ngày nay được người sử dụng ưa chuộng hơn vì độ gọn, nhẹ, đẹp, hợp thời trang và tiện ích của chúng. Tuy nhiên, so với loại bảo hộ toàn phần đầu thì nón bảo hiểm nửa đầu có mức độ bảo vệ thấp hơn. Các nhà sản xuất có uy tín cũng tập trung chú ý sản xuất các mặt hàng mũ bảo hiểm toàn phần đầu nhiều hơn.

Mũ bảo hiểm toàn phần đầu có thêm tấm kính trong suốt phía trước giúp ngăn chặn bụi bẩn, giảm áp lực của gió tạt vào mặt người dùng khi tham gia giao thông. Một chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng có giá từ vài trăm trở lên. Tuy nhiên, hiện nay, một số nhà sản xuất chỉ chú trọng vào mục đích lợi nhuận mà không quan tâm đến tính mạng con người đã tung ra thị trường những loại mũ bảo hiểm kém chất lượng với giá rất rẻ đánh vào tâm lý người dùng Việt Nam.

Đây là một hành động phi nhân đạo, cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm minh, thích đáng. Mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ bản thân, đừng vì giá rẻ, lợi ích trước mắt mà lựa chọn những mặt hàng mũ bảo hiểm kém chất lượng.

Chúng ta cần có cách sử dụng và bảo quản mũ cẩn thận. Khi đội mũ cần chỉnh dây cài cho phù hợp với kích thước của đầu để mũ không quá chật cũng không quá lỏng. Tránh để mũ va đập nhiều làm giảm chất lượng của mũ và sử dụng nước khử mùi để giặt miếng lót bên trong.

Không nên đội chung mũ với người lạ đặc biệt là người có bệnh về da đầu để đảm bảo an toàn. Những chiếc mũ có bộ phận dây cài bị hỏng, lớp mút bên trong đã không còn đàn hồi tốt cũng không nên “tận dụng xài tạm”, đối phó…Hàng ngày, sau khi đội, nên để mũ ở những nơi thoáng mát hoặc đem phơi nắng để hong khô, giết chết vi khuẩn gây các bệnh nấm da đầu.

Các nhà sản xuất khuyên rằng: Khi sử dụng được năm năm, dù nón vẫn còn sử dụng được vẫn nên đổi nón mới để đảm bảo tốt nhất sự an toàn của chính bản thân. Đúng như tên gọi của nó, nón bảo hiểm có chức năng bảo vệ phần đầu – bộ phận rất quan trọng trên cơ thể người khỏi những tác nhân gây nguy hiểm. Khi tham gia giao thông, đôi khi con người sẽ không thể kiểm soát tay lái hoặc vô tình bị gây tai nạn, vì vậy cần phải đội mũ bảo hiểm để hạn chế những va đập mạnh ảnh hưởng đến vùng đầu, vùng cổ.

Chiếc mũ bảo hiểm như người bảo hộ cho chúng ta khi bước ra ngoài, là một thiên thần hộ mệnh an toàn. Vì vậy mọi người nên chọn cho mình một chiếc mũ phù hợp và bảo quản chúng thật tốt để bảo vệ tính mạng cho bản thân và cho mọi người xung quanh.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm - Mẫu 2

"An toàn là bạn, tai nạn là thù”. Đã bao giờ bạn tham gia giao thông mà không đội mũ bảo hiểm? Hay đã bao giờ bạn đội lên mình chiếc mũ bảo hiểm đơn giản chỉ để đối phó với các chú công an? Đã bao giờ bạn thắc mắc về cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm hay cùng gia đình mình tìm và chọn một chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng chưa?

Mũ bảo hiểm là một vật dụng cần thiết và đồng hành cùng con người trên mỗi tuyến đường, nó có vai trò rất quan trọng đối với con người, cần được tìm hiểu và sử dụng đúng cách để phát huy tác dụng cao nhất cho người tham gia giao thông.

Mũ bảo hiểm được ra đời nhằm thực hiện nghĩa vụ cao cả là bảo vệ phần đầu của người sử dụng khi xảy ra tai nạn, va đập trên đường. Người ta thường ví chúng như những nồi cơm điện bởi sự cần thiết của nó. Tại đất nước ta, luật đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên xe mô tô khi tham gia giao thông được quy định từ năm 2007 và đã bắt đầu áp dụng. Mũ bảo hiểm có cấu tạo gồm ba bộ phận chính là vỏ nón, đệm bảo vệ và quai đeo.

Vỏ ngoài của nón được sản xuất bằng nhựa nguyên sinh hoặc các sợi cacbon có độ cứng cao, siêu bền với lớp nhựa dày. Khi cầm rất chắc tay, bề mặt mũ láng mịn. Được sản xuất bằng hạt nhựa nguyên sinh cao cấp nên rất dễ tạo hình nón. Vỏ nón cũng được trang trí bởi nhiều chi tiết màu sắc khác nhau phù hợp với thị hiếu và nhu cầu sử dụng theo từng độ tuổi.

Lớp đệm bảo vệ làm bằng lõi xốp thường là nhựa EPS, bộ phận này rất quan trọng để bảo vệ não khi xảy ra va chạm, độ dày được thiết kế phù hợp, lõi xốp được lắp cố định vào vỏ nón khó tách rời, ôm vừa sát đầu người sử dụng nhằm bảo vệ an toàn. Lớp đệm lót làm bằng vải mềm tạo cảm giác êm ái và dễ chịu khi đội mũ.

Quai cài thường được sản xuất từ sợi tổng hợp chất lượng cao, có miếng giữ cằm để cố định mũ, độ dài quai đeo linh hoạt, phần khóa quai chắc chắn, ăn khớp giúp dễ dàng thao tác. Ngoài ra một số loại mũ còn có thêm kính chắn gió, đệm lót cổ.

Mũ bảo hiểm được phân thành các loại cơ bản gồm mũ trùm kín đầu, 3/4 đầu và nửa đầu. Mũ bảo hiểm trùm kín đầu là loại mũ an toàn nhất, nó ôm trọn phần đầu, phần mặt và phần hộp sọ người sử dụng. Loại mũ này có khe hở ở vành đai và lỗ thông khí bên trong. Nó bảo vệ tối đa người lái nhưng thường nặng và khá cồng kềnh, rất thích hợp cho những chuyến đi xa trên đường quốc lộ đặc biệt là các phượt thủ.

Mũ 3/4 đầu dạng to, tròn, phủ kín phần sau sọ não nhưng thiếu thành chắn cằm và kính che mắt. Nên bụi, gió, mưa và vật nhỏ có thể bay vào mắt, loại này thích hợp để đi làm hàng ngày. Loại mũ nửa đầu không có các bộ phận ốp vào tai, không có kính lá chắn và ngắn ở phần sau đầu. Thích hợp khi di chuyển ở quãng đường ngắn. Khi sử dụng hai loại này cần trang bị thêm kính để bảo vệ mắt, ưu điểm của chúng là khá nhỏ gọn, sử dụng thuận tiện dễ dàng bỏ vừa cốp xe và hợp thời trang nên rất được ưa chuộng.

Mũ bảo hiểm rất hữu ích với chúng ta, bạn hãy thử tưởng tượng xem mình ra ra sao nếu đầu va đập trực tiếp vào nền bê tông. Đội mũ sẽ làm giảm va đập và chấn thương sọ não, giảm thiểu nguy cơ gây tử vong. Đặc biệt, cần sử dụng đúng cách, không nên dùng đối phó hay thiếu hiểu biết, không nên đội mũ mà không cài quai vì như vậy khi gặp tai nạn, mũ văng ra sẽ gây ra gây nguy hiểm cho người đi đường.

Khi đội mũ lên đầu cần kiểm tra xem quai mũ có vừa vặn không, không nên đội mũ quá rộng hoặc quá chật. Hiện nay, mũ bảo hiểm trôi nổi, hàng giả hàng nhái rất nhiều, những chiếc mũ đó giá dao động chỉ từ bốn mươi đến năm mươi ngàn đồng xuất hiện hàng loạt. Mũ kém chất lượng kèm theo là những hệ quả khó lường, sản xuất bằng nhựa pha, nhựa tái chế nên mỏng, giòn, dễ vỡ khi va đập, gây nguy hiểm.

Vì vậy nên chọn lựa cho mình một chiếc mũ đảm bảo chất lượng, khi mua nên kiểm tra mũ cẩn thận, mũ đạt chất lượng là mũ có dấu CR, tên cơ sở sản xuất hoặc địa chỉ nhập khẩu, có giấy bảo hành chính hãng. Không nên vì lợi ích trước mắt, tiết kiệm vài nghìn đồng mà tự gây nguy hiểm cho bản thân.

Hãy là người lựa chọn thông minh để giữ an toàn trên mỗi hành trình. Bên cạnh đó, cũng nên vệ sinh chiếc mũ xinh xắn của mình đúng cách nhé, cần vệ sinh lớp trong một đế hai tuần một lần, tránh để mũ va đập nhiều sẽ làm chất lượng mũ giảm xuống. Với lớp lót trong bạn nên giặt bằng dầu gội đầu, phơi khô để sử dụng tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu khi đội mũ. Đối với những chiếc mũ đã sử dụng quá lâu, nên thay mới để đảm bảo an toàn các bạn nhé.

Thiết nghĩ, xã hội ngày càng phát triển, nhiều người lại vì lợi nhuận trước mắt mà sẵn sàng kiếm lợi trên mạng sống của con người. Vì vậy, cần xử lí nghiêm những sai phạm của các nhà sản xuất chạy theo lợi nhuận. Đồng thời phải ý thức được tầm quan trọng của nó, nhiều bạn vẫn sợ tóc rối, sự xấu, sợ mất thời trang mà không đội mũ, đó là một sai lầm lớn.

Mỗi chúng ta phải ý thức hơn trong việc sử dụng chiếc mũ thân yêu này, đó chính là người dũng sĩ bảo vệ chúng ta và mọi người tham gia giao thông. Vì một xã hội tốt đẹp hơn nhé!

“Trên các tuyến đường xa gần bất kểDẫu ngày hay đêm ta đừng quên nhéĐội mũ bảo hiểm bảo vệ chính taCùng toàn xã hội giảm dần tai nạn.”

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm - Mẫu 3

Chỉ cần bước chân ra đường là chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh những chiếc mũ bảo hiểm song hành cùng với những người tham gia giao thông bằng xe máy, xe mô tô. Trong Luật Giao thông mà Nhà nước ta đã ban hành cũng có điều luật yêu cầu những người tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm. Không phải vì là luật nên mọi người mới sử dụng mũ bảo hiểm mà vì hầu hết chúng ta đều ý thức được tầm quan trọng của sản phẩm này.

Mũ bảo hiểm là một loại mũ đặc biệt dùng để bảo vệ đầu của con người. Nếu chẳng may trong quá trình tham gia giao thông gặp phải tai nạn thì chiếc mũ sẽ giúp giảm chấn thương cho vùng đầu. Cấu tạo của một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn sẽ có 3 phần là vỏ ngoài, lớp lót trong và các phụ kiện đi kèm theo như quai mũ, kính chắn gió. Vỏ mũ được làm từ vật liệu nguyên sinh như nhựa tổng hợp và có độ bền cao. Chúng được làm gia công bằng sợi cacbon tăng độ bền và độ nhẹ cho chiếc mũ. Bên trong lớp vỏ là một lớp lót làm từ loại xốp cao cấp nén tỉ trọng cao. Nhờ vậy mà mũ không bị ảnh hưởng nhiều khi có tác động lực mạnh. Phần trong của mũ được thiết kế những khe thông gió. Chúng được thiết kế một cách khoa học giúp cho người tham gia giao thông cảm thấy thoải mái khi đội mũ. Phần trước của mũ có mui chắn giúp cản trở bụi bẩn, che chắn cho đôi mắt khỏi bụi bẩn ngoài đường và vẫn giúp cho người đội có thể quan sát được đường trong quá trình di chuyển.

