Vàng Da ở Trẻ Là Bệnh Gì? Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da Chiếu đèn Bao Lâu?

Vàng da là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường không cần điều trị. Tuy nhiên, cũng có trường hợp trẻ vàng da nhiều nên can thiệp ngay từ đầu để tránh dẫn tới biến chứng nguy hiểm. Trong các biện pháp điều trị hiện nay, chiếu đèn được áp dụng nhiều nhất. Vậy cụ thể phương pháp này có hiệu quả như thế nào và trẻ sơ sinh bị vàng da chiếu đèn bao lâu? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để có được câu trả lời.

Vàng da ở trẻ là bệnh gì?

Vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra do nồng độ bilirubin tăng cao trong máu. Đây là một chất có màu vàng, được giải phóng khi hồng cầu bị vỡ. Bình thường gan sẽ có nhiệm vụ chuyển hóa và thải trừ bilirubin qua phân và nước tiểu. Tuy nhiên trẻ mới sinh có chức năng gan chưa hoàn chỉnh. Cùng với đó hồng cầu của trẻ nhiều hơn và có đời sống ngắn nên dẫn tới bilirubin tồn đọng gây ra hiện tượng vàng da.

Trẻ thường có biểu hiện vàng da sau 3 ngày tuổi và tự hết sau 2 tuần tuổi. Ở trẻ sinh non, nguy cơ cao hơn, khoảng 5-7 ngày vàng da mới xuất hiện và kéo dài tới 3 tuần.

Vàng da ở trẻ là bệnh gì

Vàng da ở trẻ sơ sinh xảy ra do nồng độ bilirubin tăng cao trong máu

Nếu bé nhà bạn bị vàng da, da của chúng sẽ trông hơi vàng. Triệu chứng thường bắt đầu từ đầu, mặt, trước khi lan xuống ngực, bụng. Một số trẻ còn vàng tới cánh tay và cẳng chân. Càng ở vị trí bên dưới thì mức độ vàng da càng nặng.

Đối với những trẻ da ngăm, sẽ khó quan sát hơn. Khi đó, cha mẹ có thể dựa vào các triệu chứng sau đây:

- Vàng trong phần trắng của mắt.

- Vàng trong miệng.

- Vàng ở lòng bàn tay, bàn chân.

Vàng da ở trẻ là bệnh gì? Trẻ sơ sinh bị vàng da chiếu đèn bao lâu?

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị vàng da cũng sẽ có biểu hiện buồn ngủ, không muốn ăn hoặc ăn ít đi, nước tiểu vàng đậm, phân nhợt nhạt.

Điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Theo ước tính cứ 10 trẻ thì có 6-8 trẻ bị vàng da. Phổ biến là vậy nhưng chỉ có khoảng 1 trong 20 trẻ có nồng độ bilirubin trong máu cao cần phải điều trị. Điều này có nghĩa đa phần trẻ vàng da là sinh lý bình thường, chỉ một số ít là vàng da bệnh lý.

Các bác sĩ sẽ kiểm tra nồng độ bilirubin máu của trẻ trước khi quyết định điều trị. Theo định nghĩa, trẻ được coi là vàng da bệnh lý khi mức bilirubin gián tiếp > 12 mg/dl với trẻ đủ tháng, hoặc > 15 mg/dl với trẻ sinh non.

Lượng bilirubin trong máu cao có thể xâm nhập lên não và gây tổn thương nghiêm trọng. Do đó, đối với những trường hợp này cần can thiệp ngay từ đầu.

Hiện nay 2 phương pháp chính được áp dụng ở bệnh viện để chữa vàng da cho trẻ gồm chiếu đèn và thay máu. Trong đó, chiếu đèn là cách làm tương đối an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Vàng da ở trẻ là bệnh gì

Phương pháp chính điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh chủ là chiếu đèn và thay máu

Vậy chiếu đèn là gì? Trẻ sơ sinh bị vàng da chiếu đèn bao lâu?

Đây là phương pháp sử dụng một loại ánh sáng đặc biệt, không phải ánh mặt trời. Chiếu đèn giúp giảm mức bilirubin trong máu của trẻ thông qua quá trình quang oxy hóa. Cụ thể, bilirubin sẽ được gắn thêm oxy và trở nên tan tốt hơn trong nước. Nhờ đó, gan dễ dàng chuyển hóa và loại bỏ nó ra khỏi máu.

Có 2 kiểu chiếu đèn chính, gồm:

- Chiếu đèn thông thường: Trẻ được che mắt, đặt dưới bóng đèn halogen hoặc đèn huỳnh quang.

- Chiếu đèn sợi quang: Trẻ nằm trong chăn có gắn các sợi quang, ánh sáng truyền qua sợi này và chiếu vào lưng trẻ.

Các bệnh viện ở Việt Nam chủ yếu áp dụng chiếu đèn thông thường.

