Văn Mẫu Lớp 9: Nghị Luận Xã Hội Về Sự ích Kỷ Dàn ý ...

Ích kỉ là chỉ biết nghĩ đến bản thân, mà vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Với 12 bài Nghị luận xã hội về sự ích kỷ hay nhất, sẽ giúp các em học sinh lớp 9 thấy rõ những tác hại, hậu quả lối sống ích kỷ.

ích kỷ

Tính ích kỉ sẽ đi kèm với những tính xấu khác như tham lam, nhỏ mọn, dần dần sẽ khiến bản thân trở thành một người xấu. Vậy nên hãy loại bỏ thói ích kỷ, hướng tới lối sống tích cực hơn nhé. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Download.vn để ngày càng học tốt môn Văn 9:

Bài văn nghị luận xã hội về sự ích kỷ

  • Dàn ý nghị luận về sự ích kỷ
    • Dàn ý 1
    • Dàn ý 2
    • Dàn ý 3
  • Nghị luận về sự ích kỷ ngắn gọn
  • Nghị luận xã hội về tính ích kỷ
  • Nghị luận về lối sống ích kỷ
  • Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 1
  • Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 2
  • Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 3
  • Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 4
  • Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 5
  • Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 6
  • Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 7
  • Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 8
  • Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 9

Dàn ý nghị luận về sự ích kỷ

Dàn ý 1

1. Mở bài

Giới thiệu về sự ích kỷ: Tất cả đều cố gắng để trở thành người tốt đẹp, cố gắng loại trừ những thói xấu của mình, một trong những tính xấu mà con người ai cũng nên tránh xa đó chính là sự ích kỷ

2. Thân bài

- Thế nào là tính ích kỷ: Có thể hiểu, ích kỷ là một biểu hiện của lối sống tiêu cực, người có tính kỷ là người chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, nghĩ đến những lợi ích cho mình, luôn so đo, suy tính cốt làm sao để mình được lợi và không bao giờ suy nghĩ đến người khác

- Biểu hiện của sự ích kỷ:

  • Trong cuộc sống hàng ngày: không quan tâm đến những người thân trong gia đình, vì mình mà bắt mọi người phải làm theo ý muốn của mình
  • Trong công việc, học tập: Trong quá trình làm việc, tính cạnh tranh trong công việc làm lộ rõ bản chất của người ích kỉ, họ chỉ mong nhận công việc nhẹ nhàng, trốn tránh việc khó và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
  • Trong quan hệ xã hội: Những người có tính ích kỉ thường sống rất cô lập, bởi ngoài bản thân mình ra họ không quan tâm đến những người xung quanh, đây là một lối sống tiêu cực và có thể gọi là bệnh ích kỉ

- Tác hại của việc sống ích kỷ:

  • Đối với cá nhân: Căn bệnh ích kỉ khiến cá nhân con người ngày càng trở nên xấu tính, lòng dạ hẹp hòi và tự mình tách biệt ra khỏi mọi người, sống lâu với căn bệnh ích kỷ sẽ biến con người ta trở nên cô đơn, bị mọi người xung quanh ghét bỏ, xa lánh
  • Đối với xã hội: Một xã hội ích kỉ là một xã hội suy đồi và xuống cấp, thối nát đạo đức và vô nhân đạo, sẽ chẳng có tình thương nào được hiện diện khi con người chỉ biết nghĩ cho bản thân mình.

3. Kết bài

Quan điểm của em về sự ích kỷ: Sống ích kỷ là một lối sống tiêu cực, ảnh hưởng rất xấu đến nhân cách con người, các mối quan hệ giữa con người với nhau và đặc biệt là sự phát triển của xã hội.

Dàn ý 2

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, nêu giới thiệu về sự ích kỷ. Khái quát nhận định cá nhân về sự ích kỷ (thói xấu, đáng phê phán, ảnh hưởng nghiêm trọng, nên sửa đổi,...)

II. THÂN BÀI

1. Giải thích khái niệm:

Ích kỷ là gì? Lối sống cá nhân, vị kỷ, chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà không biết chia sẻ và giúp đỡ người khác.

2. Biểu hiện của sự ích kỷ:

  • Không biết chia sẻ khó khăn với người xung quanh dù bản thân hoàn toàn có khả năng (ví dụ: bạn mượn vở ghi chép lại bài trên lớp do nghỉ học vì bệnh nhưng không cho vì không thích, mẹ nhờ quét sân giúp vì đang bận chăm em nhưng không giúp vì ngại mệt mỏi,...).
  • Làm ngơ trước nhu cầu được trợ giúp của người khác mặc kệ hậu quả có thể xảy đến với họ (ví dụ: được người già nhờ dắt qua đường nhưng không thèm giúp, gặp người bị tai nạn giao thông và được nhờ gọi cấp cứu giúp nhưng không làm vì sắp trễ học,...)
  • Sẵn sàng làm hại đến lợi ích của người khác miễn bản thân có lợi ( ví dụ: sử dụng chất độc hại trong sản xuất thực phẩm, vật dụng cá nhân để tăng lợi nhuận; vu khống, đổ lỗi cho người khác khi bản thân gây ra sai lầm để không bị trách phạt,...).
  • ...

3. Hậu quả của sự ích kỷ:

  • Người ích kỷ thường bị xã hội xa lánh, bị cô lập.
  • Thói ích kỷ làm con người ngày càng trở nên lạnh lùng, vô cảm.
  • Khiến các mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trở nên căng thẳng, gay gắt hơn.
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển hài hòa của xã hội.
  • ...

4. Lời khuyên để bỏ tính ích kỷ:

  • Mỗi người biết nhận ra và từ bỏ thói ích kỷ.
  • Biết quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ những người xung quanh.
  • ...

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại suy nghĩ, thái độ về sự ích kỷ. Rút ra bài học cho bản thân.

Dàn ý 3

1. Mở bài: Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: lối sống ích kỉ.

2. Thân bài

a. Giải thích

  • Ích kỉ: chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của bản thân mà vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Những người ích kỉ chỉ biết vun vén cho bản thân mình, luôn chỉ muốn người khác dành cho mình những điều tốt đẹp nhất.

b. Phân tích

- Biểu hiện của người ích kỉ:

  • Luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu, sẵn sàng vì lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến người khác, thậm chí là sống thờ ơ, vô cảm.
  • Không biết yêu thương, chan hòa, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh, những người có hoàn cảnh khó khăn. Người ích kỉ là những người không muốn cho đi.
  • Chỉ muốn nhận những thứ, những điều tốt đẹp nhất về bản thân mình, không biết nhường nhịn người khác.

- Tác hại của sự ích kỉ:

  • Người ích kỉ sẽ không được mọi người yêu quý, tôn trọng, thậm chí nếu sự ích kỉ dẫn đến tham lam sẽ làm cho bạn bị người khác xa lánh.
  • Tính ích kỉ sẽ đi kèm với những tính xấu khác như tham lam, nhỏ mọn,… dần dần sẽ khiến bản thân người ích kỉ trở thành một người xấu, cô độc.

c. Chứng minh

  • Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình, luôn vì lợi ích của mình mà không quan tâm đến người khác để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

  • Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập.

3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận: sự ích kỉ của con người trong xã hội hiện nay, đồng thời rút ra bài học cho bản thân.

Nghị luận về sự ích kỷ ngắn gọn

Viên thuốc độc duy nhất bóp chết tâm hồn con người bởi vị đắng và vị của sự khắc nghiệt có lẽ là ích kỉ. Nó sinh ra từ chính sự đố kị, ghen ghét, không gian chật hẹp trong trái tim bạn khi ở trong một tập thể, cộng đồng.

Ích kỉ thể hiện ở nhiều mặt, có thể là không thích san sẻ vì sợ bản thân thiệt thòi hơn, là nhỏ nhen trước sự hối lỗi của người khác. Song thử hỏi trong cuộc sống này ai hạnh phúc hơn ai, ai thành công hơn ai? Biết chia sẻ với mọi người có nghĩa là bạn đang ghép cho trái tim mình những tế bào nhân ái mạnh khỏe, còn ích kỉ giữ khư khư dẫu những gì nhỏ nhặt nhất cũng đủ làm già nua gốc rễ tâm hồn. Bởi bạn đang tự tách mình khỏi mối quan hệ với mọi người, cộng đồng, khỏi tình cảm ấm áp của nhân loại. Chưa đủ, ích kỉ chính là con virus đẩy lùi sự phát triển văn minh con người, rõ nhất là hệ lụy của nó - căn bệnh vô cảm.

Chỉ vì chỉ ích kỉ, xem trọng bản thân mà không quan tâm đến người khác mà không ít những vụ vợ chồng, anh em,.. sát hại nhau vì một câu nói, hành động không vừa mắt, hay vì của cải cha mẹ chia không vừa ý.

Chúng ta cần lên án những kẻ vị kỉ cá nhân nghiêm trọng kia, giúp đỡ những ai còn đang mềm yếu trước virus ích kỉ và ca ngợi, trân trọng lòng tốt của mọi người. Cuộc sống nồng nàn hương vị hạnh phúc khi ta đối mặt với tinh xấu - ích kỉ, đương nhiên sẽ ngập tràn oán hờn nếu lựa chọn xuôi theo nó.

Nghị luận xã hội về tính ích kỷ

Lòng hảo tâm có thể là tặng cho người khác chiếc ô trong lúc trời mưa, tặng áo khi trời đông giá lạnh, tặng tình thương khi người ta héo mòn tâm hồn. Nhưng thiết nghĩ, những điều đó không còn tồn tại trong xã hội hiện nay, chính lòng ích kỉ lên ngôi đã đẩy lùi những lối sống tốt đẹp.

