Vật Lí 11/Chương 1/Bài 1 | Kiến Thức Wiki | Fandom

Search Edit Delete Home
GreenButton LeftArrow Vật lí 11 GreenButton RightArrow

Điện tích, định luật Cu-lông

Điện tích[]

Điện tích là một tính chất cơ bản và không đổi của một số hạt hạ nguyên tử (hạt sơ cấp), đặc trưng cho tương tác điện từ giữa chúng. Điện tích tạo ra trường điện từ và cũng như chịu sự ảnh hưởng của trường điện từ. Sự tương tác giữa một điện tích với trường điện từ, khi nó chuyển động hoặc đứng yên so với trường điện từ này, là nguyên nhân gây ra lực điện từ, một trong những lực cơ bản của tự nhiên.

Định luật Cu-lông[]

Charles de coulomb

Charles Coulomb (1736-1860), nhà bác học Pháp

Lực hút hay đẩy giữa hai điện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

F = k q 1. q 2 r 2 {\displaystyle k\frac{q1.q2}{r^2}}

  • k: hệ số tỉ lệ, phụ thuộc vào hệ đơn vị ta dùng. Trong hệ đơn vị SI[1], k có giá trị
k = 9.10 9 N . m 2 C 2 {\displaystyle 9.10^9\frac{N.m^2}{C^2}}
  • F: lực (N)
  • r: bán kính (m)
  • q1, q2: độ lớn hai điện tích (culong - C)
Định luật culong formula
  1. Hệ đo lường quốc tế (viết tắt "SI', tiếng Pháp: Système International d'unités, tiếng Anh: System International units)

Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi đồng tính. Hằng số điện môi[]

  • Điện môi là môi trường cách điện.
  • Khi đặt các điện tích trong một điện môi đồng tính thì lực tương tác giữa chúng sẽ yếu đi e lần so với khi đặt nó trong chân không. e gọi là hằng số điện môi của môi trường (e³ 1).
  • Lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi:
F = k | q 1 q 2 | ε r 2 {\displaystyle k\frac{\left| {{q}_{1}}{{q}_{2}} \right|}{\varepsilon {{r}^{2}}}} Đối với chân không thì ε = 1
  • Lực tương tác giữa các vật mang điện phụ thuộc vào môi trường xung quanh chúng. Thí nghiệm chứng tỏ rằng, ở một khoảng cách nhất định, lực Coulomb giữa hai điện tích đặt trong điện môi đồng chất nhỏ hơn lực tác dụng giữa chúng trong chân không ε lần (đọc là epxilon). Đây là một hằng số phụ thuộc vào tính chất của điện môi mà không phụ thuộc vào độ lớn và khoảng cách giữa các điện tích. Nó được gọi là hằng số điện môi của môi trường, đặc trưng cho tính chất điện của môi trường đó. Nó là đại lượng không có thứ nguyên; tức là một số thuần tuý, không có đơn vị.
  • Hằng số điện môi là một đặc trưng quan trọng cho tính chất điện của một chất cách điện. Nó cho ta biết, khi đặt các điện tích trong chất đó thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không

Từ khóa » ép Si Lông Trong Không Khí