Văn Mẫu Lớp 9: Nghị Luận Xã Hội Về đức Tính Khiêm Tốn Dàn ý & 22 ...
Có thể bạn quan tâm
Khiêm tốn là lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang, tự cao. Với 27 bài Nghị luận về đức tính khiêm tốn hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 hiểu rõ hơn ý nghĩa, vai trò của đức tính khiêm tốn trong cuộc sống.
Đức tính khiêm tốn tạo nên vẻ đẹp nhân cách cho con người. Khi có lòng khiêm tốn con người không chỉ học được cách lắng nghe, thấu hiểu mà còn nhận được sự yêu thương, kính trọng của mọi người. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ngày càng học tốt môn Văn 9.
Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn hay nhất
- Sơ đồ tư duy Nghị luận về lòng khiêm tốn
- Dàn ý nghị luận về đức tính khiêm tốn (4 mẫu)
- Nghị luận khiêm tốn ngắn gọn
- Nghị luận xã hội đức tính khiêm tốn
- Nghị luận lòng khiêm tốn hay nhất
- Nghị luận xã hội về lòng khiêm tốn
- Nghị luận về tính khiêm tốn
- Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn
- Nghị luận về đức tính khiêm tốn chi tiết (19 mẫu)
- Nghị luận về đức tính khiêm nhường
Sơ đồ tư duy Nghị luận về lòng khiêm tốn
Dàn ý nghị luận về đức tính khiêm tốn
I. Mở bài
- Trong vô vàn những đức tính tốt của con người thì khiêm tốn, dường như có rất nhiều giá trị quý báu.
- Vậy đức tính khiêm tốn, có giá trị tinh thần như thế nào trong xã hội của chúng ta?
II. Thân bài
1. Giải thích:
- Khiêm tốn là gì? => Có nghĩa là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân, không tự đề cao, không kiêu căng, tự phụ.
2. Biểu hiện của lòng khiêm tốn:
* Người có đức tính khiêm tốn là người như thế nào?
- Người có tính khiêm tốn là người tự cho mình chưa hoàn thiện luôn phải cố gắng nhiều hơn trong mọi việc.
- Khi có nhiều đóng góp trong sự thành công chung, người có tính khiêm tốn, ít khi ca tụng hoặc nêu lên những đóng góp của bản thân.
* Tại sao chúng ta phải khiêm tốn?
- Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.
- Giúp ta nâng cao phẩm giá, khiến cho các mối quan hệ thêm bền chặt, khăng khít và tạo được sự tin tưởng lẫn nhau.
- Có cuộc sống nhẹ nhàng, ít xô bồ hơn trong xã hội hiện giờ. Giúp cho ta biết tự kiềm chế bản thân: khen người khác thì hết sức chân thành, đúng đắn. Khi chê người khác, lời chê phải thận trọng, nhẹ nhàng mang tính xây dựng.
- Nhờ có đức tính này, chúng ta dễ có được địa vị và công việc tốt trong xã hội. Thể hiện sự nhìn xa trông rộng của mình.
- Khiêm tốn còn giúp ta nhận ra sự thiếu sót và hạn chế của bản thân.
- Tuy vậy, khiêm tốn không có nghĩa là tự hạ thấp bản thân mà phải luôn phấn đấu, nỗ lực nhiều hơn.
* Dẫn chứng: Bác Hồ sống một cuộc sống hết sức khiêm tốn với ngôi nhà sàn gỗ mộc mạc, đơn sơ. Ăn uống đạm bạc, lối sống hết sức giản dị…
3. Bàn bạc, mở rộng vấn đề
- Phê phán, lên án những con người có tính tự cao, tự đại, kiêu căng, ngạo mạn. Những con người này với địa vị cao thường hay lên mặt, coi thường những người xung quanh.
- Dẫn chứng: Tính tự kiêu này ta có thể thấy rõ ràng qua câu tục ngữ: “Ếch ngồi đáy giếng coi trời bằng vung”.
III. Kết bài
- Khiêm tốn, khiêm nhường là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người.
- Cần phải trau dồi, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức này bằng tất cả việc làm, trước hết là ở chính bản thân mình.
...
Nghị luận khiêm tốn ngắn gọn
Khiêm tốn không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn tới thành công. Vậy khiêm tốn là gì? Tại sao nó lại quan trọng với chúng ta đến vậy? Khiêm tốn là lối sống không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, không khoe khoang thành công và không ngừng học hỏi từ những người khác. Chắc hẳn bạn cũng biết, không ai trong chúng ta là hoàn hảo, trí tuệ của mỗi người cũng chỉ là một hạt cát nhỏ bé giữa sa mạc rộng lớn. Hiểu được khả năng của mình sẽ là cơ sở quan trọng để ta hoàn thiện bản thân và mở mang tri thức.
Đồng thời, biết khiêm nhường và lắng nghe cũng giúp ta có được sự tôn trọng, tin yêu của những người xung quanh. Khiêm tốn làm chúng ta cao quý hơn trong mắt mọi người và luôn luôn nhận được sự nể phục. Khiêm tốn còn làm chúng ta tự kiềm chế bản thân mình để không tự mãn khi thành công. Chính điều này làm chúng ta luôn thấy mình “thấp” hơn người khác để bản thân không ngừng cố gắng mỗi ngày. Chính đức tính ấy đã làm cho bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh trở nên gần gũi, cao quý hơn đối với nhân dân Việt Nam cũng như bạn bè quốc tế. Vậy nhưng, trong xã hội hiện nay vẫn có không ít người quá đề cao chủ nghĩa cá nhân, mải khoe khoang tự mãn, đắm chìm trong những gì đã đạt được để rồi dần thụt lùi so với dòng chảy của văn minh nhân loại.
Hiểu được giá trị của đức tính khiêm tốn mỗi chúng ta cần nói không với cách sống tiêu cực và rèn luyện đức khiêm tốn từ những điều nhỏ bé hàng ngày. Bởi “khiêm tốn là lương tri của cơ thể”, thiếu nó ta đâu thể trở thành một con người đúng nghĩa cũng như hoàn thiện bản thân.
Nghị luận xã hội đức tính khiêm tốn
Chúng ta được sinh ra và lớn lên, chúng ta cùng nhau học tập và làm việc. Thật vậy, chắc hẳn ai là người người dân Việt Nam đều không thể không biết đến năm điều Bác Hồ dạy, một trong số những đức tính cao quý mà Bác truyền dạy là đức tính khiêm tốn.
Khiêm tốn là một trong những đức tính đáng quý của con người, khiêm tốn là biết đánh giá bản thân mình đúng chừng mực, không tự cao và coi thường người khác. Khiêm tốn thể hiện thái độ sống tích cực, hài hòa với mọi người, người khiêm tốn đôi khi tự mình làm nên tất cả nhưng lại không nhận hết công lao về phần mình, họ sẵn sàng chịu phần thua thiệt mà không màng đến công lao hay phần thưởng. Người khiêm tốn là người luôn luôn tích cực học hỏi người khác, luôn đề cao giá trị của người khác hơn bản thân mình. Họ thấy được điểm hay và điểm mạnh của người khác để học tập và tiếp thu. Người khiêm tốn không bao giờ cho là mình tài giỏi hơn người, họ không có thái độ tự kiêu, tự đề cao mình nên dễ dàng kết bạn, có nhiều mối quan hệ tốt và dễ dàng vươn tới thành không. Không những thế, vì người khiêm tốn luôn đề cao người khác nên được mọi người yêu quý và mến mộ.
Khiêm tốn là một đức tính rất tốt, nó giúp cho con người hoàn thiện hơn về nhân cách, khiêm tốn giúp con người ham mê học hỏi vì họ không tự cho mình là giỏi. Khiêm tốn giúp con người ta không ngừng tiến bộ, có thêm nhiều hiểu biết, trở thành một con người hoàn thiện hơn.