Ai cũng biết ích kỉ là một thái độ sống không tốt, là sự thờ ơ vô cảm trước một tình huống xảy ra trước mặt, là một thái độ sống lạnh nhạt chỉ biết lo cho bản thân, không hề quan tâm người xung quanh và đề cao lợi ích cá nhân một cách triệt để.

Dẫu biết cuộc sống không phải một xứ sở diệu kì nơi sự tốt bụng và vị tha lên ngôi, vốn dĩ cuộc sống toàn một màu u ám. Nhưng cuộc sống với sự xuống cấp của đạo đức, bầu trời trong xanh chuyển dần thành màu xám đục , hỗn loạn và đầy vết bẩn một phần đóng góp không nhỏ chính vì sự ích kỉ và lòng tham của con người. Con người luôn kêu gào họ cô đọc, họ không được quan tâm để ý nhưng chính họ lại chẳng hề mảy may đến người khác. Ích kỉ, ích kỉ và ích kỉ, nó tạo nên một xã hội toàn sự tư lợi và bất nhân.

Bạn có biết về những quan chức cấp cao, họ luôn nói vì dân thương dân mà làm tất cả nhưng khi vén bức màn sự thật, tất cả chỉ là những kẻ đó đang nuôi “Hầu bao” ngày một lớn, sự ích kỉ và lòng tham xui khiến những con người không ngừng biến chất tha hóa. Có đôi lúc họ sống chỉ biết chăm chăm lợi ích của bản thân mà chà đạp lên tình thương, sự quan tâm và lợi ích của người khác. Cái đau đớn xót xa nhất của toàn nhân loại là loài người đa dần tách ra, trà đạp lẫn nhau để đạt được những thứ mình muốn.

Ích kỉ dần trở thành một lối sống tiêu cực nên nó sẽ sinh ra sự thù hận và ghen ghét đố kị nếu ai đó có được nhiều lợi ích hơn mình. Người ta sẵn sàng vứt bỏ mọi thứ tình bạn tình yêu, tất cả những mối quan hệ mình có để đánh đổi một thứ lợi ích tầm thường không đáng. Nhưng có một sự ích kỉ trong cuộc sống được người ta thừa nhận đó chính là sự ích kỉ trong tình yêu. Tình yêu là thứ tình cảm giữa hai người, vốn dĩ không dành cho người thứ ba, chính vì vậy khi xuất hiện một điều trái lẽ tự nhiên, người ta sinh ra sự ích kỉ, sự sở hữu vốn có trong bản tính con người.

Con người có thể đối mặt với nhiều vấn nạn khác nhau nhưng vấn đề cấp thiết nhất chính là xóa bỏ sự ích kỉ- đuổi một con quỷ dữ ra khỏi tâm hồn. Học cách quan sát, để ý đến người xung quanh mình nhiều hơn. Ta nên thay đổi lối sống cực đoan không bao giờ chịu nhận phần thua thiệt về mình và học cách nhún nhường trước mọi người. Quan trọng hơn hết là phải rèn luyện bản thân , giúp đỡ mọi người.

Bởi “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại”.Bên cạnh đó, chúng ta nên lên án mạnh mẽ những kẻ sống thờ ơ vô cảm như một anh thanh niên nhìn thấy một cụ già bị ngã nhưng không chịu dừng lại dù chỉ một phút để đỡ bà cụ dậy vì một lí do đơn giản: “Không thể đến lớp trễ, sẽ bị cô giáo phạt năng mất” Hay những kẻ chỉ biết đến bản thân, không bao giờ nhường nhịn vì người khác. Ta nên chọn một “loại thuốc” hữu hiệu cho căn bệnh thế kỉ ấy để cuộc sống trở nên tươi đẹp.

Cuộc đời vốn dĩ vậy, đều có những quy luật được con người thiết lập ra khó có thể xóa bỏ, nhưng tin chắc rằng, khi người ta nhận ra giá trị tốt đẹp, sự ích kỷ sẽ tan biến như mây khói vậy.

Nghị luận về lối sống ích kỷ

Ngày bé chúng ta từng biết đến câu chuyện chú lừa và ngựa khi cả hai cùng trên đường đi chở hàng giúp chủ. Chú lừa vì chở quá nặng trong khi ngựa chỉ chở người nên đã kiệt sức sau khi lời đề nghị giúp đỡ bị ngựa chối từ. Sẽ chẳng có gì xảy ra nếu ngựa bớt chút ích kỉ mà giúp lừa thồ bớt hàng. Vậy mà ngựa phũ phàng giúp đỡ nên sau khi lừa không còn đủ sức thì chủ đã chuyển hết thảy số hàng lẫn người sang cho ngựa. Qua đó chúng ta đã nhận ra rằng điều chúng ta lựa chọn tốt nhất cho bản thân không hẳn là tốt, mà đó còn là sự vị kỷ có hại. “Con người rất nhỏ bé trước thế giới này. Không ai biết ngày mai chuyện gì sẽ xảy ra. Chính vì thế, giúp người khác cũng là giúp mình, đó mới là cách làm khôn ngoan của những con người có tầm nhìn xa trông rộng”. (Theo Moral Stories & Baby Gogo) Chúng ta không nên cho phép mình được thờ ơ khi người khác cần giúp đỡ. Trong những thói xấu của con người thì thói xấu dễ lây truyền nhất, nhưng lại nguy hiểm nhất là thói ích kỉ. Nó dễ lây truyền vì chưa ai xem tính ích kỉ như là một tội ác. Chỉ là ở lương tâm họ, họ nhận thức đến đâu khi bản thân không đủ bao dung để luôn sẵn sàng giúp đỡ hoàn cảnh khó khăn khác. Nhà văn Nguyễn Khải đã không chần chừ mà đưa ra nhận định ấy, đó cũng chính là lời cảnh tỉnh cho chúng ta khi một “xã hội 4.0” phát triển theo xu hướng “bàng quan” hóa.

Ông cha ta từ trước đến nay luôn căn dặn và truyền miệng đến nhau rất nhiều về đức tính “đùm bọc”, “đoàn kết” chứ chẳng mấy ai tích cực lan truyền về sự ích kỷ, đơn độc ấy,… Bởi lẽ “đoàn kết” là sức mạnh đoàn thể, là sự phấn đấu có sự đóng góp của tập thể mà chẳng riêng cá nhân nào có thể tự tạo nên. Nếu đã là một tập thể lớn mạnh, chúng ta cũng không thể chắc chắn rằng trong đó không tồn tại những “chú sâu làm rầu nồi canh”. Sự ích kỉ không ít thì nhiều, đâu đó trong tính cách vẫn sẽ bộc lộ. Nhưng kiềm chế được chính là bản lĩnh. Nếu như tốt bụng, hào phóng và nhiệt tình là những trường từ định nghĩa cho sự vị tha thì ích kỉ chính là sự kẹt sỉ, toan tính chi li, đố kị và lợi ích chỉ cho riêng mình, không bao giờ suy xét đến tập thể. Những người sống ích kỉ thường chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân, thua thiệt như thế nào. Dẫu biết cuộc sống không phải một xứ sở diệu kì nơi sự tốt bụng và vị tha lên ngôi, vốn dĩ cuộc sống toàn một màu u ám. Nhưng cuộc sống với sự xuống cấp của đạo đức, bầu trời trong xanh chuyển dần thành màu xám đục, hỗn loạn và đầy vết bẩn một phần đóng góp không nhỏ chính vì sự ích kỉ và lòng tham của con người. Con người luôn kêu gào họ cô độc, họ không được quan tâm để ý nhưng chính họ lại chẳng hề mảy may đến người khác. Ích kỉ, ích kỉ và ích kỉ, nó tạo nên một xã hội toàn sự tư lợi và bất nhân. “Trong những thói xấu của con người thì thói xấu dễ lây truyền nhất, nhưng lại nguy hiểm nhất là thói ích kỉ. Nó dễ lây truyền vì chưa ai xem tính ích kỉ như là một tội ác” – Nguyễn Khải đã từng khẳng định rất đúng, bởi lẽ, trong hàng vạn thói xấu, chúng ta có thể sửa, nhưng nếu đã là ích kỉ, điều này chỉ có duy nhất “tòa án lương tâm” xét xử được. Nếu nó vẫn chưa được xem là tội ác thì đấy chỉ mới là “vết xước” tội lỗi mà mỗi người chúng ta tự cho phép mình được phạm phải. Nó như con vi – rút hiểm nguy của nền tảng tính cách mỗi chúng ta, nếu sai một chút có thể sửa, mẻ một chút có thể vá, nhưng ích kỉ một chút có thể sẽ hủy hoại một đời người. Tính cách này mà nói, chẳng mấy hay ho mà cực kì có hại cho bản thân lẫn những người xung quanh.

