Ván MDF. Báo Giá Mới Nhất Từ Mavina. Thông Tin Về Gỗ MDF
Có thể bạn quan tâm
Danh mục
|
1/ Ván MDF là gì? Tổng quan về ván MDF
1.1 Khái niệm
Ván MDF có tên gọi đầy đủ Medium Density Fiberboard – ván sợi gỗ ép với mật độ trung bình.
Ván MDF có thành phần chính là bột gỗ hay sợi bột gỗ chiếm 75%, chất kết dính là keo UF ( Urea Formaldehyde) hoặc keo MUF chống ẩm ( Melamine Urea Formaldehyde) chiếm 11 – 14%, còn lại là nước và chất phụ gia (Parafin, chất làm cứng…).
Nguyên vật liệu được lấy từ gỗ thông, bạch đàn, cao su, sồi… đều là các loại cây gỗ mềm, sau đó được cắt khúc và bóc vỏ và trải qua các quy trình sản xuất nghiêm ngặt.
1.2 Tính chất vật lý
- Ván MDF có tỷ trọng gỗ từ 450 – 800kg/m3, tùy vào tỉ trọng khác nhau mà được chia thành các loại ván MDF khác nhau
- Ván MDF tiêu chuẩn: tỉ trọng từ 650 – 800kg/m3
- Ván MDF nhẹ: tỉ trọng từ 550 – 650kg/m3
- Ván MDF siêu nhẹ: tỉ trọng từ 450 – 550kg/m3
Ván MDF có màu sắc đặc trưng là màu vàng hoặc nâu nguyên bản của gỗ. Ngoài ra, nhà sản xuất có thể thêm chất chỉ thị màu để phân loại thêm các loại ván MDF như sau:
- Ván MDF thông thường: màu nguyên bản của gỗ là vàng hoặc nâu
- Ván MDF chống ẩm: ván được chỉ thị bằng màu xanh
- Ván MDF chống cháy: ván được chỉ thị bằng màu đỏ
Ván MDF không có mùi, kết cấu dạng tấm và tự phân hủy theo đặc tính sinh học của gỗ theo thời gian.
Ván MDF có kích thước hai thông dụng là 1220x2440mm và 1830x2440mm. Độ dày tiêu chuẩn từ 3 – 25mm tùy theo công năng sử dụng.
Bề mặt ván MDF được phủ giấy melamine, laminate, veneer, acrylic, PVC và một số chất liệu dùng làm bề mặt khác hay thậm chí là phủ sơn nhằm mục đích chống trầy xước, tạo tính thẩm mỹ, sử dụng được trong nhiều kiến trúc nội thất khác nhau.
2/ Quy trình sản xuất ván MDF
Nguyên liệu thô dùng để sản xuất ván gỗ MDF là nguyên liệu gỗ tự nhiên được cắt khúc, bóc vỏ để sẵn sàng cho việc sản xuất.
Bước 1: Chế tạo dăm gỗ
Sau khi bóc vỏ, các khúc gỗ tròn sẽ được nghiền, băm thành các dăm gỗ nhỏ dài xấp xỉ 20mm.
Dăm gỗ được đổ vào các phễu chứa, sau đó được sàng lọc và làm sạch. Các dăm gỗ lớn hơn 40mm hoặc nhỏ hơn 5mm sẽ được loại ra khỏi dây chuyền sản xuất.
Số dăm còn lại được làm sạch và đưa qua máy hút từ để loại bỏ kim loại.
Bước 2: Chế tạo sợi gỗ
Dăm gỗ sau khi được làm sạch sẽ được hầm áp suất trong khoảng vài phút ở nhiệt độ khoảng 160°C. Sau khi mềm ra, dăm gỗ được nghiền bằng máy nghiền đĩa có 1 đĩa tĩnh và 1 đĩa quay tốc độ cao.
