Vận Tốc Dòng điện Có Bằng Vận Tốc ánh Sáng Không? - Câu Hỏi Hay

Khi bật công tắc, đèn sáng ngay lập tức. Vậy dòng điện có vận tốc bằng vận tốc ánh sáng không? (Nguyễn Minh Khôi)

light-620x465-8417-1423465943.jpg

Ảnh minh họa: PENTAX Image

Độc giả có câu hỏi khác, mời đặt tại đây

"Đòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các điện tích" và tốc độ siêu chậm. Nhưng sự lan truyền vận động này thì có tốc độ bằng ánh sáng theo vật lý hiện đại Nói nôm na, điện tích thứ nhất di chuyển thì điện tích thứ hai di chuyển theo và sự lan truyền này có tốc độ bằng ánh sáng. Tuy nhiên trong dòng xoay chiều, vì đảo chiều liên tục nên điện tích chỉ dao động qua lại tại chỗ. - (conkhi35vne)

Sau câu hỏi của bạn, mình đã search google và tìm được câu trả lời cũng chính trên VnEpress này. Nguyên văn như sau: "Xin trả lời thắc mắc của bạn như sau. Trong Vật Lý không hề có khái niệm "tốc độ dòng điện".Trước tiên chúng ta phải hiểu rằng "dòng điện là dòng chuyển động có hướng của các điện tích". Như vậy khi trong vật dẫn có dòng điện chạy qua thì tức là có các điện tích chuyển động với một tốc độ nào đó trong vật dẫn ấy, và tốc độ trôi của các điện tích trong vật dẫn thường là rất nhỏ. Chẳng hạn trong kim loại khi có dòng điện chạy qua, các điện tích (electron tự do) chỉ trôi với tốc độ vài phần mười milimet trên giây. Nhưng tại sao trong lưới điện khi người ta đóng điện thì hầu như ngay lập tức mọi nơi đều có điện? Đó là do tốc độ lan truyền của điện trường tương đương với tốc độ ánh sáng (300.000km/s). Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa "tốc độ trôi của các điện tích" và "tốc độ lan truyền của điện trường". Như vậy nếu khái niệm "tốc độ dòng điện" của bạn được hiểu là "tốc độ trôi của các điện tích" thì xin thưa là nó rất nhỏ. Chẳng hạn trong một dây dẫn bằng đồng có tiết diện 2mm và dòng điện 5A chạy qua thì tốc độ trôi của các electron dẫn chỉ là 0,18mm/s mà thôi.Còn nếu khái niệm "tốc độ dòng điện" của bạn được hiểu là tốc độ lan truyền của điện trường thì đó là tốc độ lớn nhất trong tự nhiên, chính là tốc độ ánh sáng.Lương Việt Hải-GV Lý. Trường THPT Tuy Phong (Bình Thuận)" - (Duy Đạt)

Ánh sáng là do điện thắp lên cho nên vận tốc điện là phải đi trước ánh sáng rồi đơn giản mà.... - (NGUYỄN VĂN HẢI)

Trong vật lý không có khái niệm " tốc độ dòng điện" mà chỉ có khái niệm tốc độ lan truyền của dòng điện, tốc độ lan truyền nay bằng tốc độ ánh sáng. - (duygai)

Tốc độ dòng điện có thể hiểu theo 2 nghĩa, nhưng thường là để chỉ tốc độ lan truyền tín hiệu điện, hay là tốc độ lan truyền của điện trường trong vật dẫn điện. Nếu hiểu theo nghĩa này, thì tốc độ này khoảng 50%-99% vận tốc ánh sáng tùy từng vật dẫn. Cách hiểu thứ 2 là vận tốc của electron trong dây dẫn, vận tốc này chậm hơn nhiều , thông thường khoảng vài mm/s. Và công thức của nó là v=I/(nAq) trong đó I là cường độ dòng, n là mật độ hạt điện tích, A là tiết diện của dây, q là điện tích của electron. Để dễ hình dung hơn hãy tưởng tượng đến vòi nước trong nhà, nếu bạn mở van ngay lập tức có nước xả ra, đó là những giọt nước ở đầu vòi, nó nhận tín hiệu của áp lực nước ngay tức thì khi mở van.Nhưng ngược lại cần 1 thời gian lâu hơn để giọt nước từ bồn nước trên cao chảy đến đầu vòi. - (Tuấn)