Mỗi con người sinh ra là một cá thể khác biệt, có những nét tính cách khác nhau. Chúng ta phải hoàn thiện bản thân từng ngày để trở thành người có ích cho xã hội. Tuy nhiên có nhiều đức tính khiến cho bản thân mình trở nên đáng trách, một trong số đó chính là tính ích kỉ. Biểu hiện của tính ích kỉ trong mỗi con người rất rõ nét. Họ sẽ luôn sống trong tư thế không chịu mở lòng, làm việc gì cũng phải tính toán hơn thua với người khác, nếu thấy lợi về mình thì mới làm còn ngược lại thì thôi. Ích kỉ là một lối sống tiêu cực, không chỉ bào mòn bản chất của chính mình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Những người chỉ lo đến mình, khư khư giữ lấy lợi ích của riêng mình luôn phải sống trong cái vỏ bọc mà họ tạo ra, rất kín đáo. Chúng ta không thể chui vào đó được, vì hàng rào rất chắc chắn, họ sẽ ít mở lòng, ít hòa đồng và hơn hết là khi nào thấy có lợi ích thì mới làm. Ông bà ta thường có câu “xấu che, tốt khoe”, thế nhưng lúc này đây thói ích kỉ trở nên lây lan mạnh mẽ và trở thành “xu hướng đen” của giới trẻ. Xã hội càng phát triển thì cơ hội cạnh tranh sẽ ngày một tăng cao, thế nhưng nó không đồng nghĩa chúng ta phải chà đạp lên nhau để sống, để so đo và tính toán vị kỉ đến mức “chỉ mình là nhất”. Lòng ích kỉ còn có biểu hiện khác, không kém phần sắc nét. Những người có sẵn tính ích kỉ trong người thường né tránh những việc khó khăn, thử thách. Họ sẽ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, vì ngại khó khăn gian khổ, chỉ muốn được hưởng thụ quyền lợi. Có thể họ làm được lần đầu tiên nhưng sẽ không có lần thứ hai và thứ ba vì mọi người đã biết tính cách của bạn xấu xa như thế nào. Một người luôn mơ ước có cái này cái kia, thành ông này ông nọ nhưng lại ngại khó khăn, gian khổ, luôn toan tính để đạt được mọi việc bằng thủ đoạn thì chẳng mấy chốc lâu đài cát ấy sụp đổ. Hậu quả của tính ích kỉ thật khó lường. Bị mọi người xa lánh, và chính bản thân mình cũng không bao giờ có thể phát triển được. Vì ích kỉ nên khi bạn gặp khó khăn thì chỉ một mình bạn vượt qua, không có bạn bè, không có ai bên cạnh. Bạn gieo nhân nào thì gặp quả đấy. Đó chính là luật nhân quả mà bạn phải biết để có thể hoàn thiện bản thân mình từng ngày. Nếu xã hội có rất nhiều người như vậy thì chắc chắn rằng xã hội đó sẽ không bao giờ phát triển được. Xem “ích kỉ” là một tội ác cũng chẳng sai khi nó luôn tiềm ẩn sự sứt mẻ tình cảm, luôn tiềm ẩn những âm mưu tồi tệ và chi li, tiêu cực đến nhau như vậy. Nó sẽ dần dần giết chết sự tự tin, sự tốt bụng của một cá thể, thay vào đó chính là những mối thù hằn, những sự suy xét để bụng vô bổ đầy cay nghiệt giữa người với người. Tòa án lương tâm lúc này dù cho có phán xử cũng không thể đưa ra hình phạt phù hợp nhất với tội “ác” này. Có chăng đó cũng chỉ là cảnh tỉnh nhẹ nhàng nơi tiềm thức mỗi con người, là tiếng chuông đánh nhẹ vào thành vách lương tâm.

Không ít chuyện ngụ ngôn chúng ta ngày bé từng học liên quan đến sự ích kỉ, câu chuyện chú ngựa và là lừa chính là một điển hình. Sách vở chúng ta cũng luôn chú tâm đến vấn đề giáo dục cách hành xử cho học sinh. Cùng là một sự việc, nhưng nếu nó làm tổn hại đến bản thân mình chúng ta thấy buồn bã và đau đớn, nhưng nếu gây hại cho người khác thì ta lại hoàn toàn chẳng cảm thấy gì. Con người sinh ra, không có ai là hoàn hảo, mà đều mang trong mình cả những đức tính đẹp và cả những thói xấu. Một trong những tính xấu nhất của con người đó chính là tính ích kỷ. Ích kỷ, chính là chỉ biết lo lắng, suy nghĩ đến bản thân mình, mà không quan tâm đến nhưng người khác. Kẻ ích kỷ là kẻ chỉ biết vun vén cho bản thân mình, luôn muốn giành những thứ tốt nhất cho bản thân mình. Họ không biết suy nghĩ, quan tâm hay hy sinh cho người khác dù chỉ là một chút. Thậm chí, những kẻ ích kỷ còn luôn tính toán, tìm mọi cách để đạt được mục đích của mình, bất chấp việc chà đạp hay làm tổn thương người khác. Không chỉ vậy, đây còn là những người chỉ biết nhận lại mà không biết cho đi. Họ có thể vô tư nhận sự giúp đỡ hay tình yêu thương của người khác nhưng lại không biết giúp đỡ hay yêu thương mọi người vì lo sợ mình sẽ bị thiệt thòi. Vụ án Vinashin là một trong những vụ án kinh tế lớn nhất nước ta.Theo báo cáo của Viện KSND tối cao, bị cáo Phạm Thanh Bình (nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinashin) cùng các đồng phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế trong lĩnh vực đầu tư, quản lý, sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước ở năm dự án với tổng thiệt hại trên 910 tỉ đồng. Những sai phạm không chỉ xảy ra ở Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) cùng nhiều đơn vị trực thuộc mà còn ảnh hưởng tới 33 tỉnh, thành phố khác trong cả nước. Tham nhũng chính là mức độ cao trong thói ích kỉ, chỉ vì muốn trục lợi phi pháp mà quên đi nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền hạn của mình, bằng mọi giá làm điều xấu. Ảnh hưởng xảy ra không chỉ mang tính nhỏ lẻ, quy mô thiệt hại rất lớn, gây ra hoang mang trong cộng đồng cũng như uy tín sẽ chẳng còn nơi người dân. Thế nhưng đó chỉ là một phần mảng tối của câu chuyện mang tên “ích kỉ”, nhưng Mahatma Gandhi là thủ lĩnh tinh thần phong trào đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ, là một vị lãnh tụ đáng kính được cả dân tộc tôn kính. Nhưng đáng tiếc thay, ông lại bị sát hại bởi chính người Ấn. Trước lúc ngã xuống, Gandhi đã để tay lên trán mình. Sau khi tìm hiểu tôi mới hiểu rằng hành động này trong Ấn Độ giáo có nghĩa là “Tôi tha thứ cho bạn”. Gandhi không hề nói ra thành lời nhưng ông đã thể hiện lòng bao dung bằng tất cả chút sức lực mà ông còn lại. Còn chuyện gì khó hơn là tha lỗi cho chính kẻ đã tước đoạt mạng sống của mình? Gandhi có thể lựa chọn cách ứng xử khác là thù hận và kêu gọi trả thù người đã bắn mình. Nhưng làm vậy thì ông liệu có thanh thản ra đi? Có lẽ chính vì muốn tâm hồn được an nhiên, nhẹ nhõm, không còn bận tâm chuyện gì trong phút cuối cùng nên ông đã làm như thế. Chính lòng vị tha đã càng tô đậm thêm vẻ đẹp phẩm chất của người thủ lĩnh, khắc tạc lên sức sống bất diệt của ông, là tấm gương để thế hệ sau noi theo và chính là đỉnh cao của sự trả thù. Người đã ra tay với Gandhi chắc hẳn rất bất ngờ về hành động của ông và trong giây phút đó, có lẽ hắn nhận ra lỗi lầm to lớn của mình. Nhưng rồi vị tha cũng đã cho con người ta cơ hội sám hối và kéo chúng ta bên bờ vực của sự sa ngã, ranh giới giữa người và quỷ. Vị tha là một phương thuốc chữa lành kỳ diệu. Chúng ta có thể không tự quyết định cho mình hình hài bản thân, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể tự lập trình cho mình một phiên bản tốt nhất, hoàn thiện và lương thiện nhất có thể.

Con người có thể đối mặt với nhiều vấn nạn khác nhau nhưng vấn đề cấp thiết nhất chính là xóa bỏ sự ích kỉ- đuổi một con quỷ dữ ra khỏi tâm hồn. Học cách quan sát, để ý đến người xung quanh mình nhiều hơn. Ta nên thay đổi lối sống cực đoan không bao giờ chịu nhận phần thua thiệt về mình và học cách nhún nhường trước mọi người. Quan trọng hơn hết là phải rèn luyện bản thân, giúp đỡ mọi người. Bởi “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại”. Bên cạnh đó, chúng ta nên lên án mạnh mẽ những kẻ sống thờ ơ vô cảm. Chúng ta nên chọn một “loại thuốc” hữu hiệu cho căn bệnh thế kỉ ấy để cuộc sống trở nên tươi đẹp. Tính ích kỷ là một thói xấu đáng lên án bởi nó khiến cho con người sống thu hẹp bản thân, trở thành một cá thể tách biệt trong cộng đồng. Có thể nói rằng, tính ích kỷ sẽ giết chết con người theo một cách dần dần và từ từ. Bởi lẽ, khi cá nhân tự tách mình ra khỏi tập thể, một con người tự tách mình ra khỏi cộng đồng đồng nghĩa với họ đã tự tay cắt đứt cơ hội phát triển của mình. Những người ích kỷ sẽ dần thu hẹp bản thân vào trong cái kén của riêng họ. Đến một ngày, họ sẽ tự chết đi trong chính cái kén của bản thân vì khi đó họ đã mất đi bạn bè, người thân. Những người xung quanh sẽ xa lánh và không ai còn muốn quan tâm, giúp đỡ họ nữa. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta cũng nên cho phép bản thân “được ích kỉ” chính đáng. Điều này không chỉ giúp bản thân vị tha có chọn lọc, tốt bụng, hào phóng đúng chỗ mà còn khiến chúng ta biết đâu là giá trị thực của cuộc sống. Đôi khi không phải ai họ cũng khó khăn, ai cũng gặp vấn đề để nhờ vả chúng ta. Cảnh giác và suy xét cũng là kỹ năng, chúng ta nên dành cho bản thân chút ít ích kỉ để không thiệt thòi và quá “khờ khạo” ra đời. Chúng ta nên biết vận dụng, nên đố kị để tạo động lực phấn đấu, chứ không dùng sự đố kị để chà đạp lên người khác. Cuộc đời vốn dĩ vậy, đều có những quy luật được con người thiết lập ra khó có thể xóa bỏ. Nhưng tin chắc rằng, khi người ta nhận ra giá trị tốt đẹp, sự ích kỷ sẽ tan biến như mây khói vậy.

