Vật Liệu Archives - Trang 3 Trên 4 - V Blog

Những vật liệu này là vật liệu cấu thành khuôn dập và là những vật liệu được dùng cho các thành phần chính của chày, cối, gạt phôi, và các tấm packing, .v.v.

(1) Thép carbon dụng cụ (vật liệu SK)

Hàm lượng carbon của vật liệu SK là từ 0.6 cho tới 1.5%. Vật liệu SK có nhiều loại, từ Loại 1 cho tới Loại 7. SK1 có hàm lượng carbon từ 1.3 cho tới 1.5%, trong khi đó SK7 có hàm lượng carbon từ 0.6 cho tới 0.7%. Tỷ lệ hàm lượng carbon của vật liệu này giảm dần từ SK1 tới SK7. Khi hàm lượng carbon ít hơn hoặc bằng 0.6%, vật liệu sẽ trở thành vật liệu cho cấu trúc máy (SC material).

Trong khuôn dập, SK3 và SK5 được dùng rất thường xuyên.

Phương pháp dùng vật liệu SK trong khuôn dập là cho chày và cối để sản xuất số lượng nhỏ.

Do độ cứng của vật liệu SK yếu khi gặp nhiệt nên ngay cả khi tôi cứng đủ, thì chúng cũng không có được tuổi thọ cao khi dùng cho các bộ phận phát sinh nhiệt khi gia công như trong các quá trình đột dập. Do vậy, thay vì dùng vật liệu này để làm chày và cối thì nó thường được sử dụng để làm các bộ phận hỗ trợ như các tấm packing, .v.v.

(2) Thép dụng cụ hợp kim (SKS, SKD)

Thép dụng cụ hợp kim là vật liệu SK có các đặc tính được điều chỉnh bằng cách thêm các nguyên tố đặc biệt như vonfram (W), chrom (Cr), molydenum (Mo), và vanadium (V), .v.v.

1) Vật liệu SKS

SKS3 được dùng trong khuôn dập. Đây là vật liệu thu được bởi thêm Cr và W vào vật liệu SK. Lượng biến dạng do tôi cứng vào khoảng 1/2 so với vật liệu SK. Mặc dù hiện tại, sự biến dạng do xử lý nhiệt không còn là vấn đề lo lắng nữa vì việc gia công được thực hiện bởi máy cắt dây sau khi tôi cứng, đây đã từng là vấn đề lớn trước đây.

Những vật liệu này được dùng làm chày và cối khuôn để sản xuất số lượng sản phẩm từ nhỏ tới trung bình. Ngoài ra, vật liệu này còn được dùng để làm gạt phôi hoặc tấm chày mà đòi hỏi phải được tôi cứng.

2) Vật liệu SKD

Những vật liệu này được gọi là thép làm khuôn. Nó có thể thu được bằng cách thêm Cr, Mo, và V vào vật liệu SK. Vật liệu SKD11 được dùng rất thường xuyên trong khuôn dập. Những vật liệu này này có thể nói là loại vật liệu chính dùng để làm chày và cối. Nó được dùng trong các khuôn dập để sản xuất số lượng sản phẩm từ trung bình tới số lượng lớn. Sự biến dạng do quá trình xử lý nhiệt còn nhỏ hơn so với vật liệu SKS.

Sự biến dạng rất nhỏ trong khi gia công bằng máy cắt dây, và dễ dàng cho các quá trình gia công khác cũng là một nguyên nhân tại sao những vật liệu này trở thành loại vật liệu chính dùng cho khuôn. Do sự biến dạng trong khi gia công cắt dây nhỏ hơn khi thực hiện xử lý nhiệt độ cao (ở khoảng 500 tới 550 độ C) so với ở xử lý nhiệt bình thường (khoảng 180 tới 200 độ C),  nên xử lý nhiệt độ cao được dùng thường xuyên hơn. Tuy nhiên, do độ cứng bị giảm (tới khoảng 58HRC), nên  nó cũng có nhược điểm là tuổi thọ dụng cụ trở nên kém. Những nhà sản xuất thép đang phát triển các vật liệu có độ cứng 60HRC mà vẫn có thể duy trì ngay cả sau khi xử lý nhiệt độ cao. Tuy nhiên, do điều kiện xử lý nhiệt của các loại vật liệu này được thay đổi dần, nên trừ khi chú ý kỹ mới có thể đạt được các đặc tính xử lý nhiệt mong muốn.

(nguồn misumi-techcentral)

Từ khóa » độ Cứng Vật Liệu V30