= tốc độ của electron, vì thế tốc độ dòng điện truyền qua môi trường dẫn điện, bán dẫn và cách điện là khác nhau, ngay cả trong các chất dẫn điện tốt-kém cũng khác nhau nhưng dù là truyền trong chất dẫn điện tốt nhất thì vẫn không nhanh bằng tốc độ ánh sáng vì tốc độ ánh sáng là nhanh nhất trong vũ trụ, chẳng hạn các electron chuyển động trong bóng hình của tivi theo đường gần thẳng với tốc độ cỡ 1/10 tốc độ ánh sáng, bạn có thể xem http://vi.wikipedia.org/Tốc_độ_ánh_sáng để rõ hơn. Tuy nhiên tốc độ dòng điện trong môi trường dẫn điện tốt cũng rất cao, có thể xem như tương đương tốc độ ánh sáng vây. - (Hà Nguyễn)

Sách giáo khoa lớp 12 (thời tôi học chưa có cải cách) có ghi, chịu khó ra nhà sách hay lên mạng mà tìm hiểu, tìm giúp bác nhé:Vận tốc lan truyền của sóng điện từ phụ thuộc môi trường truyền sóng và tần số sóng.tức là vật liệu bác dùng làm dây dẫn điện là gì thì nó có vận tốc khác nhau, và tần số dòng điện mà bác đang sử dụng là bao nhiêu nữa, thường thì tần số là 50Hz - (Thành Nguyễn Tiến)

tốc độ dòng điện là tốc độ dịch chuyển của các hạt electron tự do! tốc độ này rất chậm nhưng do trong dây dẫn đã có sẵn electron tự do của kim loại nên khi cho dòng điện vào đầu dây này thì ngay tức khắc đầu kia của dây dẫn cũng có điện.(ngay tức khắc chứ không có sự chênh lệch về thời gian!) giống như 1 cái ống đang đầy nước, đổ thêm nước vào đầu này thì nước sẽ trào ra ở đầu kia! - (khỉ đá)

Vận tốc của dòng điện có thể coi bằn với vận tốc ánh sáng. Nhưng khi bật bóng đèn thì phải mất một khoảng trễ nhất định thì bóng đèn mới sáng (do phải đốt dây tóc tới nhiệt độ phát sáng,,...) Do đó khi bật công tắc điện cho những khu vực có rất nhiều bóng đèn thắp sáng (VD như đường cao tốc) ta sẽ thấy chúng không sáng đồng thời. - (Hopdtvt)

Hình như mọi người đều nghĩ khi đóng điện thì điện sẽ "chạy"từ đầu nguồn đến bóng đèn?Theo tôi nghì thì nguồn điện đóng vai trò cú hích đầu tiên để các e chuyển động và lan truyền dòng điện trong dây dẫn.Hiểu như vậy thì không ai cần phải giải thích dòng điện là gì nữa vá tất nhiên sẽ hiểu ngay là sự lan truyền nhanh hay chậm tùy thuộc vào vật liệu dây dẫn và cũng hiểu ngay là sự lan truyền này chậm hơn ánh sáng... - (Sonygau)

Dong dien co van toc phu thuoc van toc electron di chuyen trong nguyen tu, no khoang 2.000km/ph, tuong duong 120.000km/h, neu ban bat cong tac dien o Viet nam, thi khoang 10 phut sau den se sang o Hoa ky. - (transu)

các bạn cần phân biệt rõ 2 khái niệm sau khi nói về vận tốc của dòng điện:1. Tốc độ "truyền tin" của dòng điện.2. Tốc độ di chuyển của 1 hạt electron trong dây dẫn.Vận tốc dòng điện thường chỉ đến trường hợp 1, ở trường hợp này thì vận tốc ở tầm 50%-99% tốc độ ánh sáng, theo wiki http://en.wikipedia.org/wiki/Speed_of_electricity còn trường hợp 2 thì chậm hơn rất rất nhiều lần.Bạn cứ tưởng tượng các hạt electron trong dây dẫn là 1 hàng dài. Khi bạn bật công tắc thì cả hàng bắt đầu chuyển động, khi đó vận tốc của hàng người di chuyển là trường hợp 2 nhưng vận tốc mà lời nói (tín hiệu) truyền từ người đầu đến người cuối để hàng người dịch chuyển là trường hợp 1. - (huy)