Khiêm tốn là một đức tính quý báu, vậy làm sao để mình trở thành một người khiêm tốn? Câu trả lời là bạn phải không ngừng trau dồi và học tập, không ngừng tiếp thu kiến thức để thấy rằng mình vẫn còn rất nhiều thiếu sót và mình cần phải học tập nhiều hơn để lấp đầy những khoảng trống đó. Giao lưu kết bạn với những người tài năng hơn mình để học hỏi thêm từ họ, đừng vội vui mừng vì một hành công nhất định của mình, đừng ngủ quên trong chiến thắng quá lâu để rồi khi tỉnh giấc mình đã bị tụt lại phía sau. Nếu bạn đạt được thành công thì cứ vui mừng nhưng hãy chuyển sự vui mừng hãnh điểm đó thành động lực để tiếp tục phấn đấu, đừng khoe khoang về thành tích của mình bởi chăng ở xã hội ngoài kia còn rất nhiều người tài giỏi hơn bạn nhưng họ đâu có khoe khoang gì về chiến tích của mình. Hằng ngày, họ vẫn sống và nỗ lực trong thầm lặng, họ không khoe khoang nhưng mọi người vẫn biết đến thành công của họ đấy thôi. Bởi vậy, chẳng ai có thể biết khi nào mình đạt được thành công, hãy cứ nỗ lực, bạn chỉ thực sự đạt được sự ngưỡng mộ của người khác khi tự miệng họ nhắc đến bạn chứ không phải là tự bản thân mình đi rêu rao với mọi người về công lao ấy.
Khiêm tốn là một đức tính cần được rèn luyện và tu dưỡng thế nhưng đừng lầm tưởng khiêm tốn là mình biết nhưng không nói ra. Khiêm tốn là không tự cao, không khoe khoang về những gì mình có nhưng nếu trong một tình huống nào đó điều đó là cần thiết thì hãy cứ thể hiện. Giả sử bạn đang trong một tiết học và cả lớp phải giải đáp một câu hỏi khó và chỉ có mình bạn biết câu trả lời, thế nhưng bạn lại hoàn toàn im lặng không lên tiếng bởi vì nghĩ rằng đó là khiêm tốn. Lúc này, bạn thực sự đã sai rồi, bạn đã để mất cơ hội ghi điểm của mình, khi bạn trả lời câu hỏi ấy cũng đồng nghĩa với việc thể hiện tri thức của mình và giúp cả lớp vượt qua câu hỏi khó khăn ấy. Có thể bạn sẽ nhận được sự tán dương của mọi người thì sao? Bởi vậy phải biết cân nhắc và suy nghĩ trước khi hành động để không hiểu sai về sự khiêm tốn.
Đi ngược lại với khiêm tốn là sự khoe khoang. Những người thường hay tự cao cho rằng mình tài giỏi hơn người sẽ bị người khác xa lánh, họ tự tâng bốc bản thân mình khiến những người xung quanh khó chịu rồi mọi người sẽ bàn tán về con người ấy. Sau cùng cái mà họ nhận được không phải là sự ngưỡng mộ, tôn trọng mà là sự khinh bỉ chê bai của mọi người. Vậy nên hãy rèn luyện để mình trở thành một người khiêm tốn được mọi người ngưỡng mộ và tôn trọng, đừng để tự cao che mờ mắt đánh mất tương lai.
Khiêm tốn là một đức tính cần có ở mọi người. Hãy cùng nhau học tập và rèn luyện để trở thành người khiêm tốn, tự hoàn thiện bản thân mình là một quá trình gian nan vì vậy hãy thực hiện từng bước một rồi mọi cố gắng của bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.
Nghị luận lòng khiêm tốn hay nhất
Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Kiêu căng là đặc quyền của kẻ khờ dại”. Câu nói đó đã dạy cho chúng ta bài học luân lí làm người về lòng khiêm tốn. Đúng vậy, khiêm tốn không đơn thuần là bài học mà nó còn là thái độ sống, một nghệ thuật về cách đối nhân xử thế trên đường đời. Vậy khiêm tốn được hiểu như thế nào?
Khiêm tốn là thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể hiện thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn và những thành công mĩ mãn. Có lòng khiêm tốn, con người ta mới có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ.
Khiêm tốn chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Sống khiêm tốn sẽ được mọi người yêu quý và bớt người ganh ghét đi. Đồng thời, khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người khiêm tốn sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiến lên phía trước. Nếu tự mãn, đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập nên những thành quả mới. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh. Thực chất thì chúng ta không có đủ tư cách để tỏ ra kiêu ngạo trước những người khác, trí tuệ của chúng ta chỉ là hạt cát nhỏ giữa một sa mạc trí thức rộng lớn. Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, khiêm tốn trước người, khiêm tốn trước đời, để có thể đạt được những thành công trong cuộc sống.
Qua đây, chúng ta thấy rằng rèn luyện tính khiêm tốn đôi khi bắt nguồn từ những hành động nhỏ nhặt trong đời thường. Tính khiêm tốn chính là bài học đạo đức đầu tiên và cần thiết cho mỗi con người. Nó còn là nhân tố thiết yếu tạo nên sự thành công và góp phần xây dựng những mối quan hệ bền vững trong xã hội.
Nghị luận xã hội về lòng khiêm tốn
Bác Hồ kính yêu của chúng ta có câu “Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, một phút tự kiêu cũng bằng thừa” để khẳng định vai trò, giá trị của lòng khiêm tốn đối với cuộc sống của con người. Lòng khiêm tốn là một đức tính vô cùng quý, cần có trong mỗi chúng ta bởi nó giúp chúng ta nhìn nhận bản thân mình tốt hơn. Nhận biết đánh giá những ưu điểm của người khác để học hỏi, được bạn bè thầy cô xung quanh ta thương mến, nể trọng.
Lòng khiêm tốn là gì? Lòng khiêm tốn chính là phong cách sống khiêm nhường không tỏ vẻ hống hách trước những thành công mà bản thân mình đạt được, không cảm thấy mình đã tài giỏi rồi vỗ ngực tự kiêu.
Khiêm tốn giúp con người đánh giá đúng về năng lực của bản thân mình, không coi thường người khác, mà luôn tìm được những điểm mạnh của người khác để học tập nâng cao kinh nghiệm của mình tích lũy kiến thức để phát huy được nội lực của mình tốt hơn. Nó sẽ giúp cho con người thành công hơn, đạt được những thành tựu to lớn
Trong cuộc sống ngày này, nhiều người thường mắc bệnh tự mãn, chỉ cần đạt được một chút thành tích trong học tập hoặc trong công việc là đã tỏ vẻ mình tài giỏi, rồi vỗ ngực tự kiêu, khiến cho người xung quanh cảm thấy khó chịu. Những người luôn cho mình tài giỏi, không có tính khiêm tốn sẽ bị những người xung quanh ghét bỏ, trở thành người cô đơn, ít bạn bè thật lòng và dễ bị thất bại trong cuộc sống.
Trong cuộc sống con người muốn thành công phải trải qua một quá trình gian nan, vất vả khổ luyện thì mới có thể đạt được thành tựu nào đó. Nhưng biển học là vô bờ, khi chúng ta giỏi lại có người khác giỏi hơn ta, thành đạt hơn ta nên không có gì là nhất cả. Trong cuộc sống ta phải biết cố gắng vươn lên không nên tự bằng lòng với những gì mình đã có, mà phải nỗ lực không ngừng học hỏi để có những thành công mới.
