Van Xả Khí Là Gì? Nguyên Lý Và ứng Dụng Air Vent Valve - Thủy Khí Điện

Ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về một loại van công nghiệp mới đó là van xả khí. Trong cả quá trình làm việc của hệ thống thủy lực, hóa chất hay nước đều có hiện tượng sủi bọt do có khí. Chính các air vent valve sẽ giúp giải phóng không khí dư thừa để hệ thống hoạt động thông suốt và ổn định. Vậy cấu tạo và ứng dụng cụ thể của thiết bị này như thế nào, bạn cùng Thủy Khí Điện tìm hiểu thông qua bài viết này nhé.

van xả khí

Van xả khí là gì?

Van xả khí hay còn được gọi là air vent valve, thực hiện chức năng xả lượng khí dư thừa ra khỏi đường ống. Ngoài tên gọi trên thì một số nơi gọi là: van xả khí tự động, van xả khí cấp nước, van xả khí nén 1 chiều, van xả khí nhanh…

Không khí tồn đọng trong đường ống làm nước hay dòng chất lỏng trong ống không thể chảy xuyên suốt. Điều này để lại hậu quả đó là giảm công suất của hệ thống, tại vị trí tích tụ không khí thì các đoạn ống dễ bị oxi hóa hơn. Khi súc đường ống hoặc khi đường ống bị sự cố thì áp lực chênh lệch giữa bên trong và bên ngoài làm ống bị vỡ hoặc móp.

Để khắc phục tình trạng này, người ta sẽ trang bị Air vent valve để phòng ngừa lúc bị sự cố hoặc nguồn cấp chất lỏng bị ngắt đột ngột. Van có 2 dạng lắp ren và lắp bích. Van dạng hình cầu, được phân chia thành 2 loại: van bầu đơn, van 2 bầu khí đôi.

van xả khí là gì

Cấu tạo van xả khí

Tùy theo từng loại model và hãng sản xuất mà các van xả khí sẽ có hình dáng, màu sắc khác nhau nhưng nhìn cơ bản thì chúng đều có 4 bộ phận: Bóng, thân, đệm làm kín, đĩa van.

+ Đệm làm kín: Phụ kiện này sẽ giúp van kín khít và tránh được rò rỉ dòng chất ra bên ngoài. Đệm này được làm từ inox hoặc đồng thau.

+ Phao hay bóng van: Nó có thể được sản xuất từ vật liệu nhựa hoặc inox.

+ Đĩa van: Chất liệu sản xuất đĩa van phải đáp ứng yêu cầu chịu được hóa chất nên thường là cao su EPDM, PTFE.

cấu tạo van xả khí

Tìm hiểu thêm: Bẫy hơi là gì? Nguyên lý và phân loại của Steam Trap

Nguyên lý van xả khí

Vị trị lắp đặt của air vent valve thường ở những nơi có vị trí cao trong hệ thống bởi vì không khí luôn nhẹ hơn nước.

Khi hệ thống hoạt động bình thường, lúc đầy nước thì phao van sẽ bị đẩy lên. Mục đích là bịt kín lỗ thoát không khí. Do đặc điểm của không khí là nhẹ hơn nước nên khí sẽ nổi lên làm mực nước trong van giảm xuống. Mực nước giảm cho đến khi đạt 1 mức làm phao van hạ và lỗ thoát khí được mở để không khí xả ra ngoài.

Sau khi không khí thoát ra ngoài hết thì mực nước sẽ dâng lên lại và khiến phao đổi để bịt kín lỗ thoát khí. Như vậy là van đã kết thúc chu trình xả khí.

Thông số van xả khí

Để xác định được một van xả khí phù hợp thì điều đầu tiên mà khách hàng cần làm đó là đọc thông số:

– Vật liệu chết tạo: Inox, đồng, gang.

– Đường kính: Từ DN15 – DN200.

– Bóng phao: Thép không rỉ hoặc inox.

– Nguồn gốc xuất xứ: Italya, Đài Loan, Trung Quốc.

– Áp suất hoạt động: PN16.

– Nhiệt độ làm việc: 0 độ C – 180 độ C.

– Kiểu lắp: Lắp bích, lắp ren.

– Thời gian bảo hành: 12 tháng.

– Tình trạng hàng: có sẵn hay đợi order.

