Vặn Thừng Hai Mặt – Kiểu 1: đan Nhiều Sọc Vặn Thừng Thuận Nghịch ...

Cũng như nhiều người yêu thích đan móc, đan vặn thừng là một trong những thách thức hấp dẫn đầu tiên đối với mình. Khi mà mới chỉ đan được các mặt len trơn tru thì nhìn những đường vặn thừng uốn lượn gồ ghề cảm thấy đẹp mê ly và cả hãi hùng ghê gớm, hí hí… Đẹp vì thấy những đường hoa văn như đắp nổi bằng len, như trạm trổ bằng len vậy. Còn hãi hùng là vì sợ nó khó lắm, không có hoa tay thì uốn len làm sao cho nó cong đều như thế được :P, sau đan được vặn thừng rồi thì hãi nó vặn vẹo mỏi hết cả tay 😛 rồi nhìn chằm chằm vào công thức mỏi hết cả mắt 😛 và rồi lẩm nhẩm đếm với căn trái phải thuận nghịch loạn hết cả óc 😛

Nhưng biết làm sao được, đã bồ kết thì phải chịu thả nước sôi thôi 😛 Đẹp vầy cơ mà 😛

Có điều với cá tính hay chê, hay dè bỉu cố hữu 😛 Mình vẫn rất ghét vặn thừng thường chỉ có một mặt đẹp, mặt bên kia xấu òm, hix… Cứ xem đoạn video này mà xem, cô người mẫu quàng cái khăn văn thừng đẹp, nó lỡ xoay mặt trái ra là cô í vội vàng vặn nó lại đúng mặt phải. Giời ạ, quàng khăn mà cứ phải nhằm nhằm giữ dáng cho khăn nữa thì điên chết! Đẹp thì đẹp thật đấy, với điều kiện lúc nào cũng phải ở mặt phải, mặc áo thì không sao chứ quàng khăn là hơi ớn 😛

 

Vì thế mà ngay từ mẫu khăn vặn thừng đầu tiên, mình đã gắng tìm mẫu nào có kiểu vặn thừng ở cả hai mặt khăn. Kiếm được đúng một mẫu này và đan đi đan lại 3 cái cho anh xã vẫn chỉ mẫu này 😛 Mặt phải 2 sọc vặn thừng:

Photobucket

 

Mặt trái 3 sọc vặn thừng:

Photobucket

Chiếc khăn đan vặn thừng đầu tay:

Ai dà, động tới cái khăn này không thể không rên rỉ thêm một tí 😛 Nó là cái khăn đầu tiên mình đan, nhiều xúc cảm ghê lắm, đã từng viết một tràng dài về Đan khăn tặng bố Hà 😛 Còn chưa kể rằng lúc nó xuất hiện trên Hội thêu thùa, nó được yêu mến ghê lắm, như một mẫu khăn nam điển hình. Thế rồi có vài chuyện linh tinh vớ vỉn rất chi đàn bà con gái nên cái khăn không được để trang trọng trong mục mẫu khăn nữa mà bị nhét vào chỗ ít ai ngó tới, hix… (còn chưa tính những mẫu khác khăn bị quẳng linh tinh và không đề đúng tên chủ nhân là Mẹ bé Hột như ban đầu nó xuất hiện).

Thật là thương cái khăn ghê lắm, chỉ có chủ nhân của nó mới hiểu được cái cảm xúc tủi thân thế nào, dù chỉ là xử sự với cái ảnh của cái khăn, chứ tất nhiên cái khăn thật thì được anh xã lúc nào cũng yêu mến hãnh diện khoe linh tinh beng cả 😛 Chắc mình hơi thái quá nhỉ 😛 Rồi thì cũng lại cảm ơn Hội thêu thùa rất nhiều vì các em mới tinh thế hệ sau đã nâng niu nó trở lại mục mẫu, cảm ơn hai em tieuthu_104 và pooh121988 nhiều nhé, các em không đưa nó trở lại thì chị giờ cũng chả biết lục ảnh ở đâu, mất hết ảnh cũ rồi, hix… thêm nữa chị đỡ phải dịch lại 😛

Hu…hu… đáng buồn là công thức bên Hội thêu thùa đã sửa sai của mình, mình tin tưởng bê về và bạn đọc đã chỉ ra lỗi, hix, khổ thân bạn ấy đã đan sai theo công thức mình vác về, mình xin lỗi mọi người rất nhiều!!!!!!! Mình sửa lại đây:

Bắt 38 mũi

Đan 4 dòng hạt gạo biên dưới của khăn. Rồi đan vào chính khăn:

Dòng 1: 1 lên, 1 xuống, 1 lên, 1 xuống, 6 lên, 6 xuống, 6 lên, 6 xuống, 6 lên, 1 xuống, 1 lên, 1 xuống, 1 lên.

Dòng 2: 1 lên, 1 xuống, 1 lên, 1 xuống, 6 xuống, 3/3 vặn thừng lên nghiêng phải, 6 xuống, 3/3 vặn thừng lên nghiêng phải, 6 xuống, 1 xuống, 1 lên, 1 xuống, 1 lên.

Dòng 3: giống dòng 1

Dòng 4: 1 lên, 1 xuống, 1 lên, 1 xuống, 6 xuống, 6 lên, 6 xuống, 6 lên, 6 xuống, 1 xuống, 1 lên, 1 xuống, 1 lên.