Phía dưới của mũ bảo hiểm chính là quai mũ giúp cố định mũ trên đầu. Quai mũ có thể điều chỉnh sao cho vừa vặn với đầu của người đội. Khi đội mũ không nên để quai quá rộng nhưng cũng không nên cài quá chặt. Quai mũ thường được làm bằng dây dù vừa rẻ lại vừa bên. Một số loại mũ sử dụng dây da cao cấp hơn. Phần quai mũ được chia ra làm 2 phần có thể gắn vào hoặc tháo ra nhờ một cái nắp cài giống như nắp cặp của học sinh. Có một miếng cao su hay nhựa dẻo được gắn trên sợi dây có thể di động được sao cho vừa vặn với phần cằm. Bên cạnh đó, trên sợi dây cũng có một khớp nối để người sử dụng tùy chỉnh sao cho sợi dây sau khi cài ôm vừa vặn lấy đầu. Khi đội mũ, chỉ cần đặt mũ lên đầu rồi cài quai lại là xong.

Hiện nay có nhiều loại mũ bảo hiểm khác nhau chính vì vậy mà hình dáng mũ cũng đa dạng. Phổ biến nhất vẫn là 2 loại mũ nửa đầu và mũ trùm kín đầu. Mũ trùm kín đầu to và nặng nhưng độ an toàn và khả năng bảo vệ đầu cao hơn vì vậy thường được sử dụng khi người tham gia giao thông di chuyển quãng đường dài. Mũ bảo hiểm nửa đầu thì nhẹ hơn, tiện hơn, khi đội cũng không bị bí nhưng mức độ an toàn không được cao như mũ đội cả đầu nên thường được dùng khi người tham gia giao thông di chuyển quãng đường ngắn. Ngoài ra, các nhà sản xuất còn thiết kế riêng mũ bảo hiểm cho cảnh sát, cho dân đi phượt.

Tỉ lệ người dân tham gia giao thông bằng xe máy ở Việt Nam là khá cao, chính vì vậy mà thị trường bán mũ bảo hiểm ở Việt Nam cũng khá phát triển. Nhà sản xuất thì ngày càng tinh tế hơn, nhạy bén hơn khi sản xuất ra rất nhiều loại mũ bảo hiểm khác nhau với mẫu mã đa dạng, bắt mắt. Có những chiếc mũ mang hình dáng rất đáng yêu như superman, con ếch, con thỏ. Mặc dù mũ bảo hiểm là một vật dụng dùng để bảo vệ đầu nhưng không phải chiếc mũ nào cũng như vậy. Hiện nay mũ bảo hiểm bị làm giả, làm nhái rất nhiều và lại được bán với giá rất rẻ. Chính vì vậy mà nhiều người vẫn mua để sử dụng. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là làm thế nào để chọn mua được mũ bảo hiểm chính hãng? Khi chọn mua mũ bảo hiểm bạn cần kiểm tra tem chống hàng giả dán trên mũ. Nếu mũ nhập khẩu còn có thêm tem kiểm tra. Ngoài ra, trên mũ cũng có những thông số về kích thước, ngày sản xuất, địa chỉ sản xuất. Mũ bảo hiểm chính hãng còn có giấy bảo hành của nhà sản xuất. Điều quan trọng khi đi mua mũ là bạn phải chọn mũ vừa vặn với đầu của mình.

Muốn bảo quản chiếc mũ bảo hiểm thì bạn cần nhớ là phải tránh không để phần bên trong của mũ bị ẩm ướt. Mũ của ai thì người đó sử dụng, đội chung mũ sẽ khiến da đầu bị ảnh hưởng. Thỉnh thoảng nên mang mũ đi khử trùng, vệ sinh để cho mũ được sạch sẽ và không làm hôi đầu mỗi lần đội. Nếu trong quá trình sử dụng mũ bảo hiểm nếu thấy mũ có dấu hiệu bị cũ, hư hỏng thì cần thay ngay hoặc nếu đã dùng trên 5 năm thì cũng nên thay mới.

Mũ bảo hiểm giống như một thiên thần hộ mệnh giúp cho con người được bảo vệ. Chính vì vậy, con người nhất thiết phải đội những chiếc mũ bảo hiểm chất lượng khi đi ra ngoài, đồng thời cần bảo quản chiếc mũ bảo hiểm cẩn thận.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm - Mẫu 4

Chúng ta dễ dàng bắt gặp được hình ảnh người điều khiển xe máy trên đường phố hôm nay, ai ai cũng đội mũ bảo hiểm. Để có được hình ảnh ngày hôm nay, chính quyền các cấp đã bỏ nhiều công sức mở các chiến dịch tuyên truyền, vận động và nhân dân đã phải trải qua 1 thời gian dài để thích nghi. Vậy nón bảo hiểm có điều gì mà phải mất cả năm trời để vận động, để thích nghi? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!

Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu chiếc mũ được làm bằng da thú rồi đất nước phát triển dần được thay thế bằng kim loại bằng sắt dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh. Vào khoảng 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau như hình trụ hoặc hình chóp thẳng. Thời trung cổ, mũ được cải tiến hơn được làm bằng chất liệu thép nhẹ, che được cả phần cổ. Ngày nay, mũ bảo hiểm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho người lính, nay nó được làm bằng chất liệu nhựa siêu bền có vai trò cần thiết đối với người tham gia giao thông.

Mũ bảo hiểm là loại mũ được cấu tạo đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người khi bị tai nạn giao thông. Mũ cấu tạo gồm ba lớp. Lớp thứ nhất ở bên ngoài là lớp vỏ cứng được làm từ nhựa đặc biệt, cao cấp hơn người ta còn sử dụng sợi carbon siêu nhẹ. Lớp thứ hai là miếng xốp dày để giảm chấn động cho đầu khi bị va đập mạnh. Lớp trong cùng được cấu tạo bằng một chất liệu mềm và thưa để làm thoáng khí và làm êm đầu khi đội mũ. Bên dưới nón là dây quai nón có tác dụng giữ nón chặt vào đầu người sử dụng kể cả khi người sử dụng bị té ngã hay chịu lực tác động khác thì nó vẫn giữ chặt vào đầu người. Dây được may từ sợi dây dù vừa rẻ, bền, chắc hay cao cấp hơn thì dây được làm bằng da. Để giúp cho việc đội nón vào bỏ nón, người ta chia dây thành hai phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc nhưng thao tác tháo mở thì cực kì đơn giản. Trên sợi dây dài được gắn một miếng cao su hay nhựa dẻo có thể di động được phù hợp với vị trí cằm để góp phần giữ chặt nón vào đầu. Trên sợi dây còn có một khớp để có thể nới dây dài ra hoặc thu ngắn lại giúp nón giữ chặt với đầu có các kích thước lớn nhỏ khác nhau.

Mũ bảo hiểm ở một số loại có từ 2 đến 3 lỗ hầm gió để khi di chuyển sẽ tạo ra nguồn gió làm thông thoáng bên trong mũ. Những nước nhiệt đới như Việt Nam ta thì những loại mũ có lỗ thông gió là loại thông dụng nhất vì khí hậu nóng lại phơi nắng lâu nên có một thời gian nón bảo hiểm được ví như “nồi cơm điện” chụp trên đầu. Chính các lỗ thông gió này đã tạo cơ hội cho người sử dụng các loại nón kiểu này cảm thấy thuận tiện hơn khi đội nón. Người ta cấu tạo nón bảo hiểm có lỗ thông gió còn kèm thêm các nút bít để sử dụng thuận tiện vào mùa mưa.

Về hình dạng nón ta thường thấy có hai loại là: nón nửa đầu và nón trùm đầu. Đặc điểm nón nửa đầu là có trọng lượng nhẹ và rẻ hơn so với nón trùm đầu được người dân yêu thích vì nón trùm đầu giống như “nồi cơm điện” úp trên đầu. Phải chăng lúc ban đầu các nón bảo hiểm đều chủ yếu có màu trơn như trắng, đen nhìn rất đơn điệu. Sau này, các nhà sản xuất đã tiếp thị được nhu cầu của người sử dụng nên đã dán decal, in hình, hay làm màu sắc đa dạng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Thậm chí màu sắc, hình ảnh trên nón còn thể hiện cái tôi, cái cá tính riêng của từng người. Ngoài ra, còn có chương trình hướng dẫn cho các bạn trang trí theo cá tính riêng của mình. Qua sự việc này ta thấy nón bảo hiểm đã trở thành một hình ảnh rất thân thiện không thể thiếu được trong cuộc sống của chúng ta.Để tăng thêm tiện ích cho mũ bảo hiểm, các nhà sản xuất đã gắn thêm lưỡi trai ngắn hay kính để che bụi giúp cho nón.

Mũ bảo hiểm được sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ngoài công trình, cần phải chú ý sử dụng mũ, đội mũ lên đầu vừa với đầu mình để lớp trong của mũ có thể ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt tránh trường hợp không cài khuy khi đi xe gió sẽ thổi làm mũ bay có thể gây ra tai nạn giao thông. để chắn bụi mưa gió người ta thường kéo kính xuống để bảo vệ mắt và được an toàn khi đi xe. Nếu tham gia giao thông đối với người đi xe máy không đội mũ bảo hoặc đội mũ không đúng cách thì sẽ vi phạm luật bị cảnh sát giao thông bắt giữ để phạt. Trong tình hình hiện nay, tai nạn giao thông có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu nên khi tham gia giao thông cần đội mũ ở mọi nơi mọi lúc.

Có thể nói chiếc mũ bảo hiểm rất gần gũi, quan trọng đối với mỗi người, nó là bia đỡ đạn cho tính mạng của loài người. Như chúng ta đã biết trong xã hội hiện nay số vụ tai nạn giao thông đã trở thành một con số lớn không những thiệt hại về của mà còn thiệt hại về người. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến tai nạn giao thông và khi đó cần chiếc mũ bảo hiểm nó sẽ làm giảm chấn động do va đập và bảo vệ phần đầu đặc biệt là não. Nó còn dùng để chắn mưa gió, bụi để không cản trở việc an toàn giao thông khi đi trên đường.

Ngày nay, mũ bảo hiểm có những tính năng vượt trội, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Nó đã thực sự trở thành một đồ dùng thiết yếu cho con người, cần nâng niu, bảo vệ chiếc mũ để nó có thể đồng hành với ta khi tham gia giao thông.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm - Mẫu 5

Trong cuộc sống, hình ảnh người tham gia giao thông với chiếc mũ bảo hiểm không còn quá xa lạ với chúng ta. Đội mũ bảo hiểm cũng là một trong những nội quy bắt buộc mà nhà nước chính quyền ban hành trong điều luật giao thông.Vì vậy chiếc mũ bảo hiểm có một vai trò khá quan trọng đối với mỗi người cùng với những lợi ích to lớn của nó.

Về cấu tạo thì mũ bảo hiểm là loại mũ đặc biệt dùng bảo vệ đầu của con người khi bị tai nạn giao thông hay bị va chạm quá mạnh. Mũ bảo hiểm thường cấu tạo bằng ba phần: vỏ ngoài, lớp lót trong và các phụ kiện đi kèm theo (quai mũ, kính chắn gió...). Phần vỏ mũ được làm từ vật liệu nguyên sinh, có độ bền cao. Vỏ mũ được làm từ các loại nhựa tổng hợp chứ không phải kim loại. Phần vỏ này thường được làm gia công bằng sợi cacbon tăng độ bền và độ nhẹ cho chiếc mũ. Lớp lót bên trong mũ được bằng loại xốp cao cấp nén tỉ trọng cao giúp mũ không bị ảnh hưởng khi có tác động lực mạnh. Bên trong mũ được thiết kế những khe thông gió. Những lỗ thông gió này được thiết kế rất khoa học giúp người tham gia giao thông đội mũ bảo hiểm một cách thoải mái và thông thoáng hơn, không tạo cảm giác ngứa ngáy cho da đầu. Phía trước mũ có mui chắn giúp cản trở bụi bẩn, che chắn cho đôi mắt người đội mũ có thể quan sát hình ảnh một cách sắc nét.

