Vận Tải Hàng Hóa Tại Đồng Nai

Bạn muốn biết giá cước vận tải container hiện đang là bao nhiêu để chuẩn bị vận chuyển hàng? Hay bạn đang tìm hiểu mức cước để tính chi phí cho phương án xuất nhập khẩu?

Nếu vậy thì hy vọng bài viết này sẽ cho bạn thông tin hữu ích.

Vì câu hỏi về giá cước nói chung mang tính tổng quát, nên tôi sẽ chia nhỏ thành một số phần nội dung liên quan để bạn dễ tìm thấy câu trả lời cho vấn đề mình đang quan tâm.

Xe container chạy trong cảng biển

 

Trước hết, để hỏi giá cước vận chuyển, bạn cần có thông tin cho một số nội dung sau:
  • Bạn cần giá cước vận tải container bằng đường biển hay đường bộ? Điều này tùy theo nhu cầu cụ thể cần chuyển container hàng từ đâu đến đâu. Nếu trong phạm vi từ kho đến cảng biển, thì nhiều khả năng chỉ cần đường bộ, hoặc trong một số trường hợp là đường thủy nội địa bằng sà lan. Còn khi bạn cần chuyển hàng trên quãng đường dài, điển hình là hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước khác, thì rõ ràng cần biết thêm mức cước vận tải biển cho mỗi container từ cảng xếp đến cảng dỡ. Tôi sẽ nói về cước phí tương ứng với từng phương thức vận tải biển và bộ trong phần sau.
  • Địa điểm khởi hành, và đích đến là ở đâu? Điều này liên quan đến quãng đường và cung đường cụ thể, nên sẽ quyết định giá cước cao hay thấp. Kể cả với quãng đường khá ngắn chẳng hạn như từ cảng Hải Phòng đến Hà Nội, thì vị trí kho cụ thể ở khu vực nào của thủ đô cũng rất quan trọng, bởi Hà Nội rất rộng, và cước xe đến Gia Lâm chắc chắn sẽ khác với cước lên khu vực giáp Hòa Bình, hay Phú Thọ. Đó là chưa kể đến trường hợp đường cấm, phải mất phí mua vé đường cấm.
  • Vận chuyển loại container gì? Có thể bạn không để ý rằng loại container cụ thể sẽ ảnh hưởng ngay đến chi phí phải trả. Với loại container thông thường 20 feet hoặc 40 feet, thì cước đường bộ thường chênh nhau khoảng vài trăm nghìn đồng trên cùng 1 tuyến đường bộ. Nhưng nếu là container đặc biệt như flatrack, opentop, hay container cần xe có máy phát để cắm lạnh dọc đường, thì cước biển hay bộ cũng sẽ tăng lên rất nhiều so với loại container tiêu chuẩn như 20’DC, 40’DC, 40’HC.
  • Trọng lượng hàng bao nhiêu tấn 1 container? Yếu tố này không ảnh hưởng trực tiếp đến giá cước, nếu lượng hàng vẫn nằm trong mức tải cho phép, chẳng hạn như dưới 20 tấn/container. Nhưng nếu container bị đóng hàng quá mức tải trọng cho phép của 1 chiếc xe container cụ thể (quy định trong giấy đăng kiểm xe), thì có thể sẽ phải chọn đúng loại xe có tải trọng đáp ứng yêu cầu, và giá cước xe do đó có thể tăng lên.
  • Cần vận chuyển loại hàng thông thường, hay có yêu cầu đặc biệt? Hàng hóa đóng trong container kín và được niêm phong kẹp chì (seal), nên đa số các loại hàng không ảnh hưởng đến giá cước. Nhưng có nhiều trường hợp hàng cần yêu cầu đặc biệt, ví dụ: hàng lạnh cần xe có máy phát điện, hàng nguy hiểm cần xe có đủ chứng chỉ cần thiết, hàng cồng kềnh xếp trên xe foọc… Khi đó, giá cước vận tải biển hay bộ cũng sẽ tăng lên đáng kể, so với cước vận tải container hàng bình thường.

Tôi nêu những ý trên đây với mục đích để bạn hiểu rõ hơn về nhu cầu vận tải của mình. Những chi tiết này sẽ quyết định đến giá cước vận tải cao hay thấp. Và thực tế khi bạn hỏi cước, thì thế nào hãng tàu, nhà xe, hay công ty giao nhận cũng sẽ hỏi bạn những nội dung đó.

