Văn Tự Sự Là Gì? Đặc điểm, Yêu Cầu Và Cách Làm Văn Tự Sự

Search Số lượt đọc bài viết: 42.840

Văn tự sự là gì cho ví dụ? Sự việc trong văn tự sự là gì? Đặc điểm của văn tự sự là gì? Yêu cầu và cách làm văn tự sự có gì nổi bật so với các thể loại khác? Ý nghĩa của các phương thức biểu đạt khác trong văn tự sự là gì? Hãy cùng DINHNGHIA.VN tìm hiểu các vấn đề trên qua bài viết dưới đây nhé!

Tài liệu hay: Hướng dẫn cách làm bài văn tự sự siêu hay!

+-Xem ngay

Để xem được tài liệu bạn cần xác minh không phải Robot

Restricted Content To view this protected content, enter the password below:

Làm theo hướng dẫn bên dưới để lấy mã xác thực nhập vào ô bên trên:
  • Bước 1: Vào google tìm từ khóa: Copy
  • Bước 2: Tìm từ trên xuống dưới sẽ thấy trang meeyland.com/*** thì bấm vào đó

6 Mẫu văn phân tích Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua một số tác phẩm

  • Bước 3: Kéo xuống tìm trong trang đó sẽ thấy Mã xác thực

6 Mẫu văn phân tích Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua một số tác phẩm

Khái niệm văn tự sự là gì?

Mặc dù là thể văn phổ biến được sử dụng hiện nay, nhưng không nhiều người nắm được khái niệm, định nghĩa văn tự sự là gì. Văn tự sự là gì cho ví dụ? Văn tự sự (hay còn gọi là văn kể chuyện) là một phương thức trình bày các chuỗi sự việc hay hiện tượng, từ sự việc hiện tượng này dẫn đến sự vật, hiện tượng kia, và cuối cùng dẫn đến một kết thúc thể hiện một ý nghĩa.

Cấu trúc của một bài văn tự sự

Sau khi đã biết đến khái niệm văn tự sự là gì, bạn cũng nên nắm được cấu trúc của thể loại này. Cấu trúc của một bài văn tự sự thông thường bao gồm 3 phần:

  • Mở bài: Giới thiệu nhân vật và sự việc của câu chuyện.
  • Thân bài: Diễn biến của sự việc, thể hiện nội dung mà người kể muốn biểu đạt.
  • Kết bài: Kết thúc câu chuyện và thái độ của người kể.

Cách để làm tốt bài văn tự sự là gì? – Trước hết chúng ta cần nắm bắt rõ vấn đề, phải xác định chủ đề và ngôi kể cho câu chuyện và sắp xếp trình tiết một cách hợp lý nhất để có thể truyền tải được ý tưởng của mình. Cách làm bài văn tự sự có 4 bước:

  • Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý (yêu cầu của đề bài là gì? viết ra những ý có thể sử dụng trong bài).
  • Bước 2: Lập dàn ý. Dàn ý đầy đủ 3 phần bao gồm mở bài, thân bài, kết bà. Sắp xếp các ý theo trình tự để triển khai, các ý lớn, ý nhỏ phân chia rõ ràng.
  • Bước 3: Tiến hành viết bài. Viết bài theo như dàn ý đã lập, khai triển từng ý một, hết ý này rồi sang ý khác, tránh việc khai triển tràn lan dễ trùng lặp ý.
  • Bước 3: Đọc lại bài và sửa chữa các lỗi trong bài viết.
khái niệm và các yếu tố trong bài văn tự sự là gì?
Khái niệm và các yếu tố trong bài văn tự sự là gì?

Đặc điểm của văn tự sự

Văn tự sự là gì? Đặc điểm của văn tự sự là gì? Đây vốn là những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Tìm hiểu về đặc điểm của văn tự sự cũng chính là việc tìm hiểu các yếu tố trong văn tự sự là gì. Nhìn chung, để làm tốt bài văn tự sự cần biết được những đặc điểm của văn tự sự là gì. Khi nắm rõ lý thuyết thì phần được hành mới có thể vận dụng tốt được.

