Văn Phòng Chính Phủ TP. HCM - Quận 1
Có thể bạn quan tâm
Thừa Thiên - Huế - Quảng Trị: Tranh chấp tại vùng ven
13:39 24/07/2006
Người dân Tân Phương Lang có hộ khẩu ở Quảng Trị, nhưng phần đất sinh sống lại trên Thừa Thiên - Huế. Vì thế người dân Tân Phương Lang trở thành xóm ngụ cư.
Người dân xã Phong Thu tập kết ngay trên đỉnh đồi vừa phát sẻ rừng vừa bảo vệ đất.
Đã 15 năm trôi qua kể từ ngày chia tách 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế, hàng trăm hộ dân sống trong thấp thỏm lo âu, hàng triệu mét vuông đất không người quản lý. Đó là tình cảnh của người dân 4 xã: Phong Thu (Thừa Thiên - Huế), Hải Xuân, Hải Ba, Hải Chánh (thuộc huyện Hải Lăng - Quảng Trị).
Xã này xây, xã kia phá
Việc tranh chấp lên đến đỉnh điểm khi người dân xã Phong Thu kéo nhau lên vùng đồi giữa 2 tỉnh để lấy lại đất của mình và phát sẻ trồng rừng. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hàng ngàn ngày qua, hàng chục vấn đề tranh chấp nảy sinh diễn ra như cơm bữa nhưng vẫn không được giải quyết.
Việc lãnh đạo hai tỉnh không giải quyết được dứt điểm việc phân chia địa giới hành chính cũng như quản lý số hộ dân nói trên đã biến người dân nơi đây xem làng mình như "lãnh địa" riêng.
Người dân 3 thôn Câu Nhi, Phú Xuân, Tân Phương Lang (Quảng Trị) đã tự ý mua bán đất trao tay, thi nhau làm nhà không cần giấy phép xây dựng, lấn chiếm lòng lề đường làm nơi buôn bán, có hộ dân bán cả hàng nghìn mét vuông đất cho người dân ở một số nơi khác đến nhưng chính quyền 4 xã liên quan nhìn nhau bất lực.
Sự việc diễn ra đã hàng chục năm nay nhưng khi UBND xã Phong Thu (Thừa Thiên - Huế) đến kiểm tra, lập biên bản... thì người dân chống đối với lý do "hộ khẩu tụi tui thuộc Quảng Trị quản lý, các anh lấy tư cách gì?". Ông Nguyễn Thanh Xuân - phụ trách địa chính xã Phong Thu cho biết: “Khi một số người dân hung hăng, chúng tôi lập biên bản chứ không thể xử phạt được vì người dân nói đã nộp tất cả nghĩa vụ ngoài Quảng Trị, đồng thời vấn đề cũng nhạy cảm sợ làm căng xảy ra nhiều chuyện khác không hay”.
Khi tôi trao đổi vấn đề này với Phó Chủ tịch UBND xã Hải Ba (Hải Lăng - Quảng Trị) Nguyễn Sỹ Kính thì lại được trả lời: Người dân ở thôn Tân Phương Lang có hộ khẩu do xã quản lý nhưng xã không quản lý đất đai, sổ đỏ... nên khi dân xây dựng, mua bán, xã không dám cấp giấy phép vì sợ trái với quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phân chia địa giới hành chính. Vì không lãnh đạo xã nào có toàn quyền quyết định thống nhất về quản lý hộ khẩu và đất đai nên người dân muốn sử dụng đất thế nào thì tùy.
Chúng tôi về thôn Tân Phương Lang, Câu Nhi, Phú Xuân tìm hiểu thì được hầu hết bà con trả lời rằng: Quyết định chia tách tỉnh thế nào dân không biết; dân chỉ biết rằng toàn vùng này là đất của họ, họ bỏ làng bỏ quê đến đây lập nghiệp từ lâu nay họ có quyền sử dụng, ai đến làm thì họ phá.
Khi tôi hỏi: "Bà con có sổ đỏ không?" thì tất cả đều hậm hực: Đã hơn 30 năm nay có ai quan tâm đến chúng tôi để cấp sổ đỏ đâu, đất chúng tôi khai hoang nhưng nghĩ kỹ thấy mình như người ở nhờ, giờ đất có giá nên lãnh đạo các xã mới "xâu xé" nhau thôi, chứ có ai quan tâm đến quyền lợi bà con(?).