Ở dưới nón chính là quai nón, có tác dụng giữ cho nón chắc và chặt vào đầu người khi tham gia an toàn giao thông kể cả khi người sử dụng có bị té ngã hay chịu một lực tác động khác cực mạnh thì nó vẫn sẽ giữ chặt vào đầu người. Dây có thể là loại dây dù, vừa rẻ vừa bền, cũng có thể là loại dây da cao cấp hơn. Cách sử dụng mũ bảo hiểm rất đơn giản vì người ta chia sợi dây thành 2 phần gắn lại với nhau bằng một móc khóa nhựa rất chắc. Một miếng cao su hay nhựa dẻo được gắn trên sợi dây có thể di động được để phù hợp với vị trí cằm. Trên sợi dây đó còn có một khớp nối để người dùng điều chỉnh tùy ý, giúp nón giữ chặt với đầu và phù hợp với người sử dụng.

Có rất nhiều loại mũ nên cũng có đa dạng những hình dạng. Tuy nhiên có lẽ phổ biến nhất là 2 loại mũ : nón nửa đầu và nón trùm hết đầu. Nón trùm hết đầu khá cồng kềnh nhưng ngược lại độ an toàn thì rất yên tâm. Nó bao quanh đầu, có mặt kính an toàn ở tầm mắt nhìn, có khả năng chống bụi, giúp không cho tác nhân bên ngoài bay vào làm tổn hại mắt người nhìn. Loại mũ này không được phổ biến cho lắm, thường dùng cho dân đi phượt, cảnh sát. Ở loại thứ hai là mũ nửa đầu, được dùng phổ biến và dường như là hầu hết. Đúng như cái tên, loài mũ này bảo vệ phần nửa đầu trên của bạn, không có kính nhưng rất nhỏ gọn, và dễ sử dụng.

Đối với một đất nước mà hầu hết các phương tiện giao thông là xe máy như Việt Nam thì thị trường và mặt hàng về mũ bảo hiểm khá phát triển. Ngày nay đời sống nâng cao, nhà sản xuất cũng cho ra rất nhiều các kiểu mũ khác nhau với nhiều những hình ảnh kiểu dáng thẩm mĩ, bắt mắt người mua: chú thỏ, con ếch, superman. Bên cạnh những chiếc mũ an toàn thì cũng có những chiếc mũ không được nghiêm túc, hàng nhái, hàng giả. Đó là chính là một mối quan tâm cho nhiều người dân hiện nay rằng: “phải chọn những mũ bảo hiểm như thế nào?”. Nón bảo hiểm chất lượng phải là nón có tem chống giả được dán bởi bộ kiểm định chất lượng, nếu là hàng nhập khẩu từ nước ngoài thì phải có tem kiểm tra. Trên mũ thường có những thông số về: kích thước, ngày sản xuất, địa chỉ sản xuất. Khi mua đúng mũ chất lượng chúng ta thường có giấy bảo hành từ nhà sản xuất phòng khi mũ có vấn đề trục trặc. Một điều lưu ý nữa, khi mua mũ ta nên chọn những mũ vừa vặn với đầu mình, không nên quá rộng hay quá chật dù có đẹp đến mấy.

Để có thể bảo quản và sử dụng chiếc mũ một cách lâu bền nhất mỗi người cần có những lưu ý cẩn thận. Tránh để mũ ra nơi ẩm ướt rất dễ mốc vải trong lòng mũ và khiếm mũ hôi, bẩn. Không nên đội chung mũ với người khác, điều này rất không tốt cho da đầu ta. Nếu có thời gian rảnh rỗi thì hãy thường xuyên mang mũ ra khử trùng, vệ sinh để đảm bảo cho mũ sạch sẽ cũng như tốt cho da đầu mình mỗi khi sử dụng. Bạn cũng nên thay, mua mũ mới khi chiếc mũ bảo hiểm yêu quý có những dấu hiệu đã cũ ( nứt, bạc màu, đứt quai đeo, đã bị va đập mạnh...) hay đã sử dụng trên 5 năm.

Chiếc mũ bảo hiểm như người bảo hộ cho chúng ta khi bước ra ngoài, là một thiên thần hộ mệnh an toàn, tuy nhiên điều đó cũng phụ thuộc vào sự chọn lựa trong quá trình mua mũ của mỗi người. Hãy trân trọng, và thường xuyên cất giữ cũng như sử dụng để đảm bảo tính mạng cho mình khi tham gia giao thông.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm - Mẫu 6

Nhịp sống của con người càng trở nên hối hả, tấp nập khi phương tiện giao thông ngày càng cải tiến hiện đại. Nhưng một thực trạng giao thông tai nạn giao thông vẫn là mối đe dọa đến tính mạng của con người. Do đó chiếc mũ bảo hiểm ngày càng trở nên quan trọng và gắn bó với cuộc sống của con người.

Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu chiếc mũ được làm bằng da thú rồi đất nước phát triển dần được thay thế bằng kim loại bằng sắt dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh. Vào khoảng 1200 thì chiếc mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau như hình trụ hoặc hình chóp thẳng. Thời trung cổ, mũ được cải tiến hơn được làm bằng chất liệu thép nhẹ, che được cả phần cổ. Ngày nay, mũ bảo hiểm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho người lính, nay nó được làm bằng chất liệu nhựa siêu bền có vai trò cần thiết đối với người tham gia giao thông.

Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm đơn giản gồm: lớp vỏ ngoài cùng, lớp vỏ bên trong và quai. Lớp vỏ ngoài cùng được làm bằng nhựa siêu bền và được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc, chiếc mũ có kích thước, hình dáng khác nhau, tùy theo từng lứa tuổi mà người ta cho ra đời nhiều loại mũ đa dạng phong phú phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng, lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp, quai mũ có khóa cài chắc chắn để cố định mũ. Ngoài ra nhiều loại mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt ở phía trước, kính có thể gấp lên trên đỉnh mũ. Trên thị trường hiện nay có nhiều loại mũ bảo hiểm với nhiều hãng sản xuất khác nhau tạo ra một không gian rộng rãi để khách hàng có thể tha hồ lựa chọn những chiếc mũ mà mình ưa chuộng, để tăng tính thời trang, một số người nhất là lớp trẻ họ thường chọn loại mũ có màu sắc đẹp, sáng, có trang trí nhỏ và không có kính.

Mũ bảo hiểm được sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ngoài công trình, cần phải chú ý sử dụng mũ, đội mũ lên đầu vừa với đầu mình để lớp trong của mũ có thể ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt tránh trường hợp không cài khuy khi đi xe gió sẽ thổi làm mũ bay có thể gây ra tai nạn giao thông. để chắn bụi mưa gió người ta thường kéo kính xuống để bảo vệ mắt và được an toàn khi đi xe. Nếu tham gia giao thông đối với người đi xe máy không đội mũ bảo hoặc đội mũ không đúng cách thì sẽ vi phạm luật bị cảnh sát giao thông bắt giữ để phạt. Trong tình hình hiện nay, tai nạn giao thông có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu nên khi tham gia giao thông cần đội mũ ở mọi nơi mọi lúc.

Có thể nói chiếc mũ bảo hiểm rất gần gũi, quan trọng đối với mỗi người, nó là bia đỡ đạn cho tính mạng của loài người. Như chúng ta đã biết trong xã hội hiện nay số vụ tai nạn giao thông đã trở thành một con số lớn không những thiệt hại về của mà còn thiệt hại về người. Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến tai nạn giao thông và khi đó cần chiếc mũ bảo hiểm nó sẽ làm giảm chấn động do va đập và bảo vệ phần đầu đặc biệt là não. Nó còn dùng để chắn mưa gió, bụi để không cản trở việc an toàn giao thông khi đi trên đường.

Ngày nay, mũ bảo hiểm có những tính năng vượt trội, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Nó đã thực sự trở thành một đồ dùng thiết yếu cho con người, cần nâng niu, bảo vệ chiếc mũ để nó có thể đồng hành với ta khi tham gia giao thông.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm - Mẫu 7

Cuộc sống của chúng ta ngày càng hiện đại và phát triển không ngừng, kéo theo đó là giao thông xe cộ đi lại trên đường ngày một đông đúc. Với một nước di chuyển chủ yếu bằng xe máy như Việt Nam chúng ta, thì mũ bảo hiểm là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình.

Mặc dù là một đồ dùng phổ biến, có lẽ ít ai biết được nguồn gốc của mũ bảo hiểm. Thực chất, mũ bảo hiểm đã xuất hiện từ rất lâu rồi, khoảng hơn 1000 năm trước. Chiếc mũ bảo hiểm ban đầu được làm bằng da, sau nhiều lần cải biến chuyển sang kim loại và sắt. Ngày trước, mũ bảo hiểm chủ yếu dùng cho những người lính, chiến sĩ. Năm 1200, mũ chuyển sang hoàn toàn làm bằng sắt, che kín cổ theo phong cách xưa. Sau nhiều quá trình thay đổi cho phù hợp, chiếc mũ bảo hiểm ngày nay được thiết kế nhỏ gọn và thích hợp hơn. Nó có cấu trúc khá đơn giản, phần vỏ ngoài được làm từ nhựa cứng siêu bền, hình bán cầu ôm sát đầu rất tiện lợi. Hơn nữa, mũ có rất nhiều màu sắc và kích thước khác nhau đa dạng phù hợp với từng đối tượng theo lứa tuổi và sở thích. Bên trong mũ thường có một lớp xốp, sau đó đến một lớp vải dày. Lớp vải này thường có những phần lưới để khi đội mũ trong thời gian dài, tóc sẽ không bị bí gây khó chịu. Quai mũ cũng là một chi tiết rất quan trọng, giúp cố định mũ với cơ thể thường đội. Quai mũ làm bằng dây vải bền và chắc, có khuy cài rất tiện lợi.

Nhìn chung, chiếc mũ bảo hiểm ngày nay rất nhỏ gọn mà vẫn giữ được đầy đủ tiêu chuẩn. Hiện tại, theo nhu cầu sử dụng, mũ bảo hiểm được thiết kế thêm nhiều phụ kiện khác đi kèm. Phổ biến nhất là chiếc mũ bảo hiểm thông thường với một lưỡi chai nhỏ ở đầu mũ. Ngoài ra, với những người đi xe đường dài thường có thêm kính đằng trước để chắn bụi, mưa gió chiếc kính này thiết kế linh hoạt, có thể đẩy lên gập xuống, cũng có thể tháo ra khi không cần thiết. Đối với một số người hay chơi xe mô tô, họ thường sử dụng những chiếc mũ có kính cỡ lớn hơn, bao phủ được cả tai xuống đến cổ. Mũ bảo hiểm rất dễ sử dụng, tháo quai cài, đội mũ lên đầu sao cho thật thoải mái, vừa vặn, rồi cài quai lại. Chú ý khi đeo nên chỉnh dây quai mũ sao cho phù hợp với mình, nếu quai mũ quá chặt sẽ gây cảm giác khó chịu, ngược lại nếu quá lỏng mũ sẽ dễ bị rơi. Mũ bảo hiểm tuy nhỏ nhưng lại là vật dụng hết sức quan trọng trong việc bảo vệ con người, thường được dùng cho công nhân công trường hoặc cho những ai tham gia giao thông. Mũ bảo hiểm vừa tránh nắng mưa, hơn hết là để giảm chấn động đầu, đặc biệt là vùng não nếu không may xảy ra va đập. Thời gian đầu khi mới được đưa vào sử dụng phổ biến thành luật giao thông, người dân rất ngại đội mũ bảo hiểm, tuy nhiên qua thời gian, mọi người đã ý thức được tầm quan trọng của vị cứu tinh này. Nhờ có mũ bảo hiểm, bao nhiêu tính mạng con người đã được bảo vệ an toàn.