Chủ đề

Ở chương trình trung học, các đề văn tự sự là kể các câu chuyện đời thường hoặc kể câu chuyện tưởng tượng. Đối với đề kể chuyện đời thường, yêu cầu người viết phải diễn đạt rõ ràng, lời văn gần gũi và có sự nhạy cảm nhất định. Đối với đề văn tưởng tượng, người viết phải có sự sáng tạo.

Mỗi một chủ đề của bài văn, đều mang một ý nghĩa nhất định, nó bao trùm cả câu chuyện. Thông thường, mỗi bài văn tự sự đều có một chủ đề, nhưng cũng có bài văn nhiều chủ đề, trong đó có một chủ đề chính

Ngôi kể

Ngôi kể trong văn tự sự rất đa dạng, có vai trò rất lớn trong việc dẫn dắt cảm xúc của câu chuyện. Tùy vào cốt truyện mà người kể có thể lựa chọn ngôi kể phù hợp.

  • Ngôi kể thứ nhất: người viết xưng  “tôi”. Người viết có thể trực tiếp bộc lộ cảm xúc của mình, khắc họa rõ nét những chuyển biến tâm lý của nhân vật “tôi” trong bài.
  • Ngôi thứ 3: để thể hiện được sự khách quan của câu chuyện, phạm vi câu chuyện sẽ rộng hơn và có thể đề cập đến nội dung ở các bối cảnh khác nhau trong một thời gian. Ở ngôi kể thứ 3, người viết có thể ẩn mình ở bất cứ đâu trong câu chuyện
  • Kết hợp ngôi kể thứ nhất và thứ 3: Có thể kết hợp ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ 3 trong một bài văn tự sự để khắc họa rõ nét cảm xúc nhân vật mà vẫn đảm bảo tính khách quan cần có cho câu chuyện

Người kể chuyện

Người kể trong văn tự sự là gì? Vai trò của người kể chuyện như nào? Có thể thấy, người kể có vai trò dẫn dắt câu chuyện, diễn tả tình huống, tả cảnh, bộc lộ thái độ cảm xúc trước diễn biến của sự việc.

Nhân vật

Nhân vật trong văn tự sự là gì? Có gì đặc biệt ở các nhân vật này? Theo như nghiên cứu, các nhân vật trong văn tự sự là những người thực hiện các sự việc và được thể hiện trong văn bản. Nhân vật được nhận biết qua: tên gọi, hình dáng, lai lịch, tính cách, hành động…

  • Nếu xét theo vai trò thì nhân vật sẽ bao gồm nhân vật chính và nhân vật phụ: Nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong câu chuyện, thể hiện tinh thần, tư tưởng của văn bản, nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động, làm nền tạo nên một phần câu chuyện.
  • Nếu xét theo điểm nhìn, tính chất thì sẽ có hai tuyến nhân vật: chính diện và phản diện: Nhân vật chính diện đại diện cho cái tốt, cái chuẩn mực. Nhân vật phản diện đại diện cho cái ác.

Sự việc

Các sự việc trong văn tự sự là gì? Nhìn chung, sự việc trong văn tự sự được trình bày một cách rõ ràng, trong không gian và địa điểm cụ thể. Sự việc do một nhân vật cụ thể thực hiện có nguyên nhân, diễn biến và kết quả. Sự việc trong câu chuyện được sắp xếp theo một trật tự để thể hiện tư tưởng của người viết một cách rõ ràng và mạch lạc nhất.

Lời văn tự sự

Lời văn chủ yếu để kể người và kể các sự việc. Kể người có thể giới thiệu tên, hình dáng, tính cách, lai lịch,… Kể việc thường kể các hành động, việc làm và sự tác động của hành động đến câu chuyện.