Cái mà xuất hiện tức thì, Tựa như ánh sáng là gì vậy ta? Trong dây điện tử tà tà, "Thông tin" kết nối mới ra tức thì! Thôi thì sử dụng wiki.. Từ là "dòng điện" việc gì chả ra! - (Văn Vân)

Trên lý thuyết, tốc độ của điện không chậm hơn ánh sáng rất nhiều. Tuy nhiên, tốc độ điện phụ thuộc vào chất liệu dây dẫn. Chính vì thế điện ở nhà chỉ bằng khoảng 1/100 tốc độ ánh sáng. Nhưng vẫn quá nhanh để mắt thường nhận thấy được. - (FDD)

bản chất của dòng điện là đi từ điện thế cao suống điện thế thấp dưới tác dụng của điện trường gây ra các điện tử di truyển về nơi có điện thế cao dương cực làm cho các e lân cận cũng bị hút theo kết quả là tốc độ truyền không phụ thuộc vào các electron mà phụ thuộc vào môi trường dẫn điện - (Nguyễn đình Đông)

Trong Vật Lý không hề có khái niệm "tốc độ dòng điện".Trước tiên chúng ta phải hiểu rằng "dòng điện là dòng chuyển động có hướng của các điện tích". Như vậy khi trong vật dẫn có dòng điện chạy qua thì tức là có các điện tích chuyển động với một tốc độ nào đó trong vật dẫn ấy, và tốc độ trôi của các điện tích trong vật dẫn thường là rất nhỏ. Chẳng hạn trong kim loại khi có dòng điện chạy qua, các điện tích (electron tự do) chỉ trôi với tốc độ vài phần mười milimet trên giây. Nhưng tại sao trong lưới điện khi người ta đóng điện thì hầu như ngay lập tức mọi nơi đều có điện? Đó là do tốc độ lan truyền của điện trường tương đương với tốc độ ánh sáng (300.000km/s). Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa "tốc độ trôi của các điện tích" và "tốc độ lan truyền của điện trường". Như vậy nếu khái niệm "tốc độ dòng điện" của bạn được hiểu là "tốc độ trôi của các điện tích" thì xin thưa là nó rất nhỏ. Chẳng hạn trong một dây dẫn bằng đồng có tiết diện 2mm và dòng điện 5A chạy qua thì tốc độ trôi của các electron dẫn chỉ là 0,18mm/s mà thôi.Còn nếu khái niệm "tốc độ dòng điện" của bạn được hiểu là tốc độ lan truyền của điện trường thì đó là tốc độ lớn nhất trong tự nhiên, chính là tốc độ ánh sáng.(Lương Việt HảiGV Lý. Trường THPT Tuy Phong (Bình Thuận)) - (Xuân Thành)

Khong - (Pikachu)

tốc độ của điện tích thì không nhanh chỉ khoảng 1m/s nhưng tốc độ lan truyền chuyển động hầu như là tức thời bạn tưởng tương như cái vòi nước bạn mở cái là có nước ngay vậy - (Thiên Cổ Hận)

Tốc độ dòng điện được tính bằng tốc độ lan truyền của điện trường trong dây dẫn, gần bằng với vận tốc ánh sáng. Trong môi trường chân không vận tốc này bằng vận tốc ánh sáng (theo thuyết Maxwell). - (rubyII)

Câu trả lời là không. Tốc độ dòng điện chính là vận tốc của các electron và phụ thuộc vào chất liệu vật dẫn, như dây đồng thì dòng điện có vận tốc cao hơn kẽm, - (Cún Cún)

bạn thấy đèn sáng ngay lập tức là do tốc độ ánh sáng đó.chứ không phải là tốc độ dòng điện đâu.tốc độ ánh sáng vẫn là tốc độ lớn nhất - (lytieurong)

khong ban nhe - (Lê Kim Thành)

Mình nghĩ bằng hoặc nhanh hơn ánh sáng - (HUONG TAN DONG)