Sự phát triển không ngừng như hiện tại của xã hội, các phương tiện giao thông cũng đa dạng hơn rất nhiều, ở nhiều nước ô tô là phương tiện di chuyển chủ yếu. Tuy nhiên, tầm quan trọng của mũ bảo hiểm chưa bao giờ bị mất đi, đây vẫn là một vật dụng cần thiết để mỗi chúng ta tự bảo vệ lấy chính mình và những người thân, để có một xã hội văn minh và tốt đẹp hơn.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm - Mẫu 8

Ngày nay, việc tham gia giao thông là điều khó có thể tránh khỏi khi mà người ta cần ra đường thường xuyên để thực hiện những công việc của mình. Song, rất nhiều cảm thấy lo sợ khi việc va chạm giữa các phương tiện giao thông rất dễ xảy ra. Để bảo vệ an toàn cho mọi người Chiếc nón bảo hiểm ra đời với những công dụng đặc biệt

Mũ bảo hiểm là một dạng mũ được sử dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội phòng khi có va đập lúc sử dụng các phương tiện như xe đạp, đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa... (với nghĩa này, ở Việt Nam, người ta gọi bóng gió là "nồi cơm điện"). Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hơn, mũ bảo hiểm còn có thể được dùng để gọi chung những loại mũ sắt, mũ cối trong quân đội, các loại mũ bảo vệ người chơi thể thao hay các loại mũ bảo hộ lao động

Theo truyền thống, mũ bảo hiểm được làm bằng các loại nhựa tổng hợp như ABS, HDPE nhưng vào khoảng mấy chục năm đổ lại đây, chất liệu đã được thay thế bằng Sợi Carbon vì độ bền cao và nhẹ hơn nhựa. Sự thúc đẩy, khuyến khích thậm chí là bắt buộc mọi người đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông từng là một đề tài nóng trong một thời gian dài. Đến nay, nhiều quốc gia đã áp dụng luật này. Tại Việt Nam, từ ngày 15 tháng 12 năm 2007 bắt đầu bắt đội mũ bảo hiểm đối với người sử dụng xe máy, xe máy điện, mô tô khi tham gia giao thông trên tất cả các tuyến đường.

Về cấu tạo lớp vỏ được làm bằng loại nhựa cứng, phải được làm rất chắc, bền để khi bị va đập không bị bể. Lớp lót bên trong là đệm bằng xốp rất mềm để bảo vệ đầu khi có va chạm. Quai cài và có miếng giữ cằm để cố định mũ được nối liền vào hai bên hông mũ, khi cột lại thì ôm sát vào cằm để đảm bảo khi đội không bị xê dịch. Kính chắn gió làm từ nhựa trong suốt, được gắn ở trên cùng, có thể kéo lên kéo xuống tùy ý người đội. Mũ bảo hiểm nhìn chung có ba loại chính. Loại đầu tiên là loại che cả đầu và cả hàm, giúp bảo vệ toàn bộ phần đầu, thường được sử dụng khi đi những loại xe phân khối lớn để bảo vệ đầu tốt nhất. Đồng thời, loại mũ này có ưu điểm khi đi mưa có thể không làm ướt mặt, ướt đầu. Tuy nhiên, giá thành của loại mũ này khá cao và khá cồng kềnh cho di chuyển. Loại thứ hai là loại che đầu và tai. Loại này có công dụng khá giống với loại một, nhưng nếu người sử dụng ngã về phía trước thì hoàn toàn trở nên vô dụng. Loại thứ ba thông dụng hơn là loại chúng ta vẫn sử dụng hàng ngày, đó là loại mũ chỉ che nửa đầu. Loại này có rất nhiều mẫu mã và hình sáng khác nhau. Đặc điểm chung của chúng là rất gọn gàng, nhỏ nhẹ và hợp thời trang,giá thành vừa phải cho người sử dụng. Mặc dù vậy, độ bảo vệ của nó bị giới hạn hơn so với 2 loại trên.

Chọn mũ bảo hiểm cũng phải biết cách chọn để có thể bảo vệ bản thân mình tốt nhất. Mua nón phải thử sao cho vành phải vừa đầu, không chật quá sẽ gây căng thẳng cho đầu, rộng qua sẽ không cố định được mũ. Quai mũ phải vừa với cằm, nếu không vừa có thể điều chỉnh lại bằng khóa dịch chuyển ở bên hông.

Bảo quản mũ bảo hiểm không cần quá cầu kỳ. Khi sử dụng xong có thể cất vào gọn một chỗ hoặc treo lên giá đều được. Thỉnh thoảng thời gian dùng lâu hay đi mưa có thể gây ẩm, hôi, có thể tháo lớp mút bên trong để giặt giũ, vệ sinh cho sạch sẽ.

Mũ bảo hiểm là đồ vật rất quan trọng cho cuộc sống hiện đại. hãy biết cách sử dụng nó để cuộc sống của chúng ta được bảo vệ đầy đủ.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm - Mẫu 9

Mũ bảo hiểm xuất hiện từ ngàn năm trước, lúc đầu chiếc mũ được làm bằng da thú rồi đất nước phát triển dần được thay thế bằng kim loại bằng sắt dùng cho binh lính trong các cuộc chiến tranh.

Vào khoảng 1200 thì mũ hoàn toàn làm bằng sắt với những hình dáng khác nhau như hình trụ hoặc hình chóp thẳng. Thời trung cổ, mũ được cải tiến hơn được làm bằng chất liệu thép nhẹ, che được cả phần cổ. Ngày nay, mũ bảo hiểm được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hàng ngày chứ không đơn thuần là dùng để trang bị cho người lính, nay nó được làm bằng chất liệu nhựa siêu bền có vai trò cần thiết đối với người tham gia giao thông.

Cấu tạo của chiếc mũ bảo hiểm đơn giản gồm: lớp vỏ ngoài cùng, lớp vỏ bên trong và quai. Lớp vỏ ngoài cùng được làm bằng nhựa siêu bền và được phủ một lớp bóng với nhiều màu sắc. Chiếc mũ có kích thước, hình dáng khác nhau, tùy theo từng lứa tuổi mà người ta cho ra đời nhiều loại mũ đa dạng phong phú phù hợp với thị yếu của người tiêu dùng. Lớp lót bên trong thường được làm bằng vật liệu mềm xốp, quai mũ có khóa cài chắc chắn để cố định mũ. Ngoài ra nhiều loại mũ bảo hiểm có kính để che gió trong suốt ở phía trước, kính có thể gấp lên trên đỉnh mũ.

Trên thị trường hiện nay có nhiều loại mũ bảo hiểm với nhiều hãng sản xuất khác nhau tạo ta một không gian rộng rãi để khách hàng có thể tha hồ lựa chọn những chiếc mũ mà mình ưa chuộng, để tăng tính thời trang, một số người nhất là lớp trẻ họ thường chọn loại mũ có màu sắc đẹp, sáng, có trang trí nhỏ và không có kính.

Mũ bảo hiểm được sử dụng khi tham gia giao thông khi làm việc ngoài công trình, cần phải chú ý sử dụng mũ, đội mũ lên đầu vừa với đầu mình để lớp trong của mũ có thể ôm sát lấy đầu, khi đội mũ phải cài khóa, khóa phải vừa sát cằm không quá rộng và cũng không quá chặt tránh trường hợp không cài khuy khi đi xe gió sẽ thổi làm mũ bay có thể gây ra tai nạn giao thông. để chắn bụi mưa gió người ta thường kéo kính xuống để bảo vệ mắt và được an toàn khi đi xe.

Nếu tham gia giao thông đối với người đi xe máy không đội mũ bảo hoặc đội mũ không đúng cách thì sẽ vi phạm luật bị cảnh sát giao thông bắt giữ để phạt. Trong tình hình hiện nay, tai nạn giao thông có thể xảy ra ở bất cứ nơi đâu nên khi tham gia giao thông cần đội mũ ở mọi nơi mọi lúc.

Có thể nói chiếc mũ bảo hiểm rất gần gũi, quan trọng đối với mỗi người, nó là bia đỡ đạn cho tính mạng của loài người. Như chúng ta đã biết trong xã hội hiện nay số vụ tai nạn giao thông đã trở thành một con số lớn không những thiệt hại về của mà còn thiệt hại về người.

Có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến tai nạn giao thông và khi đó cần chiếc mũ bảo hiểm nó sẽ làm giảm chấn động do va đập và bảo vệ phần đầu đặc biệt là não. Nó còn dùng để chắn mưa gió, bụi để không cản trở việc an toàn giao thông khi đi trên đường.

Ngày nay, mũ bảo hiểm có những tính năng vượt trội, gọn nhẹ, dễ sử dụng. Nó đã thực sự trở thành một đồ dùng thiết yếu cho con người, cần nâng niu, bảo vệ chiếc mũ để nó có thể đồng hành với ta khi tham gia giao thông.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm - Mẫu 10

Yếu tố đảm bảo sự an toàn cho con người trong mọi hoạt động của cuộc sống luôn là yếu tố thiết yếu và được đề cao. Trong mọi công việc từ nhỏ bé đến lớn lao vĩ đại, mà đặc biệt là các hoạt động thường ngày, luôn có những sản phẩm, thiết bị dùng để bảo vệ sức khỏe, thậm chí là mạng sống của con người. Nếu con người sử dụng các hóa chất phải có khẩu trang, bao tay; chơi thể thao phải đeo những đệm mút bảo vệ đầu gối, khuỷu tay; thì khi tham gia giao thông, hay trong một số hoạt động đặc biệt, mũ bảo hiểm là vật dụng không thể thiếu, mà đặc biệt quan trọng và cần thiết.

Thực chất, mũ bảo hiểm được ghi nhận là xuất hiện cùng thời với chiến tranh. Trong những trận chiến, trước cả gươm, giáo, quân đội Ba Tư đã tìm cho mình một vật dụng bảo vệ phần đầu, đó là chiếc mũ. Thuở sơ khai, mũ được làm bằng da, rồi rèn bằng sắt, đến thời La Mã thì mũ được làm bằng đồng, và thời đại phát triển, chiếc mũ cũng thay da đổi thịt và đến giờ thì có đa dạng mẫu mã, hình dáng, màu sắc. Và ngày nay, mũ bảo hiểm không chỉ được sử dụng trong quân đội, mà trong nhiều ngành nghề, công việc khác nhau, cần bảo vệ phần đầu, như trong thể thao, trong các ngành về điện, và đặc biệt người tham gia giao thông sử dụng phương tiện xe đạp, xe máy bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm theo quy định của pháp luật để tránh những tai nạn đáng tiếc.

Chiếc mũ bảo hiểm tuy là vật dụng quen thuộc, nhưng không phải ai cũng nắm rõ cấu tạo của nó. Mũ bảo hiểm được thiết kế theo hình cầu, hoặc hình tròn để ôm trọn và vừa phần đầu của người sử dụng. Cấu tạo chính của một chiếc mũ gồm ba lớp: Lớp vỏ ngoài, lớp vỏ thứ hai và lớp trong cùng, đồng thời cũng có thêm một số chi tiết cũng khá quan trọng như quai mũ, kính chắn gió, miếng lót cổ. Thứ bắt mắt chúng ta bởi một chiếc mũ bảo hiểm có lẽ là lớp vỏ ngoài, lớp vỏ này được làm từ nhựa cứng siêu bền, được sơn nhiều màu sắc, in nhiều họa tiết, hoa văn khác nhau, khiến cho chiếc mũ trở nên thời trang hơn, phù hợp với nhiều lứa tuổi, sở thích của nhiều người. Lớp vỏ thứ hai ngay sau lớp nhựa cứng là một lớp đệm - một lớp xốp để làm giảm lực tác động khi đầu bị va chạm. Còn lớp trong cùng mà nhiều người có thể nhầm với lớp vỏ thứ hai là lớp làm bằng vải mềm nhằm mục đích êm đầu khi đội mũ, và giảm lực tổn thương nhiều nhất có thể khi bị va chạm. Bên cạnh đó, phần quai đeo thường khá dài, có thể điều chỉnh độ dài, ngắn phù hợp với người sử dụng. Phần quai đeo thường được sử dụng là màu đen, với phần khóa cài làm từ nhựa, dây quai là đan từ những sợi tổng hợp. Trên quai mũ, thường có miếng giữ cằm để cố định mũ. Khi đội mũ, chúng ta phải chỉnh dây đeo sao cho, miếng giữ cằm cân đối với cằm ta, thì mới là mũ vừa. Ngoài ra, một số loại mũ có kính chắn gió, thì miếng kính chắn gió này được làm từ nhựa cứng trong suốt để không cản trở tầm nhìn của người sử dụng.