Tố Hữu đã từng nói: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Quả thật vậy, chỉ khi còn người sống biết sẻ chia, giúp đỡ, yêu thương người khác thì cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa và ta mới có thể nhận lại được sự giúp đỡ và sẻ chia từ mọi người. Còn nếu khư khư giữ bản ó thể sống cống hiến, hi sinh, vị tha mà không tham sân si với những lợi ích tầm thường, dễ dãi cần phải là người có bản lĩnh, nhân cách cao thượng. biết hi sinh, chấp nhận mình vì mọi người, mình không là duy nhất,cần hiểu rõ vai trò của cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng. không quá tham lam và thái độ cố hữu, bảo thủ, đấy cũng là một hướng sáng để bạn mở ra cánh cửa của tình yêu trong trái tim. Còn gì cao quý và hãnh diện hơn cho một thái độ sống vị tha, cống hiến quên mình. Không phải lúc nào ta cũng là duy nhất, ta cần yêu quý bản thân nhưng đó không có nghĩa là bạn được phép sống ích kỉ. Thật vui biết bao khi một trái đất ngập tràn yêu thương và lòng ích kỉ trở thành biển hồ chết. Tính ích kỷ, chỉ biết sống cho riêng mình thì sẽ sớm bị loại trừ khỏi xã hội. “Trong những thói xấu của con người thì thói xấu dễ lây truyền nhất, nhưng lại nguy hiểm nhất là thói ích kỉ. Nó dễ lây truyền vì chưa ai xem tính ích kỉ như là một tội ác” – Nguyễn Khải nhận định khá đúng nhưng nó không là chân lý. Chúng ta hãy làm điều ngược lại, không lây truyền cũng như xem nhẹ thói “ích kỉ” xấu xa ấy, chúng ta hãy vì mọi người mà sống chan hòa, vị tha và rồi một mai những thứ chúng ta nhận lại sẽ rất xứng đáng. Đó sẽ là món quà hoàn hảo cho người tốt!

Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 1

Ích là lợi ích. Kỉ là bản thân. Ích kỉ suy cho cùng là thói sống không đẹp, khi mà con người ta đặt mọi quyền lợi cá nhân lên hàng đầu, không quan tâm đến hoàn cảnh của người khác, chỉ biết so sánh thiệt hơn để rồi thậm chí nảy sinh ra sự đố kị và tàn ác. Người ích kỉ thường suy tính và chỉ thật sự quan tâm đến những thứ đem lại những giá trị họ cần. Ngược lại, sự ích kỉ khiến họ có thái độ thờ ơ vô cảm với cuộc sống, với mọi người xung quanh, sống hẹp hòi, sống đa đoan, sống không có vị tha và đặc biệt họ coi lợi ích của mình là cốt lõi của mọi giá trị.

Đứng trước dòng chảy không ngừng của cuộc sống, xã hội phát triển và luôn đổi mới kéo theo một hiện thực ngầm ẩn sâu trong vỏ bọc đẹp đẽ của những con người yếu đuối, thiếu bản lĩnh không loại bỏ được cám dỗ của bản thân, đó là sự nảy sinh mạnh mẽ của con vi rút kí sinh mang tên “ích kỉ”.́ Con vi rút độc hại ấy hiện hình khi người ta lột tẩy được thứ “thuốc độc chết người” trong thực phẩm ăn uống hàng ngày mà những kẻ vô nhân tính vì chút lợi lộc tầm thường mà không màng đến sức khỏe người mua. Con vi rút độc hại ấy hiện hình khi bạn nhìn thấy chính bản thân mình đang ghen tỵ, coi thường trước sự thành công của người khác. Rốt cục, sự ích kỉ có ở khắp mọi nơi và đang trở thành mối nguy hại lớn đẩy lùi sự văn minh của xã hội.

Ích kỉ là nguyên nhân của mọi tệ nạn, của sự hao mòn bản chất, tác động và làm tha hóa con người. Mỗi chúng ta ai cũng đã, đang và sẽ đối mặt với một cuộc đấu tranh tâm lý khi phải lựa chọn giữa một bên là lợi ích cá nhân, một bên là lợi ích tập thể. Và khi bạn quyết định bước vào con đường, nơi bạn thấy quyền lợi của mình được ưu tiên hàng đầu về vật chất lẫn tinh thần, phần “con” trong tâm thức sẽ trỗi dậy điều khiển con người ta sa đọa vào hố sâu của cái ác, cái bất chính, cái bất lương. Ta sẽ đánh mất chính mình, có thể vì bản thân mà chà đạp lên thành quả chân chính của người khác, có thể bị con rắn “ghen tị” làm cho mờ con mắt, có thể trở thành kẻ trốn tránh trách nghiệm đẩy khó khăn cho người ngoài.

Hơn thế, sự ích kỉ còn giết chết tình thương. Chúng ta không thể sống mà chỉ nhận giống như tình cảm, sự quan tâm mà người khác dành cho ta là lẽ đương nhiên. Cũng giống như một mối quan hệ không thể bền lâu nếu không có sự cố gắng của cả hai bên. Liệu rằng người ta có sẵn lòng giúp đỡ một kẻ không để tâm đến người khác bao giờ? Liệu rằng một kẻ ích kỉ, chỉ nghĩ cho bản thân có xứng đáng với những tấm lòng chân thành kia không? Suy cho cùng, đằng sau tất cả những cố gắng đẩy quyền lợi của bản thân lên trên hết chính là sự trả giá đau đớn nhất, ta sẽ mất đi những người mà chúng ta yêu thương, ta mất đi sự tin tưởng, sự tín nhiệm của tất cả mọi người, trở thành kẻ cô độc trước những tập thể đoàn kết và đau đớn hơn là đánh mất chính bản thân mình.

Ích kỉ không phải là một bản tính có sẵn. Nó là căn bệnh dễ dàng xâm nhập trong môi trường mà con người không có bản lĩnh, không có ý chí và sự lương thiện, nhanh chóng ăn sâu và bào mòn tinh thần con người. Vì vậy trước khi bước vào xã hội, mỗi chúng ta cần phải trang bị những kĩ năng, biết đâu là tốt, đâu là xấu để rồi có thể thực sự tự tin không bị lung lay bởi những lợi ích tầm thường của bản thân, thúc đẩy xã hội tốt đẹp hơn. Chúng ta đang sống trong một xã hội với đầy những hy vọng, nơi cô bé Hải An, không quan tâm đến sự lành lặn thân xác mà sẵn lòng cho đi cặp giác mạc, trao đi ánh sáng cho người khác. Chúng ta đang sống trên mảnh đất mà những người anh hùng Việt Nam đã không màng đến mạng sống của bản thân mà đổ biết bao mồ hôi xương máu bảo vệ tổ quốc. Vậy mà hiện nay vẫn đang tồn tại những con người chưa thực sự thức tỉnh, những kẻ yếu đuối mang trong mình căn bệnh ích kỉ làm mất đi những giá trị cao đẹp. Tuy nhiên, mỗi chúng ta phải biết cân bằng, giữ cho mình một chút ích kỉ, đừng cho đi mù quáng nếu không sẽ bị lợi dụng bởi kẻ khác.

Hãy sống như mặt trời, ngày ngày chiếu rọi ánh sáng và hơi ấm cho muôn loài. Hãy sống như đóa hoa, sống hết mình trao hương sắc cho cuộc đời. Có như vậy con người ta mới có thể rũ bỏ được chất “con” trong tâm thức để tiến gần hơn tới con người.

Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 2

Con người sinh ra, không có ai là hoàn hảo, mà đều mang trong mình cả những đức tính đẹp và cả những thói xấu. Một trong những tính xấu nhất của con người đó chính là tính ích kỷ.

Ích kỷ, chính là chỉ biết lo lắng, suy nghĩ đến bản thân mình, mà không quan tâm đến những người khác. Kẻ ích kỷ là kẻ chỉ biết vun vén cho bản thân mình, luôn muốn giành những thứ tốt nhất cho bản thân mình. Họ không biết suy nghĩ, quan tâm hay hy sinh cho người khác dù chỉ là một chút.

Thậm chí, những kẻ ích kỷ còn luôn tính toán, tìm mọi cách để đạt được mục đích của mình, bất chấp việc chà đạp hay làm tổn thương người khác. Không chỉ vậy, đây còn là những người chỉ biết nhận lại mà không biết cho đi. Họ có thể vô tư nhận sự giúp đỡ hay tình yêu thương của người khác nhưng lại không biết giúp đỡ hay yêu thương mọi người vì lo sợ mình sẽ bị thiệt thòi.