Lòng khiêm tốn giúp con người không bị sa đà vào danh lợi, không hám danh và biết mình cần gì để có thể điều chỉnh bản thân cho phù hợp với cuộc sống. Trong xã hội xưa đã có rất nhiều vị quan thanh liêm học rộng tài cao nhưng sẵn sàng cáo quan về ở ẩn để tránh xa những thói tham quan đấu đá, xu nịnh…
Lòng khiêm tốn thường thể hiện ra ngoài bằng sự hòa nhã, nhũn nhặn của con người, khi thành công nhưng không bao giờ cho đó là điều quan trọng, to lớn là người có kiến thức học rộng hiểu nhiều nhưng vẫn cảm thấy mình chưa thể hiểu hết được bởi biển học là vô biên, vô cùng.
Những người có lòng khiêm tốn lúc nào cũng không ngừng nỗ lực cầu tiến, ham học hỏi bởi họ cảm thấy bản thân mình chưa thể nào dừng lại ở đó cần phải nỗ lực nhiều hơn. Họ không bao giờ thỏa mãn với những gì mình có mà luôn cố gắng nhiều hơn, nỗ lực không ngừng vươn lên.
Lòng khiêm tốn giúp cho bản thân con người nhận được những điểm còn hạn chế, thiếu sót của mình để hoàn thiện mình tốt hơn. Đánh giá năng lực của người khác đúng hơn nhìn ra những mặt mạnh của những người xung quanh mình để biết mình là ai trong cuộc sống.
Là một học sinh chúng ta cần phải hoàn thiện bản thân mình nhiều hơn, tích lũy kinh nghiệm, kiến thức để sau này xây dựng đất nước tốt đẹp hơn. Tránh vỗ ngực tự cao trước những thành tích học tập tốt mà ngủ quên trên chiến thắng không chịu nỗ lực chúng ta sẽ bị tụt hậu.
Nghị luận về tính khiêm tốn
Sống càng sâu càng phẳng lặng; lúa càng cao càng cúi đầu. Chính sự khiêm tốn làm nên sự vĩ đại trong vũ trụ này. Càng vĩ đại thì càng phải biết khiêm tốn hơn. Và để trở nên khiêm tốn, con người càng phải biết phấn đấu. Khiêm tốn có thể coi là một trong những phẩm đức cao quý nhất của con người.
Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, tự khép mình vào những khuôn thước của cuộc đời, bao giờ cũng có ý chí học hỏi, hoài bão trọng đại của cá nhân là tiến mãi không ngừng, chủ đích là không khoe khoang, không tự đề cao cá nhân mình với người khác, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn ham học hỏi người khác và biết kính trọng mọi người.
Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, biết nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn tự giác nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được.
Thực không thể nào phủ nhận được vai trò và tầm quan trọng của đức tính khiêm tốn đối với mỗi con người. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan hệ tốt là đức tính khiêm tốn. Đức tính khiêm tốn không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng cho sự thành công.
Những người vốn có tính khiêm tốn thường hay tự cho rằng kiến thức của mình vẫn còn hạn hẹp, còn phải cầu tiến hơn nữa và cần phải trau dồi, học hỏi nhiều hơn nữa, không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không đáng kể, luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên.
Người có sẵn tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường không có gì to tát, luôn luôn tìm đủ mọi phương diện để học hỏi thêm lên.
Người khiêm tốn cũng không bao giờ biểu lộ sự tự mãn về những gì mình có, mình biết, nhờ vậy dễ tạo được sự đồng cảm và mối quan hệ thân thiện với người khác trong giao tiếp,nên kết giao được với nhiều người hơn. Họ cũng không đề cao mình và hạ thấp người khác, nên bản thân luôn vui vẻ, an lạc và hạnh phúc. Đức tính khiêm tốn giúp con người thể hiện khả năng tự chủ cao trong mọi việc, chiến thắng “cái tôi” bản ngã của mình.
Nhờ biết sống khiêm tốn mà biết mở rộng tâm hồn đón nhận mọi cái tốt đẹp của mọi người như đón làn gió mát, luôn tươi mới và phóng khoáng. Khiêm tốn cho ta sức mạnh, là động lực nhân văn giúp ta tu dưỡng nhân cách, đạo đức ngày một thêm tốt đẹp hơn.Nhờ biết khiêm tốn mà ta không chỉ biết học thầy, những người giỏi hơn mình mà còn biết học hỏi những người như mình-học bạn, coi bạn là thầy, biết “học thầy không tày học bạn”. Người khiêm tốn luôn thấy ai xung quanh mình cũng có điều để đáng học hỏi.
Nhân dân ta có bao câu tục ngữ nêu lên bài học về đạo đức tính khiêm tốn: “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe!” Câu tục ngữ khuyên con người phải ý thức đúng đắn năng lực của mình, tích cực học hỏi, không dấu giếm cái dốt vì sợ xấu hổ.
Sự hiểu biết của mỗi người rất hạn chế giống như hạt cát trong sa mạc mênh mông. Ai cũng phải khiêm tốn học tập, coi việc học tập là chuyện rèn luyện suốt đời. Kẻ kiêu ngạo khác nào sống trong ao tù: “Kiêu ngạo là biểu hiện cái ngu dốt của mình”. Kiêu ngạo chính là cách giết chết lòng ham học hỏi của mình Nhà bác học vĩ đại Einstein tâm sự với tuổi trẻ gần xa là phải biết khiêm tốn và nỗ lực học tập không ngừng, bởi “điều mà chúng ta biết chỉ là một giọt nước, điều chúng ta không biết mênh mông như đại dương”.Khiêm tốn là một trong nhiều đức tính mà tuổi trẻ chúng ta phải tu dưỡng, rèn luyện. Trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng: “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.
Khiêm tốn là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết.
Nếu không có đức tính khiêm tốn, con người chúng ta sẽ ngủ quên trên chiến thắng, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu so với những con người biết học hỏi. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao kiêu ngạo và khinh thường người khác.Trái ngược một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát, không dám thể hiện bản thân. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc.
Một người kiêu ngạo luôn tự tiêu diệt mình trong kiêu ngạo. Ngược lại với đức tính khiêm tốn là sự tự cao, tự đại. Những người có tính tự cao hay tự đề cao mình, luôn coi thường người xung quanh, không nhận được sự yêu quý của mọi người, bị mọi người xa lánh. Cũng cần phải thấy rằng khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh đúng năng lực bản thân. Người tự cao tự đại thường chỉ dừng lại ở mức độ họ đang có vì họ luôn cho rằng bản thân đã quá giỏi giang và không cần học hỏi thêm nữa.
Khiêm tốn là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. Đó là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam: Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm. Chính vì vậy không ngừng học tập rèn luyện bản thân và không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Đó chính là hướng phấn đấu của chúng ta để có thể tiếp thu tri thức nâng cao trình độ bản thân góp phần xây dựng xã hội ngày một văn minh, giàu đẹp.
Khó mà tôn trọng người khác nếu bản thân không tự khiêm nhường. Khó mà mở lòng tiếp thu tri thức quý báu từ người khác nếu bạn có thói kiêu ngạo. Sự khiêm tốn là chiến thắng của tâm trí đối với những lời xu nịnh và dục vọng thấp hèn của bản thân. Tử tế, lịch sự và khiêm tốn chứng tỏ con người có văn hóa thực sự.
Nghị luận xã hội về đức tính khiêm tốn
Khiêm tốn là một đức tính tốt mà mọi người cần phải trau dồi, rèn luyện, đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên. Nội dung khiêm tốn có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người. Khiêm tốn sẽ có sự tỉnh táo, để nhận thức được chân lí một cách đúng đắn, khách quan; đồng thời có được sự ủng hộ, giúp đỡ chân thành của mọi người. Nó đem lại cho ta nhiều khả năng cả về trí lực và vật lực để đạt đến sự thành công cũng như sự tin tưởng của mọi người.