Khi bật công tắc thì đèn sang lên sau khoảng thời gian điện chạy từ công tắc đến bóng đèn. Tốc độ hạt điện tử trong dây dẫn chắc chắn Không bằng vận tốc ánh sang trong chân không bạn ạ. - (Hòa)

Ko biết nhưng nhanh lắm thì phải ! - (Mạnh Cường)

Trước hết, dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện tích, và tốc độ dịch chuyển của các hạt này xấp xỉ vận tốc ánh sáng bạn nhé - (ngọc sơn tissue)

Xin được trả lời câu hỏi. Cách hiểu về dòng điện: là dòng chuyển zời có hướng của các eletron (e). Các e dịch chuyển được đặt giữa hai đầu hiệu điện thế trênh lệch (U) và di chuyển về phía có hiệu điện thế cao hơn. Vì vậy, với bất kỳ e nào nằm giữa hai đầu U đều di chuyển tạo thành zòng điện. Nói cách khác, tốc độ zòng điện không liên quan tới độ zài ngắn của zây dẫn. Trân trọng ./. - (Giang Đinh)

Cau tra loi la = 1/100 speed of light - (titi3000)

Tốc độ của dòng điện chính là vận tốc của các electrons trong dây dẫn, tốc độ này phụ thuộc vào chất liệu làm dây dẫn, nhiệt độ dây dẫn,.. và có giá trị trung bình khoảng 5x10^5 m/s, trong khi đó vận tốc ánh sáng là 3x10^8 m/s nên tốc độ này chậm hơn cả ngàn lần tốc độ ánh sáng bạn ạ ! - (echkon)

Cho đến giờ này các nhà khoa học hàng đầu về vật lý vẫn chưa có câu trả lời xác đáng về câu hỏi này! - (Bin La nâu)

"Dòng điện là dòng các điện tử tự do chuyển dời có hướng dưới tác động của lực điện trường" do vậy nó bằng vận tốc ánh sáng đó bạn ! - (sytd)

có bạn à :') - (Le Cuong)

Dòng điện truyền trong không khí thì có vận tốc bằng vận tốc ánh sáng, còn trong môi trường dây dẫn thì nhỏ hơn vận tốc ánh sáng và tùy vào vật liệu dẫn. - (Danh)

vận tốc ánh sáng con người đo được là gần 300.000 km/s ( ki lô mét trên 1 giây ) .Còn vận tốc hay tốc độ của dòng điện chạy trên 1 đơn vị dây dẫn tương đương với vận tốc ánh sáng !! con người đã chứng minh được điều này thông qua 1 thí nghiệm : cùng 1 khoản cách bằng nhau , đồng thời cho dòng điện chạy và ánh sáng phát ra kết quả chúng đến đích bằng nhau - (nationnalsea)

Bằng nhau nếu sử dụng dây siêu dẫn - (Ducthachmobile)

nói tóm lại cái gì vượt qua vận tốc ánh sáng sẽ quay ngược được thời gian. còn dòng điện thì có vận tốc tùy thuộc vào vật liệu truyền dẫn. nếu cáp quang ko có sự nhiễu hoặc tán xạ j j đó chắc là < hoặc tương đương vận tốc ánh sáng rồi. bỏ lý 10 năm nay rồi nhưng nghĩ cơ bản là như thế. ^^ - (Hoàng Đức Quang)

Đa phần các bạn đều nghĩ tốc độ của dòng điện là tốc độ của các hạt mang điện di chuyển theo chiều dòng điện, điều này là sai bản chất. Dòng điện được truyền từ điểm đầu đến điểm cuối là do sự "truyền thông tin" của các hạt mang điện với nhau. Các hạt này tương tác với nhau thông qua Photon, trong môi trương chân không tuyệt đối, các Photon chuyển động bằng vận tốc ánh sáng nên có thể coi dòng điện trong môi trường chân không có tốc độ bằng tốc độ ánh sáng. Vì vậy, trong các môi trường khác nhau, vật liệu dẫn khác nhau, tốc độ dòng điện khác nhau và thấp hơn nhưng rất gần với vận tốc ánh. - (lioncham)

mình nhớ lớp 9 được học thì tốc độ dòng điện = tốc độ ánh sáng đấy - (Leminh Trung)

tốc độ của dòng điện phụ thộc vào tốc độ di chuyển của các hạt electron trên đường truyền dận, tốc độ truyền dận phụ thuộc vào vật liệu dận. Chỉ có vàng là dận tố nhất. Tốc độ dòng điện đứng sau tốc độ ánh sáng. - (giaiphapphuquy)