Và trong phạm vi bài viết này, do cũng không biết những chi tiết nêu trên, nên tôi không thể báo cho bạn một mức cước cụ thể nào được. Tất nhiên, ở phần dưới tôi sẽ cố gắng nêu những mức cước phổ biến mà công ty chúng tôi đã và đang cung cấp cho khách hàng.

Xin lưu ý, bạn chỉ nên xem đây như số liệu tham khảo, chứ chưa phải báo giá chính thức. Để biết thêm chi tiết các tuyến khác hoặc có giá cụ thể cho từng thời điểm, từng mặt hàng, bạn vui lòng Gửi yêu cầu báo giá trong link dưới đây.

Giá cước vận tải container bằng đường bộ

Với nhu cầu vận tải container đường bộ đơn thuần, chúng tôi phục vụ bạn theo 1 số bước như sau:

  • Tiếp nhận thông tin về hàng vận chuyển: chủng loại và số lượng container, tải trọng hàng, điểm đầu và cuối chặng đường, thời gian vận chuyển;
  • Báo giá cước vận tải container bằng xe chuyên dụng, căn cứ vào thời điểm cụ thể;
  • Thảo luận và thống nhất nội dung về vận chuyển, thời gian và phương thức thanh toán.
  • Nhận các giấy tờ vận chuyển, ví dụ: phơi nâng hạ hàng nhập (sau khi hàng đã thông quan), booking & lệnh đóng hàng xuất.
  • Triển khai việc vận chuyển, giao hàng, xuất hóa đơn, và nhận thanh toán.
Vận tải hàng hóa tại Đồng Nai 1

 

Với quy trình như trên, tôi xin cung cấp bảng giá cước vận tải container đường bộ cho một số tuyến, để bạn tham khảo trước.

Vì hàng container chủ yếu kết nối cảng container với các địa điểm đóng trả hàng, dưới đây tôi liệt kê giá cước vận tải container xung quanh 2 khu vực cảng biển lớn là Hải Phòng và Tp. Hồ Chí Minh.

Cước xe container từ/đến cảng Hồ Chí Minh, chưa VAT

Địa điểm

Container 20’(triệu đồng/cont)

Container 40’(triệu đồng/cont)

Khu vực Tp. HCM

2,2 – 3,2

2,4 – 3,5

Bình Dương

2,3 – 3,4

2,6 – 3,6

Đồng Nai

2,4 – 3,5

2,7 – 4,0

Bà Rịa – Vũng Tàu

3,8 – 4,5

4,1 – 4,7

Long An

3,3 – 3,8

3,5 – 4,0

Tiền Giang

4,5 – 6,8

5,0 – 7,3

Cước xe container từ/đến cảng Hải Phòng, chưa  VAT

Địa điểm

Container 20’(triệu đồng/cont)

Container 40’(triệu đồng/cont)

Khu vực Hải Phòng

1,2 – 2,3

1,4 – 2,5

Hải Dương

2,6 – 3,4

3,2 – 3,7

Hưng Yên

3,6 – 3,8

3,8 – 4,7

Hà Nội

4,0 – 5,3

4,3 – 5,7

Bắc Ninh

4,1 – 4,5

4,5 – 4,9

Bắc Giang

4,3 – 5,4

5,3 – 6,5

Vĩnh Phúc

5,1 – 5,8

6,3 – 6,7

Phú Thọ

7,7 – 10

8,3 – 10,5

Yên Bái

9,3 – 10,3

10,1 – 11,1

Thái Bình

3,2 – 4,4

4,4 – 4,9

Nam Định

4,3 – 5,1

4,9 – 5,5

Hà Nam

4,6 – 6,1

5,0 – 6,7

Ninh Bình

5,1 – 5,5

5,4 – 5,8

Thanh Hóa

5,9 – 6,7

8,2 – 9,7

Nghệ An, Hà Tĩnh

9,4 – 12,2

11,2 – 14

Quảng Ninh

3,4 – 9,0

3,7 – 10,8

Lạng Sơn

6,6 – 8,0

7,6 – 8,8

Thái Nguyên

6,9 – 8,4

7,8 – 9,4

Từ khóa » Giá Vận Tải Tại đồng Nai