Bước 3: Tẩm keo và các chất phụ gia
Sau khi nghiền, các sợi gỗ rời hoặc xơ gỗ được phủ keo thông qua một đường ống dẫn, qua đó các xơ gỗ được thổi ở tốc độ cao.
Chất kết dính được sử dụng là keo urea formaldehyde (UF) hoặc keo melamine urea formaldehyde (MUF) giúp tấm ván thành phẩm có khả năng chống ẩm cao.
Tùy công năng sản phẩm, các chất phụ gia khác có thể thêm vào cùng với keo, ví dụ: để tăng tính chống cháy, chống ẩm của ván gỗ.
Bước 4: Tạo hình
Ở công đoạn này ván gỗ, xơ gỗ được trải trên một băng chuyền, không khí bên dưới được hút ra, như vậy xơ gỗ được tãi đều và tạo thành một lớp hoặc thảm bột.
Thảm xơ gỗ này có chiều dày gấp nhiều lần (từ 2 lần đến 30 lần) so với chiều dày của ván thành phẩm.
Bước 5: Ép ván
Công đoạn ép ván MDF được thực hiện theo hai bước. Đầu tiên, thảm xơ được đưa qua máy ép, làm giảm độ dày và tạo độ ổn định cho ván.
Sau đó, các cạnh được cắt biên và ván được đưa vào máy ép chính. Ở bước này, tấm ván được ép ở nhiệt độ và áp suất quy định.
Cuối công đoạn, tấm ván được cắt đúng chiều dài và được đưa qua giàn quay làm mát ván, sau đó ván được xếp lên kiện và để phẳng trong khoảng 24h để ván ổn định.
Về nguyên tắc, có thể sản xuất một tấm ván dài vô hạn, nhưng trên thực tế, chiều dài ván gỗ MDF bị hạn chế vì khả năng xếp chồng và các công đoạn tiếp theo của quá trình (chà nhám và cưa).
Bước 6: Hoàn thiện
Sau khi ép, ván được lưu trữ trong kho bảo quản để đảm bảo tính ổn định hoàn toàn.
Các tấm ván được chà nhám, trong công đoạn này, ván được hiệu chỉnh và đánh bóng bằng giấy nhám có mật độ hạt tiêu chuẩn 150 (kích cỡ hạt từ 92 – 100 micromet).
Trước khi được lưu kho để xuất hàng, ván được cắt đúng kích cỡ yêu cầu và đóng gói theo tiêu chuẩn.
3/ Ưu nhược điểm của ván MDF
3.1 Ưu điểm
Ván MDF khai thác từ những cánh rừng trồng, thu hoạch được sau thời gian vài năm, trồng tái sản xuất liên tục.
Việc khai khác như vậy sẽ không gây ảnh hưởng tới khai thác rừng tự nhiên, góp phần bảo vệ cho môi trường sống, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho một lực lượng lao động nhất định.
Chất liệu gỗ để làm ván MDF có giá thành rẻ, dễ dàng khai thác và sử dụng, thời gian gia công nhanh và đáp ứng được sản lượng sản xuất lớn.
Bề mặt của ván MDF khá nhẵn và mịn, sau phủ giấy melamine đem lại họa tiết trang trí phong phú, đang dạng và chân thực, hoàn toàn có thể thay thế được vẻ đẹp gỗ tự nhiên.
Ván MDF có độ bền khá tốt, ít bị cong vênh, co ngót như gỗ tự nhiên trong môi trường tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời, tỷ lệ phát sinh lỗi ít khi gia công. Vì vậy, tuổi thọ của ván gỗ MDF có thể đạt mức khá cao, từ 10 – 15 năm trong điều kiện tiêu tiêu chuẩn.
Ván MDF có giá thành khá hợp lý, hoàn toàn phù hợp với nhu cầu sử dụng của đại đa số người tiêu dùng Việt Nam.
