VẬT LIỆU BÊ TÔNG

Nội dung bài viết
  • Các loại bê tông phổ biến hiện nay
  • Tính chất và công dụng của các loại bê tông, vật liệu
  • Các phương pháp thử độ bền
  • Lưu ý khi thử độ bền bê tông

Vật liệu bê tông chính là những vât liệu để tạo nên một hỗn hợp bê tông rắn chắc. Những vật liệu như xi măng, sỏi, cát, nước và phụ gia.

Mỗi một loại vật liệu lại có một đặc điểm cấu tạo, chức năng riêng nhưng khi chúng được gắn kết lại với nhau thì tạo nên một kết cấu có độ bền cao, có thời gian sử dụng lâu dài.

Bản chất của bê tông chính là dùng các cốt liệu lớn (sỏi, đá) làm thành bộ khung, cốt liệu nhỏ(cát) lấp đầy các khoảng trống và dùng chất kết dính(xi măng) liên kết chúng lại thành một thể đặc chắc có khả năng chịu lực và chống lại các biến dạng.

Vật liệu bê tông
Vật liệu bê tông

Các loại bê tông phổ biến hiện nay

Hiện nay có rất nhiều loại vật liệu bê tông, tùy thuộc vào cách mà chúng ta phân loại theo tính chất, theo cấu trúc, thành phần cũng như phạm vi sử dụng.

Dưới đây là một số cách phân loại như:

Theo cấu trúc:

  • Bê tông đặc chắc
  • Bê tông có lỗ rỗng
  • Bê tông tổ ong
  • Bê tông xốp

Theo dung lượng:

  • Bê tông nặng (γ = 2200 ÷ 2500 kG/m3)
  • Bê tông nặng cốt liệu bé (γ= 1800 ÷ 2200 kG/m3)
  • Bê tông nhẹ (γ < 1800 kG/m3)
  • Bê tông đặc biệt nặng ( γ > 2500 kG/m3)

Theo chất kết dính:

  • Bê tông xi măng
  • Bê tông nhựa
  • Bê tông chất dẻo
  • Bê tông thạch cao
  • Bê tông xỉ
  • Bê tông sillicat

Theo phạm vi sử dụng:

  • Bê tông làm kết cấu chịu lực
  • Bê tông chịu nóng
  • Bê tông cách nhiệt
  • Bê tông chống xâm thực

Theo thành phần hạt:

  • Bê tông thông thường
  • Bê tông cốt liệu bé
  • Bê tông chèn đá hộc

Theo mác: 

  • Bê tông mác 200
  • Bê tông mác 250
  • Bê tông mác 300
  • Bê tông mác 400
  • Bê tông mác 600….

Theo thương hiệu:

  • Bê tông sông đà
  • Bê tông việt đức
  • Bê tông việt hàn
  • Bê tông việt tiệp
  • Bê tông việt ý
  • Bê tông việt úc
  • Bê tông hà nội
  • Bê tông An khánh…
Bê tông nặng
Bê tông nặng

Tính chất và công dụng của các loại bê tông, vật liệu

Cho dù chúng ta có phân loại hỗn hợp theo tiêu chí nào, thì về cơ bản chúng vẫn có những tính chất chung như độ bền cao, có sự biến dạng như bị co ngót bởi nhiệt độ, có khả năng chống thấm, chịu băng giá và bị ăn mòn bởi môi trường. Và dưới tác dụng của nhiệt độ thì khả năng đóng rắn của chúng cũng khác nhau.

Hãy cùng đi tìm hiểu về tính chất được xem là ưu việt hơn cả của loại vật liệu đặc biệt này đó chính là độ bền

Độ bền chính là khả năng chống loại sự phá hoại từ các tác dụng của nội ứng suất xảy ra do kết quả của tải trọng hoặc các yếu tố khác.

Vật liệu nằm trong các công trình có thể chịu các nội ứng suất khác nhau như nén, kéo, uốn, cắt và xoắn. Trong những ứng suất này thì khả năng chịu nén là tốt nhất. Còn những khả năng khác thì rất hạn chế

Độ bền là đặc tính tích phân, chúng phụ thuộc vào các tính chất của thành phần cấu tạo của bê tông. Chính vì vậy khi thiết kế kết cấu thì cần kiểm tra chất lượng của nó để xác định được độ bền chính xác.

Độ ẩm có ảnh hưởng lớn đến độ bền của chúng

Bê tông
Bê tông

Các phương pháp thử độ bền

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của bê tông. Ngay cả các mẫu thử cùng một lần cân, đóng rắn trong cùng một điều kiện và thử tải trên cùng một máy ép đều cho các giá trị cường độ khác nhau. Nếu như có sự dao động trong phương pháp thử thì sự khác biệt trong cường độ sẽ có thể là rất đáng kể.

Các yếu tố liên quan đến công tác chuẩn bị các mẫu và chất lượng của chúng là các yếu tố công nghệ. Mức độ song song của các mặt mẫu thử, độ phẳng của chúng, độ gồ ghề, điều kiện chuẩn bị ảnh hưởng đến kết quả thử nghiệm. Khi chuẩn bị các mẫu từ hỗn hợp dẻo với chi phí nước cao và trong một loại các trường hợp khác dưới các hạt của cốt liệu ảnh hưởng đến sự sa lắng xuất hiện các vị trí yếu, các vị trí này có phương ngang.

Khi thí nghiệm trong trường hợp này sự lắp đặt mẫu thử giữa các thớt máy nén có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả thí nghiệm. kết quả thấp nhất nhận được khi nén mẫu, đặt mặt cạnh, nghĩa là khi đó dải yếu trùng với hướng lực nén. Trong trường hợp này có vị trí yếu làm giảm rõ rệt sức bền của mẫu hống lại lực kéo theo phương nằm ngang và thúc đẩy phá hoại chúng.

Độ bền của mẫu thử tải nằm mặt cạnh có thể tới 10-20% thấp hơn khi thử ở trạng thái như khi tạo hình mẫu.

Chính vì vậy khi thử tải nhất thiết phải xem xét các yếu tố đã nêu và đặt mẫu thử lên máy nén cùng một trạng thái. Khối lập phương thường thử ở trạng thái nằm mặt cạnh, để mẫu có dự trữ cường độ.

>>> Xem thêm: Top 20+ dịch vụ khoan cắt bê tông Hà Nội, cắt đục bê tông uy tín kèm bảng giá

Lưu ý khi thử độ bền bê tông

Có thể thay đổi điều kiện tác dụng của máy nén và mẫu và như vậy làm thay đổi trạng thái ứng suất xảy ra trong mẫu, và trong kết quả thí nghiệm.

Nếu giữa các thớt của máy nén đưa vào một tấm lót đủ dày để môđun biến dạng của chúng nhỏ hơn môđun biến dạng của bê tông. Thì trong chúng sẽ xuất hiện biến dạng kéo lớn hơn biến dạng của hỗn hợp. Như vậy tấm lót sẽ thúc đẩy làm đắt hỗn hợp và độ bền của khối lập phương kiểm tra có thể nhỏ hơn đến 35-50% so với khi kiểm tra theo phương pháp chuẩn.

Chia sẻ

  • Đã sao chép

Từ khóa » Sử Dụng Vật Liệu Bê Tông Cốt Thép