Xem thêm: Van xả tràn là gì? Cấu tạo và ứng dụng của nó

Các loại van xả khí

Việc phân chia thành từng loại van sẽ rất có ích cho việc chọn lựa. Người ta có thể phân chia dựa trên chất liệu, cách lắp hay nguồn gốc…

Theo vật liệu

Tùy theo đặc điểm của từng hệ thống và dòng lưu chất mà người dùng có thể sử dụng air vent valve cho phù hợp:

Bằng đồng

Thông dụng nhất trên thị trường là phải kể đến các van xả nhanh khí nén bằng đồng.

+ Áp suất làm việc: Tùy loại có thể là 10 bar hoặc 16 bar.

+ Môi trường hoạt động: Nước.

+ Size van: DN 15, DN 20, DN 25.

+ Nhiệt độ vận hành: -10 độ C – 110 độ C.

+ Kiểu lắp: Lắp ren hoặc lắp bích.

van xả khí bằng đồng

Bằng inox

Đối với các air veent valve thì được làm bằng inox hoàn toàn thì có giá thành cao hơn so với các loại van còn lại. Đặc điểm của van này là:

+ Đĩa: Inox 304.

+ Áp suất hoạt động tối đa: 10 bar.

+ Phao: Chất liệu nhựa chống ăn mòn PP.

+ Thân van: 100% inox 304.

+ Gioăng làm kín: Cao su NBR.

van xả khí bằng inox

Bằng gang

Van xả khí bằng gang khá thông dụng. Nó được dùng trong các hệ thống đường ống dẫn nước tại nhà máy, xưởng sản xuất, khu chung cư, tòa nhà cao tầng. Đặc điểm của van này như sau:

+ Áp suất vận hành: Khoảng 10 bar.

+ Đĩa van: Được làm từ chất liệu gang dẻo, gang.

+ Nhiệt độ làm việc của van: Đạt tới 300 độ C.

+ Thân van: Chất liệu gang hoàn toàn và được bao phủ bằng lớp sơn epoxy.

+ Phao van: Được làm từ nhựa PP, có khả năng chống ăn mòn hiệu quả.

+ Gioăng làm kín: Được làm từ cao su EPDM hoặc NBR.

+ Tiêu chuẩn ren: ISO 228/1.

van xả khí bằng gang

Bằng nhựa

Van xả khí được làm từ chất liệu nhựa cao cấp sẽ thích hợp để dùng trong các đường ống dẫn hóa chất. Người dùng có thể lựa chọn loại van size 27mm, 34mm hoặc 60mm cho phù hợp với đường kính của ống dẫn.

van xả khí bằng nhựa

Theo kiểu kết nối

Lắp mặt bích

Những van xả khí lắp bích là lựa chọn khi cần lắp cho những đường ống có đường kính lớn.

Lắp ren

Van xả khí lắp ren thường dùng cho những hệ thống có đường kính ống nhỏ.

phân loại van xả khí

Tại sao phải dùng Air vent valve

Chắc hẳn đến đây, không ít các bạn sẽ đặt câu hỏi: Tại sao lại phải sử dụng van xả khí trong các hệ thống, ứng dụng nước?

Hầu như trong tất cả hệ thống, khi chưa khởi động làm việc thì các đường ống đều chứa đầy không khí. Bơm hoạt động cũng là lúc đường ống được nước làm đầy. Ở trạng thái bình thường thì phần lớn không khí trong đường ống sẽ bị đẩy ra ngoài dưới áp lực của nước. Việc đẩy khí sẽ thông qua van, vòi và 1 số thiết bị khác được trang bị. Tuy nhiên, 1 số hệ thống do cấu tạo và đặc điểm làm việc mà vẫn còn tồn tại một lượng lớn không khí ở trong đường ống.

Nguyên nhân thứ 2 chính là trong nước luôn luôn có 2% là không khí. Tùy vào điều kiện áp suất và nhiệt độ tăng hay giảm mà chúng có thể thoát ra ngoài. Lượng khí thoát ra này có thể xâm nhập vào thiết bị khác trong hệ thống hoặc van và gây ra hiện tượng chân không.

Khí không được thoát ra sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và hiệu quả làm việc của hệ thống. Điều này đáng lo ngại hơn khi lượng khí tăng dần lên và tác động đến lưu lượng của dòng chảy trong đường ống. Một số trường hợp nó còn ngăn chặn dòng chảy thông suốt của nước.