3.2 Nhược điểm
Ván MDF có tỷ trọng gỗ ở mức trung bình khá, ở mức tỉ trọng như vậy nên khả năng chịu tải trọng của ván MDF ở khá. Chính vì vậy bạn nên hạn chế sử dụng ván MDF làm đồ nội thất để chứa, đựng các vật dụng có trọng lượng lớn như kệ đựng bát, đựng đồ nặng…
Bên cạnh đó, khả năng chống ồn, cách âm của ván MDF tuy tốt không bằng ván HDF nên bạn không nên sử dụng để làm cửa ra vào.
Khả năng chống ẩm và mối mọt của ván gỗ MDF không phải là tốt nhất. Bạn nên hạn chế sử dụng ván MDF tại những nơi có tiếp xúc nhiều với với nước, độ ẩm như phòng tắm, ban công, bếp… để tránh tình trạng tiếp xúc lâu ngày dẫn tới ẩm mốc, phồng rộp, cong vênh.
Cũng như mọi loại gỗ công nghiệp khác, ván MDF không thể trạm trổ được các họa tiết trang trí nhưng có thể sử dụng công nghệ CNC để khắc, cắt các hoạt tiết và sơn phủ bề mặt, thường sử dụng cho tấm vách ngăn nhà bếp và phòng khách.
4/ Ứng dụng ván MDF trong ngành vật liệu nội thất
Là một loại vật liệu có mức giá từ tầm trung đến rẻ nên và có công năng sử dụng từ khá đến tốt nên bạn có thể thấy ứng dụng của ván MDF ở bất cứ đâu.
Ván MDF làm nội thất nhà ở: giường tủ, bàn ghế, kệ tivi, giá sách… đều là những vật dụng không thể thiếu trong mỗi không gian nhà ở.
Ván MDF phù hợp với nhiều công năng sử dụng nên có thể chế tác được nhiều vật dụng có kích thước đa dạng.
Bề mặt ván MDF được phủ giấy melamine rất đa dạng về họa tiết trang trí nên có thể tùy biến theo nhiều concept nội thất như cổ điển, hiện đại, tân cổ điển, scandinavian, minimalist hay thậm chí là Bohemian với các tông màu đơn sắc.
Ván MDF làm nội thất tại các công trình công cộng: chính vì độ bền, độ thẩm mỹ và mức giá đều ở tầm trung ổn định nên ván MDF rất được ưa chuộng ở các công trình công cộng như trường học, văn phòng, trung tâm thương mại, cửa hàng…
Sử dụng nội thất là từ ván MDF có thể giúp các các không gian làm việc thêm lịch sự, hiện đại và sạch sẽ, dễ dàng lau chùi. Độ bền của ván MDF cũng khá tốt, đem lại thời gian sử dụng có thể lên tới hơn 10 năm.
5/ Một số lưu ý khi chọn mua ván MDF
Đối với mỗi kích thước, độ dày ván thì tỷ trọng gỗ sẽ khác nhau. Tỷ trọng càng lớn thì gỗ càng chịu lực va đập tốt và có độ bền cao, như vậy càng đánh giá được cốt ván MDF đạt chất lượng cao.
Mỗi chủng loại nội thất sẽ yêu cầu loại ván MDF có độ dày và tỷ trọng khác nhau.
Ví dụ: Cánh tủ bàn làm việc, cánh tủ bếp… không yêu cầu tỷ trọng gỗ lớn do không phải chịu nhiều tác động lực lớn. Còn mặt bàn, thùng tủ, giá sách, kệ tivi, giường… nên chọn ván gỗ MDF có tỷ trọng cao vì những đồ vật này thường được tác động lực lớn trong quá trình sử dụng.
Bề mặt trang trí ván MDF rất đa dạng về màu sắc và họa tiết, có thể đáp ứng được hầu hết các mức nhu cầu của người sử dụng, từ màu đơn sắc, vân đá, giả da, vân gỗ, vân vải, vân xi măng, hoạ tiết…
Lựa chọn nhà cung cấp uy tín, đặc biệt là có chế độ hậu mãi và chăm sóc khách hàng tốt.
