Vật Lí 8 Bài 4: Biểu Diễn Lực

Bài 4: Biểu diễn lực

I. TÓM TẮT LÍ THUYẾT

1. Lực là gì?

- Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

Khi vận tốc của vật thay đổi, ta có thể kết luận đã có lực tác dụng lên vật

Ví dụ: Mọi người đẩy chiếc xe ô tô, dưới tác dụng của lực đẩy, vận tốc của ô tô tăng dần từ giá trị 0 đến một giá trị nào đó.

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

- Dưới tác dụng của lực, ngoài làm thay đổi vận tốc của vật, lực còn có thể làm cho vật bị biến dạng.

Ví dụ: Quả bóng bị biến dạng dưới tác dụng của lực.

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

- Đơn vị của lực là Niutơn (kí hiệu là N)

2. Biểu diễn lực

- Lực là một đại lượng vectơ được biểu diễn bằng một mũi tên có:

+ Gốc là điểm đặt của lực (điểm mà lực tác dụng lên vật).

+ Phương, chiều trùng với phương, chiều của lực.

+ Độ dài biểu diễn cường độ (độ lớn) của lực theo một tỉ xích cho trước.

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

- Vectơ lực được kí hiệu là F→ , cường độ (độ lớn) của lực kí hiệu là F.

II. PHƯƠNG PHÁP GIẢI

1. Cách biểu diễn lực trên hình vẽ

Biểu diễn lực bằng một mũi tên, ta cần xác định đúng các yếu tố:

- Điểm đặt của lực ở trên vật để xác định gốc của mũi tên.

- Phương và chiều của lực để xác định phương và chiều của mũi tên.

- Cường độ (độ lớn) của lực để chọn tỉ xích cho phù hợp.

Ví dụ: Biểu diễn trọng lực tác dụng lên vật có khối lượng 50 kg theo tỉ xích 1 cm ứng với 100 N.

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

Trọng lực P→ tác dụng lên vật có:

- Điểm đặt tại G (trọng tâm của vật).

- Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống.

- Cường độ P = 50.10 = 500 N (ứng với 5 cm).

2. Diễn tả các yếu tố của lực được biểu diễn trên hình vẽ

Để diễn tả các yếu tố của lực, ta cần xác định:

- Gốc của mũi tên ở đâu? Đó chính là điểm đặt của lực.

- Phương và chiều của mũi tên như thế nào? Đó chính là phương và chiều của lực.

(Đặc biệt nếu phương của mũi tên không trùng với phương thẳng đứng hay phương ngang thì phải xem phương đó tạo với phương thẳng đứng hay tạo với phương ngang một góc bao nhiêu độ).

- Trên mũi tên có mấy khoảng và mỗi khoảng ứng với tỉ xích đã chọn là bao nhiêu để xác định đúng cường độ của lực.

Ví dụ: Diễn tả các yếu tố của lực vẽ ở hình sau:

Vật Lí lớp 8 | Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Vật Lý 8 có đáp án

Lực F→ tác dụng lên vật có:

- Điểm đặt tại A.

- Phương tạo với phương nằm ngang một góc

300 (có chiều quay ngược với chiều kim đồng hồ),

chiều hướng lên.

- Cường độ: F = 3.15 = 45 N

Hỏi đáp VietJack

III. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Bài 1: Khi chỉ có một lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật đó sẽ như thế nào?

A. Vận tốc không thay đổi

B. Vận tốc tăng dần

C. Vận tốc giảm dần

D. Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần.

Có thể tăng dần và cũng có thể giảm dần, vì lực có thể làm thay đổi vận tốc của vật.

⇒ Đáp án D

Bài 2: Sử dụng cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống: ..... là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động.

A. Vectơ B. Thay đổi

C. Vận tốc D. Lực

Lực là nguyên nhân làm thay đổi vận tốc của chuyển động

⇒ Đáp án D

Bài 3: Câu nào mô tả đầy đủ các yếu tố trọng lực của vật?