Để đạt tới sự chuẩn mực, đức khiêm tốn cần phải đặt trong mối quan hệ tương xứng với lòng tự tin. Đức khiêm tốn càng cao thì lòng tự tin phải càng lớn. Bởi tự tin chính là “cơ sở vật chất” cho khiêm tốn. Tương tự, lòng tự tin cũng phải lấy khiêm tốn làm “cái neo” để không vượt quá hiện thực. Nếu không có “cái neo” này thì lòng tự tin dễ chuyển sang tự tôn rồi tự kiêu, tự phụ lúc nào không hay.
Trong quá trình nhận thức, tính khiêm tốn thể hiện ở khả năng tự tranh luận, tự phê phán những nhận định, suy đoán mà bản thân mình phát hiện ra, so sánh đối chiếu với mọi lí luận trước đây đã được phát biểu… Phẩm chất này giúp chúng ta tránh được sự chủ quan, bất cẩn, hời hợt và phiến diện trước khi công bố những kết luận cuối cùng của mình.
Trong phát ngôn, cổ nhân đã dạy “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là việc sử dụng từ ngữ giản dị, dễ hiểu, không dùng từ “đao to búa lớn” hay “cao siêu huyền bí”. Ở đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho chúng ta một hình mẫu về sử dụng ngôn ngữ giản dị mà không kém phần sâu sắc. Khiêm tốn trong phát ngôn còn là không nói nhiều về mình, không khoe khoang:
“Khí kiêng nhất sự hung hăngTâm kiêng nhất sự hẹp hòiTài kiêng nhất sự bộc lộ
Trong thái độ ứng xử, khiêm tốn có nghĩa là “nghiêm khắc với mình, rộng lượng với người”, không quá tự tin hay độc quyền chân lí, luôn “kính trên nhường dưới”. Thái độ khiêm tốn trong phê phán, đóng góp cho người khác đó là: không tiếc lời khen nhưng thận trọng khi phê phán, thận trọng khi sử dụng ngôn từ để tránh tổn thương lòng tự trọng của người khác – nhất là đối với người lớn tuổi, cấp trên. Khi được người khác phê phán, góp ý cần bình tĩnh, nhẫn nại lắng nghe và tiếp thu những điều hợp lí. Biểu hiện rõ nhất của tính khiêm tốn, như Bác Hồ dạy, đó là – “thắng không kiêu, bại không nản”. Để có đức tính khiêm tốn, mỗi người đều phải có sự tu dưỡng, rèn luyện.
Thứ nhất, do khiêm tốn xuất phát từ chữ lễ, mà trong chữ lễ thì trung chính đóng vai trò cốt tử. Vì vậy, chữ trung chính cũng đóng vai trò trọng yếu trong tính khiêm tốn. Điều này hàm ý rằng, để rèn luyện được tính khiêm tốn, vai trò trong việc nhận thức và ứng xử một cách đúng vị, đúng mực, đúng lúc và đúng nơi là vô cùng quan trọng.
Thứ hai, trong cuộc sống không có gì là hoàn toàn lí tưởng tuyệt đối, bất công bằng là điều vẫn thường xuyên xảy ra. Vì vậy, việc rèn chữ nhẫn là yêu cầu trước tiên cần phải được chú ý thực hiện.
Thứ ba, rèn luyện tính khiêm tốn phải được thực hiện trong cuộc sống thường ngày, từ những việc nhỏ nhất. Ngạn ngữ của Nga có câu: “Gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách và tính cách sẽ quyết định số phận”; cộng với tinh thần cầu tiến, luôn luôn học hỏi, không ngừng phấn đấu vươn lên, không ngừng hoàn thiện nhân cách, kiên tâm trì chí chúng ta sẽ rèn được đức tính khiêm tốn.
Thứ tư, tính bốc đồng là một trạng thái tình cảm phải hết sức cảnh giác. Chính nó dễ làm cho chúng ta, từ một người điềm đạm, khiêm tốn bỗng chốc trở nên kiêu căng, tự phụ, ăn nói thiếu giữ gìn lúc nào không biết. Chúng ta dễ trở nên bốc đồng khi chưa có sự chuẩn bị về mặt tâm lí lúc tiếp nhận những tình huống “thuận lợi bất ngờ” như: được nâng lương, đề bạt, trúng số, nhận thừa kế… và cả trong khi rượu bia, yến tiệc no say.
Thứ năm, tuy không đồng nhất nhưng lại có mối liên quan hết sức chặt chẽ với tính khiêm tốn đó là tính trung thực. Trung thực với mình, trung thực với người cũng là biểu hiện một phần của tính khiêm tốn. Vì vậy, cần phải rèn luyện tính trung thực, như một sự bổ trợ cần thiết cho tính khiêm tốn.
Cuối cùng, yêu cầu lớn hơn cả là bản thân mỗi chúng ta phải tạo lập cho mình một mục đích sống mang ý nghĩa nhân văn cao cả. Chính mục đích lớn này sẽ tạo cho chúng ta động lực để luôn luôn tự điều chỉnh, thực hiện được yêu cầu “thắng không kiêu, bại không nản” trên suốt hành trình tranh đấu, vượt qua mọi khó khăn và thành công nhất thời để vươn tới mục tiêu cao đẹp cuối cùng.
Nghị luận về đức tính khiêm tốn chi tiết
Nghị luận về đức tính khiêm tốn - Mẫu 1
Con người sinh ra đều là số 0 tròn trĩnh. Mỗi chúng ta cần phải cố gắng vươn lên và tạo lập riêng cho bản thân mình một cuộc sống tốt đẹp hơn, rèn luyện cho mình những đức tính tốt đẹp. Một trong số những đức tính tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện chính là khiêm tốn và không kiêu căng, tự mãn.
Khiêm tốn trái với kiêu căng, tự mãn, khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, những việc mình đã làm. Tính kiêu căng và tự mãn xuất phát từ tầm hiểu biết hạn hẹp của con người, chỉ mới được người khác khen ngợi chút xíu đã đâm ra huênh hoang, cao ngạo, cho mình là hơn người, đây là một tính cách vô cùng xấu của con người. Bên cạnh đó, tính kiêu căng và tự mãn còn bắt nguồn từ một số người tuy có năng lực hoặc có được một thành tựu nhỏ cho bản thân mình thì lại khoe khoang, cho mình hơn người, không ai có thể bằng mình, từ đó dẫn đến chủ quan và thất bại trong cuộc sống.
Người kiêu căng và tự mãn sớm muộn cũng bị người khác xa lánh, không được tin tưởng, tín nhiệm, lâu dần trở nên cô lập, sẽ không nhận được sự giúp đỡ, tương trợ của mọi người. Nếu con người bỏ được tính kiêu căng và tự mãn sẽ trở nên khiêm tốn, đáng yêu, nhận được sự yêu quý của mọi người xung quanh, cuộc sống của người đó sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cộng đồng cũng trở nên tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, chúng ta không thể phủ nhận rằng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có những con người sống với lòng khiêm tốn cùng nhiều đức tính tốt đẹp khác được mọi người yêu quý, tin tưởng và tín nhiệm. Lại có những người tuy trước đây họ kiêu căng tự mãn nhưng họ đã rút ra kinh nghiệm cho bản thân và sửa đổi để tốt hơn,… những người này xứng đáng là tấm gương để học tập theo.
Mỗi con người được sống một lần duy nhất và chúng ta được lựa chọn cho mình cách sống. Hãy sống thật tích cực, ý nghĩa, tạo dựng cho cuộc đời những giá trị tốt đẹp.
