Vào Nhà Người Khác đánh Người, Bị Xử Lý Như Thế Nào? - Pháp Trị
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Kiến thức Hình sự
- Vào nhà người khác đánh người, bị xử lý như thế nào?
Nội dung bài viết [Ẩn]
- Thứ nhất, về hành vi đánh người gây thương tích:
- Thứ hai, về hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác:
Trường hợp người bị hại có đơn tố cáo và thương tích từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1, Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích.
Tùy thuộc vào mức độ thực hiện hành vi phạm tội có thể bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích, xâm phạm chỗ ở của người khác.
Luật sư tư vấn Công ty Luật TNHH Everest – Tổng đài tư vấn (24/7): 1900.6198
Thứ nhất, về hành vi đánh người gây thương tích:
Căn cứ mức độ gây thương tích, hành vi đánh người có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Theo đó, Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; đ) Có tổ chức; e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê; i) Có tính chất côn đồ; k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân…”
Trường hợp người bị đánh có thương tích dưới 11% thì tại Nghị định số 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính về lĩnh vực an toàn xã hội, an ninh trật tự; phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình như sau: “Điều 5: Vi phạm quy định về trật tự công cộng
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau; b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;…”
Như vậy, hành vi đánh người là hành vi vi phạm pháp luật, với hành vi này sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Nếu trong trường hợp gây thương tích cho người khác trên 11% hoặc dưới 11% mà thuộc 1 trong các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác. Theo đó, mức phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Thứ hai, về hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác:
Điều 158 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác; b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ; c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác…”
Trường hợp một ai đó xông vào nhà và đánh người đã có hành vi xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác được quy định tại Điểm d khoản 1 Điều 158 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017. Do đó, có thể bị truy cứu về tội xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định tại Khoản 1 Điều 158 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, và mức phạt là phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:
- Bài viết trong lĩnh vực nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
- Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết
- Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 1900 6198, E-mail: info@everest.net.vn.
- Từ khóa
- đánh người
Thu hồi đất sạt lở tại Quảng Ninh: 'dân' kiện 'quan', vì sao?
Bài viết tiếpBầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần
Trần Thu Thủy
Bài viết liên quan
THÊM TỪ TÁC GIẢ
Kiến thức Hình sựTội vi phạm quy định về bảo vệ an toàn công...
Kiến thức Hình sựĐồng phạm giết người sẽ bị xử lý như thế nào?...
Kiến thức Hình sựKhái niệm về phạm tội nhiều lần? Những đặc điểm của...
Kiến thức Hình sựChợ Kim (Đông Anh, Hà Nội): thấy hành vi "gây rối...
Kiến thức Hình sựQuy định về Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
Kiến thức Dân sựNgười bị loạn thị có đi nghĩa vụ quân sự không?...
Hành chínhQuyết định hành chính là gì? Các loại quyết định hành...
Kiến thức Dân sựXuất khẩu lao động singapore 2022 có nên hay không?
TVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm
Trả lời.5 năm trước Thông tin người gửi Bình luậnNHIỀU NGƯỜI QUAN TÂM
Quản lý đất đai của Ủy ban nhân dân cấp...
21/06/2020Bản chất, đặc trưng, vai trò của nhà nước
02/12/2019Phân biệt pháp luật với các quy tắc xử sự...
01/01/2020Thủ tục xác nhận hai Chứng minh nhân dân cùng...
14/04/2020TIN TỨC NÓNG
Hiến phápPháp luật chủ nô
Kiến thức Doanh nghiệpCác giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố...
Sở hữu trí tuệDịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền...
Kiến thức Dân sựCó nên thuê mua nhà ở xã hội hay không?...
Bài viết mới
Pháp luật chủ nô
Các giải pháp quản trị bất trắc của yếu tố môi trường
Sự cần thiết của quản trị
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu độc quyền uy tín tại Hà Nội
Chat Zalo Chat Facebook Tư vấn qua Mail Chỉ đường Liên hệ 024 66 527 527 0.16683 sec| 1000.273 kbTừ khóa » Tội Xông Vào Nhà đánh Người
-
Tự ý Xông Vào Nhà đánh Người Phạm Tội Gì ? - Luật Long Phan
-
Tự ý Xông Vào Nhà Người Khác đánh Người Phạm Tội Gì? - LuatVietnam
-
TỰ Ý XÔNG VÀO NHÀ ĐÁNH NGƯỜI PHẠM TỘI GÌ? - HTC Law
-
Tự ý Xông Vào Nhà Người Khác đánh Người Bị Xử Lý Thế Nào?
-
Đánh Người Tự ý Xông Vào Nhà Gây Gổ Có Phải Chịu Trách Nhiệm ...
-
Tự ý Xông Vào Nhà Người Khác đánh Nhau Có Bị Khởi Tố Theo Yêu Cầu ...
-
Đánh Người Vô Cớ Phạm Vào Tội Gì Và Bị Xử Phạt Như Thế Nào ?
-
Tư Vấn Về Hành Vi Vào Nhà đe Dọa Tấn Công Người Khác Phạm Tội Gì ?
-
Xử Lý Hành Vi Tự ý Xông Vào Nhà Và Gây Gổ Với Người Khác
-
Hàng Xóm Xông Vào Nhà đánh Người Bị Xử Lý Thế Nào?
-
Tự ý Vào Nhà Người Khác, Tôi Có Bị Coi Là Xâm Phạm Chỗ ở?
-
Hành Vi Cố ý Gây Thương Tích - Hỏi đáp Trực Tuyến
-
Xông Vào Nhà Hành Hung Người Khác Bị Xử Lý Thế Nào? - Báo Lao động
-
Chuẩn Bị Hung Khí Nhưng Chưa đánh Nhau, Có Bị Xử Lý Hình Sự Không?