Vạn Niên Phong Cung - Thị Trấn Cầu Kè - Wikimapia

Wikimapia Bản đồ này được làm bởi những người như bạn! Vạn Niên Phong Cung (Thị trấn Cầu Kè) Vietnam / Dong Bang Song Cuu Long / Soc Trang / Thị trấn Cầu Kè / Thị trấn Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh World / Vietnam / Dong Bang Song Cuu Long / Soc Trang Sviets / Việt Nam / / / đền thờ Thêm thể loại Vạn Niên Phong Cung Vạn Niên Phong Cung Vạn Niên Phong Cung Chùa ông Bổn - Vạn Niên Phong Cung - lễ hội ngày 31/8 đến 2/9 (nhầm 25 - 28/7 AL) Hàng năm, vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch, các chùa Phật giáo đều tổ chức trọng thể lễ Vu Lan với ý nghĩa là ngày “xá tội vong nhân”; đồng bào Phật tử coi dịp Vu Lan là “mùa báo hiếu” đối với cha mẹ, ông bà đã qua đời. Nhưng ở huyện Cầu Kè (Trà Vinh), Vu Lan thắng hội lại diễn ra rải rác trong suốt tháng Bảy âm lịch tại các chùa Ông Bổn ở vùng này: Vạn Ứng Phong Cung (chùa Giữa, xã Hòa Ân, trong ba ngày 8, 9 và 10), Niên Phong Cung (chùa Cây Xanh, xã An Phú Tân, trong hai ngày 15 và 16), Minh Đức Cung (chùa Giồng Lớn, xã Hòa Ân, trong ba ngày 18, 19 và 20) và Vạn Niên Phong Cung (chùa Chợ, thị trấn Cầu Kè, trong bốn ngày từ 25 đến 28). Trong cuốn “Chuyện xưa tích cũ” của Sơn Nam - Tô Nguyệt Đình ghi: “Ở Chợ Lớn, TPHCM, có ngôi chùa thờ Ông Bổn là quan Thái giám tên Trịnh Hòa. Ông làm quan vào đời vua Vĩnh Lạc (1403 - 1424) ở Trung Quốc. Lúc thăng quan, ông được vua tín nhiệm phái đi điều tra các nước ở miền Đông Nam Á như Chiêm Thành, Mã Lai, Xiêm, Việt Nam... để tìm cách liên lạc với những người Hoa ở hải ngoại. Tuân lịnh vua, lúc đi du hành, ông Trịnh Hòa cố gắng giúp đỡ dân chúng, ra sức thi ân bố đức, giúp Hoa kiều tìm sinh kế và dạy họ phải giữ gìn thuần phong mỹ tục ... Nên sau khi ông mất, các Hoa kiều nhớ ơn ông, thờ làm phúc thần. Nhà vua còn phong sắc cho ông chức tước Bổn Đầu Công tức Ông Bổn ngày nay”. Hội Vu Lan tại các chùa Ông Bổn đều náo nhiệt, nhưng Vạn Niên Phong Cung ở thị trấn Cầu Kè là nơi diễn ra dài ngày nhất và thu hút lượng người đông đảo từ nhiều nơi đến tham dự. Người địa phương có câu: “Hăm ba vào đám, hăm tám ra giàn” để nói thời gian diễn ra lễ hội dân gian này ở đây. Từ ngày “vào đám”, chùa liên tục tổ chức các buổi trai đàn có sự tham gia của các chư tăng ở Vạn Hòa cổ tự và sư sãi chùa Khmer trong phạm vi nội ô thị trấn. Lễ này cúng chay nên gọi là “làm chay”. Hội thì nhiều ngày, nhưng lễ chính thức diễn ra trong một ngày rưỡi, suốt ngày 27 đến trưa ngày 28 thì chấm dứt. Từ sáng ngày 27, hàng đoàn xe ô tô đủ loại, đủ cỡ từ các nơi, đông nhất là từ quận 5, quận 6 (TPHCM) ùn ùn đổ về, đậu thành nhiều hàng dài dằng