Nghị luận về đức tính khiêm tốn - Mẫu 2
Khiêm tốn và tự tin là nguồn cội của mọi sức mạnh vốn có ở con người. Không có lòng tự tin sẽ không có thành công nào được tạo ra. Có thể một số người tự tin vào bản thân là một việc tốt nhưng cũng có một số lại vô cùng kiêu căng và tự mãn. Đó là phẩm chất không cần thiết ta nên loại bỏ nó để dần trở thành một người văn minh.
Khiêm tốn là sự nhường nhịn, không khoe khoang, hơn thua với người khác. Tự tin là sự thẳng thắn và lòng can đảm khi đối diện với những thực tế của cuộc đời. Kiêu căng, tự mãn là tự tin vượt quá giới hạn lại không xem người khác ra gì.
Đa số những người kiêu căng luôn xem mình là giỏi nhất và không nghe ý kiến của bất kỳ ai. Tính cách của họ cũng không được người khác đánh giá cao. Khi nhìn vào có thể người khác sẽ không muốn tiếp xúc với họ. Tính tự mãn phần lớn đều không đem lại cho ta lợi ích. Đừng quá tự mãn về bản thân vì điều đó có thể sẽ làm hại bạn.
George Sand đã từng nói: “kiêu căng là bãi cát lún của lý trí”. Kiêu căng sẽ làm lý trí của ta chỉ nghĩ về một hướng của mình. Luôn nghĩ rằng bản thân mình là đúng, là giỏi. Điều này cũng chẳng phải là một điều tốt đẹp gì cả. Nếu như quyết định đó của ta là sai thì ta sẽ không thể nào sửa chữa bởi tính kiêu căng của mình. Kiêu căng cũng sẽ làm ta khó khăn trong giao tiếp. Trong cuộc sống nếu ai cần ta giúp đỡ thì sẽ nịnh hót ta mọi điều. Nhưng nếu những người khác thì ta sẽ thấy mình thật khó ưa. Sẽ không ai chịu được tính ngạo mạn của ta đó là điều thực tế nhất.
Suy nghĩ về câu nói của Victor Hugo: “Lười nhác, ăn chơi, hai thứ đó chẳng khác gì vực thẳm”
Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không nhiều mối nguy hiểm rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý. Thậm chí ngay cả trong trường hợp đó, nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó nên thỏa mãn được ta. Dĩ nhiên, không được nuôi dưỡng thói kiêu căng mà hãy thay thế nó bằng một phẩm chất tốt đẹp khác. Không có gì xứng đáng hơn là hãy lấp đầy lỗ hổng của thói kiêu căng bằng lòng khiêm tốn. Sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng chính là tính khiêm tốn.
Nếu như ta không kiêu căng thì sao? Đó sẽ là một điều tốt đấy chứ. Ta sẽ được mọi người yêu quý hơn. Lý trí của ta cũng sẽ không đi vào một bãi cát lún. Ta có thể phát triển theo một chiều hướng tích cực. Thành công cũng có thể sẽ đến với ta. Mọi người thì xem trọng, quý mến ta. Sẽ được nhiều người giúp đỡ hơn. Người khác nhìn vào thì cũng sẽ có thiện cảm hơn đối với ta. Điều đó là một điều tốt đẹp.
Nhưng không phải ai cũng từ bỏ được tính kiêu căng của mình. Đó là cả một quá trình cố gắng. Ta hãy tập lắng nghe ý kiến từ người khác. Tập từ bỏ thái độ ngạo mạn ấy mà bắt đầu xem trọng người khác. Lựa những ý kiến hay mà học hỏi đề phát triển. Những đóng góp từ người thân có thể sẽ giúp bạn dễ dàng thành công hơn. Hãy làm chủ được lý trí của mình.
Tri thức làm ta khiêm tốn, còn ngu si làm ta kiêu căng. Hãy điều khiển lý trí theo một hướng đi tích cực. Tránh xa những “bãi cát lún” là một điều đúng đắn. Hãy xem trọng người khác. Đừng xem bản thân mình là tài giỏi hãy cứ là một người bình thường thì ta mới thật sự tài giỏi. Những điều đó là vô cùng cần thiết. Hãy cứ luôn tự tin vào bản thân nhưng phải có chừng mực. Vượt qua giới hạn thì sẽ làm hại đến bản thân.
Một người văn mình thì sẽ nói “không” với kiêu căng, tự mãn. Tính tự phụ mạnh mẽ nhất khi nó ở trong một con người yếu đuối. Kẻ tự cho mình là tài giỏi hơn người khác thì tai không còn muốn nghe lời hay ý đẹp nưa. Hãy cố gắng làm một người như thế. Được mọi người yêu quý và có thể thành công. Không phải là một điều tốt hay sao. Đừng kiêu căng các bạn nhé vì nó sẽ không có lợi gì cho ta cả.
Người sáng suốt chẳng bao giờ kiêu ngạo về tài năng của mình. Kiêu ngạo là mầm mống của bất hòa và tai họa. Hãy khiêm tốn hơn nữa và tự tin hơn nữa. Bớt kiêu căng, tự mãn thế giới sẽ mở ra nhiều cánh cửa để bạn bước tới.
Nghị luận về đức tính khiêm tốn - Mẫu 3
Trong xã hội hiện nay, chúng ta cần phải trang bị cho mình những hành trang cần thiết để có thể tự hoàn thiện bản thân mình và hội nhập vào cộng vào xã hội. Một trong những đức tính cần thiết nhất để có thể hòa nhập có được mối quan hệ tốt là khiêm nhường. Khiêm nhường không chỉ là nghệ thuật sống mà còn là nền tảng dẫn đến thành công.
Khiêm nhường là một bản chất tốt cần phải có trong cách đối xử hàng ngày. Đó là thái độ không tự đề cao mình, đánh giá đúng mực về bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm nhường thường rất hòa nhã, nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn nói. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi các khuyết điểm của mình, học tập những cái hay, cái tốt từ người khác và không tự mãn với những gì mình đã đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá. Hay anh thanh niên trong tác phẩm "Lặng lẽ Sapa" luôn khiêm nhường, cho mình không xứng đáng để được vẽ tranh.
Khiêm nhường là một đức tính rất cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả, trí tuệ của mỗi chúng ta chỉ là một hạt cát bé nhỏ giữa sa mạc rộng lớn, khiêm nhường sẽ giúp chúng có thể hoàn thiện bản thân và mở rộng vốn hiểu biết của mình hơn. Khiêm nhường là thái độ cần có của mỗi chúng ta bất kể ta là ai, có chức vụ gì, tài giỏi nào vì đức tính ấy giúp ta có được thiện cảm với những người xung quanh có được những mối quan hệ gần gũi và cần thiết.
Nếu không có khiêm nhường, con người chúng ta sẽ ngủ quên trong vinh quang, không biết vươn lên, không tự mình tiến bộ, hoàn thiện bản thân và sẽ trở nên tụt hậu. Thế nhưng vẫn có nhiều người không khiêm nhường, tự cao tự đại, kiêu ngạo và khinh thường người khác. Một số khác lại tự ti, xem nhẹ bản thân mình, rụt rè và nhút nhát. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc, không chịu học hỏi. Từ đó để lại những hậu quả rất lớn vốn kiến thức sẽ bị thu hẹp, gây đố kị, mất đoàn kết dẫn đến thất bại.
Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh. Cũng cần phải thấy rằng khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình, rụt rè và không đánh đúng năng lực bản thân.
Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người. Đó là một trong những đức tính mà Bác Hồ đã dạy cho thiếu niên Việt Nam. Chính vì vậy, chúng ta cần phải kính trên nhường dưới, không ngừng học tập rèn luyện bản thân và không được tự mãn trước những thành quả mà ta đã đạt được. Đó chính là hướng phấn đấu của chúng ta để có thể tiếp thu tri thức nâng cao trình độ để góp phần xây dựng đất nước, đưa đất nước ta vươn lên tầm cao mới, văn minh và tốt đẹp hơn.