Đồ nội thất tuy là tiêu sản nhưng sẽ đi theo gia đình bạn trong rất nhiều năm, chính vì vậy bạn nên lựa chọn nhà cung cấp uy tín để có thể mua được những sản phẩm chất lượng, có độ bền tốt, tránh việc phải sửa chữa, thay mới sau một thời gian ngắn do mua phải hàng kém chất lượng.
6/ Mua ván MDF ở đâu uy tín?
Với thị trường vật liệu gỗ công nghiệp đa dạng như hiện này thì việc tìm được nhà cung cấp uy tín khiến người tiêu dùng khá hoang mang.
Nhưng dựa trên nhưng tiêu chí mà chúng tôi đã đề xuất, thì bạn nên lựa chọn các thương hiệu đã có chỗ đứng lâu năm trên thị trường, cũng như có cơ sở sản xuất lớn, sản lượng đều mỗi năm.
Một trong số đó là thương hiệu Mavina có nhà máy sản xuất khép kín với công nghệ sản xuất và máy móc của Mavina được nhập khẩu từ thương hiệu HOMAG – CHLB Đức, đáp ứng được sản lượng sản xuất theo từng giai đoạn và an toàn tối đa cho người lao động.
Với kinh nghiệm hơn 14 năm trên thị trường sản xuất gỗ công nghiệp và ván sàn. Mavina đã cung cấp cho hàng chục dự án khác nhau, tiêu biểu như: Chung cư Ecohome, dự án Capital – Garden, Chung cư quốc tế Booyoung Mỗ Lao, Chung cư Athena Complex – Bộ Công an, chung cư cao tầng Gamuda Garden… và được phản hồi tích cực từ khách hàng và chủ đầu tư, trở thành cái tên quen thuộc đối với các nhà thầu, kiến trúc sư.
Mavina luôn chú trọng tới những xu hướng về nội thất để sản xuất ván MDF phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
Bề mặt trang trí luôn đặc biệt quan trọng, là điểm nhấn xác định phân khúc của sản phẩm. Chính vì vậy, Mavina luôn cập nhật những mẫu giấy melamine mới nhất để phủ lên cốt ván MDF. Sáng tạo nhiều phong cách cho nội thất, vừa bảo vệ ván MDF khỏi nguy cơ mối mọt, ẩm ướt…
Trên đây là một vài thông tin tổng quan về ván MDF. Để đảm bảo chọn được mẫu mã và loại ván gỗ phù hợp, hay liên hệ với Mavina để nhận được tư vấn chính xác nhất!
Bản quyền thuộc về Công ty Mavina
Từ khóa » Khối Lượng Riêng Ván Mdf
-
Ván MDF, Giá Gỗ MDF Chống ẩm - Công Ty Gỗ Minh Long
-
Thông Tin MDF
-
Ván MDF Thông Thường, Ván MDF Chống ẩm Lõi Xanh Thông Tin Giá ...
-
GỖ MDF LÀ GÌ? BẢNG MÀU GỖ CÔNG NGHIỆP MDF - Nội Thất Xavia
-
Quy Cách Ván MDF Tiêu Chuẩn Giúp Bạn Lựa Chọn Dễ Dàng
-
Gỗ MDF Là Gì
-
Bảng Màu Và Bảng Báo Giá Ván MDF Mới Nhất
-
Đặc Tính Gỗ MDF
-
Tỷ Trọng Và Độ ẩm Của Các Loại Gỗ Công Nghiệp (MDF, HDF, MFC,...)
-
Kích Thước Tiêu Chuẩn Trọng Lượng Của Bảng Mdf 18mm - Alibaba
-
Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 7753:2007 Về Ván Sợi - Ván MDF