Dòng 5: 1 lên, 1 xuống, 1 lên, 1 xuống, 3/3 vặn thừng lên nghiêng phải, 6 xuống, 3/3 vặn thừng lên nghiêng phải, 6 xuống, 3/3 vặn thừng lên nghiêng phải, 1 xuống, 1 lên, 1 xuống, 1 lên.

Dòng 6: giống dòng 4

Dòng 7: giống dòng 1

Dòng 8: giống dòng 4.

Lặp lại 8 dòng cho tới chiều dài vừa ý.

Kể thêm tí nữa nhé 😛 Hị hị… Nhớ có lần lang thang gặp lại cái ảnh cũ kia ở một blog yêu đan móc, thấy nó đóng chi chít bao nhiêu là dấu của bao nhiêu là trang, hix… trang bán hàng, trang blog cá nhân, trang báo,… ảnh mờ đến tội. Thế mà chủ nhân của blog đó lại dành bao nhiêu nhiệt tình để hướng dẫn tỉ mỉ đan cái khăn đó, là vì không được tiếp xúc với công thức gốc hay công thức mình đã dịch nên bạn đó gắng hướng dẫn theo dự đoán, khổ thân ghê, công thức của bạn ấy dài mấy chục dòng và khó hiểu kinh khủng (cũng vì chính bạn ấy không hiểu phải đan làm sao), mọi người ham đan cứ đan theo mày mò rồi hỏi đi hỏi lại tới mức phần comment dài gấp mấy lần phần công thức chỉ để hỏi, mình đành nhảy vào còm lại công thức có vài dòng ngắn ngủn như trên thôi. Mọi người cùng thở phào nhẹ nhõm, ai cũng tươi vui, lúc đó mình tự dưng thấy có lỗi ghê gớm, cứ tự trách mình tại sao không đóng dấu ảnh để ai đó quan tâm lục lại đúng link gốc ban đầu, mà thôi cũng ngại cái vụ đóng dấu lắm, cứ để công thức gốc lại nhé, nó nằm trong trang Lionbrand:

GAUGE:

18 sts + 24 rows = 4 in. [10 cm] in Stockinette Stitch (knit on RS, purl on WS). BE SURE TO CHECK YOUR GAUGE. When you match the gauge in a pattern, your project will be the size specified in the pattern and the materials specified in the pattern will be sufficient. If it takes you fewer stitches and rows to make a 4 in. [10 cm] square, try using a smaller size hook or needles; if more stitches and rows, try a larger size hook or needles.

STITCH EXPLANATION:

3/3 RC (3 over 3 right cable)Slip 3 sts to cable needle and hold in back, k3, then k3 from cable needle
SCARF Cast on 38 sts Rows 1 and 3 *K1, p1; rep from * to end of row. Rows 2 and 4 *P1, k1; rep from * to end of row. Row 5 (K1, p1) twice, (k6, p6) twice, k6, (k1, p1) twice. Row 6 (P1, k1) twice, (p6, 3/3 RC) twice, p6, (p1, k1) twice. Row 7 Rep Row 5. Row 8 (P1, k1) twice, (p6, k6) twice, p6, (p1, k1) twice. Row 9 (K1, p1) twice, (3/3 RC, p6) twice, 3/3 RC,(k1, p1) twice. Row 10 Rep Row 8. Row 11 Rep Row 5. Row 12 Rep Row 8. Rep Rows 5-12 38 more times. Rep Rows 5-10 once. Rep Rows 1-4 once. FINISHINGWeave in ends

Một vài em lại hỏi làm thế nào để các vặn thừng kia sít vào nhau không có sọc xen giữa. Mình kỳ lạ lắm, sao lại bảo bỏ gân phân cách đi chứ, như thế làm sao vặn thừng nổi bật được nữa. Mà muốn thế có gì khó đâu, cứ đan vặn thừng liên tiếp thôi. Nhưng cái đẹp ở khăn vặn thừng kiểu này là nó vặn thừng ở cả hai mặt, sọc vặn thừng mặt phải sẽ thành gân phân cách ở mặt trái và ngược lại. Vì thế các bạn có thể biến tấu khăn này thành khăn có số sọc vặn thừng nhiều/ít hơn đều được. Miễn sao một mặt có số chẵn sọc vặn thừng và mặt kia có số lẻ sọc vặn thừng. Chẳng hạn bạn có len to kim to thì chỉ cần một sọc vặn thừng ở mặt phải và hai sọc vặn thừng ở mặt trái. Còn nếu bạn có len nhỏ kim nhỏ thì tăng lên 3 sọc vặn thừng mặt phải 4 sọc vặn thừng mặt trái. Khi dịch công thức trên (cách đây 5 năm) mình chưa hiểu như vậy nên yêu cầu mọi người đan mẫu thử 10 dòng 10 mũi sao cho thật đúng công thức, thực ra không tới mức phải làm thế :p

Với khăn thì có lẽ vặn thừng hai mặt rất tiện lợi, nhất là nam giới không có quen với việc chốc chốc chỉnh dáng khăn như phụ nữ 😛 Mình nghĩ sử dụng kiểu vặn thừng hai mặt này cho mũ cũng hay, đỡ lo lộn trái hay phải mũ 😛 và những chỗ cần đẹp hai mặt trái phải như nhau như phần gấu tay áo hay xắn lên, phần cổ lọ hay bẻ xuống, phần nẹp áo hay banh ra chẳng hạn.

Share this:

  • Facebook
  • X
Like Loading...

Related

Từ khóa » Cách đan Khăn Vặn Thừng 2 Mặt