Nghị luận về đức tính khiêm tốn - Mẫu 4
Khiêm tốn không chỉ là một đức tính tốt mà nó còn là nghệ thuật sống, là nền tảng vững chắc giúp mỗi người chúng ta tạo lập sự nghiệp.
Vậy, lòng khiêm tốn là gì? Khiêm tốn là có ý thức và thái độ đúng mức trong việc đánh giá bản thân mình, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình là hơn người khác. Người có lòng khiêm tốn luôn luôn thể thái độ hòa nhã, nhún nhường trong văn hóa ứng xử, và quan trọng hơn, họ luôn tỏ ra tôn trọng bản thân mình và tôn trọng người khác. Trong công việc và trong cuộc sống, những người có thái độ khiêm tốn thường không thỏa mãn với những gì mình đã đạt được mà ngược lại, họ luôn cố gắng phấn đấu vươn lên để có thể đạt được những thành quả cao hơn nữa. Vì vậy, họ thường gặt hái được nhiều kết quả và thành công mỹ mãn.
Lâm Ngữ Đường, một học giả Trung Quốc đã từng nói: ”Lòng khiêm tốn có thể coi là một bản tính căn bản cho con người trong nghệ thuật xử thế và đối đãi với sự vật”; bởi thế, lòng khiêm tốn là một thái độ rất cần thiết đối với mỗi người. Bất luận khi mình làm nghề gì, đảm nhiệm chức vụ cao thấp như thế nào, thì chúng ta phải lấy khiêm tốn làm trọng, bởi chỉ có lòng khiêm tốn, con người mới luôn có tinh thần cầu tiến, mới không ngừng học hỏi và tiến bộ. Khiêm tốn sẽ chỉ cho ta thấy những thiếu sót của bản thân mình để sửa đổi, không tỏ ra thái độ kiêu căng tự mãn, và giúp ta biết bình tĩnh và tiếp thu những ý kiến đóng góp của mọi người xung quanh. Chỉ cần có lòng khiêm tốn, chúng ta sẽ ngày càng tốt hơn và được mọi người yêu quý.
Khiêm tốn giúp con người ta không kiêu ngạo khi đứng trên đỉnh cao vinh quang, và người biết khiêm tốn sẽ lấy thành công đó làm động lực thúc đẩy họ tiếp tục tiến lên phía trước. Nhưng trái lại, những kẻ tự mãn, ngu ngốc đắm chìm trong thành công của mình mà quên mất rằng họ cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để tạo lập những thành quả mới. Những người đó sẽ dễ gặp thất bại và bị người đời xa lánh.
Thực chất thì chúng ta không có đủ tư cách để có thể tỏ ra kiêu ngạo trước những người khác, trí tuệ của chúng ta chỉ là một hạt cát nhỏ giữa cả một sa mạc tri thức rộng lớn, bởi lẽ "Đời người có hạn mà tri thức lại vô hạn”. Cho dù chúng ta có tài giỏi đến mức nào đi chăng nữa, chúng ta vẫn phải tiếp tục học hỏi không ngừng để mở mang hiểu biết nhiều hơn nữa; có như thế, ta mới đạt được nhiều thành công trong tương lai.
Trong cuộc sống hiện diện rất nhiều người có lòng khiêm tốn, chẳng hạn như nhà bác học vĩ đại Einstein, ông đã từng nói: "Tôi chỉ là một người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng?". Và cũng như Einstein, nhà thơ Tố Hữu đã viết về lòng khiêm tốn của vị lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh: "Như đỉnh non cao tự giấu hình. Trong rừng xanh lá, ghét hư vinh”. Bác Hồ quả là một người khiêm tốn, ai ai khi gặp Bác đều thấy được vẻ đẹp nội tâm sâu sắc của Bác qua cử chỉ, lời nói, hành động, nụ cười đều rất giản dị và đáng kính biết mấy.
Mỗi chúng ta hãy tự ý thức và nuôi dưỡng cho mình một thái độ khiêm tốn, khiêm tốn trước người, khiêm tốn trước đời, để có thể đạt được nhiều thành công trên đường đời.
Nghị luận về đức tính khiêm tốn - Mẫu 5
Muốn thành công trong cuộc sống, con người cần phải rèn luyện cho mình nhiều đức tính tốt đẹp. Một trong những đức tính cần có đó là lòng khiêm tốn. Càng khiêm tốn khiến ta càng trở nên vĩ đại. Người càng vĩ đại thì càng cần phải khiêm tốn.
Khiêm tốn là tính nhã nhặn, biết sống nhún nhường; không bao giờ tự đề cao cá nhân mình trước người khác mà ngược lại luôn tự cho mình là kém, cần phải học hỏi thêm, trau dồi thêm. Người có lòng khiêm tốn không bao giờ tự hào về sự thành công của mình mà luôn cho nó là tầm thường, nhỏ bé, không đáng kể và luôn tìm cách học hỏi thêm nữa.
Biển học là mênh mông vô tận trong khi đó sự hiểu biết của con người chỉ là một giọt nước bé nhỏ giữa đại dương. Có biết bao điều hay, mới lạ về cuộc sống, thế giới bên ngoài mà bản thân ta không hề hay biết. Do đó con người phải biết khiêm tốn, không ngừng học hỏi để có thể tiếp thu được lượng kiến thức bao la, rộng lớn mà nhân loại đã tích lũy từ mấy ngàn năm qua.
Khiêm tốn, không ngừng học hỏi, tích lũy tri thức, kinh nghiệm vốn sống thì sự hiểu biết ngày càng mở rộng, làm việc gì cũng dễ thành công ít thất bại, khẳng định được tài năng và giá trị của chính mình. Ngược lại, một kẻ tự phụ về tài năng học thức của mình, không chịu học hỏi bất kì ai, không tiếp thu những cái mới thì một ngày nào đó, kiến thức của họ sẽ trở nên nông cạn, lạc hậu, không theo kịp được sự phát triển của xã hội.
Mặc khác, người không biết khiêm tốn, lúc nào cũng kiêu ngạo tự phụ dễ sinh ra thói chủ quan và do đó thường thất bại trong cuộc sống. Ví như ngọc kia dẫu quý mà chẳng dũa chẳng mài cũng không thể tự tỏa sáng được.
Sống có lòng khiêm tốn, biết tôn trọng người khác, cư xử cởi mở, hòa đồng thân thiện là một lối sống đẹp, tự nâng cao giá trị của chính mình, luôn thành công trong lĩnh vực giao tiếp, được mọi người yêu quý coi trọng, khi gặp khó khăn sẽ được mọi người cưu mang giúp đỡ.
Trong đời sống, cần cư xử, nói năng hòa nhã, khiêm tốn, chịu khó học hỏi mọi người, tránh khoe khoang, huênh hoang khoác lác, tự cao tự đại về tài năng của chính mình vì làm như thế chỉ khiến cho mọi người coi thường, xa lánh.
Người có lòng khiêm tốn phải biết trân trọng con người và hành động đúng đắn đem lại lợi ích thiết thực trong cuộc sống. Biết ơn những ai đã mang lại cho ta lợi ích nào đó. Không bao giờ so sánh thiệt hơn. Biết lắng nghe và thấu hiểu người khác. Sống đúng với chuẩn mực, đạo lí ở đời.
Kính nhường học hỏi, không tự cao tự đại, không xem thường tri thức và người khác. Sống đề cao sự sáng tạo và tiến bộ, không khoe khoang, hợm hĩnh, không đua đòi, sĩ diện. Lúc nào cũng điềm đạm, bình tâm với lối sống giản dị, thanh bạch, hòa hợp với cuộc sống xung quanh và làm cho lối sống ấy được mở rộng trong cộng đồng.