Trong đời sống hằng ngày, tính ích kỷ của mỗi người được thể hiện rõ nét thông qua hành động, lối sống của họ. Trong lớp học, kẻ ích kỷ là kẻ luôn muốn mình hơn người khác. Những học sinh ích kỷ sẽ không biết giúp đỡ bạn bè trong học tập, hay chia sẻ những tài liệu quý báu với bạn bè vì sợ bạn sẽ giỏi hơn mình. Trong môi trường công sở, một người nhân viên ích kỷ sẽ chỉ biết tranh nhận những việc dễ, nhẹ nhàng về mình và đùn đẩy những việc khó cho người khác. Đáng sợ hơn, có những kẻ còn tìm cách để cướp công lao của người khác và trốn tránh trách nhiệm khi mình làm sai. Trong đời sống xã hội, những người ích kỷ sẽ không biết giúp đỡ bạn bè, người thân hay hàng xóm láng giềng của mình mà chỉ biết nhận sự giúp đỡ từ họ.

Tính ích kỷ là một thói xấu đáng lên án bởi nó khiến cho con người sống thu hẹp bản thân, trở thành một cá thể tách biệt trong cộng đồng. Có thể nói rằng, tính ích kỷ sẽ giết chết con người theo một cách dần dần và từ từ. Bởi lẽ, khi cá nhân tự tách mình ra khỏi tập thể, một con người tự tách mình ra khỏi cộng đồng đồng nghĩa với họ đã tự tay cắt đứt cơ hội phát triển của mình. Những người ích kỷ sẽ dần thu hẹp bản thân vào trong cái kén của riêng họ. Đến một ngày, họ sẽ tự chết đi trong chính cái kén của bản thân vì khi đó họ đã mất đi bạn bè, người thân. Những người xung quanh sẽ xa lánh và không ai còn muốn quan tâm, giúp đỡ họ nữa.

Tố Hữu đã từng nói: "Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình". Quả thật vậy, chỉ khi còn người sống biết sẻ chia, giúp đỡ, yêu thương người khác thì cuộc sống mới thực sự có ý nghĩa và ta mới có thể nhận lại được sự giúp đỡ và sẻ chia từ mọi người. Còn nếu khư khư giữ bản tính ích kỷ, chỉ biết sống cho riêng mình thì sẽ sớm bị loại trừ khỏi xã hội.

Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 3

Có ai đó đã từng nói: “Khi cuối cùng khoa học cũng tìm ra trung tâm của vũ trụ, sẽ có người ngạc nhiên vì biết rằng mình không phải là nó.” Sống với tư tưởng rằng mình là trung tâm của vũ trụ là cách nói khác của sự ích kỷ.

Thế nào là sự ích kỷ? Ích kỷ là lối sống chỉ biết nghĩ cho mình, luôn suy tính thiệt hơn, lúc nào cũng chăm chăm vun vén cho lợi ích của cá nhân mà thờ ơ, vô cảm, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên hạnh phúc của người khác để đạt được mục đích của mình.

Từ những biểu hiện nhỏ, ích kỷ là khi ta không muốn, từ chối hướng dẫn giải bài tập cho bạn bè trong lớp vì sợ mất thời gian, sợ rằng bạn sẽ giỏi hơn, là thái độ ganh ghét, đố kị khi thấy hàng xóm “ăn nên làm ra” hơn nhà mình … Lớn lao hơn, ích kỷ là khi ta tìm mọi cách trốn tránh nghĩa vụ quân sự vì sợ khó, sợ khổ, sợ công việc dang dở mà không nghĩ rằng nếu đất nước lâm nguy, ai sẽ là người cầm súng đứng lên bảo vệ Tổ quốc, là khi bạn sẵn sàng ăn cắp ý tưởng của đồng nghiệp để đem lại lợi lộc, thành tích cho mình, …

Ích kỷ là một lối sống tiêu cực mà bất cứ ai cũng dễ dàng mắc phải. “Bệnh chủ quan, bệnh ích kỷ, bệnh hẹp hòi, v.v., mỗi chứng bệnh là một kẻ địch. Mỗi kẻ địch bên trong là một bạn đồng minh của kẻ địch bên ngoài. Địch bên ngoài không đáng sợ. Địch bên trong đáng sợ hơn, vì nó phá hoại từ trong phá ra. Vì vậy, ta phải ra sức đề phòng những kẻ địch đó, phải chữa hết những chứng bệnh đó” (Hồ Chí Minh). Ích kỷ khiến con người trở nên xấu xa, hẹp hòi. Họ không còn biết vui cho niềm vui của người khác, buồn cho nỗi buồn của người khác, luôn mong muốn mình được hơn người khác. Và rồi họ sẽ tự cô lập bản thân mình với phần còn lại từng ngày, từng ngày, để rồi chính họ sẽ trở thành những người cô đơn, bị bạn bè xa lánh. Sự ích kỷ cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh vô cảm, bởi khi quá đề cao lợi ích, ham muốn của bản thân cũng là lúc con người thờ ơ, lãnh đạm với cuộc sống của những người xung quanh. Trong một xã hội có quá nhiều người ích kỷ thì thật là nguy hại. Ai cũng chăm chăm cho lợi lộc của bản thân sẽ khiến hoạt động nhóm mất hiệu quả, xã hội không còn sự hòa nhập và không thể phát triển. Chẳng phải chính bởi sự ích kỷ, bởi lòng tham vô đáy của một số người mà họ có thể tham ô hàng chục tỉ đồng từ ngân sách nhà nước, chà đạp lên cuộc sống của người dân để hưởng lợi cho mình? Bởi xã hội còn những con người như thế, nên đời sống của nhân dân vẫn cứ khó khăn, mà chúng ta mãi không thể vươn lên sánh vai với bạn bè quốc tế…

Nhà văn Trung Quốc Cố Tây Tước trong cuốn tiểu thuyết “Nơi nào đông ấm” đã viết: “Ai mà không ích kỉ nghĩ cho mình, đó là chuyện thường tình, không ích kỉ, có mà là thánh nhân, mà thánh nhân thì không tồn tại ở thế giới này.” Đúng vậy, chúng ta không thể phủ nhận sự ích kỷ là một thứ cảm xúc vẫn luôn tồn tại trong bản thân mỗi con người. Nhưng để cùng tồn tại và phát triển, con người phải biết hạn chế tối đa những điều đó để cùng chung sống và cùng dựng xây tương lai tốt đẹp. “Tuổi trẻ chấm dứt khi tính vị kỷ kết thúc; sự trưởng thành bắt đầu khi ta sống vì người khác.” (Hermann Hesse). Ngay từ lúc này, hãy dành thời gian quan sát và để tâm đến những người xung quanh, biết gỡ bỏ cái tôi của mình khi cần thiết, biết đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết, hãy giao lưu hòa nhập với bạn bè, sẵn sàng tham gia các hoạt động đoàn thể để phá vỡ lớp băng bao phủ quanh mỗi người, không ngừng rèn luyện bản thân bằng cách giúp đỡ mọi người trong khả năng của mình. Hạn chế và dẹp bỏ sự ích kỷ không phải điều đơn giản, nhưng đó là một quá trình xứng đáng! Thật đáng xấu hổ thay cho những con người vị kỷ, hám danh hám lợi mà bỏ quên, dẫm đạp lên quyền lợi của người khác. Đó là những con người đáng phê phán, làm chậm sự phát triển chung của toàn xã hội.

“Con người hay phạm một ít sai lầm, ví như lúc mất đi rồi mới phát hiện người luôn bên cạnh làm bạn với mình đã không còn nữa. Lúc bàn tay trống rỗng mới ý thức được thứ còn lại mà bản thân mình có chỉ là tham lam cùng ích kỉ vô cùng tận” (Thiên Hạ Vô Bệnh). Bạn ơi, chúng ta đừng cứ mãi ích kỷ nhé, để rồi sau này chính chúng ta sẽ là người hối hận…

Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 4

Con người là thực thể phức tạp nhất của vũ trụ, không chỉ đơn thuần một mặt nguyên phiến mà là sự tổng hòa của nhiều mặt đối lập. Chúng ta không chỉ có phần tốt đẹp tựa như thiên thần mà còn có phần xấu xa của ác quỷ. Một trong những mặt tối của con người chính là sự ích kỷ.

Nếu “vị tha” là biết sống, biết nghĩ, biết hi sinh vì người khác không màng đến lợi ích của bản thân thì ngược lại với vị tha là ích kỷ- chỉ biết nghĩ đến mình trước tiên, không chia sẻ giúp đỡ mọi người, có những toan tính vụ lợi. Đây là một thói xấu bị xã hội lên án, phê phán. Nhưng chúng ta không thể phủ nhận rằng trong bất kì ai cũng tồn tại sự ích kỷ dù ít dù nhiều vì nó đã thuộc về bản năng, tượng trưng cho phần “con”.