Thứ tự kể

Thứ tự kể tùy thuộc vào cách diễn đạt của tác giả. Có thể kể các sự việc liên tiếp nhau theo tự nhiên, việc gì xảy ra trước thì kể trước, việc gì xảy ra sau thì kể sau cho đến khi kết thúc. Cũng có thể để gây bất ngờ và tạo ra cảm xúc mạnh hơn thì tác giả có thể kể về kết quả trước, sau đó mới kể những diễn biến trước đó của câu chuyện.

đặc điểm của văn tự sự là gì
Đặc điểm của văn tự sự là gì?

Tài liệu hay: Hướng dẫn cách làm bài văn tự sự siêu hay!

+-Xem ngay

Để xem được tài liệu bạn cần xác minh không phải Robot

Restricted Content To view this protected content, enter the password below:

Làm theo hướng dẫn bên dưới để lấy mã xác thực nhập vào ô bên trên:
  • Bước 1: Vào google tìm từ khóa: Copy
  • Bước 2: Tìm từ trên xuống dưới sẽ thấy trang meeyland.com/*** thì bấm vào đó

6 Mẫu văn phân tích Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua một số tác phẩm

  • Bước 3: Kéo xuống tìm trong trang đó sẽ thấy Mã xác thực

6 Mẫu văn phân tích Thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua một số tác phẩm

Các phương thức biểu đạt khác trong văn tự sự

Ngoài khái niệm và đặc điểm của văn tự sự là gì, bạn cũng cần nắm được một số phương thức biểu đạt khác được sử dụng trong văn tự sự. Văn tự sự là kể chuyện, nếu chỉ đơn thuần là kể chuyện thì sẽ rất khô khan, không đặc sắc và rất khó để lấy được sự đồng cảm của người đọc. Vì thế, trong văn tự sự phải có sự kết hợp của nhiều phong cách biểu đạt khác.

Miêu tả trong văn tự sự

  • Miêu tả vẻ ngoài nhân vật: Giúp làm cho nhân vật có hình dáng riêng để phân biệt với nhân vật khác. Miêu tả ngoại hình nhân vật có vai trò quan trọng giúp người đọc dễ hình dung và thông qua ngoại hình có thể suy đoán được tính cách của nhân vật.
  • Miêu tả cảnh vật: Mỗi một sự việc diễn ra đều có một bối cảnh cụ thể việc miêu tả cảnh vật xung quanh có thể khiến người đọc để hiểu và có sự liên tưởng, đồng thời việc miêu tả cảnh vật một cảnh tinh tế góp phần đẩy một sự việc nào đó lên cao trào và giàu cảm xúc hơn.
  • Miêu tả nội tâm nhân vật: Là diễn tả những tâm tư, tình cảm, trạng thái cảm xúc của nhân vật giúp nhân vật hiện lên một cảnh sinh động và sâu sắc hơn. Đây là một biện pháp quan trọng để xây dựng nhân vật, tính cách nhân vật tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện. Miêu tả nội tâm bao gồm: miêu tả trực tiếp và miêu tả gián tiếp. Miêu tả nội tâm trực tiếp là trực tiếp diễn đạt trạng thái, ý nghĩ của nhân vật. Miêu tả nội tâm gián tiếp được thể hiện thông qua cảnh vật, trang phục, nét mặt và cử chỉ nhân vật.

Biểu cảm trong văn tự sự

Sử dụng văn biểu cảm giúp nhân vật thể hiện thế giới nội tâm của mình, thể hiện cảm xúc chân thực của nhân vật trong câu chuyện hoặc có thể của chính tác giả. Biểu cảm gồm biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp, cả hai phương pháp này đều đẩy mạch cảm xúc của câu chuyện, khiến người đọc dễ dàng bị lôi cuốn vào câu chuyện.

