Vật Chất Suy Biến – Wikipedia Tiếng Việt
Có thể bạn quan tâm
Nội dung
chuyển sang thanh bên ẩn- Đầu
- Bài viết
- Thảo luận
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Đọc
- Sửa đổi
- Sửa mã nguồn
- Xem lịch sử
- Các liên kết đến đây
- Thay đổi liên quan
- Trang đặc biệt
- Liên kết thường trực
- Thông tin trang
- Trích dẫn trang này
- Lấy URL ngắn gọn
- Tải mã QR
- Tạo một quyển sách
- Tải dưới dạng PDF
- Bản để in ra
- Khoản mục Wikidata
Các chú thích trong bài hoặc đoạn này phải hoàn chỉnh hơn để có thể được kiểm chứng. Bạn có thể giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các thông tin còn thiếu trong chú thích như tên bài, đơn vị xuất bản, tác giả, ngày tháng và số trang (nếu có). Nội dung nào ghi nguồn không hợp lệ có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. |
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 8 năm 2021) |
Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
|
Vật chất suy biến là các dạng vật chất có mật độ hay tỷ trọng cao một cách bất thường. Áp suất duy trì bởi một khối vật chất suy biến được gọi là áp suất suy biến, phát sinh do nguyên lý loại trừ Pauli[1] ngăn cản việc các hạt cấu tạo của vật chất chiếm những trạng thái lượng tử giống nhau. Mọi nỗ lực buộc chúng lại gần nhau đến mức không còn tách biệt về vị trí một cách rõ ràng phải đưa chúng chúng vào các mức năng lượng khác nhau. Do đó giảm thể tích đồng nghĩa với việc đẩy nhiều hạt lên các trạng thái lượng tử với năng lượng cao hơn. Điều này đòi hỏi một lực nén từ bên ngoài và được biểu thị như là một áp suất chống lại sự suy sụp của vật chất.
Khái niệm
[sửa | sửa mã nguồn]Giả sử một khối plasma được liên tiếp nén và làm lạnh một cách lặp đi lặp lại. Cuối cùng chúng ta không thể nén nó lại thêm nữa bởi vì theo nguyên lý loại trừ, hai hạt không thể chiếm cùng một trạng thái lượng tử. Các thí dụ về vật chất suy biến bao gồm hydro kim loại, vật chất cấu tạo nên sao lùn trắng, sao neutron, sao quark... Áp suất suy biến góp phần vào áp suất của các chất rắn thông thường, nhưng các chất rắn này thường không được xem là vật chất suy biến bởi vì phần lớn áp suất của chúng là do lực đẩy tĩnh điện giữa các hạt nhân nguyên tử và sự che chắn giữa các hạt nhân bởi các electron. Trong kim loại, chỉ các electron dẫn được xem như là khí electron tự do suy biến trong khi phần lớn các electron chiếm những trạng thái lượng tử liên kết, khác với vật chất suy biến tạo nên các sao lùn trắng trong đó tất cả electron chiếm các trạng thái tự do.
Các chất khí suy biến
[sửa | sửa mã nguồn]Các chất khí suy biến là các chất khí được cấu tạo bởi các fermion có một cấu hình cụ thể thường được hình thành ở mật độ cao. Các fermion là các hạt hạ nguyên tử với số lượng tử spin bán nguyên. Hành trạng của chúng bị chi phối bởi một tập hợp các quy luật của cơ học lượng tử gọi là thống kê Fermi - Dirac. Một trong số đó là nguyên lý loại trừ Pauli phát biểu rằng chỉ có thể có duy nhất một fermion chiếm mỗi trạng thái lượng tử. Điều này không chỉ áp dụng được cho các electron liên kết với hạt nhân trong nguyên tử mà còn đúng cho cả các electron bị giam trong một thể tích không gian cố định, chẳng hạn trong lòng của một ngôi sao. Những hạt như electron, proton, neutron, và neutrino đều là các fermion và tuân theo thống kê Fermi - Dirac.
Một khí fermion trong đó tất cả các trạng thái năng lượng nằm dưới một giá trị tới hạn, gọi là năng lượng Fermi được lấp đầy được gọi là một khí fermion suy biến hoàn toàn. Khí electron trong các kim loại và trong lòng sao lùn trắng là hai thí dụ điển hình về một khí electron suy biến. Hầu hết các ngôi sao được nâng đỡ chống lại lực hấp dẫn của chính chúng bởi áp suất khí thông thường, trong khi đó các sao lùn trắng được nâng đỡ bởi áp suất suy biến của khí electron trong lòng chúng. Đối với các sao lùn trắng các hạt suy biến là những electron còn đối với các sao neutron, hạt suy biến là những neutron.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ An Introduction to Modern Astrophysics §16.3 "The Physics of Degenerate Matter- Carroll & Ostlie, 2007, Second edition. ISBN 0-8053-0402-9
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]
| ||
---|---|---|
Trạng thái |
| |
Năng lượng thấp |
| |
Năng lượng cao |
| |
Các trạng thái khác |
| |
Chuyển pha |
| |
Đại lượng |
| |
Khái niệm |
| |
Danh sách |
|
- Vật lý thiên văn
- Vật lý vật chất ngưng tụ
- Trạng thái vật chất
- Sao suy thoái
- Vật chất kỳ dị
- Trang sử dụng liên kết tự động ISBN
- Bài viết có chú thích không đầy đủ
- Trang thiếu chú thích trong bài
- Tất cả bài viết sơ khai
- Sơ khai
Từ khóa » Suy Biến Có Nghĩa Là Gì
-
Từ điển Tiếng Việt "suy Biến" - Là Gì?
-
Suy Biến Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Suy Biến Trong Toán Học Là Gì? - Blog Tổng Hợp Tin Tức định Nghĩa "là Gì"
-
" Suy Biến Là Gì ? Nghĩa Của Từ Suy Biến Trong Tiếng Việt Suy ...
-
Từ Điển - Từ Suy Biến Có ý Nghĩa Gì - Chữ Nôm
-
Suy Biến Nghĩa Là Gì?
-
Định Thức – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ý Nghĩa Từ BẬC SUY BIẾN - Cuộc Sống Online
-
Suy Biến | My Weblog
-
Top 14 Hàm Số Suy Biến Là Sao
-
Quy Hoạch Tuyến Tính Suy Biến - VOER
-
Khắc Phục Hiện Tượng Suy Biến Trong Bài Toán Vận Tải (2) | Xemtailieu
-
17.1. Phương Pháp Phân Tích Suy Biến — Deep AI KhanhBlog