Mũ bảo hiểm có thể nói là vật dụng rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, bởi lẽ vai trò và công dụng mà nó mang đến rất trọng yếu. Trên cơ thể con người, phần đầu với vị trí của bộ não là vùng đặc thù cần được bảo vệ cẩn thận, bởi không chỉ nơi đây là trung ương thần kinh, mà còn là vùng dễ bị tổn thương. Vì thế việc đội mũ bảo hiểm có thể giúp con người giảm nguy cơ chấn thương sọ não khi phần đầu bị va chạm, bởi với kết cấu chắc chắn như trên, mũ bảo hiểm sẽ giảm va đập và hấp thu chấn động do sự va chạm mạnh từ các đồ vật hoặc do ngã xuống đường. Từ đó mà tỉ lệ tử vong đáng tiếc sẽ giảm, tính mạng của con người cũng được bảo đảm hơn một phần. Từ năm 2007, khi điều lệ đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông được đưa vào bộ luật của Việt Nam, thì tỉ lệ chấn thương sọ não do tai nạn giao thông xác thực là đã giảm đáng kể.

Mũ bảo hiểm cũng được chia thành bốn loại chủ yếu. Một là mũ bảo hiểm nửa đầu, chiếc mũ này dùng để bảo vệ phần nửa đầu trên, để người dùng có thể nghe thấy âm thanh khi di chuyển để phản xạ kịp thời, loại mũ này thường được sử dụng để đi chặng đường dài. Hai là mũ bảo hiểm có kính chắn gió, như tên gọi, loại mũ này sẽ có miếng kính chắn trước mặt, để tránh lực cản của gió, bụi bặm, giúp tầm nhìn của người sử dụng được thoáng, và bảo vệ cả đôi mắt. Loại thứ ba là mũ bảo hiểm có lỗ thông gió, trên chiếc mũ thường là ở phía sau đầu sẽ được thiết kế một cái lỗ để khiến phần đầu thoáng, và khô mồ hôi, khi đội mũ. Tuy nhiên cũng có những chiếc mũ, mà lỗ thông gió được thiết kế khác nhau, nên khi mua, ta cần hỏi kỹ nhà sản xuất xem lỗ thông gió sử dụng như nào. Và cuối cùng là mũ bảo hiểm ôm hết phần mặt, đây là loại mũ chuyên dùng cho dân phượt và những người đi xe phân phối lớn, chiếc mũ khá là dày và có thể bảo vệ hết phần đầu, và phần mặt tới cằm của người sử dụng, đồng thời cản gió, cản bụi khá tốt, loại mũ này không thường được sử dụng hằng ngày, bởi khá cồng kềnh và đắt.

Như vậy, ta có thể thấy mũ bảo hiểm tuy là vật dụng vô cùng quen thuộc nhưng cũng tương đối quan trọng trong cuộc sống hằng ngày. Đôi khi, nhờ có chiếc mũ bảo hiểm mà ta đã lướt qua mặt diêm vương lại được kéo về. Vì thế, mỗi người hãy lựa chọn cho mình một chiếc mũ bảo hiểm phù hợp về cả chất lượng, kiểu dáng và màu sắc phù hợp sở thích, để sử dụng cũng chính là bảo vệ không chỉ bản thân mà còn là bảo vệ mọi người xung quanh.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm - Mẫu 11

Khi điều khiển phương tiện giao thông thì chúng ta không thể thiếu một dụng cụ hết sức quan trọng, đó chính là mũ bảo hiểm đội đầu. Mũ bảo hiểm giao thông như là một người bạn của chúng ta và sẵn sàng bảo vệ chúng ta khi chúng ta đội nó. Vì vậy mũ bảo hiểm giao thông có vai trò to lớn đối với mỗi người. Từ khi mũ bảo hiểm giao thông bắt buộc phải sử dụng đã làm hạn chế tai nạn giao thông, giảm đáng kể số trường hợp tử vong do tai nạn giao thông gây ra.

Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa… Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hơn, mũ bảo hiểm còn chỉ đến những loại mũ có chức năng bảo vệ phần đầu được sử dụng trong lao động và trong hoạt động thể thao.

Mũ bảo hiểm giao thông được ra đời từ một câu chuyện đáng thương của trung tá Thomas Edward Lawrence. Trong một lần lái xe, Edward Lawrence vì tránh hai đứa trẻ mà bị tai nạn. Kết quả, ông mất lái, văng xuống đường và cuộc đời ông kết thúc tại đây.

Cái chết của ông được các bác sĩ chăm sóc ông, trong đó có nhà phẫu thuật thần kinh Hugh Cairns nghiên cứu rất kĩ lưỡng. Bác sĩ Hugh Cairns bị ấn tượng bởi tai nạn của Lawrence và tiến hành một loạt nghiên cứu. Từ nghiên cứu của ông đã dẫn đến việc phát minh mũ bảo hiểm để sử dụng khi đi xe máy, mô tô,…

Về cấu tạo: lúc ban đầu, mũ được chế tạo từ kim loại nên khá nặng nề. Sau này, khi vật liệu mới phát triển, người ta đã có thể làm ra những chiếc mũ nhẹ hơn nhưng có tác dụng bảo vệ tốt hơn.

Mũ được cấu tạo bởi 3 loại vỏ: lớp vỏ ngoài, lớp đệm mềm, lớp lót và quai đeo. Lớp vỏ ngoài làm bằng nhựa cứng siêu bền, có chức năng chống va đập mạnh. Lớp thứ 2 làm bằng nhựa tổng hợp chứ không phải là kim loại, loại nhựa này thường được gia công bằng sợi carbon làm tăng độ bền và nhẹ. Lớp lót bên trong làm từ loại xốp cao cấp được nén tỉ trọng cao nên giúp mũ không bị ảnh hưởng gì khi có lực tác động vào, bảo vệ đầu khi có va đập mạnh.

Kết nối với phần cứng là một dây cài giúp giữ chặt nón vào đầu người khi tham gia giao thông. Bộ phận này có vai trò giữ chặt mũ trên đầu để không bị lệch khi đi xe và không văng ra khỏi đầu khi có sự cố xảy ra. Khi muốn tháo ra chỉ cần bấm mạnh hai bên của nút cài thì sẽ tháo được. Trên dây cài có một thiết bị nới giúp nới dây lỏng hay siết để mũ vừa với đầu mình.

Ngoài ra, mũ còn được thiết kế thêm cái kính chắn gió phía trước giúp mặt mình không bị gió thổi vào hay bụi bay vào làm cản trở tầm nhìn của mình. Trên quai đeo ngay phần cằm cổ có một miếng đệm giúp giữ chặt mũ.

Đối với một đất nước mà hầu hết các phương tiện giao thông là xe máy như Việt Nam thì thị trường và mặt hàng về mũ bảo hiểm khá phổ biến. Nhằm đáp ứng thị hiếu và nhu cầu người sử dụng, các nhà sản xuất cũng cho ra các kiểu mũ có nhiều hình dạng khác nhau với các hình vẽ ngộ nghĩnh như: con ếch, doraemon, superman,….

Chất lượng bảo vệ đầu của mũ phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu sản phẩm, cách sử dụng sản phẩm nên giá thành cũng khác nhau. Tại Việt Nam, một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng giá từ 250.000 nghìn trở lên. Những chiếc mũ giá rẻ thì chất lượng kém, không có giá trị bảo vệ khi tai nạn xảy ra. Nhờ có sự có mặt của mũ bảo hiểm, số người tử vong vì tai nạn giao thông giảm đáng kể một phần do không chấp hành nội quy, và một phần do không đội nón bảo hiểm.

Mũ bảo hiểm giao thông có tác dụng làm giảm va đập và hấp thụ chấn động do va đập giảm xung động, giảm nguy cơ gây chấn thương sọ não và các trường hợp tử vong do chấn thương phần đầu gây ra bởi tai nạn giao thông. Nhờ phần kính chắn gió bảo vệ, tầm nhìn của người điều khiển phương tiện cũng tốt hơn, giúp chủ động trong các trường hợp nguy hiểm. Chiếc mũ đội đầu còn có vai trò làm đẹp hơn hình ảnh người tham gia giao thông.

Bên cạnh những chiếc mũ an toàn thì cũng có những chiếc mũ kém chất lượng, hàng nhái, hàng giả. Đó chính là mối quan tâm cho nhiều người dân hiện nay. Nón bảo hiểm chất lượng phải là nón có tem chống giả được dán bởi bộ kiểm định chất lượng, nếu là hàng nhập khẩu từ nước ngoài thì phải có tem kiểm tra. Trên mũ thường có những thông số về: kích thước, ngày sản xuất, địa chỉ sản xuất…Khi mua đúng mũ chất lượng chúng ta thường có giấy bảo hành từ nhà sản xuất phòng khi mũ có vấn đề trục trặc.

Khi sử dụng mũ bảo hiểm, để mũ bảo vệ bạn tốt hơn hãy lưu ý: Không để mũ va đập mạnh với vật cứng hoặc làm rơi mũ xuống nền cứng. Phải sử dụng loại mũ có cỡ phù hợp với cỡ đầu của mình, vì như vậy mũ mới có thể bảo vệ được cho người đội. Khi đội mũ, quai đeo phải được cài khoá cẩn thận và điều chỉnh độ căng chặt phù hợp với người đội để tránh cho mũ không bị văng ra khỏi đầu khi gặp tai nạn. Tránh để mũ ở nơi ẩm ướt vì nó sẽ làm chốc vải bên trong khiến bốc mùi. Làm vệ sinh thường xuyên để mũ sạch sẽ, bảo vệ tóc và da đầu của bạn. Bạn cũng nên thay mũ khi (quai đeo đứt, bạc màu, móp,..) hoặc đã sử dụng trên 5 năm để đảm bảo an toàn nhé.

Mũ bảo hiểm giao thông là một đồ dùng rất quan trọng, không thể thiếu khi tham gia giao thông trên đường. Mũ không những giúp bảo vệ con người mà còn tạo nên ý thức văn hóa trong tham gia giao thông của con người.

Mũ bảo hiểm có vai trò to lớn đối với mỗi người chúng ta. Chúng cứ như những người bảo vệ đi theo bảo vệ ta khi điều khiển phương tiện giao thông. Vì thế, hãy sử dụng, trân trọng và giữ gìn nó khi tham gia giao thông để bảo vệ tính mạng của chúng ta.

Thuyết minh về chiếc mũ bảo hiểm đầy đủ nhất

Thuyết minh mũ bảo hiểm hay nhất
Thuyết minh mũ bảo hiểm hay nhất

Thuyết minh về mũ bảo hiểm - Mẫu 1

Những người tham gia giao thông đi xe gắn máy luôn luôn là một trong những đối tượng phải bắt buộc đội mũ bảo hiểm. Mũ bảo hiểm ra đời như để bảo vệ người tham gia giao thông. Theo thống kê thị số người tham gia giao thông bị tai nạn thì việc thương tích ở đầu là rất lớn. Có lẽ chính bởi thế mà để đề phòng những tình huống xấu nhất về tai nạn thì chiếc mũ bảo hiểm thực sự là một sự lựa chọn cần thiết nhất.

Hiện nay, ta như biết được rằng mũ bảo hiểm là loại mũ được cấu tạo đặc biệt dùng để bảo vệ đầu người khi bị tai nạn giao thông xảy ra. Thế rồi chiếc mũ cấu tạo gồm ba lớp. Đối với lớp thứ nhất ở bên ngoài là lớp vỏ cứng được làm từ nhựa đặc biệt, cao cấp hơn người ta còn sử dụng sợi carbon siêu nhẹ. Còn ở lớp thứ hai là miếng xốp dày để giảm chấn động cho đầu khi bị va đập mạnh. Chưa hết, đó còn có một lớp trong cùng được cấu tạo bằng một chất liệu mềm và thưa để làm thoáng khí và làm êm đầu khi đội mũ bảo hiểm dù có trọng lượng rất nặng.