A. Điểm đặt trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N.

B. Điểm đặt trên vật, hướng thẳng đứng, độ lớn 20N.

C. Điểm đặt trên vật, phương từ trên xuống dưới, độ lớn 20N.

D. Điểm đặt trên vật, chiều thẳng đứng, độ lớn 20N.

Trắc nghiệm Biểu diễn lực | Lý thuyết, Bài tập Vật Lí lớp 8 có đáp án

Điểm đặt trên vật, phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới, độ lớn 20N

⇒ Đáp án A

Bài 4: Trên hình vẽ là lực tác dụng lên ba vật theo cùng một tỉ lệ xích như nhau. Trong các sắp xếp theo thứ tự giảm dần của lực sau đây, sắp xếp nào là đúng?

Trắc nghiệm Biểu diễn lực | Lý thuyết, Bài tập Vật Lí lớp 8 có đáp án

A. F3 > F2 > F1

B. F2 > F3 > F1

C. F1 > F2 > F3

D. Một cách sắp xếp khác

F3 > F2 > F1 vì F3 = 2F2 = 3F1

⇒ Đáp án A

Bài 5: Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.

B. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi chuyển động.

C. Lực là nguyên nhân khiến vật thay đổi vận tốc.

D. Một vật bị biến dạng là do lực tác dụng vào nó.

Lực có thể làm biến dạng, thay đổi vận tốc của vật hoặc vừa làm biến dạng vừa thay đổi vận tốc của vật

⇒ Đáp án A.

Bài 6: Trường hợp nào dưới đây cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động?

A. Gió thổi cành lá đung đưa.

B. Sau khi đập vào mặt vợt quả bóng tennis bị bật ngược trở lại.

C. Một vật đang rơi từ trên cao xuống.

D. Khi hãm phanh xe đạp chạy chậm dần.

Đáp án

Sau khi đập vào mặt vợt, quả bóng tennis bị bật ngược trở lại cho ta biết khi chịu tác dụng của lực vật vừa bị biến dạng vừa bị biến đổi chuyển động

⇒ Đáp án B.

Bài 7: Trong các chuyển động dưới đây, chuyển động nào do tác dụng của trọng lực?

A. Xe đi trên đường.

B. Thác nước đổ từ trên cao xuống.

C. Mũi tên bắn ra từ cánh cung.

D. Quả bóng bị nảy bật lên khi chạm đất.

Chuyển động của thác nước đổ từ trên cao xuống là chuyển động do tác dụng của trọng lực

⇒ Đáp án B

Bài 8: Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố:

A. Phương, chiều

B. Điểm đặt, phương, chiều.

C. Điểm đặt, phương, độ lớn.

D. Điểm đặt, phương, chiều, độ lớn.

Muốn biểu diễn một vectơ lực chúng ta cần phải biết các yếu tố: điểm đặt, phương, chiều, độ lớn

⇒ Đáp án D

Bài 9: Một vật đang chuyển động thẳng với vận tốc v. Muốn vật chuyển động theo phương cũ và chuyển động nhanh lên thì ta phải tác dụng một lực như thế nào vào vật? Hãy chọn câu trả lời đúng?

A. Cùng phương cùng chiều với vận tốc.

B. Cùng phương ngược chiều với vận tốc.

C. Có phương vuông góc với vận tốc.

D. Có phương bất kì so với vận tốc.

Ta phải tác dụng một lực cùng phương cùng chiều với vận tốc

⇒ Đáp án A

Bài 10: Vật 1 và 2 đang chuyển động với các vận tốc v1 và v2 thì chịu các lực tác dụng như hình vẽ:

Trắc nghiệm Biểu diễn lực | Lý thuyết, Bài tập Vật Lí lớp 8 có đáp án

Trong các kết luận sau, kết luận nào đúng?

A. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.

B. Vật 1 tăng vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.

C. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 tăng vận tốc.

D. Vật 1 giảm vận tốc, vật 2 giảm vận tốc.

Lực F1→ cùng hướng với v1 ⇒ Làm tăng chuyển động của vật ⇒ Vật 1 tăng vận tốc.

Lực F2→ ngược hướng với v2 ⇒ Làm giảm chuyển động của vật ⇒ Vật 2 giảm vận tốc.

⇒ Đáp án A

Từ khóa » Các Bài Tập Về Biểu Diễn Lực Lớp 8