Trong cuộc sống thường ngày không khó để chúng ta bắt gặp hành động xuất phát từ sự vị kỷ. Chỉ đơn giản như chia một cái bánh, một gói kẹo cũng so tính thiệt hơn. Cái bánh, cái kẹo chính là tượng trưng cho lợi ích mình nhận được. Những kẻ tham lam thường chăm chăm vụ lợi cho bản thân, lo vun vén cho chiếc bánh lợi ích của mình ngày càng to hơn, cao hơn. Khi làm việc nhóm, có những người tìm mọi cách đùn đẩy công việc cho người khác trong khi vẫn hưởng thành quả, đúng như “ngồi mát ăn bát vàng”, đến khi có sai sót thì lại chối bỏ trách nhiệm. Có những người suốt ngày chỉ than phiền về cuộc sống của mình mà không nhìn ngoài kia có bao mảnh đời còn vất vả hơn thế, sẵn sàng chi một số tiền lớn để mua một chiếc váy, túi xách hàng hiệu mà không cho nổi người ăn xin một đồng. Tất cả những biểu hiện ấy, cội nguồn sâu xa chính là từ sự ích kỷ của con người, không quan tâm đến người khác.

Sự ích kỷ tựa như một con rắn độc sẽ len lỏi và nhuốm đen trái tim của chúng ta, tàn phá nó chết dần chết mòn. Chính thói xấu này là tiền đề dẫn đến căn bệnh vô cảm, thứ bệnh còn đáng sợ hơn cả ung thư trong xã hội này. Bạn sẽ chỉ còn biết đau nỗi đau của riêng bạn, vui niềm vui của riêng bạn, không lắng nghe, đồng cảm với tiếng vọng của đời. Cũng từ chỉ nghĩ cho mình, bao nhiêu vụ tranh chấp, bao mối quan hệ bị đổ vỡ, thậm chí những hậu quả đau thương đã xảy ra…

Dù đó là một thói xấu cần loại bỏ nhưng để diệt trừ được nó là cả một hành trình dài, đòi hỏi sự kiên trì và nỗ lực không ngừng của con người. Những đứa trẻ cần phải được giáo dục đúng đắn ngay từ những năm tháng đầu đời. Tình yêu thương, vị tha chính là liều thuốc hiệu nghiệm nhất tiêu diệt con rắn độc ích kỷ kia. Hãy để tình yêu và sự hi sinh lan tỏa từ chính gia đình, bạn bè, thầy cô rồi rộng ra là những mảnh đời bất hạnh khác. Sau mỗi lần bạn ích kỷ, hãy dành thời gian suy nghĩ lại chín chắn, kỹ càng để rút kinh nghiệm.

Dẫu vậy, chúng ta không nên bi quan về cuộc sống rằng chỉ toàn những điều xấu xa, tàn ác. Cuộc sống vẫn luôn là một món quà tươi đẹp chờ được khám phá. Những con người ích kỷ chỉ là “con sâu làm rầu nồi canh”, vẫn còn nhiều những tấm lòng lương thiện và đầy vị tha, không đâu xa mà ngay bên cạnh chúng ta thôi.

Sự ích kỉ là một tính xấu cần phải lên án, loại bỏ để chúng ta sống xứng đáng với hai chữ “CON NGƯỜI”. Và cuộc chiến giữa tốt và xấu, thiện và ác là một cuộc chiến không khoan nhượng, phần “người” phải chiến thắng để đưa chúng ta đi đến cõi hoàn thiện.

Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 5

Mỗi con người chúng ta khi mới sinh ra ai cũng như ai, cùng nằm ở vạch xuất phát nhận thức, chúng ta hoàn toàn bị tác động bởi thế giới khách quan bên ngoài. Dần dần theo thời gian, tùy thuộc vào hoàn cảnh mà hình thành những tính cách, phẩm chất mang tính cá nhân của mỗi người, ai cũng có tính cách và phẩm chất riêng cho mình và không ai là người hoàn hảo. Tất cả đều cố gắng để trở thành người tốt đẹp, cố gắng loại trừ những thói xấu của mình, một trong những tính xấu mà con người ai cũng nên tránh xa đó chính là sự ích kỷ.

Vậy sự ích kỷ hay nói cách khác là tính ích kỷ là gì mà mọi người nên tránh xa? Có thể hiểu, ích kỷ là một biểu hiện của lối sống tiêu cực, người có tính kỷ là người chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, nghĩ đến những lợi ích cho mình, luôn so đo, suy tính cốt làm sao để mình được lợi và không bao giờ suy nghĩ đến người khác. Người có tính ích kỉ không chỉ vì lợi ích của mình quên đi lợi ích của người mà còn sẵn sàng chà đạp, tranh giành cướp lấy lợi ích của người khác. Trong cuộc sống hàng ngày, người có tính ích kỷ biểu hiện rất rõ và cụ thể ngay trong những sự việc nhỏ nhất, ví dụ như không quan tâm đến những người thân trong gia đình, vì mình mà bắt mọi người phải làm theo ý muốn của mình. Trong học tập, người ích kỉ là người luôn e dè, ngại giúp đỡ bạn bè, sợ bạn sẽ hơn mình. Khi được bạn nhờ giải bài tập hay học cùng luôn tìm cách từ chối vì sợ mất thời gian học tập của mình, lại sợ rằng bạn sẽ giỏi hơn mình.

Người ích kỉ là người chỉ biết đến sự giúp đỡ từ người khác mà không khi nào muốn giúp đỡ ai, không muốn giúp đỡ là vì không muốn vướng vào phiền phức, ngại khó, ngại khổ. Trong quá trình làm việc, tính cạnh tranh trong công việc làm lộ rõ bản chất của người ích kỉ, họ chỉ mong nhận công việc nhẹ nhàng, trốn tránh việc khó và đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, sẵn sàng chà đạp lên công sức của người khác để biến thành của mình, cốt vì lợi ích của mình. Trong các mối quan hệ xã hội, người ích kỷ luôn có lòng đố kỵ, ganh ghét với những người hơn mình, dù trong hoàn cảnh nào cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân, ví dụ như gặp người bị tai nạn không có ai giúp đỡ nhưng cũng không xuống giúp vì sợ muộn làm, sợ phiền phức. Những người có tính ích kỉ thường sống rất cô lập, bởi ngoài bản thân mình ra họ không quan tâm đến những người xung quanh, đây là một lối sống tiêu cực và có thể gọi là bệnh ích kỷ.

Căn bệnh này rất nguy hại và rất đáng báo động, bởi ích kỷ cũng là bệnh rất dễ mắc phải. Căn bệnh ích kỷ khiến cá nhân con người ngày càng trở nên xấu tính, lòng dạ hẹp hòi và tự mình tách biệt ra khỏi mọi người, sống lâu với căn bệnh ích kỷ sẽ biến con người ta trở nên cô đơn, bị mọi người xung quanh ghét bỏ, xa lánh. Khi họ không quan tâm đến niềm vui nỗi buồn của người khác, không biết cách cảm thông chia sẻ và giúp đỡ người khác thì đến một ngày, chính họ sẽ là nạn nhân của sự thờ ơ, lãnh đạm đó. Bác sĩ vì đồng tiền trong túi mình mà sẵn sàng thờ ơ mạng sống của bệnh nhân, những quan tham vì tiền mà sẵn sàng tham ô của công, hưởng lợi trên cuộc sống nghèo khổ của nhân dân... Một xã hội ích kỷ là một xã hội suy đồi và xuống cấp, thối nát đạo đức và vô nhân đạo, sẽ chẳng có tình thương nào được hiện diện khi con người chỉ biết nghĩ cho bản thân mình. Xã hội chỉ toàn người ích kỷ sẽ không có sự đoàn kết, không thể tồn tại và phát triển, đi ngược lại với xu thế phát triển của thế giới.

Sống ích kỷ là một lối sống tiêu cực, ảnh hưởng rất xấu đến nhân cách con người, các mối quan hệ giữa con người với nhau và đặc biệt là sự phát triển của xã hội. Chính vì vậy chúng ta hãy cùng nhau ngăn chặn căn bệnh ích kỷ này, mỗi cá nhân hãy rèn luyện cho mình khả năng chủ động hòa nhập, sẵn sàng giúp đỡ và cảm thông với người khác.

Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 6

Bailey từng nói: "Khi bạn sinh ra, bạn khóc còn mọi người cười. Hãy sống sao cho khi bạn qua đời, mọi người khóc, còn bạn, bạn cười." Mỗi con người sinh ra là một cá thể khác biệt, có những nét tính cách khác nhau. Chúng ta cần phải từng ngày nỗ lực để hoàn thiện bản thân, dẹp bỏ những tính xấu mà mình thường hay mắc phải. Một trong những tính xấu đó chính là tính ích kỉ.

Vậy tính ích kỉ là gì? Ích kỉ là một thái độ sống không tốt, là sự thờ ơ vô cảm trước một tình huống xảy ra trước mặt, là một thái độ sống lạnh nhạt chỉ biết lo cho bản thân, không hề quan tâm những người xung quanh. Những người ích kỉ lúc nào cũng đặt quyền lợi của bản thân lên quyền lợi của mọi người, của tập thể. Ích kỉ là một lối sống tiêu cực, không chỉ bào mòn bản chất của chính mình mà còn ảnh hưởng đến xã hội. Bạn nên nhớ nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”

Biểu hiện của tính ích kỉ trong mỗi con người rất rõ nét. Họ sống trong tư thế không chịu mở lòng, luôn ngại khó, ngại khổ mà đùn đẩy trách nhiệm cho người khác, làm việc gì cũng phải tính toán hơn thua với người khác, chỉ thích hưởng quyền lợi mà không thích làm việc. Những người chỉ lo đến mình, khư khư giữ lấy lợi ích của riêng mình luôn phải sống trong cái vỏ bọc mà họ tạo ra, rất kín đáo. Chúng ta không thể chui vào đó được, vì hàng rào rất chắc chắn, họ sẽ ít mở lòng, ít hòa đồng và hơn hết là khi nào thấy có lợi ích thì mới làm. Ví dụ như trong lớp học, khi có bạn đến hỏi cách giải một bài toán khó mà mình đã giải ra, vì sợ bạn cũng làm ra rồi giỏi hơn mình nên né tránh, nói dối rằng chưa làm ra rồi lảng sang việc khác. Hay khi cả lớp đi uống nước sau những buổi lao động ở trường, trong lúc bạn bè nói chuyện vui vẻ thì bạn nhăn mày nhăn mặt tính toán: “Mình thì làm mệt phờ người còn nó chỉ làm một chút mà cũng được ngồi uống nước như mình.” Chẳng phải Bác Hồ đã từng nói: “Lao động là vinh quang” sao? Nhưng lúc đó bạn có nghĩ được như vậy không? Chắc chắn là không đâu khi mà sự ích kỉ đang quấn lấy trí óc bạn, khiến cho bạn càng thêm mệt mỏi. Một người luôn mơ ước có cái này cái kia, thành ông này ông nọ nhưng lại ngại khó khăn, gian khổ, luôn toan tính để đạt được mọi việc bằng thủ đoạn thì chẳng mấy chốc lâu đài cát ấy cũng sụp đổ.