Đức tính khiêm tốn tạo nên vẻ đẹp nhân cách con người. Nhưng không nên khiêm tốn một cách thái quá đến độ khép kín và nhu nhược. Việc gì biết thì trình bày, làm được thì làm ngay chứ không nên im lặng vì không thích tranh đua, không làm vì đợi chờ người khác. Chính đức tính khiêm tốn là yếu tố đưa ta đến gần với mọi người hơn.
Nghị luận về đức tính khiêm tốn - Mẫu 6
Trong xã hội hiện đại, để thành công, chúng ta cần trang bị cho bản thân đức tính khiêm tốn bởi vì khi có nó, ta sẽ có những nhìn nhận đúng mực về bản thân. Từ đó, chúng ta sẽ gặt hái được nhiều thành quả tốt hơn trong cuộc sống.
Lòng khiêm tốn thật sự rất cần thiết và quan trọng đối với mỗi con người. Đó là thái độ không tự đề cao mình. Đánh giá đúng bản thân, luôn học hỏi người khác và biết kính trên nhường dưới. Những người khiêm tốn là những người luôn hòa nhã nhún nhường, tôn trọng người khác và nghe nhiều hơn là nơi. Họ luôn nhanh chóng nhìn nhận và sửa đổi khuyết điểm, học tập những cái hay, cái tốt để hoàn thiện bản thân. Họ cũng không bao giờ khoe khoang những thứ mình đạt được. Bác Hồ là tấm gương sáng cho lòng khiêm tốn. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một cuộc sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị của một chủ tịch nước, Bác vẫn ở nhà sàn, cùng với những vật dụng giản dị và những món ăn đơn sơ.
Khiêm tốn là một đức tính cần thiết và là thái độ sống đẹp trong xã hội hiện nay. Vì không ai trong chúng ta là hoàn hảo cả. Tất cả những việc chúng ta cần làm là học tập không ngừng ở người khác. Khiêm tốn đó dường như chỉ là một giọt nước giữa đại dương bao la mà thôi, khiêm tốn sẽ giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và mở rộng hiểu biết của mình, khiêm tốn là thái độ cần có của mỗi chúng ta, bất kể là ai, làm chức vụ gì, tài giỏi thế nào thì đức tính đó sẽ làm chúng ta có thiện cảm với mọi người, và được mọi người yêu quý ta cũng như sẽ có những mối quan hệ gần gũi và thân thiết.
Tuy nhiên, nếu không có khiêm tốn, con người sẽ luôn ngủ trên vinh quang không tự mình vươn lên, không tự mình tiến bộ sẽ bị tụt hậu bị mọi người xung quanh căm ghét vì quá kiêu ngạo. Vậy mà vẫn có những người khác, cho mình là số một. Còn một số người khác thì rụt rè, tự ti, xem nhẹ giá trị bản thân mình. Những con người như thế sẽ khó thành công trong công việc. Từ đó dẫn đến những hậu quả rất lớn và kiến thức bị thu hẹp, gây mất đoàn kết. Ta cũng cần thấy rằng khiêm tốn không phải là tự ti, hạ thấp hay nâng cao bản thân, rụt rè và không đánh giá đúng năng lực của bản thân vì thế ta cần phải rút kinh nghiệm và tránh mắc phải những điều đó.
Tóm lại, khiêm tốn là đức tính góp phần nâng cao giá trị con người. Bản thân tôi cũng phải tự rèn luyện bản thân cho mình đức tính khiêm tốn để phát triển bản thân cũng như góp phần phát triển xã hội và đất nước.
Nghị luận về đức tính khiêm tốn - Mẫu 7
Một bông hoa đẹp không chỉ đơn giản là cần có sắc mà cũng cần đến hương, con người chỉ thực sự đẹp khi mang trong mình những đức tính tốt đẹp hơn là xấu.
Khiêm nhường được hiểu là đức tính tốt đẹp của con người, một con người không khoe khoang, đố kỵ, biết nhường nhịn và lắng nghe. Khiêm ở đây trong khiêm tốn, nhường tức nhường nhịn. Cho nên khiêm nhường chính là sự khiêm tốn, nhẫn nhịn, không khoe khoang hay tự đánh giá cao bản thân.
Trong cuốn sách "Nhật ký về lòng thương xót" của Thánh Nữ Faustina Kowalska thì chúa Giêsu có nói với Thánh Nữ về đức tính khiêm nhường, thấy rằng đức tính khiêm nhưỡng không chỉ thời hiện đại bây giờ cần mà nó đã tồn tại từ nhiều đời trước, đã từ rất lâu con người đã ý thức được ý nghĩa của đức tính khiêm nhường.
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, khiêm nhường được thể hiện ra như thế nào? Để biết được người ta có khiêm nhường hay không thì hãy nhìn vào tính cách hoặc ngay chính mối quan hệ của họ. Người khiêm nhường luôn mang trong mình chút gì đó hòa nhã, biết nhường nhịn và lắng nghe câu chuyện của người khác. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những hiện tượng tự mãn, khoe khoang kiến thức của bản thân, khinh thường người khác. Tự cho rằng bản thân là vô địch, chỉ ra lỗi sai thì không tiếp thu, cho rằng những người đóng góp cho mình chẳng là gì.
Nhưng khiêm nhường không có nghĩa là chịu cảnh tự hạ thấp mình, tự ti. Mỗi người chúng ta ở những trường hợp nhất định phải biết cách phản đáp lại, giải thích cho người chưa hiểu, có như vậy mới là ý nghĩa của đức tính khiêm nhường.
Suy cho cùng ta thấy được sự quan trọng của đức tính khiêm nhường là vô cùng quan trọng. Đem những điều mình biết đi giúp cho người chưa biết, như vậy chẳng là thừa cùng chẳng là thiếu. Con người càng tiến bộ bao nhiêu thì các phải học được đức tính khiêm nhường bấy nhiêu. Nhất là đối với những thế hệ mới hiện nay.
Nghị luận về đức tính khiêm tốn - Mẫu 8
Xã hội hiện đại ngày càng đi lên, đòi hỏi tính năng lực của con người cũng cao lên. Tuy nhiên bên cạnh tính năng lực đòi hỏi cao thì cũng đòi hỏi ở mỗi người cần có tính khiêm nhường. Trong xã hội nếu mỗi người đều tự có ý thức khiêm nhường hơn thì cuộc sống sẽ dễ dàng hòa hợp dung hòa với nhau hơn, còn nếu không thì sẽ khiến xã hội trở nên hỗn loạn.
Khiêm nhường là đức tính tốt của con người, khiêm nhường là không khoe khoang, không đố kỵ, biết lắng nghe người khác hơn và sẵn sàng nhận rồi sửa lỗi sai của mình hay còn nói là biết lắng nghe ý kiến của người khác đóng góp cho mình.
Để nhận biết một người con tính khiêm nhường không thì không khó, bạn chỉ cần nhìn vào tính cách và mối quan hệ xung quanh của họ là sẽ nhận ra. Một người khiêm nhường sẽ hòa nhã với mọi người, từ tốn trong từ lời nói và đặc biệt không đề cao bản thân hay khinh thường người khác. Người khiêm nhường không bao giờ cho rằng mình là nhà vô địch, nó sẵn sàng tiếp thu ý kiến mọi người đóng góp cho mình rồi sẽ sửa những lỗi mà bản thân chưa được.