dặc, nối đuôi nhau trên đường quốc lộ và các bãi đất trống. Nhiều nhà trong thị trấn có điều kiện đều bày hàng bán nước giải khát, cơm, cháo... hoặc dọn chỗ trong nhà cho khách phương xa tạm trú. Khách chỉ cần trả mười ngàn hay hai mươi ngàn đồng là có chỗ nghỉ tạm qua đêm. Nhiều người vào các chùa khác trong thị trấn cũng có chỗ nghỉ qua đêm mà không phải trả tiền. Đường phố nhộn nhịp sáng đêm. Sáng ngày 28, “ra giàn”, cúng tất, cúng mặn bằng con heo trắng. Tất cả diễn ra trong âm thanh dồn dập, náo nhiệt của dàn “tùa lầu cấu” (dàn nhạc gồm: trống lớn với phèng la, chập choã, chiêng và kèn lá). Trong khuôn viên sân là những hàng kệ sắp liền kề nhau, bày những giỏ phẩm vật do bổn phố dâng cúng, phần lớn là gạo, muối, khoai lang. Lễ kết thúc vào gần trưa, những giỏ này sẽ được phân phát cho bá gia bá tánh nghèo. Trước kia, còn có tục “thí giàn” là từ giàn cao người ta ném những thanh tre nhỏ khắp xung quanh để người dân tranh nhau lượm. Nhặt được bao nhiêu thẻ thì vô chùa nhận bấy nhiêu giỏ đồ cúng đem về nhà ăn lấy lộc... Đây là sinh hoạt biểu hiện bản sắc văn hóa tín ngưỡng của bà con Hoa kiều Triều Châu, góp phần phát huy bản sắc đa văn hóa của cộng đồng ba dân tộc Kinh, Hoa và Khmer cộng cư lâu đời tại vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Thêm địa điểm (công ty, cửa hàng, v.v..) vào tòa nhà này Các thành phố lân cận: Toạ độ: 9°52'16"N 106°3'27"E Thêm lời bình luận của bạn trong vietnamese Thêm bình luận về đối tượng này Nhận xét của bạn: Đăng nhận xét
  • Những địa điểm tương tự
  • Những địa điểm lân cận
  • Các thành phố lân cận
  • Cổng chùa Botumsakor 0.2 Km
  • chùa Khơme (Tà-Thêu) 0.5 Km
  • CHUA SAM BUA (KHOME) 2.5 Km
  • Chùa Pho-Thi-Sa-Rây (Chùa Khơmer Ấp III, Xã Hoà Tân) 2.8 Km
  • Chùa Khơ Mer Phong Phú 4.6 Km
  • Khu tưởng niệm Phạm Hùng ở Vĩnh Long 40 Km
  • Thiền viện Sơn Thắng 44 Km
  • Chùa Ngọc Xá Lợi 47 Km
  • Chùa Phổ Quang 74 Km
  • Chùa 83 Km
  • Huyện Cầu Kè 1.2 Km
  • Xã Thới An Hội 12 Km
  • Xã Long Thới 12 Km
  • Huyện Kế Sách 13 Km
  • Huyện Trà Ôn 17 Km
  • Huyện Tiểu Cần 17 Km
  • Huyện Càng Long 21 Km
  • Huyện Vũng Liêm 24 Km
  • Tỉnh Vĩnh Long 25 Km
  • Huyện Trà Cú 30 Km
  • 104 Km
  • 107 Km
  • 118 Km
  • 125 Km
  • 147 Km
  • 148 Km
  • 249 Km
  • 899 Km
  • 917 Km
  • 974 Km
Huyện Cầu Kè Xã Thới An Hội Xã Long Thới Huyện Kế Sách Huyện Trà Ôn Huyện Tiểu Cần Huyện Càng Long Huyện Vũng Liêm Tỉnh Vĩnh Long Huyện Trà Cú ×

Đăng nhận xét

Log in with Facebook Log in with VK

hoặc tiếp tục như khách vãng lai

Tên người dùng Wikimapia Tên của bạn Please enter your name Đăng nhận xét

Từ khóa » Chùa ông Bổn Hòa ân Cầu Kè Trà Vinh