Hậu quả của tính ích kỉ thật khó lường. Lòng ích kỉ khiến ta chỉ biết nghĩ cho bản thân, thành ra quanh co với những ham muốn cá nhân, đánh mất mình trong vòng xoáy của lợi ích và thù hận. Tính ích kỉ như một ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả, khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta. Những người ích kỉ sẽ không bao giờ phát triển hay khẳng định được bản thân, cũng khó có thể thành công trong cuộc sống. Bởi vì họ sẽ bị người khác xa lánh, ghét bỏ, sẽ không bao giờ được người khác giúp đỡ hay tạo cơ hội để phát triển, bởi cá nhân chỉ có thể hòa hợp với cộng đồng khi biết cân đối, hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Bạn gieo nhân nào thì gặp quả đấy. Đó chính là luật nhân quả mà bạn phải biết để có thể hoàn thiện bản thân mình từng ngày.

Con người có thể đối mặt với nhiều vấn nạn khác nhau nhưng vấn đề cấp thiết nhất chính là xóa bỏ sự ích kỉ - đuổi một con quỷ dữ ra khỏi tâm hồn. Sống là phải biết yêu thương, biết quan tâm và chia sẻ, bởi vì mỗi con người chúng ta đều có một trái tim để cảm thông và hòa chung nhịp đập với cộng đồng. Học cách quan sát, để ý đến người xung quanh mình nhiều hơn. Ta nên thay đổi lối sống cực đoan không bao giờ chịu nhận phần thua thiệt về mình và học cách nhún nhường trước mọi người. Quan trọng hơn hết là phải rèn luyện bản thân , giúp đỡ mọi người.

Bên cạnh đó, chúng ta nên lên án mạnh mẽ những kẻ sống thờ ơ vô cảm như một bạn học sinh nhìn thấy một cụ già bị ngã nhưng không chịu dừng lại dù chỉ một phút để đỡ bà cụ dậy vì một lí do đơn giản: “Không thể đến lớp trễ, sẽ bị cô giáo phạt nặng mất”. Hay những kẻ chỉ biết đến bản thân, không bao giờ nhường nhịn vì người khác. Ta nên chọn một “loại thuốc” hữu hiệu cho căn bệnh thế kỉ ấy để cuộc sống trở nên tươi đẹp.

Còn gì cao quý và hãnh diện hơn cho một thái độ sống vị tha, cống hiến quên mình. Không phải lúc nào ta cũng là duy nhất, ta cần yêu quý bản thân nhưng đó không có nghĩa là bạn được phép sống ích kỉ. Cuộc sống không đủ dài để chúng ta có thể sửa chữa tất cả những sai lầm của bản thân, nhưng đủ dài để chúng ta vứt bỏ bản tính ích kỉ và bắt đầu lại với một trái tim đầy tình yêu thương.

Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 7

Để có thể sống chân chính và ngẩng cao đầu tự hào về hai tiếng con người thì trên hành trình gian nan ấy, quả thực chúng ta cần cố gắng và nỗ lực rất nhiều. Chúng ta cần có bản lĩnh, trái tim nhân hậu vị tha và đặc biệt là biết cách giết chết con rắn độc “ích kỉ” đang ẩn náu trong tâm hồn mỗi người. Hãy xóa bỏ nó ngay nếu bạn không muốn mình trở thành một con người sống mà chỉ biết lấy bản thân mình .

Lòng ích kỉ là sự vị kỉ cá nhân, là thái độ và suy nghĩ chỉ biết vì lợi ích cá nhân, chỉ biết mưu mô, toan tính và sân si với những lợi ích của bản thân, không biết cách sống cho - nhận một cách hài hòa cân đối. Dĩ nhiên, là con người chưa bao giờ là hoàn hảo cả, tuy nhiên đừng cứ trách cuộc đời hay méo mó, sao ta không tròn tự trong tâm. Vậy nên, lòng ích kỉ là một con rắn độc nó luôn âm thầm luồn lách vào bên trong tâm hồn bạn, chỉ cần chút sơ hở nó sẽ chiến thắng và bạn sẽ bị nó khuất phục.

Ai cũng đều muốn mang lợi ích về mình, đều nghĩ cho bản thân trong những tình huống phải tính toán hơn thiệt, điều ấy sẽ gây ra lòng ích kỉ. Sự ích kỉ sẽ đến khi khát vọng biến thành tham vọng, khi cá nhân không thể suy nghĩ cho cộng đồng, khi cái tôi chiến thắng và át chế cái ta chung. Lòng ích kỉ khiến ta chỉ biết nghĩ cho bản thân, thành ra quanh co với những ham muốn cá nhân, đánh mất mình trong vòng xoáy của lợi ích và thù hận. Lòng ích kỉ sẽ gây ra tâm lí đố kị, ghen ghét với những ai đạt được thành công hay hạnh phúc hơn mình, từ đó muốn tìm mọi cách để chiến thắng đối phương, dùng mọi thủ đoạn để hạ gục đối thủ. Do vậy tâm hồn không bao giờ được thanh thản nhẹ nhõm thậm chí còn thấy áp lực và mệt mỏi vì quay cuồng và bị sai khiến bởi lòng tự ái. Bản thân với cái tôi đề cao quá cao sẽ đánh mất mình giữa cộng đồng và nhân quần rộng lớn. Rồi dần dần sẽ mất đi tình đồng loại nhân cách cao thượng và sự vị tha của tâm hồn. Đẩy ta gần hơn dưới hố sâu của tội lỗi và cơn cuồng nộ của tranh đấu, giành giật. chính vì thế, con người dễ bị sa ngã, xói mòn và băng hoại về đạo đức, chết dần chết mòn đi vì những lợi ích ti tiện và tầm thường của cá nhân, chạy theo những giá trị nhất thời mà mất đi giá trị và tâm hồn cao quý của loài người.

Hãy nhìn những con người cứ mãi quanh quẩn trong vòng danh lợi, đấu đá và ganh ghét lẫn nhau xem, họ đã bị cộng đồng xa lánh, từ chối bởi cá nhân chỉ có thể hòa hợp với cộng đồng khi biết cân đối, hài hòa giữa cống hiến và hưởng thụ. Sự ích kỉ cũng là một biểu hiện của việc muốn hưởng thụ vậy. Thử hỏi, nếu ai cũng sống bằng lòng ích kỉ, cũng sống với cái tôi cao ngất ngưởng ấy, xã hội và nhân quần sẽ đi về đâu. Liệu còn đâu làm điểm tựa cho sự bền vững được chăng. Một người chỉ biết có ích kỉ, chỉ biết có cá nhân sẽ sớm bị đào thải, bị xa lánh và tấy chay với những tham vọng và ham muốn vô độ của bản thân.

Nhưng để có thể sống cống hiến, hi sinh, vị tha mà không tham sân si với những lợi ích tầm thường, dễ dãi cần phải là người có bản lĩnh, nhân cách cao thượng. biết hi sinh, chấp nhận mình vì mọi người, mình không là duy nhất, cần hiểu rõ vai trò của cá nhân trong mối quan hệ với cộng đồng. không quá tham lam và thái độ cố hữu, bảo thủ, đấy cũng là một hướng sáng để bạn mở ra cánh cửa của tình yêu trong trái tim.

Còn gì cao quý và hãnh diện hơn cho một thái độ sống vị tha, cống hiến quên mình. Không phải lúc nào ta cũng là duy nhất, ta cần yêu quý bản thân nhưng đó không có nghĩa là bạn được phép sống ích kỉ. Thật vui biết bao khi một trái đất ngập tràn yêu thương và lòng ích kỉ trở thành biển hồ chết.

Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 8

Mỗi chúng ta đều được tôn trọng và coi là một cá thể riêng biệt, có cái “tôi” riêng của mình. Nhưng khi cái “tôi” được đề cao quá lên, nó trở thành một tích cách không ai mong muốn- sự ích kỷ.

“Ích kỷ” bắt đầu từ chữ “I”- trong tiếng Anh, nó gọi là chữ “tôi”. “Kỷ” chính là cái riêng, là “tôi” còn “ích” được hiểu trong từ “lợi ích”. Khi cái “tôi” chỉ biết nghĩ cho mình, cho lợi ích của mình mà không quan tâm đến lợi ích cộng đồng, thậm chí vì mình có thể làm ngơ, làm hại đến lợi ích cộng đồng, người đó trở nên ích kỷ, hẹp hòi.