Nhiều người hiểu nhầm rằng, khiêm nhường là tự hạ thấp mình, là sự tự ti nhưng thực sự điều đó hoàn toàn sai. Khiêm nhường là sẵn sàng tiếp thu những ý kiến đóng góp thiện chí chứ không phải là sẵn sàng nhận những lời chê bai về mình, sẵn sàng phản đáp lại những điều sai trong cuộc sống xung quanh. Mặt khác của khiêm nhường chính là tự mãn, cuộc sống luôn có ai mặt, có người khiêm nhường thì cũng có những người tự mãn. Họ cho rằng mình là trung tâm của vũ trụ, những việc mình làm chẳng ai làm được và điều đó luôn đúng, luôn không biết lắng nghe ý kiến của người khác đến mình. Người tự mãn luôn bảo thủ như vậy, nếu cứ giữ mãi tính tự mãn trong mình thì chắc hẳn họ không thể tiến xa hơn, họ sẽ thụt lùi và luôn nhìn về vinh quang đã đi qua ở quá khứ.
Vậy nên mỗi người chúng ta cần phải biết chọn cho mình điều tốt đẹp để hướng đến, nếu mải mê tự mãn rồi ngủ sâu trong vinh quang thì sẽ chỉ làm bản thân thụt lùi. Khiêm nhường là một đức tính tốt mà ai trong chúng ta cũng đều cần có.
Nghị luận về đức tính khiêm nhường
Trong cuộc sống hiện đại, giữa cái xã hội đầy cạm bẫy và cám dỗ, những đức tính, thói quen tốt, những mối quan hệ tốt, những kinh nghiệm quý giá sẽ là bàn đạp vững chắc và rút ngắn con đường đến thành công. Khi ấy không thể không nhắc đến một đức tính cực kỳ quan trọng và cần thiết với mỗi con người. Đó chính là lòng khiêm nhường.
Khiêm nhường là luôn khiêm tốn, nhún nhường, ko kiêu căng, tự cao tự đại, luôn tìm tòi và học hỏi ở người khác. Khiêm nhường là 1 đức tính vô cùng cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Nó giúp mỗi cá nhân trở nên tiến bộ hơn trong cách cư xử, lối sống, trong việc rèn luyện tu dưỡng đạo đức, giúp cho việc giao tiếp đối xử giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Khiêm nhường còn là phẩm chất cần có trong mỗi con người, tập thể và xã hội. Bởi khiêm nhường là gốc của mọi đức hạnh, người khiêm tốn là người có nhiều nhất, kẻ kiêu căng là kẻ không có gì. Thế nhưng trong cuộc sống ngày nay, bên cạnh những con người khiêm tốn, biết lắng nghe ý kiến của người khác, thu nhặt và tích lũy nhiều kinh nghiệm sống, để làm giàu cho tâm hồn thì lại có những kẻ kiêu căng, tự mãn, tự cao tự đại họ, những kẻ luôn cho rằng "mình luôn đúng" và giữ vững suy nghĩ bảo thủ này. Đó là những con người thật đáng xấu hổ. Người kiêu ngạo, tự cao tự chỉ đại khiến mọi người cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với họ và thậm chí là xem thường họ, những người đó thường chủ quan quá mức sẽ dẫn đến hỏng việc.Khiêm nhường cũng khác với mặc cảm tự ti và tự hạ thấp mình. Khiêm nhường là sự nhún nhường tự cúi mình để học hỏi những điều hay lẽ phải, còn mặc cảm tự ti là 1 sự nhún nhường thái quá, luôn tự tin cho mình thấp kém hơn người khác, sống trong bi quan, thiếu tự tin, không tự chủ trong mọi việc, không có sự phấn đấu vươn lên Biết khiêm nhường ở bản thân mình, ko bao h tự quá đề cao mình, chính là 1 cách để ko ngừng vươn lên hoàn thiện mình, và cũng là đặt những dấu chân đầu tiên lên con đường thành công
Thế nhưng, trong cuộc sống ngày nay con người quá coi trọng danh tiếng, đẳng cấp và quyền lợi, họ sẵn sàng giành giật những điều tốt đẹp về mình mà sẵn sàng đụng chạm đến những ham muốn của người khác. Đôi khi chỉ là một lời khen, một danh hiệu trong lớp nhưng vì nhiều người cùng ham muốn đạt được, chẳng ai biết khiêm nhường, chẳng ai chịu lùi ra sau mà gây nên bao tranh giành, thù oán và chia rẽ. Thế nên mỗi người trong chúng ta cần phải biết học tập, rèn luyện và trau dồi để hoàn thiện đức tính tốt đẹp này. Bởi nó đem lại hạnh phúc cho con người, giúp chúng ta chung sống hòa bình, yêu thương mà không có lòng đố kỵ ghen ghét. Muốn thế chúng ta phải biết học tập, rèn luyện và trau dồi để hoàn thiện đức tính tốt đẹp này. Cuộc sống có rất nhiều thử thách để ta rèn luyện đức tình này. Chẳng hạn trong số những người được chọn để làm lớp trưởng, ta là người có nhiều ưu thế, thừa khả năng nhưng lại từ chối vì muốn nhường cho người khác. Đó là lòng khiêm nhường. Dù nhường nhịn này thật sự rất khó, bởi nó đem lại cho ta nhiều quyền lợi mà khó ai có thể từ chối. Vì thế muốn có được lòng khiêm nhường trước hết chúng ta phải học cách nhường nhịn, phải biết bước xuống để nhường cho kẻ yếu thế hơn ta bước lên dù ta có thừa khả năng để làm điều đó, đừng quá háo thắng, quá tham vọng, đừng để "cái tôi" lên trên lợi ích của tập thể. Và hãy loại bỏ cái suy nghĩ nhường là mất, là nhút nhát, là yếu hèn. Hãy tập sống đề là 1 con người biết nhường nhịn, dùng quá mưu cầu danh lợi là chúng ta đã bước dần trên con đường khiêm tốn. Những bước chân vững chắc đầu tiên để xây dựng cho một tâm hồn đạo đức cao cả sau này.
Có ai đó đã so sánh cuộc đời là sự trao đổi, ta bỏ ra bao nhiêu thì cũng sẽ nhận được bấy nhiêu. Ta gieo Khiêm nhường sẽ gặt hái thành công, còn nếu ta gieo kiêu căng, tự mãn sẽ gặt thất bại. Vì thế khiêm nhường là đức tính không thể thiếu khi ta muốn thành công trên đường đời.
....
>> Tải file để tham khảo các mẫu còn lại!
Từ khóa » Dẫn Chứng Về Lòng Khiêm Tốn Trong Cuộc Sống
-
Dẫn Chứng Về Lòng Khiêm Tốn Hay Nhất, Ngắn Gọn. - Toploigiai
-
Nghị Luận Về Lòng Khiêm Tốn Có Dẫn Chứng Nha Ko Mạng Câu Hỏi ...
-
Dẫn Chứng Về Tính Khiêm Tốn, Khiêm Nhường | VFO.VN
-
NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ TÍNH KHIÊM TỐN - Tài Liệu Text - 123doc
-
Nghị Luận Về Lòng Khiêm Tốn Trong Cuộc Sống Hiện Nay
-
Dàn ý Nghị Luận Xã Hội Về đức Tính Khiêm Tốn, Dàn Bài Về Lòng Khiêm ...
-
Nghị Luận Về Lòng Khiêm Tốn ❤️️15 Bài Văn Ngắn Gọn Hay
-
Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Bàn Về Khiêm Tốn
-
Nghị Luận Xã Hội Về đức Tính Khiêm Tốn - Sách Hay 24H
-
Nghị Luận Về đức Khiêm Tốn - Dàn ý & Văn Mẫu Chọn Lọc Chi Tiết
-
Nghị Luận Xã Hội Về đức Tính Khiêm Tốn – Văn Mẫu Lớp 12
-
7 Nghị Luận Về đức Tính Khiêm Tốn 200 Từ Mới Nhất
-
Nghị Luận Về đức Tính Khiêm Tốn Năm 2022