Lập luận trong văn tự sự: Thông qua đối thoại của các nhân vật để nêu lên những nhận xét, lập luận, lý lẽ, dẫn chứng… nhằm bày tỏ quan điểm và thuyết phục người đọc về một vấn đề nào đó trong câu chuyện. Việc lập luận làm cho câu chuyện thêm sâu sắc và rõ nét hơn.

văn tự sự là gì và các phương thức biểu đạt khác trong văn tự sự
Văn tự sự là gì và các phương thức biểu đạt khác trong văn tự sự

Yêu cầu đối với bài văn tự sự là gì?

Bài tự sự kể chuyện đời thường

  • Biết sắp xếp sự việc theo một trình tự có ý nghĩa.
  • Trình bày bài văn theo một bố cục mạch lạc 3 phần.
  • Tuỳ theo yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn tình huống và sắp xếp sự việc có ý nghĩa.

Bài tự sự kể chuyện tưởng tượng

  • Biết xây dựng cốt truyện tạo tình huống tưởng tượng hợp lý.
  • Câu chuyện tưởng tượng phải có ý nghĩa và bố cục rõ ràng (theo kết cấu 3 phần của bài tự sự)

Trên đây là tổng hợp kiến thức về văn tự sự là gì và cách để làm một bài văn tự sự, hy vọng sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập. Nếu có thắc mắc về bài viết văn tự sự là gì, hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này, DINHNGHIA.VN sẽ hỗ trợ giải đáp cho bạn.

Xem thêm >>> Ẩn dụ là gì? Các hình thức ẩn dụ và Phân biệt ẩn dụ với biện pháp khác

Xem thêm >>> Bình giảng là gì? Lời bình là gì? Các cách bình giảng văn học

4.6/5 - (8 bình chọn) Please follow and like us:errorfb-share-icon Tweet fb-share-icon
  • Tính từ là gì? Chức năng và phân loại tính từ trong tiếng Việt

  • Nghị luận là gì? Bố cục của bài văn nghị luận và những sai lầm cần tránh khi viết

  • Nghị luận xã hội về câu nói Sống trong cuộc đời cho đi là còn mãi

  • Ôn tập về luận điểm: Soạn bài ngắn nhất và hay nhất [Văn lớp 8]

  • Phân tích nhân vật Mị trong đêm tình mùa đông: Vợ chồng A Phủ-Tô Hoài

  • Trình bày suy nghĩ và Nghị luận xã hội về lòng khiêm tốn [TOP bài điểm CAO]

Comments

  1. Pingback: Bình giảng là gì? Lời bình là gì? Các cách bình giảng văn học

  2. Pingback: Ẩn dụ là gì? Các hình thức ẩn dụ và Phân biệt ẩn dụ với biện pháp khác

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bình luận *

Tên *

Email *

Trang web

Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.

Δ

Chuyên mục

  • Âm Nhạc
  • Ẩm Thực
  • Công Nghệ
  • Địa Lý
  • Hóa học
  • Kiến thức chung
  • Kinh tế
  • Làm đẹp
  • Lịch Sử
  • Mỹ phẩm
  • Sinh học
  • Sức khỏe
  • Tài Chính
  • Thời trang nam
  • Tiếng Anh
  • Tin học
  • Toán Học
  • Tử Vi
  • Văn học
  • Vật Lý
  • Viễn Thông
DMCA.com Protection Status error

Bạn thích bài viết này? Chia sẻ nó với bạn bè của bạn nào ;)

  • ngothithuhoai@digicon.vn
  • https://www.facebook.com/nh-Ngha-107247270787682/?modal=admin_todo_tourhttps://www.facebook.com/nh-Ngha-107247270787682/?modal=admin_todo_tour fb-share-icon
  • https://twitter.com/DinhnghiaV
  • https://www.linkedin.com/in/nh-ngha-15a7b994/

Từ khóa » Ví Dụ Về Tự Sự Và Miêu Tả