Đất của tỉnh này, người của tỉnh kia
Nơi tranh chấp thuộc vùng "da báo" ranh giới giữa hai tỉnh. Việc tranh chấp bắt đầu âm ỉ giữa người dân 4 xã từ khi Chính phủ có quyết định tách tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế. Khi tách tỉnh, lãnh đạo hai tỉnh đã tổ chức Hội nghị hiệp thương tại Đông Hà (Quảng Trị) ngày 8/9/1993, song không giải quyết được ổn thỏa về việc chia đất cũng như chia số hộ dân quản lý. Ngay sau đó, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế là Phạm Bá Diễn làm công văn gửi nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt xin ý kiến chỉ đạo.
Ngày 22/11/1995, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì vùng đất thuộc xã Phong Thu (Thừa Thiên - Huế) quản lý gồm có thôn Câu Nhi (xã Hải Chánh), thôn Tân Phương Lang (xã Hải Ba), thôn Phú Xuân (Hải Xuân). Khi quyết định của Thủ tướng ban hành, lãnh đạo hai tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã họp lên họp xuống nhiều lần nhưng vẫn không giải quyết được dứt điểm.
Lãnh đạo Thừa Thiên - Huế yêu cầu làm theo quyết định của Thủ tướng, có nghĩa là người dân 3 thôn Câu Nhi, Phú Xuân, Tân Phương Lang phải nhập hộ khẩu vào xã Phong Thu (Phong Điền, Thừa Thiên - Huế) và làm mọi nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi theo công dân Huế. Lãnh đạo Quảng Trị không chịu với lý do: theo nguyện vọng của người dân muốn theo tỉnh nào thì theo.
Được biết, sau năm 1975, hơn 100 hộ gia đình từ Hải Ba (Quảng Trị) đi vào vùng đất hiện đang tranh chấp sinh sống theo chủ trương đi vùng kinh tế mới của xã. Nói đi là đi chứ người dân nghèo nghĩ gì tới đất đai, sổ hồng sổ đỏ. Chỉ từ khi chia tách hai tỉnh chuyện mới vỡ lở, người dân Tân Phương Lang có hộ khẩu ở Quảng Trị, nhưng phần đất sinh sống lại trên Thừa Thiên - Huế. Vì thế người dân Tân Phương Lang trở thành xóm ngụ cư.
Giờ đây, Thừa Thiên - Huế nói "đất của tôi"; Quảng Trị nói lại "người của tôi". Đất thuộc quản lý của tỉnh này, người dân lại thuộc về quản lý của tỉnh kia, hai tỉnh không ai chịu ai nên hậu quả đáng tiếc đã xảy ra.
Địa giới hành chính của Chính phủ ban hành đã có tính pháp lệnh, chúng tôi đề nghị: khi lãnh đạo 2 tỉnh không giải quyết được tranh chấp giữa các xã nói trên, Chính phủ cần làm "trọng tài" sớm có văn bản chỉ đạo cụ thể để lãnh đạo 2 tỉnh thực thi chấm dứt tình trạng tranh chấp giữa người dân 4 xã.
Từ khóa » Số 7 Lê Duẩn Hồ Chí Minh
-
Văn Phòng Chính Phủ Phía Nam - Cốc Cốc Map
-
Văn Phòng Chính Phủ TP. HCM - 7, Lê Duẩn P. BẾN NGHÉ, Q. 1
-
Văn Phòng Chính Phủ, So 7, Le Duan, Quan 1, Ho Chi Minh City
-
7 Lê Duẩn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
-
Văn Phòng Đại Diện Phía Nam
-
Văn Phòng Chính Phủ Tp. Hcm | 0838 251 763 - Việt-Biz
-
7 Lê Duẩn Quận Hoàn Kiếm Hà Nội - Địa Chỉ Vui Chơi
-
Các Công Ty Hoạt động Tại Tòa Nhà Petro Vietnam Tower - Cyber Real
-
Địa Chỉ 7 Lê Duẩn - - Quận 1 - TP Hồ Chí Minh.
-
Tòa Nhà Central Plaza | 17 Lê Duẩn, Quận 1 | Văn Phòng Cho Thuê ...
-
Danh Sách Công Ty Trong Tòa Nhà Petrovietnam Tower Số 1 Lê Duẩn ...