Mũ còn được cấu tạo bởi bộ phận quan trọng đó chính ở bên dưới nón là dây quai nón có tác dụng giữ nón chặt, không bị tuột hay mũ bị xô lệch khi đội. Đặc biệt hơn nữa đó chính là kể cả khi người sử dụng bị té ngã hay chịu lực tác động khác thì nó vẫn giữ chặt vào đầu người. Dễ dàng nhận thấy được rằng chính dây được may từ sợi dây dù vừa rẻ, lại cũng rất bền, chắc. Còn đối với hàng cao cấp hơn thì dây được làm bằng da chắc chắn và có tuổi thọ cao. Người thiết kế ra chiếc mũ bảo hiểm cũng đã có cách là gắn chặt với dây đeo đó là một chiếc móc khóa. Chiếc mũ này giúp cố định dây đồng thời cũng như điều chỉnh độ dài của dây.

Trong thị trường hiện nay thì ta như thấy được chính mũ bảo hiểm ở một số loại có từ 2 đến 3 lỗ để hầm gió để khi di chuyển sẽ tạo ra nguồn gió làm thông thoáng bên trong mũ giúp cho người đội cũng sẽ cảm thấy thoải mái hơn.

Hình dạng của chiếc mũ bảo hiểm hiện nay cũng rất đa dạng. Nhưng chia ra thành hai loại đó chính là mũ nửa đầu và mũ trùm đầu. Thông thường thì mũ trùm đầu có trọng lượng nhẹ hơn và được nhiều người sử dụng hơn. Mũ nửa đầu rất thích hợp dùng cho con trẻ vì trọng lượng nhẹ. Còn với mũ trùm đầu thì nó được coi như “nồi cơm điện” tính an toàn cao nhưng trọng lượng thì hơi nặng.

Hiện nay vấn đề màu sắc của những thiết kế mũ bảo hiểm này cũng được chú trọng hơn. Để phù hợp với từng sở thích của người sử dụng. Và những chiếc mũ bảo hiểm hiện nay không còn đơn điệu mà cũng rất trẻ trung năng động, có thêm rất nhiều chi tiết hoa văn cách điệu cho thật xinh xắn nữa.

Ngoài ra ta như thấy được rằng, để tăng thêm tiện ích cho mũ bảo hiểm, các nhà sản xuất đã gắn thêm lưỡi trai ngắn hay kính để che bụi giúp cho nón. Hiện nay, ta như đôi khi ta vẫn thấy có những nón có nhiều phụ kiện làm đẹp thái quá. Có rất làm cho người khác như có cảm giác phản khoa học như các phụ nữ thường gắn thêm miếng vải che nắng hoặc do thói quen đội nón vải mà nhiều người đã gắn thêm miếng lưỡi trai quá dài. Tuy nhiên ta như thấy được cũng chính điều đáng nói là tất cả nón này đều không được các nhà sản xuất lớn, nổi tiếng có uy tín sản xuất ra và đây chỉ là những xưởng thủ công nhỏ lẻ tự phát mà thôi.

Việc đội mũ bảo hiểm được xem chính là sự thiếu hiểu biết của người tham gia giao thông. Đội mũ bảo hiểm cũng chính là bảo vệ quyền lợi của chính mình, bảo vệ chính tính mạng của mình chứ không phải ai hết. Cho nên chúng ta hãy chấp hành đội mũ bảo hiểm bạn nhé!

Hiện nay, ta như cũng đã biết được rằng những chiếc mũ bảo hiểm có quá nhiều giá, nhiều loại và nhiều chất lượng khác nhau. Cho nên việc mua hàng cũng rất cần tỉnh táo để có thể tránh được việc mua phải hàng nhái với số tiền lớn. Bạn cũng nên nhớ rằng mũ bảo hiểm trong nước phải có dấu CS (dấu do tự doanh nghiệp công bố sản phẩm của mình phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam). Còn đối với mũ ngoại nhập không có dấu CS nhưng phải có tem kiểm tra. Khi người tiêu dùng đi mua thì cũng nên xem các thông số ghi trên mũ: Tên và địa chỉ đơn vị sản xuất, cỡ mũ, ngày sản xuất, hướng dẫn sử dụng đặc biệt hơn đó cũng chính là những kí hiệu này phải rõ ràng, không lu mờ, trơn bóc.

Khi bạn sử dụng mũ bảo hiểm thì bạn cũng nên thay chiếc nón bảo hiểm mới sau 5 năm sử dụng để đúng như theo lời khuyến cáo của các nhà nghiên cứu.

Mũ bảo hiểm thực sự là người bạn thân thiết cho những ai tham gia giao thông để có thể bảo vệ chính tính mạng của chúng ta.

Thuyết minh về mũ bảo hiểm - Mẫu 2

Đi kèm với sự phát triển không ngừng của xã hội là sự xuất hiện của những vấn nạn nghiêm trọng ảnh hưởng rất lớn đến con người. Một trong những vấn nạn đó phải kể đến là vấn nạn giao thông. Vậy, làm sao để bảo vệ bản thân và người khác khỏi những mối đe dọa tốc độ? Đó là phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.

Luật giao thông đường bộ năm 2008 cũng quy định: “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách”. Vì vậy, nón bảo hiểm nghiễm nhiên trở thành bạn đồng hành không thể thiếu đối với mọi người khi tham gia giao thông.

Nón bảo hiểm có cấu tạo như thế nào? Đó là một loại nón có cấu tạo gồm ba lớp rất chắc chắn. Lớp thứ nhất là lớp chúng ta có thể nhìn thấy ngay bên ngoài – lớp vỏ. Đại đa số lớp vỏ của nón bảo hiểm được làm bằng chất liệu nhựa rất cứng, trên bề mặt của lớp vỏ được phủ sơn với nhiều màu sắc khác nhau và in logo của nhà sản xuất.

Một số nón bảo hiểm chuyên dùng cho trẻ em còn in những hình ảnh khá cầu kì, tạo sự thích thú cho những “khách hàng nhí”. Ngoài ra còn có những dòng nón bảo hiểm cao cấp sử dụng hợp kim nhôm hoặc hợp kim cacbon làm lớp vỏ bên ngoài để làm giảm trọng lượng của nón, tạo sự thoải mái mà vẫn đảm bảo chức năng giữ an toàn cho người đội. Lớp thứ hai là lớp quan trọng nhất – lớp mút xốp dày giữ vai trò giảm chấn động cho đầu khi gặp phải những va chạm mạnh bất thình lình.

Lớp thứ ba – lớp trong cùng – là lớp tiếp xúc với phần đầu của chúng ta. Vì tiếp xúc với phần đầu con người nên nó phải là một lớp lưới hoặc mút mỏng, thông thoáng, tạo cảm giác êm ái cho người dùng. Bên dưới nón là bộ phận dây gài giúp giữ chặt nón vào đầu. Bộ phận dây gài cũng gồm hai phần, một phần gắn chặt với nón được thiết kế khá chu đáo, có thể điều chỉnh độ dài ngắn của quai nón phù hợp với kích cỡ đầu của từng người, một phần là móc khóa không cố định, có thể dễ dàng gắn vào khi cần và mở ra khi không sử dụng.

Nón bảo hiểm có bao nhiêu loại? Dựa vào hình dáng bên ngoài ta có thể chia nón bảo hiểm thành hai loại: loại bảo hộ toàn bộ phần đầu và loại bảo hộ nửa đầu. Loại bảo hộ nửa đầu ngày nay được người sử dụng ưa chuộng hơn vì độ gọn, nhẹ và tiện ích của chúng.

Tuy nhiên, so với loại bảo hộ toàn phần đầu thì nón bảo hiểm nửa đầu có mức độ bảo vệ thấp hơn. Các nhà sản xuất có uy tín cũng tập trung chú ý sản xuất các mặt hàng mũ bảo hiểm toàn phần đầu nhiều hơn. Mũ bảo hiểm toàn phần đầu có thêm tấm kính trong suốt phía trước giúp ngăn chặn bụi bẩn, giảm áp lực của gió tạt vào mặt người dùng khi tham gia giao thông.

Một chiếc nón bảo hiểm đảm bảo chất lượng có giá từ vài trăm trở lên. Tuy nhiên, hiện nay, một số nhà sản xuất chỉ chú trọng vào mục đích, không quan tâm đến tính mạng con người đã tung ra thị trường những loại mũ bảo hiểm kém chất lượng với giá rất rẻ đánh vào tâm lý người dùng Việt Nam. Đây là một hành động phi nhân đạo, cần phải có những biện pháp xử lý nghiêm minh, thích đáng. Mỗi người cần có ý thức tự bảo vệ bản thân, đừng vì giá rẻ, lợi ích trước mắt mà lựa chọn những mặt hàng mũ bảo hiểm kém chất lượng.

Đúng như tên gọi của nó, nón bảo hiểm có chức năng bảo vệ phần đầu – bộ phận rất quan trọng trên cơ thể người khỏi những tác nhân gây nguy hiểm. Khi tham gia giao thông, đôi khi con người sẽ không thể kiểm soát tay lái hoặc vô tình bị – gây – tai – nạn, vì vậy cần phải đội nón bảo hiểm để hạn chế những va đập mạnh ảnh hưởng đến vùng đầu, vùng cổ.

Chúng ta phải lựa chọn và sử dụng nón bảo hiểm như thế nào để phát huy tối đa tác dụng bảo vệ? Trước hết, trong việc lựa chọn, người dùng cần sáng suốt, xứng đáng là một người tiêu dùng thông minh khi chọn mua những sản phẩm mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng.

Vậy, thế nào là một nón bảo hiểm chất lượng? Nón bảo hiểm chất lượng phải là nón có tem chống giả được dán bởi bộ kiểm định chất lượng, nếu là hàng nhập khẩu phải có tem kiểm tra. Trên mũ bảo hiểm phải có đầy đủ những thông tin như: kích thước nón, ngày sản xuất, cơ sở sản xuất, địa chỉ cơ sở sản xuất.

Khi mua nón bảo hiểm chất lượng người dùng sẽ được nhận giấy bảo hành của cơ sở sản xuất để được hỗ trợ khi có vấn đề trục trặc trong quá trình sử dụng sản phẩm nón bảo hiểm đó. Thứ hai, người tiêu dùng cần chọn những nón bảo hiểm vừa vặn với kích cỡ phần đầu của mình, không chọn mua những sản phẩm quá rộng hoặc quá chật dù nó có đẹp hơn, bắt mắt hơn.

Vậy, thế nào là vừa? Bạn hãy thử đội nón bảo hiểm vào đầu, cài quai vào, lắc đầu sang trái, sang phải xem nón có ôm trọn phần đầu của mình hay không. Nón vừa ôm trọn phần đầu, tạo cảm giác thoải mái khi đội. Nếu nón bị xê dịch nghĩa là nó rộng so với đầu của bạn, nếu đội vào không cảm thấy thoải mái nghĩa là nó hơi hẹp so với đầu của bạn, cả hai trường hợp đó đều không nên chọn mua.

Thứ ba, trong quá trình sử dụng, người dùng cần thường xuyên kiểm tra chất lượng nón để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Nón đã bị va chạm mạnh không nên tiếp tục sử dụng. Những chiếc nón có bộ phận dây gài nón bị hư, lớp mút bên trong đã không còn đàn hồi tốt cũng không nên “tận dụng xài tạm”, đối phó.

Hàng ngày, sau khi đội, bạn nên để nón ở những nơi thoáng mát hoặc đem phơi nắng để hong khô, giết chết vi khuẩn gây các bệnh nấm da đầu. Các nhà sản xuất khuyên rằng: Khi sử dụng được năm năm, dù nón vẫn còn sử dụng được vẫn nên đổi nón mới để đảm bảo tốt nhất sự an toàn của chính bản thân.

