Vàng-Đen- Đỏ: Thẻ Phạt Trong Thi Đấu Cầu Lông
Có thể bạn quan tâm
- Cơ sở áp dụng thẻ phạt:
(A) Điều 15: Cầu không trong cuộc
Một quả cầu là không trong cuộc khi: 15.1. Cầu chạm vào lưới hay cột lưới và bắt đầu rơi xuống mặt sân phía bên này lưới của người đánh; 15.2. Chạm mặt sân; hoặc 15.3. Xảy ra một “Lỗi” hay một quả “Giao cầu lại”.
(B) Điều 16. Thi đấu liên tục, lỗi tác phong và các hình phạt
Điều 16.2. Các quãng nghỉ: 16.2.1. Không quá 60 giây trong một ván khi một bên ghi được 11 điểm; và 16.2.2. Không quá 120 giây giữa ván đầu tiên và ván thứ hai, giữa ván thứ hai và ván thứ ba đượi phép trong tất cả các trận đấu. (Đối với trận đấu có truyền hình, trước khi trận đấu diễn ra, Tổng trọng tài có thể quyết định các quãng nghỉ nêu ở Điều 16.2 là bắt buộc và có độ dài cố định cho phù hợp).
Điều 16.4. Trì hoãn trong thi đấu: 16.4.1. Không được phép trì hoãn trong mọi trường hợp để giúp VĐV phục hồi thể lực hoặc nhận sự chỉ đạo. 16.4.2. Trọng tài chính là người duy nhất quyết định về mọi sự trì hoãn trong trận đấu.
Điều 16.5. Chỉ đạo và rời sân 16.5.1. Trong một trận đấu, chỉ khi cầu không trong cuộc (Điều 15), thì một VĐV mới được phép nhận chỉ đạo. 16.5.2. Trong một trận đấu, không một vận động viên nào được phép rời sân nếu chưa có sự đồng ý của Trọng tài chính ngoại trừ trong các quãng nghỉ như nêu ở điều 16.2.
Điều 16.6. Một VĐV không được phép: 16.6.1 Cố tình gây trì hoãn hoặc ngưng thi đấu; 16.6.2. Cố tình sửa đổi hoặc phá hỏng quả cầu để thay đổi tốc độ hoặc đường bay của quả cầu; 16.6.3. Có tác phong thái độ gây xúc phạm; hoặc 16.6.4. Phạm lỗi tác phong đạo đức mà không có ghi trong Luật cầu lông.
Điều 16.7. Xử lý vi phạm: 16.7.1. Trọng tài chính sẽ áp dụng Luật đối với bắt cứ vi phạm nào về các Điều 16.4, 16.5 hay 16.6 bằng cách: 16.7.1.1. Cảnh cáo bên vi phạm; 16.7.1.2. Phạt lỗi bên vi phạm nếu trước đó đã cảnh cáo. Một bên vi phạm hai lỗi như vậy được xem là một vi phạm liên tục; hoặc 16.7.2. Trong trường hợp vi phạm hiển nhiên. Các vi phạm liên tục, hoặc vi phạm vào Điều 16.2, Trọng tài chính sẽ phạt lỗi bên vi phạm và báo cáo ngay với Tổng trọng tài, người có quyền truất quyền thi đấu của bên vi phạm.
(C) Điều 3.7. Mất tác phong
Điều 3.7.3. Khi Trọng tài chính phải xử lý một vi phạm các Điều 16.4; 16.5 hoặc 16.6 bằng hình thức cảnh cáo bên vi phạm (Điều 16.7.1.1) quay mặt về phía VĐV vi phạm và hô: “Mời lại đây”, thông báo tên VĐV và hô: “Cảnh cáo lỗi mất tác phong”. Đồng thời giơ thẻ Vàng bằng tay phải lên cao khỏi đầu.
Điều 3.7.4. Khi Trọng tài chính phải xử lý một vi phạm Điều 16.4; 16.5 hoặc 16.6 bằng hình thức phạt lỗi bên vi phạm mà trước đó đã cảnh cáo (Điều 16.7.1.2) quay mặt về phía VĐV vi phạm và hô: “Mời lại đây”, thông báo tên VĐV và hô: “Phạt lỗi mất tác phong”. Đồng thời giơ thẻ Đỏ bằng tay phải lên cao khỏi đầu.