Dù là phương pháp nào đi nữa thì mục đích vẫn là để da trẻ tiếp xúc với càng nhiều ánh sáng càng tốt.

Sau mỗi 3-4 tiếng, bạn có thể tạm dừng chiếu đèn để cho trẻ ăn, thay tã hoặc âu yếm trẻ. Tuy nhiên nếu tình trạng vàng da của trẻ không cải thiện, việc chiếu đèn sẽ được tiến hành liên tục và trẻ sẽ ăn thông qua ống xông xuống dạ dày hoặc truyền qua tĩnh mạch.

Nồng độ bilirubin máu sẽ được kiểm tra sau mỗi 4-6 giờ để xác định hiệu quả. Nếu các chỉ số ổn định và bắt đầu giảm, xét nghiệm sẽ thưa hơn sau khoảng 6-12 giờ.

Thời gian chiếu đèn dài hay ngắn phụ thuộc vào nồng độ bilirubin máu của trẻ. Nếu chỉ số này ổn định và giảm xuống mức an toàn, bác sĩ sẽ cho phép ngừng chiếu đèn. Thông thường trẻ chiếu đèn mất ít nhất 1-2 ngày.

Trẻ sơ sinh bị vàng da chiếu đèn bao lâu

Thời gian chiếu đèn phụ thuộc vào nồng độ bilirubin máu của trẻ, ít nhất 1-2 ngày

Lưu ý cha mẹ khi trẻ sơ sinh bị vàng da

Trong quá trình chiếu đèn, cha mẹ cần theo dõi nhiệt độ của trẻ để đảm bảo trẻ không bị nóng quá.

Ngoài ra, chiếu đèn mặc dù khá an toàn nhưng vẫn có thể dẫn tới các tác dụng phụ như khiến trẻ mất nước, phát ban và tiêu chảy. Do đó, cần thông báo cho bác sĩ khi trẻ gặp phải các triệu chứng này.

Một số dấu hiệu mất nước cần lưu ý như: miệng khô, tiểu ít dưới 4 lần/ngày, nước tiểu vàng và có mùi, trẻ mệt.

Cha mẹ không nên tự ý chiếu đèn cho trẻ ở nhà. Đèn dùng cho trẻ vàng da không giống đèn thông thường, cần lựa chọn bước sóng, cường độ và để ở khoảng cách phù hợp. Vì vậy, nếu trẻ bị vàng da và phải chiếu đèn, nên đưa con đến cơ sở y tế để đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Cuối cùng, trẻ bú sữa mẹ làm tăng thời gian vàng da sơ sinh lên khoảng 1 tháng hoặc dài hơn. Mặc dù chưa có cơ chế rõ ràng, nhưng tình trạng này thường không nghiêm trọng. Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Từ Anh, Trưởng khoa sơ sinh Bệnh viện Từ Dũ, mẹ có thể hâm nóng sữa đến sủi tăm, sau đó để ấm cho trẻ uống. Áp dụng vài ngày sẽ giúp cải thiện vàng da. Xét về lợi ích, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Do đó, bạn vẫn nên cho bé bú đầy đủ trong thời gian vàng da này nhé.

Lưu ý cha mẹ khi trẻ sơ sinh bị vàng da

Trẻ vàng da có thể hâm nóng sữa mẹ đến sủi tăm, để nguội cho trẻ uống

Trên đây là toàn bộ chia sẻ về điều trị vàng da ở trẻ sơ sinh. Chiếu đèn là phương pháp được áp dụng nhiều nhất và khá hiệu quả. Trẻ sẽ được xét nghiệm nồng độ bilirubin máu để quyết định có cần điều trị không. Nếu có, thời gian chiếu đèn sẽ phụ thuộc vào mức bilirubin. Khi chỉ số này ổn định và giảm xuống ngưỡng an toàn, bác sĩ sẽ cho phép ngừng chiếu đèn. Thông thường trẻ chiếu đèn mất ít nhất 1-2 ngày.

Tham khảo NHS, Bệnh viện Từ Dũ

___________________________________________________________

Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này. Hãy chia sẻ ý kiến của bạn ở phần bình luận bên dưới nhé.

Để biết thêm những thông tin sức khỏe hữu ích từ chuyên gia, mời bạn ghé thăm mục CHUYÊN GIA TƯ VẤN.

Để cập nhật những kiến thức chăm sóc trẻ em mới nhất, mời bạn truy cập vào mục MẸ THÔNG THÁI.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi qua Facebook Thầy thuốc Lê Minh Tuấn hoặc liên hệ tới số điện thoại 092.919.7777. Các Dược sĩ Đại học Dược Hà Nộisẽ tư vấn trực tiếp, miễn phí.

Từ khóa » Chiếu đèn Vàng Da Cho Trẻ Sơ Sinh Bao Lâu