“Ích kỷ” tồn tại dưới mọi hình thức và hành động từ nhỏ nhất. Ban đầu là việc chỉ quan tâm đến lợi ích của mình. Đó đơn giản có thể là khi một đứa trẻ có rất nhiều kẹo nhưng lại không muốn chia cho bạn bè của em, là một người khi giúp bạn mình phải tính thiệt hơn, trước sau để lợi ích và quyền lợi của mình có bị mất mát hay không. Bắt đầu từ sự tính toán, đến so đo xem làm có được lợi không, làm cái nào thì lợi hơn, tại sao người khác lại được hưởng nhiều hơn mình. Cao hơn, sự ích kỷ khiến con người ta có thể vì lợi ích bản thân mà chà đạp lên quy tắc, tình thương và lợi ích của người khác, của cộng đồng để làm thỏa mãn mình.

Đặc biệt là không bằng năng lực của mình mà nhờ vào những chiêu mẹo, mánh khóe. Những vụ quan chức cấp cao hiện nay, có những người là tổng giám đốc, bị bắt bởi tội tham nhũng là không hề ít. Mở rộng ra, sự ích kỉ đôi khi nằm ngay trong bản thân mỗi chúng ta, trong cách chúng ta đối xử với thiên nhiên tạo vật. Mạc Ngôn, một nhà văn lớn của Trung Quốc đã phải thốt lên: “tôi cảm thấy nhân loại đang đối mặt với nguy hiểm lớn nhất, chính là sự kết hợp giữa khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ và tham vọng ngày càng bùng phát của nhân loại. Với dục vọng bị kích thích của con người, sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã đi chệnh khỏi quỹ đạo thông thường là để phục vụ nhu cầu sức khỏe của con người, thay vào đó là điên cuồng phát triển dưới sự dẫn động của lợi nhuận để đáp ứng – kỳ thực là nhu cầu bệnh hoạn của một số ít người giàu có.” Nhân loại đang điên cuồng bóc lột trái đất: Chúng ta làm đau những dòng sông, chúng ta làm đau những cánh đồng, chúng ta khoan vào trái đất trăm ngàn lỗ thủng, dùng sắt thép và xi măng xây nên những công trình kiến trúc kỳ quái, đặt cho nó cái tên mỹ miều là “thành phố”, chúng ta ở trong những thành phố này thoải mái phóng túng những dục vọng của mình, tạo ra những thứ rác rưởi vĩnh viễn khó mà tiêu huỷ được. Đó chính là sự ích kỉ phục vụ cho lợi ích của mình, bất chấp lời kêu cứu của mẹ thiên nhiên.

Nhìn ngay những biểu hiện của sự ích kỉ, chúng ta cũng đủ thấy tác hại của nó. Sự ích kỉ quá đề cao cái “tôi” khiến cho con người bị cô lập, không thể kết nối với bên ngoài. Trong khi, mỗi cá nhân đều là một phần của tự nhiên, là một mảnh ghép của cộng đồng. Chẳng ai có thể sống một mình trên thế gian này. Và như thế, họ đang tự hủy hoại mình. Tệ hại hơn, họ lại lây lan sang người khác và cộng đồng. Khi những người ích kỷ, vụ lợi làm điều xấu mà được kết quả tốt, đó sẽ là con virus cực kì nguy hiểm kích phát những người khác làm theo. Một người ích kỉ- một người bị tụt lại nhưng hai người, ba người, một xã hội toàn ích kỉ, xã hội ấy chắc chắn sẽ chết trong sự mục ruỗng. Cũng chính sự ích kỉ của con người khiến cho thiên nhiên phải chịu đau đớn và mất mát. Hủy hoại môi trường sống xung quanh, khác nào ta đang hủy hoại chính mình. Ích kỉ xuất phát từ một chữ tôi nhỏ bé nhưng lại đem đến cái chết cho rất nhiều sự sống.

Sự ích kỉ ấy xuất phát từ cái “tôi” rất đỗi bản năng và tự nhiên của con người nhưng khi không được kiềm chế và thay đổi, ngược lại nó ngày càng phát triển. Nó “bọc kén” mọi cảm xúc và tình cảm tốt đẹp để sự tham lam thoát ra, kéo theo sự toan tính mà trở nên độc ác, không suy nghĩ, bất chấp hậu quả. Hiệu ứng đám đông dễ bắt chước, làm theo cùng với sự xô bồ, phức tạp của xã hội hiện đại chính là điều kiện thuận lợi để những “con sâu” ấy “làm rầu” cả nồi canh.

“Địa cầu bốn bề lửa khói, toàn thân run rẩy, biển cả kêu gào, cát bụi bay khắp nơi, hạn hán lũ lụt, bệnh tật lan tràn… đều liên quan đến sự phát triển bệnh hoạn của khoa học kỹ thuật dưới sự kích thích bởi dục vọng tham lam của các nước phát triển.” (Mạc Ngôn), đến sự ích kỷ của loài người. Đã đến lúc chúng ta phải nói cho mọi người biết, đặc biệt là những người giàu có do sử dụng những thủ đoạn bất chính để đạt được tiền tài và quyền lực, họ là những người có tội, thần linh sẽ không bảo hộ cho họ. Chúng ta phải nói với những chính trị gia hư vinh rằng, cái gọi là lợi ích quốc gia không phải là tối cao nhất, điều cao cả chân chính nhất là lợi ích lâu dài của toàn nhân loại. Chúng ta cần hiểu rằng mọi người đều ngồi chung trên một chiếc thuyền, nếu thuyền chìm, cho dù có người mặc hàng hiệu, châu báu đầy người, hay là đơn sơ áo vải, vô danh tiểu tốt thì kết cục đều như nhau cả. Và trước hết, từ bản thân chúng ta cần rèn luyện để hạn chế, khắc chế cái “Tôi” đang ngày càng lớn trong mình: học cách lắng nghe, ghi nhận, biết cách yêu thương, sẻ chia và có ý thức đối với chính mình.

Nhưng không “ích kỉ” không có nghĩa là loại bỏ hoàn toàn cái tôi của mình, trở nên bạc nhược, không có chính kiến hay không dám bảo vệ quyền lợi của mình. “Làm người không nên có cái tôi” nhưng cũng không được đánh mất chính bản thân mình.

Nghị luận xã hội về sự ích kỷ - Mẫu 9

Từ xưa đến nay, ích kỉ vẫn luôn là một thói hư tật xấu mà con người ta chán ghét, mong muốn xóa bỏ. Thói xấu này đã tồn tại âm ỉ trong xã hội từ rất lâu. Và cho đến tận cuộc sống hiện đại ngày nay vẫn chưa thể hoàn toàn đẩy lùi.

Ích kỉ là cách gọi chung cho kiểu tính cách luôn chỉ nghĩ cho bản thân mình, luôn đặt bản thân mình lên hàng đầu trong mọi trường hợp. Chỉ cần thỏa mãn bản thân, thì người khác có bị tổn thương, mất mát ra sao cũng mặc kệ. Thậm chí, họ còn không từ thủ đoạn nào, sẵn sàng làm mọi thứ để thỏa mãn bản thân, dành phần hơn về phía mình. Điều đó không chỉ gây tha hóa người có thói ích kỉ, khiến họ trở thành kẻ xấu trong tập thể. Bị mọi người chán ghét, xa lánh, cô lập. Mà hơn hết, nó gây ảnh hưởng đến lợi ích chung, sự đoàn kết của một tập thể. Điều đó là vô cùng tai hại, bởi gián tiếp gây mâu thuẫn nội bộ, cản trở tình cảm đoàn kết của mọi người, giảm hiệu suất làm việc nhóm.

Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi cái tôi dần được tôn trọng, cơ hội thể hiện bản sắc cá nhân cho mỗi người ngày càng nhiều, đã dần trở thành cơ hội cho sự ích kỉ len lỏi và phát triển mạnh mẽ. Điều đó gián tiếp khiến cho cái ta dần bị bóp nghẹt bởi cái tôi bị biến chất từ thói ích kỉ. Do đó, chúng ta cần hành động ngay hôm nay để xóa bỏ thói xấu này. Trước hết, là từ các phương án giáo dục và tuyên truyền, ngay từ khi còn nhỏ cho các bạn học sinh. Để các bạn thấm nhuần sự độc hại của thói ích kỉ, hiểu hơn về niềm vui của sự sẻ chia, nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống. Sau đó, là có những cách lên án, phê phán thích hợp với các hành động biểu lộ sự ích kỉ một cách độc hại, sỗ sàng. Cuối cùng, quan trọng nhất, chính là ý thức của bản thân mỗi người. Chỉ khi bản thân mỗi người trong chúng ta tự thấu hiểu, điều chỉnh bản thân mình, không cho thói ích kỉ xuất hiện và ngự trị tâm hồn, thì khi đó nó sẽ dần dần biến mất.

Bản thân em không phải là chưa từng xuất hiện suy nghĩ ích kỉ, mong muốn mọi thứ tốt đẹp phải về mình. Nhưng nhớ tới thầy cô, bố mẹ tin yêu, em đã tự mình đập tan suy nghĩ đó, để sống chan hòa, giàu tình yêu thương với mọi người. Em tin rằng, chỉ cần chúng ta muốn, thực sự muốn thì việc xóa tan lối sống ích kỉ sẽ sớm trở thành hiện thực.

Từ khóa » Cái Tính ích Kỷ