Thuyết minh về mũ bảo hiểm - Mẫu 3

Ngày nay việc bắt gặp hình ảnh người tham gia giao thông điều khiển xe máy mang mũ bảo hiểm là một điều hiển nhiên trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Thế nhưng để có được hình ảnh đó thì đã tốn không ít công sức của các cấp chính quyền. Trải qua những cuộc vận động, những chiến dịch tuyên truyền và một khoảng thời gian để người dân thích nghi cuối cùng đã có được kết quả như ngày nay.

Thế nón bảo hiểm là gì và tại sao lại cần thiết đến nỗi mất đến cả một khoảng thời gian dài để người dân thích nghi với nó?Năm 2007, bộ giao thông vận tải áp dụng quy định con người phải đội mũ bảo hiểm khi sử dụng xe mô tô, xe gắn máy vào thực tế. Mũ bảo hiểm được biết đến với công dụng là bảo vệ đầu của người sử dụng khi bị tai nạn giao thông. Một chiếc mũ bảo hiểm bao gồm có ba lớp. Lớp đầu tiên ở phần bên ngoài chính là lớp vỏ cứng.

Lớp này được làm từ nhựa đặc biệt, hoặc người ta có thể sử dụng sợi carbon siêu nhẹ với những chiếc mũ cao cấp hơn. Lớp thứ hai chính là lớp chính giữa. Mang một chức năng chính để làm nên chiếc mũ bảo hiểm chính là giảm lực chấn động lên đầu khi có tác động mạnh từ bên ngoài. Phần này thường được làm từ những miếng xốp dày vì xốp là vật liệu có khả năng giảm lực va đập và có trọng lượng nhẹ.

Lớp lót trong cùng được làm bằng chất liệu mềm và thoáng khí. Điều này sẽ giúp cho người đội có cảm giác êm và thoáng khí hơn khi đội mũ.Một điều không thể thiếu cho người đội mũ đó chính là phần dây quai nón bảo hiểm. Phần này có vai trò rất quan trọng chính là giữ nón cố định với đầu của người sử dụng.

Bất kể là trường hợp người dùng bị té, hay có những tác động khác thì chiếc mũ vẫn cố định ở trên đầu và bảo vệ đầu của người sử dụng. Phần quai mũ được làm từ chất liệu là sợi dây dù vừa chắc, bền lại còn có giá thành vừa phải. Còn đối với những chiếc mũ cao cấp hơn sẽ có phần quai được làm bằng da. Để thuận lợi cho người sử dụng khi đội nón và cởi nón, dây quai nón sẽ được chia làm hai phần. Hai đầu này được gắn lại với nhau bằng một chiếc khóa nhựa chắc chắn.

Bên trên sợi dây còn được gắn thêm một miếng cao su để tránh cọ xát vào phần cằm hay cổ người dùng gây khó chịu. Miếng cao su này còn có tác dụng giúp cho mũ bảo hiểm được giữ một cách cố định hơn.Vì mỗi người sẽ có một kích cỡ đầu khác nhau nên phần quai cũng được thiết kế thêm một khớp để nới dây dài, ngắn tùy mỗi người. Ở một số loại mũ bảo hiểm còn được thiết kế thêm những lỗ thoáng khí để khi di chuyển sẽ làm không khí bên trong mũ thông thoáng, tránh cảm giác nóng bức cho người dùng.

Đối với Việt Nam, một nước nhiệt đới có khí hậu nóng quanh năm thì việc sử dụng những loại mũ bảo hiểm có lỗ thông gió hết sức thông dụng. Với khí hậu nóng cùng những đợt nắng nóng nên nón bảo hiểm còn có tên gọi vui là “nồi cơm điện”. Bởi vì thế những chiếc lỗ thông gió này chính là vị cứu tinh vào mùa hè nóng nực bức bối ở nước ta. Ngoài ra còn có nút bịt những lỗ thông gió này vào mùa mưa.

Có hai loại nón thông thường được nhiều người sử dụng là nón nửa đầu và nón trùm đầu. Nón nửa đầu có ưu điểm là có giá thành rẻ và trọng lượng nhẹ hơn so với nón trùm đầu. Vì thế nó được người dùng ưa chuộng và phổ biến hơn nhiều. Tuy nhiên nói về độ an toàn thì nón bảo hiểm trùm đầu vẫn có sự bảo vệ toàn diện hơn so với nón nửa đầu.

Mỗi chiếc mũ đều có ưu điểm riêng nên vẫn có người lựa chọn kiểu này và kiểu kia tùy theo sở thích của mình. Với xu hướng đa phong cách hiện nay thì mũ bảo hiểm không chỉ là một món đồ bảo vệ cơ thể mà nó còn thể hiện được phong cách của người dùng.

Bởi vì lẽ này nên thị trường mũ bảo hiểm ngày nay rất đa dạng từ kiểu dáng cho tới màu sắc. Đối với lứa tuổi trưởng thành thì thường sẽ có những màu sắc nhã nhặn và lịch sự. Còn với những em nhỏ thường là những chiếc mũ bảo hiểm có màu sắc bắt mắt, tạo hình sinh động cho các em thích thú và tập thói quen đội mũ bảo hiểm.

Mũ bảo hiểm còn được tăng thêm tiện ích cho người dùng khi đi ngoài nắng đó là phần lưỡi trai hay kính che bụi.Chúng ta nên trang bị cho mình kiến thức để bảo quản nón bảo hiểm một cách tốt nhất. Đầu tiên bạn nên tránh để cho mũ va đập quá nhiều vì sẽ khiến chất lượng sản phẩm giảm đi.

Có thói quen thường xuyên vệ sinh miếng lót bên trong để tránh tình trạng ẩm mốc vì mồ hôi. Đặc biệt bạn nên tránh việc đội chung mũ bảo hiểm với người khác vì có những bệnh về da đầu và vấn đề vệ sinh không hề an toàn. Không nên sử dụng những chất tẩy rửa mạnh để lau chùi mũ vì rất dễ làm hỏng mũ.

Theo như lời khuyến cáo của các nhà nghiên cứu thì chúng ta nên thay nón bảo hiểm mới sau 5 năm sử dụng. Mũ bảo hiểm chính là một người bạn luôn đồng hành cùng bạn trên mỗi cung đường đi học và làm việc. Vì vậy ta cần chọn những chiếc mũ bảo hiểm đảm bảo chất lượng cho bản thân. Bạn cần tỉnh táo để chọn cho mình chiếc mũ bảo hiểm chất lượng.

Tránh việc chọn phải mũ bảo hiểm đều để rồi tiền mất tật mang. Đối với sản phẩm mũ bảo hiểm trong nước thì sẽ có dấu CS đại diện cho việc phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam. Còn mũ được nhập khẩu từ nước ngoài dù không có dấu CS nhưng sẽ phải có tem kiểm tra. Bởi vậy người tiêu dùng cần kiểm tra kĩ những thông số trên mũ như địa chỉ sản xuất, ngày sản xuất, cỡ mũ, hướng dẫn sử dụng.

Những thông tin này phải được in một cách chắc chắn, rõ ràng. Chiếc mũ bảo hiểm gắn liền với sự an toàn của bản thân chúng ta và người thân nên bạn hãy sáng suốt khi lựa chọn nhé.

Thuyết minh về mũ bảo hiểm - Mẫu 4

Có thể nhận thấy được rằng chính trong cuộc sống, hình ảnh người tham gia giao thông với chiếc mũ bảo hiểm không còn quá xa lạ với chúng ta. Việc chúng ta tham gia giao thông thì nên đội mũ bảo hiểm cũng là một trong những nội quy bắt buộc mà nhà nước chính quyền ban hành trong điều luật giao thông. Chính vì điều này mà chiếc mũ bảo hiểm luôn luôn có một vai trò vô cùng quan trọng và nó đem lại rất nhiều lợi ích to lớn.

Nói riêng về mặt cấu tạo thì mũ bảo hiểm là loại mũ đặc biệt dùng bảo vệ đầu của con người khi bị tai nạn giao thông hay bị va chạm quá mạnh. Khi có chiếc mũ bảo hiểm cũng sẽ giúp bạn an toàn hơn khi tham gia giao thông. Mũ bảo hiểm thường cấu tạo bằng ba phần đó chính là phần vỏ ngoài, lớp lót trong và các phụ kiện đi kèm theo (quai mũ, kính chắn gió…).

Nói về phần vỏ mũ được làm từ vật liệu nguyên sinh, có độ bền cao. Tiếp theo đó chính là phần mũ được làm từ các loại nhựa tổng hợp chứ nó không phải kim loại. Với phần vỏ này thường được làm gia công bằng sợi cacbon tăng độ bền và độ nhẹ cho chiếc mũ bảo hiểm để giúp người đội cũng sẽ cảm nhận thấy được sự thoải mái hơn.

Với lớp lót bên trong mũ được bằng loại xốp cao cấp để có thể nén tỉ trọng cao giúp mũ không bị ảnh hưởng khi có tác động lực mạnh từ bên ngoài. Chính từ phần bên trong mũ được thiết kế những khe thông gió để người đội cũng cảm nhận được sự thoải mái hơn. Đối với những lỗ thông gió tưởng chừng như đơn giản như vậy thôi nhưng cũng phải được thiết kế khoa học để người đội có cảm giác thông thoáng, không gây ngứa ngáy da đầu một chút nào.

Ngay ở phần phía dưới nón chính là quai nón, chính điều này cũng sẽ có tác dụng giữ cho nón chắc và giữ chặt vào đầu người khi tham gia an toàn giao thông kể cả khi người sử dụng có bị té ngã hay chịu một lực tác động khác cho dù có mạnh thì vẫn cứ giữ chặt đầu người để giảm thiểu nhất những rủi ro không đáng có va chạm vào đầu. Có thể nói đây chính là một loại dây dù vừa rẻ mà cũng vừa bền. Nhiều chiếc mũ cũng được thiết kế với dây da cao cấp hơn.

Nói về cách sử dụng mũ bảo hiểm rất đơn giản vì người ta chia sợi dây thành 2 phần gắn lại với nhau bằng một chiếc móc khóa nhựa rất chắc. Thêm với đó chính là một miếng cao su hay nhựa dẻo được gắn trên sợi dây, sợi dây này hoàn toàn có thể di động được để phù hợp với vị trí cằm. Chúng ta nhận thấy được ở trên sợi dây đó còn có một khớp nới để người dùng điều chỉnh tùy ý, điều này giúp nón giữ chặt với đầu và phù hợp với người sử dụng an toàn hơn rất nhiều.

Hiện trên thị trường thì cũng xuất hiện rất nhiều loại mũ nên cũng có đa dạng những hình dạng. Tuy nhiên có lẽ phổ biến nhất là 2 loại mũ bảo hiểm thông dụng đó chính là phần nón nửa đầu và nón trùm hết đầu. Đặc điểm của chiếc nón trùm hết đầu khá cồng kềnh, thế nhưng ưu điểm của nó lại có độ an toàn vô cùng tốt.

Vì bao bọc quanh đầu nên nó có khả năng chống bụi, có mặt kính khá an toàn phía trước không hại mắt người nhìn. Tuy nhiên, một thực tế đáng nói là chiếc mũ này thì không được sử dụng phổ biến mà chỉ được cảnh sát, dân đi phượt yêu thích. Với loại mũ thứ hai đó là loại mũ nửa đầu được sử dụng phổ biến nhất, tuy là loại mũ không có được độ an toàn cao như mũ trùm đầu nhưng lại tiện dụng cũng như tạo được cảm giác thoải mái cho người sử dụng.

Thực sự thì đối với một đất nước mà hầu hết các phương tiện giao thông là xe máy như Việt Nam thì chúng ta dễ dàng có thể nhận thấy được thị trường và mặt hàng về mũ bảo hiểm khá phát triển và cũng vô cùng cần thiết đối với con người. Khi đời sống ngày càng một nâng cao, nhà sản xuất cũng vì thế mà cho ra rất nhiều loại mũ bảo hiểm khác nhau vừa đẹp vừa đáp ứng đúng thị hiếu của người dùng.