Van toc cua dong dien khong bang van toc cua anh sang vi ca 2 la do di chuyen cua électron, nhung electron trong day dien bi can tro tuy theo vat lieu. Van toc cua lan song co the tuong duong voi van toc anh sang? nhung neu phan proton, neutron di chuyen ngoai khong gian co le hon van toc anh sang? - (Tri Tran)

Toi nghi ho den trong vu tru la la fin de vie cua ngoi sao lun, tuc la no chi con lai la phan tu neutron va proton, rat nang va khong di chuyen, dam dung 1 cho, boi vay ho den hut het tat ca nhung gi xung quanh no (electron...) - (Tri Tran)

Không bạn ạ. Vận tốc dòng điện bằng vận tốc dịch chuyển của electron tự do trong vật liệu dẫn điện,, mình nhớ không nhầm là 100m/s. - (Bao Ngoc)

tóm lại là thế này nhá.Điện một chiều ý. Tức là một phía chứa nhiều hạt electeron. Một phía thiếu. khi nối 2 cực qua một dây dẫn dài thì tốc dộ của các hạt từ cực này sang hết đến cuực kia gần bằng tốc độ ánh sáng ;)Còn trong ddiejn xoay chieu . 2 cực luân phiên nhau bên lúc có elec.. lúc thiếu. Khi nối 2 cực qua sợi dây dài. Nó cũng đi như thế. Sọi dây dài quá thì các elec.. chưa kịp đi hết sợi dây đã phải quay lại. Nhưng tốc độ cũng nhanh như thế .Và nó cũng gióng nhu cai vòi đang có nước o trong. Khi cho nước vào đầu nay thì nuocs trong voii di ra đầu kia - (Anh Em)

hai cái ngang nhau - (Trung Hậu Nguyễn)

xin trả lời ngắn gọn: GẦN BẰNG - (Manh Vu)

tùy thuộc vào vật dẫn, môi trường - (Tien Nguyen)

Tốc độ di chuyển vĩ mô của dòng điện không nhất thiết phải là tốc độ truyền thông tin của nó. Tốc độ truyền thông tin của dòng điện trong dây đồng nhanh gần bằng tốc độ ánh sáng. Đó là do, theo lý thuyết điện động lực học lượng tử, các electron truyền tương tác với nhau thông qua photon, hạt chuyển động với vận tốc ánh sáng. Sự di chuyển, có thể là chậm chạp, của một electron ở một đầu dây, sẽ nhanh chóng được biết đến bởi một electron ở đầu dây kia, thông qua tương tác này. Điều này cũng giống như khi đầu tàu hỏa chuyển động với vận tốc nhỏ (ví dụ vài cm/s), gần như ngay lập tức toa cuối cùng của đoàn tàu cũng nhận được thông tin và chuyển động theo. Chuyển động tổng thể của đoàn tàu là chậm, nhưng thông tin lan truyền dọc theo đoàn tàu rất nhanh (vào cỡ tốc độ âm thanh lan truyền dọc theo tàu). - (luuviethong)

Tôi chỉ muốn biết trong lưới điện nếu nguồn cách người 1000 mét vậy đóng điện lên thì sau thời gian bao nhiêu thì người bị điện giật? - (dungbkdlpc)

CÁP QUANG VS CÁP ĐÒNG CÁI NÀO NHANH HƠN ? - (Kiều Chiến)

tốc độ dòng điện ( dòng electron) gần bằng 1/100 tốc độ ánh sáng. Nghĩa là khoảng 300 000 m/s - (nguyenquocthangbbkk)

Vậy thử vd: điểm phát sáng là ht mặt trời vànơi nhận ánh sáng là trái đất và tương tự,nơi đóng "cầu dao điện"cũng là từ ht mặt trời dòng điện chạy tới trái đất...vậy tốc độ nào nhanh hơn hả các thánh - (Nguyễn Hùng)

Từ khóa » Electron Phải Có Vận Tốc Bằng Bao Nhiêu