Khí nén đi qua các thiết bị đóng mở, thiết bị điều tiết, các túi khí bong và vỡ ra sẽ gây hiện tượng búa nước hay một số sự cố khác. Và như búa nước sẽ làm hỏng hóc các thiết bị, van và gây rò rỉ thất thoát áp suất cũng như lưu lượng. Không dừng ở đóng, các túi khí còn đẩy nhanh tình trạng ăn mòn nếu tiếp xúc liên tục. Cuối cùng thì tuổi thọ và hiệu quả vận hành của thiết bị, hệ thống sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì thế mà các Air vent valve phải được sử dụng.

Đọc thêm: Van búa nước là gì? Tìm hiểu hiện tượng búa nước

Ưu nhược điểm Air vent valve

Tổng thể ưu và nhược điểm của loại van này là:

Ưu điểm

Tuổi thọ của van lâu dài nên khách hàng có thể an tâm sử dụng. Bên cạnh đó, nó không tốn kém chi phí nhiều cho việc bảo dưỡng và vệ sinh van.

Các van này sẽ bảo vệ hệ thống đường ống 1 cách tối ưu. Van làm việc tự động nên khả năng kiểm soát hiệu quả những dòng không khí được tốt hơn. Đặc biệt, van vừa có thể thoát khí vừa bù khí nên quá trình làm việc của hệ thống được ổn định, an toàn.

Cũng vì làm việc tự động nên không sử dụng bất kỳ nguồn năng lượng từ điện. Tiết kiệm được năng lượng và chi phí duy trì nhất là với những hệ thống lớn nhiều van, thiết bị.

Đa phần các khách hàng đều hài lòng khi sử dụng Air vent valve bởi nó giải quyết tốt vấn đề khí tồn tại trong đường ống nên có thể tránh khỏi tình trạng hỏng hóc tại ống dẫn, van chặn và bơm nước.

Đối với các đường ống được thoát nước, van này sẽ giúp ngăn chặn các điều kiện chân không. Những đường ống bị va đập nên móp méo thì van sẽ bù đắp không khí kịp thời để tránh tình trạng chênh lệch áp suất.

Khi lắp đặt air vent valve thì sẽ hạn chế được tình trạng búa nước tại van và các khớp nối.

ưu nhược điểm air vent valve

Nhược điểm

Mặc dù có rất nhiều ưu điểm nổi bật nhưng cũng không thể tránh khỏi nhược điểm – điều làm khách hàng cân nhắc kỹ trước khi sử dụng.

Khi hệ thống đường ống có tốc độ xả khí hoặc lấp đầy khí quá nhanh thì các air vent valve sẽ không đáp ứng về lưu lượng của khí kịp thời. Để khắc phục tình trạng này thì người dùng cần phải tính toán lựa chọn van có thông số, size phù hợp.

Ứng dụng van xả khí

Van xả khí là loại van công nghiệp được dùng trong các hệ thống đường ống, lò hơi, lò sấy sản xuất, hệ thống lạnh, chế biến hay gia công của các nhà máy cơ khí, hóa chất, sản xuất vật liệu xây dựng, xử lý rác thải. Ngoài ra, van còn dùng cho phòng thí nghiệm trong viện hóa chất, viện công nghệ…

ứng dụng van xả khí

Cách lắp đặt van xả khí

Van xả khí thường sẽ được lắp đặt tại các vị trí trên hệ thống đường ống mà không khí có khả năng tích tụ, tồn đọng lại để giúp giải phóng lượng khí dư thừa đó. Ngoài ra, nó cũng nên đặt ở những vị trí mà đường ống dễ bị tác động bởi áp suất khí quyển nhất.

Trong các hệ thống dẫn nước, các van xả nhanh khí nén thường đặt ở điểm cao nhất, cũng có thể lắp tại hạ lưu nguồn nước nhưng bắt buộc phải kết hợp với 1 số van thủy lực khác.

cách lắp đặt van xả khí

Do không khí sẽ thường bị kẹt lại tại khúc bẻ ngoặt, khúc cua dòng nên lắp air vent valve trước các đoạn cua ống là rất hợp lý. Khách hàng có thể chọn lắp tee thay cho các cút nối để khí nén được dẫn vào tee và đi vào van xả hiệu quả nhất nhé!

5/5 (1 bình chọn)

Từ khóa » Bộ Xả Khí Là Gì