Song hành cùng với những loại mũ bảo hiểm an toàn thì sẽ vẫn còn tồn tại những loại mũ bảo hiểm giả. Thậm chí những chiếc mũ bảo hiểm này còn gây nguy hại cho người đội vì dễ vỡ, chỉ cần tác động nhẹ là cũng có thể vỡ gây ảnh hưởng đến người đội.

Quý khách hàng lưu ý khi mua nón bảo hiểm chất lượng phải là nón có tem chống giả được dán bởi bộ kiểm định chất lượng. Trường hợp nếu như là hàng nhập khẩu từ nước ngoài thì phải có tem kiểm tra kỹ lưỡng. Thêm với đó trên mũ thường có những thông số về các loại như kích thước, ngày sản xuất, địa chỉ sản xuất.

Khi chúng ta mà mua đúng mũ chất lượng chúng ta thường có giấy bảo hành từ nhà sản xuất phòng khi mũ có vấn đề trục trặc thì còn có thể khiếu nại được. Thêm một điều lưu ý nữa, khi mua mũ ta nên chọn những mũ vừa vặn với đầu mình, không nên quá rộng hay quá chật dù có đẹp đến mấy các bạn nhé!

Việc bảo quản và sử dụng chiếc mũ một cách lâu bền nhất mỗi người cần có những lưu ý cẩn thận và khi sử dụng phải để nơi khô ráo và tránh nơi ẩm mốc. Vì khi đó lớp vải trong mũ rất dễ bị ẩm mốc và gây ra một mùi hôi vô cùng khó chịu. Chúng ta không nên đội chung mũ với người khác mà hãy có cho mình một chiếc mũ riêng vừa đảm bảo phù hợp với mình vừa tránh được những mùi hôi, bẩn hay đơn giản không hợp với phong cách của bạn.

Thực sự thì chiếc mũ bảo hiểm như người bảo hộ cho chúng ta khi bước ra ngoài, đồng thời chiếc mũ cũng được mệnh danh là một thiên thần hộ mệnh mang đến sự an toàn cho người đội. Chúng ta hãy chọn lựa một chiếc mũ bảo hiểm thật đẹp và thật phù hợp cho riêng mình và để có thể bảo quản được tính mạng của chính mình khi tham gia giao thông.

Thuyết minh về mũ bảo hiểm - Mẫu 5

“Mũ bảo hiểm” viết tắt của là “Mubahi” là “một vật dụng bảo vệ” phần đầu của người tham gia giao thông. Mũ bảo hiểm có cấu tạo đặc biệt theo những quy tắc, tiêu chuẩn riêng. Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa với nghĩa này, ở Việt Nam, người ta gọi bóng gió là nồi cơm điện.

Tuy nhiên, theo nghĩa rộng hơn, mũ bảo hiểm còn chỉ đến những loại mũ sắt, mũ cối trong quân đội, các loại mũ bảo vệ người chơi thể thao (bóng bầu dục, bóng chày, khúc côn cầu, trượt tuyết, hay các loại mũ bảo hộ lao động xây dựng, khai mỏ.

Lịch sử hình thành và phát triển của Mũ Bảo Hiểm là gì? Theo truyền thống, mũ bảo hiểm không được làm bằng kim loại mà bằng nhựa tổng hợp như ABS,HDPE nhưng những thập niên gần đây, chất liệu được gia cường bằng Sợi Carbon để có độ bền cao và nhẹ hơn.

Sự thúc đẩy mạnh mẽ phong trào, thậm chí bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi điều khiển các phương tiện hai bánh đã từng là đề tài tranh luận nóng bỏng của nhiều người và những nhà khoa học trong thập niên 1990. Đến nay, nhiều quốc gia đã áp dụng luật này. Lịch sử ghi nhận mũ bảo hiểm (Mũ bảo hiểm) xuất hiện cùng thời với chiến tranh. Trước những loại vũ khí như dao, kiếm, mác, quân đội của người Assyria, Ba Tư, đã tìm ra một vật dụng có thể bảo vệ đầu của binh lính: đó là chiếc mũ.

Ban đầu, mũ được làm bằng da rồi dần dần được rèn sắt. Đến thời người Hy Lạp tham chiến, họ chế tạo ra chiếc Mũ bảo hiểm bằng đồng, có chóp nhọn đặc trưng. Mũ được gia cố chắc chắn thêm như có phần che chắn cho mặt (chỉ để hở một khoảng nhỏ để nhìn và thở), chiều dài mũ cũng được tăng thêm – mũ trùm kín cả đầu.

Lịch sử hình thành và phát triển của Mũ Bảo Hiểm là gì? Người La Mã phát triển hình dạng Mũ bảo hiểm thêm một bậc nữa, đó là chế tạo mũ cho binh lính riêng và mũ cho các võ sĩ giác đấu riêng. Phần vành mũ được nới rộng có phần lưỡi trai đằng trước để cải thiện tầm nhìn, tránh trường hợp binh sĩ bị lóa sáng.

Vào thế kỉ 16-17, chiếc mũ được làm bằng thép nhẹ như thời trung cổ nhưng vành rộng hơn. Thế kỷ 18-19, tiến bộ trong công nghiệp vũ khí đánh dấu sự thoái trào của kiếm và giáo mác đồng thời các loại súng trường, súng lục lên ngôi. Mũ bảo hiểm ít được trọng dụng hơn trước, đa phần chỉ được sử dụng bởi kỵ binh. Tuy nhiên đến chiến tranh thế giới thứ nhất, mũ làm từ thép lại được coi là thiết bị bảo vệ cho người lính, chống lại các mảnh kim loại văng ra mỗi khi pháo nổ.

Năm 1914, người Pháp chính thức coi Mũ bảo hiểm là trang bị tiêu chuẩn của người lính. Lần lượt, Anh, Đức và các nước Châu Âu còn lại cũng theo gương. Ngày nay, Mũ bảo hiểm dần dần thâm nhập vào đời sống chứ không đơn thuần là trang bị của quân đội. Mũ bảo hiểm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực như hàng không vũ trụ, quân đội, thể thao. Công nhân và kỹ sư vào phân xưởng lúc nào cũng phải đội mũ. Các vận động viên nhiều môn thể thao như đấu kiếm, võ thuật, bóng bầu dục rất cần Mũ bảo hiểm để an toàn.

Người tham gia giao thông trên xe máy, xe đạp được khuyến cáo phải đội mũ bảo hiểm. Tại Việt Nam, từ ngày 15 tháng 12 năm 2007 bắt đầu bắt đội mũ bảo hiểm đối với người ngồi trên mô tô xe máy trên mọi tuyến đường. Cấu tạo: Lớp vỏ ngoài làm từ nhựa cứng. Trong là đệm bảo vệ được làm bằng xốp,bảo vệ đầu khi va chạm. Quai cài và có miếng giữ cằm để cố định mũ. Kính chắn gió làm từ nhựa trong suốt.

Tác dụng: Giảm va đập và hấp thu chấn động do va đập. Giảm nguy cơ gây chấn thương sọ não. Mũ bảo hiểm là vật dụng nhằm mục đích bảo vệ phần đầu của người đội khi có va đập lúc đua xe đạp, đi xe máy, ô tô, cưỡi ngựa với nghĩa này, ở Việt Nam, người ta gọi bóng gió là nồi cơm điện.

Thuyết minh về chiếc nón bảo hiểm

Đi trên đường phố, hình ảnh những người đi xe máy, đi xe đạp điện đội mũ bảo hiểm đã trở nên quen thuộc đối với chúng ta. Trước đây, mũ bảo hiểm không được dùng phổ biến như bây giờ. Tuy nhiên, từ ngày Nhà nước đưa luật đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông vào áp dụng thì người dân đã rất tuân thủ chấp hành. Chiếc nón bảo hiểm có gì mà phải đưa vào luật để mọi người phải tuân theo như vậy?

Khác với những loại mũ khác, mũ bảo hiểm có nét đặc biệt riêng. Đúng như tên gọi của nó, mũ bảo hiểm có công dụng bảo vệ cho đầu của chúng ta an toàn khi tham gia giao thông. Cấu tạo của một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn gồm có 3 lớp. Đầu tiên là lớp vỏ cứng ở bên ngoài được làm từ một loại nhựa cao cấp chống va đập. Nhờ vậy mà chiếc mũ mới có tác dụng bảo vệ tốt. Lớp thứ hai là một miếng xốp. Miếng xốp này dùng để giảm chấn động cho đầu trong trường hợp không may có sự va đập mạnh. Lớp thứ ba cũng là lớp trong cùng là một lớp vải mềm học bên ngoài lớp xốp. Chúng không chỉ mang lại tính thẩm mĩ cho mũ mà còn là bộ phận làm thoáng khí và tạo cảm giác êm ái cho người đội mũ.

Ngoài các bộ phận trên, một bộ phận không thể thiếu nữa của nón bảo hiểm đó chính là quai đeo. Chiếc quai đeo này thường được làm bằng vải gai dù và có gắn vào khóa bấm bằng nhựa. Chúng được gắn chắc chắn với phần thân mũ, nhờ vậy mà người đội có thể giữ được chiếc mũ trên đầu mình. Chiếc dây này được làm theo độ dài khác nhau. Người sử dụng có thể tùy chỉnh dây sao cho vừa vặn với mình nhất. Phần thân mũ cũng vậy, chúng được thiết kế với nhiều kiểu dáng và kích thước khác nhau để phù hợp với đầu của từng người. Chẳng hạn như các em nhỏ sẽ đội những chiếc nón nhỏ. Người lớn thì đội những chiếc nón lớn hơn.

Về hình dáng của nón bảo hiểm, chúng ta dễ nhận thấy nón có hai loại chính. Một loại là mũ bảo hiểm nửa đầu, một loại là mũ bảo hiểm cả đầu. Hình dáng này cũng là để phù hợp với mục đích sử dụng của mọi người. Với những người di chuyển quãng đường ngắn thì dùng mũ nửa đầu còn những người di chuyển quãng đường dài thì nên dùng mũ đội cả đầu cho an toàn.

Những loại mũ cả đầu thường có thêm 2 đến 3 lỗ hầm gió. Nhờ vậy mà khi di chuyển, gió có thể lùa vào giúp người dùng có sự thông thoáng. Đối với đất nước khí hậu nhiệt đới như ở Việt Nam thì những lỗ hầm gió như thế này là rất quan trọng. Nhiều người vẫn thường gọi vui mũ bảo hiểm cả đầu là cái nồi cơm điện.

Ban đầu, mũ bảo hiểm được làm khá thô sơ, màu sắc và kiểu dáng cũng không đa dạng như bây giờ. Càng ngày, người ta càng cải tiến nhiều hơn để mũ bảo hiểm trở nên thời trang hơn. Những chiếc mũ được gắn thêm kính, tạo hình lưỡi trai hay gắn decan ở trên mũ. Nhờ vậy mà mọi người cũng không còn ghét mũ bảo hiểm như trước nữa.

Mặc dù vậy khi đi ra đường thi thoảng chúng ta vẫn trông thấy những người đi xe máy mà không chịu đội mũ bảo hiểm, đội mũ nhưng không cài quai, đội những chiếc mũ không được cấu tạo đủ tiêu chuẩn chất lượng hoặc đội mũ bảo hộ lao động. Đây đều là những hành vi sai trái, thiếu hiểu biết đáng bị lên án. Chúng ta đội mũ bảo hiểm không phải vì chống đối lại pháp luật mà chúng ta đội mũ bảo hiểm cho chính bản thân mình. Có biết bao nhiêu vụ tan nạn thương tâm cũng chỉ vì không đội mũ bảo hiểm mà ra. Chẳng nhẽ chúng ta lại đùa cợt với chính sinh mạng của mình như vậy?

Từ nay, chúng ta hãy nhìn nhận về nón bảo hiểm một cách đúng đắn hơn. Hãy để chúng đồng hành cùng với chúng ta mỗi khi ra khỏi nhà. Và hãy để nón bảo hiểm bảo vệ cho cái đầu của chính chúng ta.

Từ khóa » Thuyết Minh Mũ Bảo Hiểm