Điều 3.7.5. Khi Trọng tài chính phải xử lý một vi phạm hiển nhiên liên tục lặp lại của Điều 16.4; 16.5; 16.6 hoặc vi phạm Điều 16.2 bằng hình thức phạt lỗi bên vi phạm (Điều 16.7.1.2), và báo cáo ngay cho Trổng trọng tài để xem xét truất quyền thi đấu VĐV vi phạm, quay mặt về phía VĐV đó và hô: “Mời lại đây”, thông báo tên VĐV và hô: “Phạt lỗi mất tác phong” Lúc đó giơ thẻ Đỏ bằng tay phải lên cao khỏi đầu và giữ nguyên như vậy, đồng thời mời Tổng trọng tài đến.
Điều 3.7.6. Nếu Tổng trọng tài quyết định truất quyền thi đấu VĐV đó, Trọng tài chính sẽ nhận thẻ Đen từ Tổng trọng tài, quay mặt về phía VĐV vi phạm và hô: “Mời lại đây”, thông báo tên VĐV và hô: “Truất quyền thi đấu vì mất tác phong”. Đồng thời giơ thẻ Đen bằng tay phải lên cao khỏi đầu.
- Kết luận
- 02 thẻ Vàng = 01 thẻ Đỏ = Cộng một điểm cho đối phương.
- 02 thẻ Đỏ = 01 thẻ Đen = (Có thể bị) Truất quyền thi đấu bởi Tổng trọng tài (cũng đồng nghĩa VĐV bị loại khỏi giải đấu).
- Một số ví dụ
- Koo Kien Keat/Tan Boon Heong – Marcus Ellis/Chris Langridge, tứ kết Swiss Open GPG 2016 ( Chris Langridge bị thẻ Đỏ ngay từ lúc khởi động).
- Carolina Marin – Sung Ji Hyun, chung kết German Open 2015 (Marin bị 2 thẻ Đỏ liên tiếp nhưng không bị Tổng trọng tài truất quyền thi đấu).
- Tại Olympic London 2012 với scandal 8 VĐV đôi nữ (ảnh ở đầu bài viết) bị lĩnh thẻ Đen (nhưng cũng không bị truất quyền thi đấu ngay lập tức).
Hy vọng bài viết đã cung cấp một số thông tin hữu ích cho các “lông thủ”, giúp các bạn làm chủ các tình huống trên sân trong các giải đấu theo đúng Luật cầu lông.
Nguyễn Quý Kiên – Tổng hợp từ BWF Handbook, ttgdtc.vnu.edu.vn
Từ khóa » Truất Quyền Thi đấu Vì Mất Tác Phong Sử Dụng Hình Phạt Nào
-
Luật Cầu Lông | Trung Tâm Giáo Dục Thể Chất
-
Luật Về Các Lỗi Trong Thi đấu Cầu Lông
-
Luật Thi đấu Cầu Lông
-
Luật Cầu Lông đôi Trong Thi đấu Và Luyện Tập - Enlio
-
Hỏi-Đáp Về Luật Thi đấu 2007, Luật 5: Trọng Tài - VFF
-
Luật Thi đấu Bóng Chuyền Mới Nhất Của LĐBC Việt Nam
-
LUẬT Cầu Lông. CẦU LÔNG - UỶ BAN THỂ DỤC THỂ THAO - StuDocu
-
Luật Thi đấu Cầu Lông Mới Nhất - Thể Thao Phủi
-
Luật Thi đấu Pencaksilat Quốc Tế
-
Khi Nào Cầu Thủ Bị Phạt Thẻ Vàng, Thẻ đỏ? - LuatVietnam
-
Giải Quyết Các Vấn Đề Luật Trong Vòng Đấu - The R&A
-
Nguyên Tắc ứng Xử Và Luật Golf Cơ Bản
-
Đội Bóng Không được Phép Khiếu Nại Trọng Tài - Tuổi Trẻ Online
-
Luật Bóng đá 7 Người - VEC GROUP